Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 38: Văn bản ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương )

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 38: Văn bản ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương )

 Mục tiêu cần đạt

- H được tìm hiểu quan hệ sâu nặng và nỗi trắc ẩn của nhà thơ già xa quê hương lâu ngày mới được trỏ về.

- Thấy được tính độc đáo trong NT đối ý , cách kết hợp tả kể và biểu cảm trong bài thơ .

- Luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đườg luật qua việc so sánh với bản dịch thành thơ lục bát.

- Tích hợp với kiểu bài biểu cảm , từ hán việt

 Chuẩn bị : GV đọc tư liệu

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 38: Văn bản ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38: Văn bản
ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
( Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương )
ă Mục tiêu cần đạt
H được tìm hiểu quan hệ sâu nặng và nỗi trắc ẩn của nhà thơ già xa quê hương lâu ngày mới được trỏ về.
Thấy được tính độc đáo trong NT đối ý , cách kết hợp tả kể và biểu cảm trong bài thơ .
Luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đườg luật qua việc so sánh với bản dịch thành thơ lục bát.
Tích hợp với kiểu bài biểu cảm , từ hán việt
ă Chuẩn bị : GV đọc tư liệu
ă Lên lớp
A. ổn định – kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng bài thơ : “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, phân tích ý nghĩa của hai hành động cử đầu và đê đầu?
B - Bài mới :
G gt : xa quê, nhớ quê, vọng nguyệt hoài hương , buồn sầu xa xứ , .... là những chủ đề quen thuộc trong thơ cổ - trung đại Phương Đông. Nhưng mỗi nhà thơ trong từng hoàn cảnh riêng lại có những cách thể hiện độc đáo. Còn gì vui mừng xốn xang hơn khi xa quê đã lâu nay mới được trở về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng có khi lại gặp lại những chuyện bất ngờ buồn rơi nước mắt. Lần về thăm quê đầu tiên cũng là cuối cùng sau hơn 50 năm xa cách của lão quan Hạ Tri Chương là trường hợp nao lòng như thế 
? H đọc chú thích về tên bài và giải nghĩa?
đ cả tên bài : ngẫu nhiên viết ..............
G lưu ý : đây là ngẫu nhiên viết chứ không phải những cảm xúc bộc lộ ngẫu nhiên , không chủ định làm thơ khi đặt chân tới quê nhà. Vậy tại sao lại có bài thơ này ?
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm :
1/ Tác giả
? Đọc chú thích để hiểu thân thế sự nghiệp :
( 659 - 744 ) , tự Quý Chân, hiệu Tử Minh Cuồng Khách, bạn vong niên của Lý Bạch .
Đỗ tiến sỹ 695 ....
G bổ sung : 86 tuổi từ quan về quê trong sự lưu luyến của vua và bè bạn . Về quê chưa đầy 01 năm thì qua đời .
2/ Sáng tác :
Để lại trên 20 bài thơ
Hồi ...... gồm 02 bài đ bài được học là bài 1
II/ Đọc tìm hiểu chú thích , bố cục văn bản
G HD đọc : giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, chú ý nhịp thơ và trạng thái biểu cảm ở từng câu. Ba câu đầu nhịp 4/3 , câu 4 nhịp 2/5.
Hai bài dịch nhịp khác đ lưu ý .
? giải nghĩa từng câu?
? đọc bản dịch nghĩa , dịch thơ
? So sánh thể thơ của nguyên tác và hai bản dịch
? Bố cục bài thơ
Hai câu đầu đ những thay đổi và không thay đổi của con người
Hai câu cuối đ tâm trạng nhà thơ khi bị coi là khách ở quê hương
III/ Đọc và tìm hiểu văn bản
Hai câu đầu
? Đọc ( phiên âm và dịch thơ ) - nhận xét
Câu 1 : Bản 1 hay hơn
Câu 2 : Bản rõ hơn
? hai câu diễn đạt sự việc gì :
Rời xa quê từ khi còn rất trẻ . Bây giờ già lắm rồi mới được quay trở về
Giọng nói âm sắc quan hệ không đổi nhưng tóc đã bạc đi nhiều.
? Kể về những sự việc ấy tác giả đã sử dụng những hình ảnh như thế nào
+ Những hình ảnh nói về sự thay đổi của vóc người, tuổi tác
+ Những hình ảnh nói về sự không thay đổi: giọng nói quê hương
? Dụng ý của tác giả :
Tác giả muốn khẳng định : theo thời gian con người có thể có thay đổi nhưng giọng nói quê hương không hề đổi thay . Đất nước Trung Quốc mênh mông từ kinh đô Trường an về Chiết Giang .... hai miền phát âm khác nhau vậy mà làm quan xa nhà 50 năm , giọng nói quê hương vẫn không hề đổi thay . Nhà thơ đã dùng cái yếu tố đổi thay để làm điểm nhấn về cái không thay đổi chính là tình quê sâu nặng ( Cái đổi thay là đổi thay tất yếu không thể đảo ngược của quy luật đời sống con người, cái không đổi thay do sự chủ động của chính con người mà có ).
Những sâu xa tạo nên sự không đổi thay là t/y q/h đ tình cảm ấy có sức mạnh vượt lên quy luật t/g , quy luật nghiệt ngã của đời người - vẹn nguyên đầy ắp trong trái tim người con xa quê .
? Trong hai câu thơ còn ẩn chứa tâm trạng gì khi tác giả nhìn mình “ tóc mai đã rụng”
Xót xa về nỗi xa quê quá lâu
Xót xa về cái còn cái mất của bản thân mình
Xót xa vì tuỏi già đã đến .
? Nhận xét giọng điệu?
Dường như bình thản mà phảng phất nỗi buồn , tâm trạng bùi ngùi trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác .
2) Hai câu cuối:
? Đọc phần nguyên tác và phần dịch thơ
? Phương thức biểu đạt
Phương thức tự sự : kể chuyện và tâm sự
? Tác giả kể chuyện gì ?
Làng quê chỉ còn nhi đồng ra đón khách với lòng hiếu khách và nụ cười niềm nở .
? Đó là một tình huống như thế nào với ông
một tình huống quá đỗi bất nhờ mà ông không hề đón đợi .
G : Nhưng thực ra điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu . Khi ông rời làng ra đi , rất có thể chúng còn chưa ra đời đ làm sao chúng biết ông là người của quê hương
? Nhưng còn với nhà thơ , hãy tưởng tượng lúc này trong lòng ông đang trào dâng cảm xúc gì ( H thảo luận tự do phát biểu )
Ông ngạc nhiên
Thấy buồn tủi, ngậm ngùi
? Tại sao ông có tâm trạng ấy
Vì về với quê hương mà bị coi như người xa lạ
Vì thời gian đã làm cho ông trở thành người xa lạ với quê hương.
? Nhận xét giọng điệu kể
Giọng kể rất khách quan, trần tĩnh mà ẩn chứa nỗi đau xót, hẫng hụt
G : Tình yêu q/h ở hai câu sau lại được b/h ở một góc độ khác - không kén phần mãnh liệt , sâu sắc.
? “ Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch cũng là tiếng lòng của nhà thơ với quê hương - hãy thử so sánh góc độ biểu hiện tình cảm ấy của Lí Bạch với Hạ Tri Chương trong Hồi hương ngẫu thư :
“ Tình dạ tứ” đ tình quê của người con xa quê , còn “ hồi hương ngẫu thư ...” đ tình quê của người con trở lại thăm quê sau nhiều năm xa xứ .
ở Lý Bạch là nỗi nhớ thương đau đáu , dằng dặc không nguôi , còn ở Hạ Tri Chương là nỗi niềm xót xa, buồn tủi không thể nói thành lời.
đ giống : Tình yêu quê tha thiết , mãnh liệt, sâu nặng.
IV/ Ghi nhớ :
? Nhận xét những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ
Tiểu đối chặt chẽ
Tâm trạng tình cảm được thể hiện kín đáo sâu sắc qua phương thức kể và tả
? Tuy ngẫu nhiên , k chủ định viết n bài thơ lại thể hiện được tình cảm qh của nhà thơ như thế nào .
Tình cảm thắm thiết chân thực với quê hương.
H đọc ghi nhớ SGK
V/ Luyện tập :
? Đọc diễn cảm bài thơ , em thích bản dịch nào hơn , vì sao
? Bài thơ thể hiện sự biểu cảm từ đối tượng nào?
A.Từ sự việc
B.Từ con người
C.Từ sự việc và con người
* HDVN:	 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Xem bài từ trái nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • dochoi huong - V7.doc