Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 61 đến tiết 64

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 61 đến tiết 64

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học sinh:

 Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ ( đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp, đúng sắc thái biểu cảm, đúng phong cách .)

 Từ đó học sinh liên hệ với việc dùng từ của mình, càng có ý thức dùng từ chuẩn mực, sửa những sai sót trong dùng từ, tránh cẩu thả trong dùng từ

B. CHUẨN BỊ

Thầy: Đọc, soạn giáo án

 Trò: Soạn bài

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Chơi chữ là gì ? Có những cách chơi chữ nào ? Lấy VD ?

3. Bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 61 đến tiết 64", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 05 tháng 12 năm 2010
 Ngày dạy tháng 12 năm 2010.
Tuần 16
Tiết 61 Chuẩn mực sử dụng từ
A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh:
	Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ ( đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp, đúng sắc thái biểu cảm, đúng phong cách.)
	Từ đó học sinh liên hệ với việc dùng từ của mình, càng có ý thức dùng từ chuẩn mực, sửa những sai sót trong dùng từ, tránh cẩu thả trong dùng từ
B. Chuẩn bị 
Thầy: Đọc, soạn giáo án
 Trò: Soạn bài
c. Tổ CHứC CáC HOạT ĐộNG DạY HọC: 
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Chơi chữ là gì ? Có những cách chơi chữ nào ? Lấy VD ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1
Học sinh sửa lỗi chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi ở mục I SGK 
Hoạt động 2 
Học sinh sửa lỗi chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi ở mục II 
Hoạt động 3 
Sửa ra nguyên nhân mắc lỗi ở mục IV 
Hoạt động 4 Yêu cầu học sinh sửa lỗi, chỉ ra nguyên nhân măc lỗi ở mục III SGK
Hoạt động 5
? Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương? 
? Do hoàn cảnh lịch sử, văn hoá một số lượng từ Hán Việt đã được bổ sung vào vốn từ vựng tiếng việt, góp phần làm phong phú tiếng việt nhưng chúng ta không lên lạm dụng từ hán việt. Vì sao 
Hoạt động 6
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
Sửa lỗi:
Dúi đầu - vùi đầu
Lên người- nên người
Tập tẹ – tập toẹ
Khoảng khắc – khoảnh khắc
Nguyên nhân sai phụ âm đầu
D –v, l- n, ; sai vì lỗi gần âm 
II. Sử dụng từ đúng nghĩa
Sửa lỗi
biểu diễn- diễn đạt
sáng sủa – tươi đẹp
cao cả - sâu sắc
biết – có
sắt đá- sâu sắc
Nguyên nhân không hiểu đúng nghĩa của từ 
Vd1: - Biểu diễn : nhận biết dtg = thị giác ( xem biểu diễn xiếc)
diễn đạt : nhận thức = tư du, cảm xúc bằng liên tưởng
VD 3: Cao cả: lời nói hoặc việc làm có phẩm chất tuyệt đối
sâu sắc : Nhận thức thẩm định bằng tư duy, liên tưởng
VD3 : Biết: Nhận thức được, hiểu được 
Có: tồn tại
VD4: Sắt đá: không thay đổi, trung thành, kiên định, bền vững 
- Sâu sắc: mục C
Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
Sửa lỗi
lãnh đạo = cầm đầu
bám đít = ăn bám
Nguyên nhân không chú ý đến sắc thái biểu cảm
bám đít: Dùng trong khẩu ngữ hàng ngày 
ăn bám: dùng trong văn bản có tính chất giao tiếp rộng rãi trong xã hội
IV. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ Hào quang = hào nhoáng ( tính từ)
chị ăn mặc thật giản dị 
Nhiều thảm hại: tính từ thảm hại không thể làm bổ ngữ cho tính từ nhiều 
Chữa bỏ với nhiều thêm rất giả tạo phồn vinh = phồn vinh giả tạo
Hào quang = hào nhoáng ( tính từ) chị ăn mặc thật giản dị. 
Nhiều thảm hại: tính từ thảm hại không thể làm bổ ngữ cho tính từ nhiều 
Chữa bỏ với nhiều thêm rất 
- giả tạo phồn vinh = phồn vinh giả tạo 
V. Không lạm dùng từ địa phương, từ hán việt
Trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực ( hành chính, chín luận)
Từ nào tiếng việt có thì không nên dùng từ hán việt 
VD: anh em như thể chân tay
Học sinh đọc ghi nhớ 
VI. Luyện tập
Bài tập: Sử dụng các từ gần âm, gần nghĩa: an- yên, bải hoải – bại hoại
4. Hướng dẫn học ở nhà:
Chuẩn bị ôn tập: 
D- ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH:
======= @ ======= 
Ngày soạn 05 tháng 12 năm 2010
 Ngày dạy tháng 12 năm 2010.
Tiết 62: ôn tập văn biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh :
- ôn lại hệ thống lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn bản biểu cảm( phân biệt giữa văn tự sự, văn miêu tả với yếu tố tự sự và miêu tả biểu cảm, cách lập dàn ý bài văn biểu cảm, ngôn ngữ trong văn biểu cảm.)
- Tiếp tục rèn luyện một số kỹ năng làm văn biểu cảm( Tìm hiểu chi tiết đề, tìm ý, lập dàn ý)
B. Chuẩn bị : 
Thầy: Đọc, soạn giáo án
 Trò: Soạn bài
c. Tổ CHứC CáC HOạT ĐộNG DạY HọC: 
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là văn biểu cảm ? Tình cảm rong văn biểu cảm phải được thể hiện thế nào ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
? Thế nào là văn biểu cảm?
? Muốn bày tỏ trình độ, tình cảm và sự đánh gía của mình trước hết phải có cá yếu tố gì ? Tại sao?
Học sinh làm việc theo nhóm?
Hoạt động 2
? Nhắc laị yêu cầu của văn tự sự
? Thế nào là văn miêu tả
? Mối quan hệ giữa miêu tả và tự sự với văn biểu cảm
Hoạt động 3.
-Học sinh đọc bài ca dao sau:
 Bài( cảnh khuya )
? Hãy cho biết văn bản trên thuộc loại văn gì?
? Nội dung biểu cảm là gì?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
? Tác giả đã sử dụng phương thức diễn đatj nào ? 
Giáo viên rút ra nhận xét
Lấy ví dụ về văn bản văn xuôi thuộc thể loai văn biểu cảm.
? Vậy em có nhận xét gì về tình cảm trong văn biểu cảm.? 
Hoạt động 4
? em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào?
? Trình bày nội dung cụ thể từng bước ?
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn mẫu
Giáo viên chốt
I: ôn lại kiến thức văn biểu cảm
- Là kiểu văn bản bày tỏ trình độ , tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống.
- cơ sở : tự sửa miêu tả: phương thức thể hiện của văn biểu cảm
II. Phân biệt biểu cảm với tự sự và miêu tả 
* Văn tự sự : yêu cầu kể lại một sự việc,câu chuện có đầu có đuôi nhằm tái hiện những sự kiện hoặc kỉ niệm trong kí ức để người đọc,người nghe có thể hiểu , nhớ và kể lại được.
*Văn miêu tả: tái hiện đối tượng(người, vật, cảnh vật) nhằm dựng một chân dung đầy đủ , chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, người nghe có thể hình dung rõ ràng về đối tượng ấy.
*Trong văn biểu cảm: tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện trình độ tình cảm và sự đánh giá.
- Tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò như cái cớ, cái nền cho cảm xúc. Do đó nó thường không tả, không kể, không thuật đầy đủ như khi nó có tư cách là môt văn bản độc lập.
*Nhận xét:
-Tự sự : tái niệm sự kiện 
-Miêu tả: dựng chân dung đối tượng
- Biểu cảm: mượn tự sự và miêu tả để bộc lộ trình độ, tình cảm và sự đánh giá của người viết.
III. Đặc trưng của văn biểu cảm
Con sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào.
* Văn biểu cảm ( thơ trữ tình)
* Nội dung biểu cảm : THể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu lặng, phong thái lạc quan ung dung của Bác Hồ.
* Biện pháp tu từ: so sánh nhân hoá, điệp ngữ 
Văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm phong cách của nó mà nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình. Vì vậy văn bỉêu cảm thường mượn lối nói tu từ ẩn dụ, so sánh nhân hoá.
Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
IV. Luyện tập
Đề cảm nghĩ mùa xuân
* Tìm hiểu đề 
- Kiểu văn bản: văn biểu cảm
- Đối tượng biểu cảm: mùa xuân
- yêu cầu: bày tỏ, trình độ tình cảm đánh giá đối với mùa xuân.
* Tìm ý( lập dàn ý)
- Mùa xuân của thiên nhiên
+ Cảnh sắc, thời tiết khí hậu, câyMùa xuân của con người
+ Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng suy nghĩ
Lồng cảm xúc: Thích hay không thích mùa xuân? Vì Sao?
* Viết bài hoàn chỉnh
* Đọc sửa lỗi 
Yếu tố tự sự , miêu tả trong biểu cảm
Dàn ý bài văn biểu cảm
Biện pháp tu từ trong văn biểu cảm
Ngôn ngữ tình cảm trong văn biểu cảm.
4. Hướng dẫn học ở nhà	
 - Nắm kỹ về văn biểu cảm
 - Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu
D- ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH:
======= @ ======= 
Ngày soạn 05 tháng 12 năm 2010
 Ngày dạy tháng 12 năm 2010.
Tiết 63: Văn bản - Sài Gòn tôi yêu (Hướng dẫn đọc thêm)
A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn về thiên nhiên, khí hậu và phong cách của 	con người Sài Gòn
	- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể , nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
B. Chuẩn bị 
Thầy: Đọc, soạn giáo án
 Trò: Soạn bài
c. Tổ CHứC CáC HOạT ĐộNG DạY HọC: 
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Trình bày những nét đặc sắc về nội dung và ngệ thuật của văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
GV đọc mẫu 1 đoạn, 2 HS đọc 2 đọan còn lại
GV kiểm tra việc nắm từ khó của HS
? Hãy nêu chủ đề của bài ?
? Theo em có mấy nội dung lớn được giới thiệu trong văn bản này. Đó là gì?
? Em hãy xác định bố cục của văn bản
? Những lời nào trong văn bản biểu hiện trực tiếp tình yêu của tác giả với Sài gòn?
? NT gì đã được sử dụng? Tác dụng của việc sử dụng động từ đó?
? Yêu Sài gòn, tác giả cảm thấy “ thương mến bao nhiêu cũng thấy uổng công hoài của Qua đó em hiểu tình cảm tác giả dành cho Sài gòn ntn?
Hoạt động 2
 GV chia nhóm thảo luận
Nhóm1: Cảm nhận tinh tế của tác giả về Sài Gòn.
- Sự thay đổi. thời tiết.
- Cuộc sống của cư dân Sài Gòn
? Được thể hiện cụ thể như thế nào ?
? Cuộc sống SG ntn ?
? Con người SG được miêu tả ntn ?
Nhóm 2:Tình cảm của tác giả với Sài Gòn?
- Nghệ thuật sử dụng.
Các nhóm thảo luận , trình bày.
Gv nhận xét và bổ sung.
? T/cảm ấy được bộc lộ ntn ?
Hoạt động 3: 
Hoạt động 4:
I. Tìm hiểu chung
Đọc: giọng hồ hởi, vui tươi, hàm hổ, sôi động
Giải thích từ khó
Chủ đề:
Tình cảm mến yêu tha thiết và nồng nàn và những ấn tượng nhiều mặt của tác giả về tác phẩm Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, cuộc sống sinh hoạt của tác phẩm, cư dân, phong cách người Sài Gòn
* Nội dung: - Vẻ đẹp Sài gòn
- Tình yêu của tác giả với Sài gòn
* Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: Cuộc sống Sài Gòn với sự hấp dẫn của 1 tác phẩm trẻ, hoà hợp, TN khí hậu nhiệt đới (Vẻ đẹp cuộc sống Sài Gòn)
- Phần 2: Con người Sài Gòn với phẩm chất sống cởi mởi, chân thành, lễ độ, tự tin, (vẻ đẹp con người Sài Gòn)
- Phần 3: Khơi động lại tình yêu của tác giả đối với Sài gòn
II. Tìm hiểu chi tiết
1-Vẻ đẹp của cuộc sống Sài Gòn
Vẻ đẹp của cuộc sống Sài gòn
so sánh: Sài gòn trẻ như cây tưo
Tính từ: nõn nà
Thành ngữ: thay da đổi thịt à Thể hiện 1 cách gợi cảm sức trẻ của Sài gòn àtình yêu tác giả đối với Sài Gòn
* Thiên nhiên, khí hậu
- Nhiều nắng: nắng cốm ngọt ngào
- Mưa bất chợt
- gió chiều lồng lộng
- Khí hậu thay đổi nhanh: Trời đang vi vu trong vắt lại như pha lê
à Kết hợp miêu tả + biểu cảm à câu văn có hồn, gợi cảm xúc cho người đọc
* Cuộc sống của cư dân Sài gòn hoà hợp
- Tác giả sống gắn bó lâu năm bằng tình yêu tha thiết với Sài gòn, coi sài gòn như quê hương mình
à sài gòn là thành phố trẻ, cư dân hoà hợp, khí hậu có nhiều ưu đãi đối với mọi người.
Vẻ đẹp của con người Sài Gòn
ăn nói tự nhiên, dễ dãi
Chân thành, thẳng thắn, tính toán à đó là cuộc sống cởi mở, phương thức, ngay thẳng tốt bụng
* Cô gái Sài gòn
- Trang phục: nón vải., áo bà ba quần đen quốc vuông.
- Dáng vẻ: khoẻ khoắn, cặp mặt sáng, nụ cười tươi tắn
- Xã giao: lịch sự, khiêm nhường à vẻ đẹp con người Sài gòn: giản dị, khoẻ mạnh, lễ độ, tự tin
2. Tình yêu với Sài gòn
- Tôi yêu Sài gòn da diết như
- Vậy đó mà tôi yêu Sài gòn
- Điệp ngữ: Tôi yêu à Sài gòn có nhiều điều đáng yêu + nhấn mạnh tình yêu cảu tác giả với Sài gòn dồi dào chân thật
* Tình cảm tác giả bộc lộ tự nhiên, chân thành, thẳng thắn, yêu Sài gòn đến độ hết mình, muốn đóng góp sức mình cho Sài gòn à mong mọi ngưòi hãy yêu Sài gòn.
III . Tổng kết
Nhóm 1: Bài văn đem lại cho em hiểu biết mới mẻ nào về cuộc số và con người Sài gòn ?
Nhóm 2: Theo em, sức truyền cảm của bài văn này do:
Cách viết?
Vốn hiểu về Sài Gòn?
Do sự chân thành nồng hậu của tác giả?
*HS đọc ghi nhớ
IV. Luyện tập
Viết đoạn văn về quê hương em
4. Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm lại ND – NT của bài
 - Soạn bài tiếp theo
D- ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH:
======= @ ======= 
Ngày soạn 05 tháng 12 năm 2010
 Ngày dạy tháng 12 năm 2010.
Tiết 64: Văn bản -Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)
A. Mục tiêu cần đạt Giúp Học sinh :
- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân của Hà Nội và Miền bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.
 - Thấy được tình yêu quê hương đất nước tha thiết,sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hinh ảnh
B. Chuẩn bị 
Thầy: Đọc, soạn giáo án
 Trò: Soạn bài
c. Tổ CHứC CáC HOạT ĐộNG DạY HọC: 
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Vẻ đẹp của Sài Gòn được tác giả miêu tả như thế nào ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
? Giới thiệu 1 vài nét về tác giả
? GV đọc mẫu, 2 học sinh đọc?
? Bài văn có bố cục ntn?
Hoạt động 2
Học sinh đọc đoạn 1
 ? Tình cảm của con người với mùa xuân được tác giả biểu hiện ntn?
? BP NT được sử dụng ở đoạn văn?
Học sinh đọc đoạn 2
? Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc được tác giả nhớ lại ntn?
? Những hình ảnh chi tiết nào là đặc trưng tiêu biểu nhất?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu và tình cảm của tác giả trong đoạn văn?
Học sinh đọc đoạn cuối
? Có gì khác giữa cảnh sắc và hương vị của mùa xuân HN trước và sau rằm tháng giêng.
? Em có nhận xét gì về cách kể tả này? 
Hoạt động 3: 
Hoạt động 4:
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:Vũ Bằng (1913-1984) quê ở HN, -1954 vào sống ở Mnam.
- Sở trường: truyện ngắn, tuỳ bút
2. Đọc hiểu.
3. Bố cục:
- Đoạn 1: từ đầu-> mê luyến mùa xuân
->Tình cảm của con người với mùa xuân.
- Đoạn 2: tiếp đó đến mở rộng hội liên hoan
-> Cảnh sắc và không khí mùa xuân của đất trời và lòng người.
- Đoạn 3: Còn lại, cảnh sắc của đất trời mùa xuân sau Rằm tháng Giêng .
II. Tìm hiểu chi tiết:
1.Tình cảm của con người với mùa xuân
- Mê luyến với mùa xuân-> quy luật tự nhiên, sẵn có ở mỗi con người.
- BP NT :đtừ, đngữ, đ.câu: ai bảo, đg` thg`, ai cấm đượcthì mới hết-> sự duyên dáng.
- NT so sánh, nhân hoá
2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân của đất trời, lòng người
- Thời tiết, khí hậu lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh, của mùa đông còn vương lại, vừa có cái ấm áp nồng nàn của khí xuân, hơi xuân
- Âm thanh: chim nhạn, trống trèo , câu hát huê tình, không khí gia đình
- Sức sống mùa xuân trong lòng người ( làm cho con người muốn phát điên sự sốngcăng lên như mầm non cây cối..)
- Giọng điệu sôi nổi, tha thiết tạo sức truyền cảm, tâm trạng bồi hòi nhớ thương mùa xuân , quê hương của tác giả
3. Cảnh sắc riêng và hương vị mùa xuân Bắc Việt ngày rằm tháng giêng.
- Đào hơi phai, nhưng nhuỵ còn phong hửởng, cỏ man mác. có mưa xuân, giàn hoa lý, ong đi kiếm nhuỵ hoa nền trời trong
- Thịt mỡ dưa hành đã thay thịt thỏ điểm lá tía tôcanh trứng, cua vắt chanh trò vui đã hết.
- Cuộc sống êm đềm, thường nhật đã lại tiếp tục.
-> Hình ảnh so sánh ( Nền trời không đục như màu pha lê, làn sáng hồng, rung động như cảnh con ve mỏi lột.. -> miêu tả tinh tế sự biến chuyển của TN sau rằm-> miêu tả tinh tế về TN trong một khoảng thời gian dài.
 III. Tổng kết
? Em cảm nhận những gì sâu sắc nhất từ mùa xuân đất Bắc, Từ Việt Bắc này
? Qua đó em hiểu thêm tình cảm quý báu nào của nhà văn dành cho mùa xuân đất Bắc ? Tình yêu bền chặt với mùa xuân đất Bắc.
 Tình cảm thuỷ chung với quê hương, mong mỏ đnước hoà bình để được sum họp.
 Gợi lên cho người đọc tình yêu thiên nhiên, tình yêu mùa xuân,yêu cuộc sống
? Em học tập được gì từ nhà thơ viết văn biểu cảm của tg? 
Ngôn ngữ giàu chất thơ, NT so sánh , linh hoạt, phát hiện và miêu tả thiên nhiên mùa xuân tinh tế, giàu cảm xúc đúng phong cách tuỳ bút.
Học sinh thảo luận, phát biểu giáo viên tổng hợp cho học sinh ghi nhớ.
IV Luyện tập
-Đọc diễn cảm bài văn.
-Bình 1 đoạn hay nhất
4. Hướng dẫn học ở nhà
Nắm ND- NT của bài
Ôn tập thơ trữ tình
D- ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH:
======= @ ======= 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(20).doc