I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt :đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em-tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ,gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người,nhất là tuổi thiếu niên ,nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một nhười mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con
Ngày soạn: 17/8/2012 Ngày dạy : 20/8/2012 Tiết 1 , Văn bản : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt :đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em-tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến thức: - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ,gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người,nhất là tuổi thiếu niên ,nhi đồng. - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 2. Kĩ năng. - Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một nhười mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con 3. Th¸i ®é - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. III. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV, tranh SGK - HS:SGK, bài soạn IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. -> Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK) 3. Dạy bài mới: -> Vào bài: Gợi lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của mỗi học sinh Bằng bài hát “Ngày đầu tiên đi học Hoạt động của thầy Hoạt dộng của trò * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Gv đọc mẫu 1 đoạn rồi gọi hs đọc tiếp. ? Giải nghĩa 1 số từ khó? (nhạy cảm, háo hức, mền mùng, dặm?) GV tích hợp với giải nghĩa từ, từ mượn, từ địa phương. “ Cổng trưởng mở ra” thuộc kiểu văn bản nào? ? Em hiểu thế nào về văn bản “Nhật dụng”? Kể tên những văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6? - GV: Giới thiệu nội dung văn bản nhật dụng 7; là những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hóa, giáo dục. ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? ? Tác phẩm được viết theo dòng cảm xúc của lòng mẹ với con yêu. Dòng cảm xúc ấy được thể hiện qua ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi kể này? ? Văn bản chia làm mấy đoạn? ? Từ văn bản đã đọc, em hãy tóm tắt đại ý của bài? (Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. ? Tâm trạng của mẹ được diễn tả cụ thể qua các chi tiết nào? ? Người mẹ đang nói với ai? ( nói vói chính mình) ? Vói giọng văn đó có td gì? ? Em thấy người mẹ trong bài là người mẹ như thế nào? Cảm nghĩ của em? ? Người mẹ thì co tâm trạng như vậy còn đứa con co tâm trạng ntn? - Hăng hái dọn dẹp đồ chơiHáo hức. Giấc ngủ đến với con dễ dàng ? Tại sao lại khác nhau như vậy? è Vô tư thanh thản, ngủ ngon lành ? Tìm một câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? ? Qua câu nói này em có nhận xét gì về tầm quan trọng của nhà trường đối vói thế hệ trẻ ? ? GV y/c HS đọc và trả lời câu hỏi 6 trong sgk (Thế giới kì diệu của hiểu biết phong phú là tri thức, tư tưởng, đạo đức và những tình cảm mới, con người mới, quan hệ mới, sẽ đến với con như tình thầy trò, bè bạn, mà nhà trường đem lại cho em.) GV: Có thể khẳng định: Mọi nhân tài xưa nay đều được vun trồng trong thế giới kì diệu đó. ? Nêu những nét tiêu biểu về nd và NT của VB? *HS đọc ghi nhớ trong SGKt9 I. Đọc, hiểu chú thích, thể loại: 1. Đọc 2. Chú thích - Tõ khã. (Sgk) 3. Thể loại: Văn bản nhật dụng Thể kí Phương thức biểu đạt: biểu cảm. 4. Bố cục: 2 đoạn Đ1: Từ đầu “ngày đầu năm học” à Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1. Đ2: Phần cò lại -> Tầm quan trọng của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. II. Đọc - hiểu văn bản: 1.Tâm trạng của người mẹ: - không ngủ được - không tập trung được vào việc gì - lên giường và trằn trọc - nhớ lại lần đầu tiên đến trường. -> giọng văn độc thoại -> thể hiện nội tâm nhân vật chân thực hơn. => Người mẹ vô cùng thương yêu con, hồi hộp lo lắng và quan tâm sâu sắc đến con. 2. Tầm quan trọng của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người: “ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm .sau này” -> Nhà trường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của thế hệ trẻ và phát triến của đất nước III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Lựa chon hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con. - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm 2. Nội dung: Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. 3. Ghi nhớ: (SGK/9) IV. Luyện tập: ( HS đọc và làm theo SGK, GV hướng dẫn) 4. Củng cố : Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản : Cổng trường mở ra. 5. Dặn dò : Soạn văn bản : Mẹ tôi. Ngày soạn: 18/8/2012 Ngày dạy : 21/8/2012 Tiết 2 , Văn bản : MÑ t«i ( Trích Nh÷ng tÊm lßng cao c¶_Et-môn-đô đơ A-mi-xi) I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Qua bức thư của một người cha gửi cho một đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức: - Sơ giản về Et-môn-đô đơ A-mi-xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kĩ năng. - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. 3. Th¸i ®é - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư. III. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV - HS:SGK, bài soạn IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả, nhưng không phải khi nào ta cũng có ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho ta 1 bài học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu chung: - Gv gọi hs đọc ? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả? GV bổ sung: Cuộc đời hoạt động, cuộc đời văn chương là 1 . Tình yêu thương & hạnh phúc của con người là lí tưởng cảm hứng sáng tác văn chương của ông kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh. ? Em biết gì về tác phẩm “Những tấm lòng cao cả ” của tác giả ? * GV: hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm, tha thiết và nghiêm. - GV: đọc mẫu. - GV: gọi 3 – 4 HS đọc tiếp cho đến hết - GV: nhận xét. - Gọi học sinh đọc lại chú thích sách giáo khoa. - GV: giải thích từ: Khổ hình (hình phạt nặng nề, tàn nhẫn, làm đau đớn kéo dài); Vong ân bội nghĩa (quên ơn, phản lại đạo nghĩa); Bội bạc (phản lại người tốt, người từng có ơn, từng giúp đỡ mính). ? Văn bản được viết theo thể loại nào? Về hình thức văn bản có gì đặc biệt? ( Mang tính chuyện nhưng được viết dưới hình thức bức thư ( qua nhật ký của con) ? Theo em, bài văn chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào? Nội dung chính của từng phần. ? Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản. * Tóm tắt: En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vửa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-côTrước cách ứng xử khéo léo và tế nhị nhưng kiên quyệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận. ? Tại sao văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ Tôi”? à Thứ 1, nhan đề ấy là của chính tác giả A-Mi-Xi đặt cho đoạn trích. Mỗi truyện nhỏ trong “Những tấm lòng cao cả” đều có một nhan đề do tác giả đặt. à Thứ 2, khi đọc kỹ chúng ta sẽ thấy tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. * Hoạt động 4 : Tìm hiểu II.1 ? Vì sao cha viết thư cho con? Mục đích ? - Chú bé nói không lễ độ với mẹ -> cha viết thư giáo dục con ? Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con? ? Qua bức thư ông đã chỉ ra cho con biết những điều gì ? ? Em có nhận xét gì về giọng điệu trong vb? ? Qua các chi tiết đó em thấy được thái độ của cha như thế nào? GV phân tích thêm đoạn “ Khi ta khôn lớn -> đó” ? GV nêu vấn đề : Có ý kiến cho rằng bố En-ri-cô quá nghiêm khắc có lẽ ông không còn yêu thương con mình? Ý kiến của em? GV: Bố rất yêu con nhưng không nuông chiều, xem nhẹ, bỏ qua. Bố dạy con về lòng biết ơn kính trọng cha mẹ. Những suy nghĩ và tình cảm ấy của người Ý rất gần gũi với quan niệm xưa nay của chúng ta. “bất trung, bất hiếu là 1 tội lớn”. Phần hay nhất và cảm động nhất trong bức thư là người bố nói với con về người mẹ yêu dấu. * Hoạt động 5 : Tìm hiểu II.2 ? Những chi tiết nào nói về người mẹ? ? Hình ảnh người mẹ được tác giả tái hiện qua điểm nhìn của ai? Vì sao? (Bố -> thấy hình ảnh, phẩm chất của mẹ -> tăng tính khách quan, dễ bộc lộ tình cảm thái độ đối với người mẹ, người kể) ? Từ điểm nhìn ấy người mẹ hiện lên như thế nào? ? Thái độ của người bố đối với người mẹ như thế nào? (Trân trọng, yêu thương) - Một người mẹ như thế mà En-ri-cô không lễ độ -> sai lầm khó mà tha thứ. Vì vậy thái độ của bố là hoàn toàn thích hợp. GV giải thích: nguyên nhân đạt khá cực đoan -> nhưng có tác dụng đề cao người mẹ, nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục và thái độ của bố đề cao mẹ . * Hoạt động 6 : Tìm hiểu II.3 ? Trước thái độ của bố En-ri-cô có thái độ như thế nào? ? Điều gì đã khiến em xúc động khi đọc thư bố? (- Bố gợi lại những kỉ niệm mẹ và En-ri-cô - Lời nói chân thành, sâu sắc của bố - Em nhận ra lỗi lẫm của mình ? Nếu bố trực tiếp noi với En-ri-co thì có nhân ra lỗi không ? Vì sao? ? Đã bao giờ em vô lễ chưa? Nếu vô lễ em làm gì? - HS độc lập trả lời GV: Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi sai lầm, điều quan trọng là ta biết nhận ra và sửa chữa như thế nào cho tiến bộ. * Hoạt động 7. Tổng kết ? Nêu NT tiêu biểu của VB? Nêu ý nghĩa của vb? ? Gv goi 2 -3 Hs đọc phần ghi nhớ * Hoạt động 8: Luyện tập GV :“Mẹ tôi” chứa chan tình phụ tử, mẫu tử, là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả. Amixi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục bài học hiếu thảo đạo làm con I.Đọc tìm hiểu chung: 1. Tác giả tác phẩm: * Tác giả:E. A-mi-xi ( 1846 - 1908), nhà văn Ý là tác giả của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thiếu nhi. * Tác phẩm Văn bản “ Mẹ tôi” trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” 1886 2. Đọc và giải thích từ khó: 3. Thể loại: - Kiểu VB nhật dụng - Thể: Thư từ - PTBĐ: Biểu cảm 4. Bố cục: 3 phần - Mở đoạn: Nêu hoàn cảnh người bố viết thư cho con. - Thân đoạn: Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con. - Kết đoạn: Bố muốn con xi ... ề truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta và nêu lên 1 nguyên lí có t/ chất hệ quả đối với 2 câu thơ trên) - Nói như vậy để nhằm mục đích gì? - Ngoài biểu ý Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không ? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? +Gv : Ngoài biểu ý còn có biểu cảm rất sâu sắc trong 2 trạng thái : - Lộ rõ: Bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ quyền độc lập và kiên quyết chống ngoại xâm. - ẩn kín : bài thơ có sắc thái biểu hiện cảm xúc mãnh liệt, với ý chí sắt đá trong lời nói, người đọc phải suy nghĩ, nghiền ngẫm mới thấy ý tưởng đó. - Em có nhận xét gì về thể thơ, giọng điệu, nhịp thơ? Tác dụng? *Hoaït ñoäng 3 +HS đọc ghi nhớ +HS đọc chú thích sgk (66). - Tác giả bài thơ là ai? - Bài thơ viết vào thời gian nào? - Em có nhận xét gì về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần? So sánh với thể thơ thất ngôn...? +Hướng dẫn đọc: Giọng phấn chấn, hào hùng, chậm chắc. Nhịp 2/3. +HS đọc chú thích ở bảng phụ. - Bài thơ đề cập đến vấn đề gì ? - Bài thơ có bố cục như thế nào ? - Nội dung của 2 câu đầu và 2 câu cuối khác nhau ở chỗ nào? (2 câu đầu nói về hào khí chiến thắng. 2 câu sau nói về khát vọng thái bình của dân tộc) +Đọc 2 câu đầu. - Hai câu đầu nêu ý gì ? (2 câu đầu của bài thơ nói về 2 chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương sau nhưng được nói trước chiến thắng Hàm Tử, để làm sống lại không khí của chiến trường. Hai câu thơ như 1 ghi chép cảnh chiến trường kinh thiên động địa) - Em có nhận xét gì về lời thơ của tác giả ? Tác dụng của lời thơ đó? (Lời thơ rõ ràng, rành mạch và mạnh mẽ gân guốc làm sống dậy 1 không khí trận mạc như có tiếng va của đao kiếm, tiếng ngựa hí, quân reo!) - Nhắc đến 2 trận đánh đó để nhằm mục đích gì? - Qua đó tác giả muốn bộc lộ tình cảm gì? +HS đọc 2 câu cuối. - ý 2 câu cuối nói gì? (2 câu cuối là lời động viên, phát triển đất nước trong hoà bình. Như vậy thái bình vừa là thành quả chiến đấu, vừa là cơ hội để gắng sức. Đó là chiến lược giữ nước lâu bền) - Hai câu cuối đã bộc lộ được tình cảm gì ? +HS đọc ghi nhớ – sgk (68 ) - Em có nhận xét gì về cách biểu ý của bài thơ? +Hs : Bài thơ được biểu ý 1 cách rõ ràng, diễn đạt ý tưởng trực tiếp, không hình ảnh hoa mĩ, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng. 2 câu đầu là niềm tự hào mãnh liệt trước chiến thắng, 2 câu sau là niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước III-HĐ4:Tổng kết(5 phút) - Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau ? (Nhận xét 2 bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh: - Hai bài thơ đều thể hiện 1 chân lí lớn lao và thiêng liêng đó là : Nước VN là của người VN, không ai được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ bị thất bại (bài 1). - bài 2 là ngợi ca khí thế hào hùng của dân tộc qua chiến đấu và khát vọng XD phát triển đất nước trong hoà bình. -Hai bài thơ đều là thể Đường luật. Một theo thể thất ngôn tứ tuyệt, 1 theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt. Cả 2 bài thơ đều diễn đạt ngắn gọn, xúc tích, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một IV-HĐ5:Luyện tập, củng cố(5 phút) - Em có biết 2 Văn bản được coi là tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 và 3 của dân tộc VN ta tên là gì ? Do ai viết và xuất hiện bao giờ ? V-HĐ6:Dặn dò(2 phút) -VN học thuộc lòng 2 bài thơ, soạn bài “Từ Hán Việt” I.TÌM HIEÅU CHUNG: *Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) 1-Tác giả vaø hoaøn caûnh saùng taùc a Tác giả: - Lý Thường Kiệt(1077) b.Taùc phaåm :sgk 2.Boá cuïc:2 phaàn - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật).- Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng. II.Phân tích: * Đại ý: tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không 1 thế lực nào được xâm phạm. a, Hai câu ñaàu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhân định phận tại thiên thư -> Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng. =>Khẳng định chủ quyền đất nước. Thể hiện tình y/nước, niềm tự hào dân tộc b,Hai câu cuối: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. ->Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại. => Đây là lời cảnh báo hành động xâm lược của kẻ thù và khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam. -> Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhịp 4/3, giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc biểu thị ý chí và sức mạnh Việt Nam. IIIToång keát : Ghi nhớ : ( sgk 65 * Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư): I.TÌM HIEÅU CHUNG 1- Tác giả vaø hoaøn caûnh saùng taùc: a. Tác giả: Trần Quang Khải b. Taùc phaåm : - Bài thơ viết năm 1285 - Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt (Đường luật) - Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 tiếng. 2.Boá cuïc :2 phaàn II.Vaên baûn: * Đại ý: Bài thơ nói về 2 chiến thắng giặc Mông và giặc Nguyên đời Trần và ý thức XD nước sau khi có thái bình. a,Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. -> Nói về thắng lợi của 2 trận đánh ở Chương Dương và Hàm Tử. -> Lời thơ rõ ràng, rành mạch - Làm sống dậy không khí trận mạc. => Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược. - Thể hiện niềm tự hào dân tộc. b, Hai câu cuối : Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc. Thái bình tu trí lực, Vạn cổ thử giang san. -> Nói về việc xây dựng đất nước trong thời bình với 1 niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. => Thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. III Tổng kết: Ghi nhớ: sgk(68 IV.Luyện tập: - Tuyên ngôn lần thứ 2: Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi (TK XV) - Tuyên ngôn lần thứ 3: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (2.9.1945) Ngày soạn: 23/9/2012 Ngày dạy: 25/9/2012 Tiết 18: TỪ HÁN VIỆT A. MỤC TIÊU: I – Mức độ cần đạt: - Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt. - Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép C -P. - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II – Trọng tâm kiến thức: 1. Kiến thức - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt. - Các loại từ Hán Việt. 2. Kỹ năng: - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt. - Mở rộng vốn từ Hán Việt. B- CHUẨN BỊ: - Gv: Bảng phụ.Những điều cần lưu ý: Dạy cho HS hiểu được cấu tạo của từ ghép Hán Việt qua sự so sánh với từ ghép thuần Việt. -Hs:Bài soạn C- TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra : - Thế nào là đại từ? Đại từ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? VD? - Đại từ được phân loại như thế nào? Cho VD? Yêu cầu: trả lời dựa vào phần ghi nhớ sgk. 3.Bài mới: Từ: Nam quốc, sơn hà là từ thuần Việt hay là từ muợn? Mượn của nước nào? ở bài từ mượn Lớp 6, chúng ta đã biết: bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt. ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: tìm hiểu I ? Thế nào là từ Hán Việt ? ( Nhừng từ mượn từ tiếng Hán) ? cho ví dụ ? Gv: từ HV là 1 bộ phận từ mượn quan trọng trong tiếng Việt. HS đọc mục I.1 ? Nhan đề của bài thơ gồm mấy từ? ? Mỗi từ được cấu tạo bởi mấy tiếng? ? Em hãy giải thích nghĩa của từng tiếng? ? Các tiến này dùng để làm gì? ? Vậy, thế nào gọi là yếu tố H- V? ? Trong 4 tiếng trên tiếng nào có thể dùng độc lập để tạo câu? Tiếng nào không? GV- VD: * Ta có thể nói: - Cụ là nhà thơ yêu nước. - Anh ấy đang leo núi - Cô ấy đang lội sông * Không thể nói: - Cụ là nhà thơ yêu quốc - Anh ấy đang leo sơn - Cô ấy đang lội hà. ? Vậy yếu tố H - V có thể dùng độc lập chiếm số lượng ntn trong hệ thống từ H-V? (Rất ít) ? Tiếng thiên trong các từ sau coa nghĩa là gì? ? Những từ trên có điểm gì giống và khác nhau? GV: Trong hệ thống từ HV có 1 số từ đồng âm nhưng khác xa nhau về nghĩa. * Hoạt động 2: tìm hiểu II ? Hãy giải nghĩa các từ trong VD 1? ? Thuộc loại từ ghép chính phụ hay ghép đẳng lập? ? Hãy giải nghĩa các từ trong VD 2? ? Thuộc loại từ ghép chính phụ hay ghép đẳng lập? ? Trật tự của các yếu tố này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt không? ? Hãy giải nghĩa các từ trong VD 2? ? những từ này thuộc loại từ ghép gì? ? Trật tự của các yếu tố này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt không? ? như vậy thừ ghép H V có điểm và khác nhau so với từ thuần việt? * HS đọc ghi nhớ, GV chốt. 4.-Hoạt động 3 - Luyện tập - Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau ? - Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt : quốc, sơn, cư, bại (đã được giải nghĩa ở bài Nam quốc sơn hà) - Xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân , đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh ,hậu đãi, phòng hoả vào nhóm thích hợp ? I Đơn vị cấu tạo nên từ: 1. Xét ví dụ 1: Tìm hiểu bài thơ “Nam quốc sơn hà”: - Nam - phương nam - Quốc - Nước - sơn - núi - Hà - sông -> dùng để cấu tào nên từ H -V-> gọi là yếu tố H -V. - Nam có thể dùng độc lập để tạo câu. (nước nam, miền nam) - quốc, sơn , hà phải đi với các yếu tố khác để tạo thành từ ghép. ( quốc gia, sơn hà, hà bá ) 2- Xét ví dụ 2: - Thiên niên kỉ (nghìn) - Thiên lí mã (nghìn) - Thiên đô về( dời, di dời ) + Giống nhau về cách phát âm + Khác nhau: khác xa nhau về nghĩa => yếu tố H- V đồng âm 3- Ghi nhớ: (sgk/69) II- Từ ghép Hán -Việt: 1- Đọc các ví dụ: 2- Nhận xét : a. VD1: sơn hà, giang sơn, xâm phạm -> là những từ ghép đẳng lập b. VD2: - Ái quốc ( chính phụ ) - thủ môn ( chính phụ ) - chiến thắng ( chính phụ ) -> trật tự các yếu tố giống trật tự từ ghép thuần Việt, yếu tố chính đứng trước, phụ đứng sau . c. VD3: - Thiên thư - sách trời - thạch mã - - tái phạm - phạm sai lầm -> từ ghép chính phụ => trật tự các yếu tố khác với trật tự từ ghép thuần Việt, yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. 3- Ghi nhớ: ( sgk/70) III. Luyện tập: 1- Bài tập 1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố H-V: - Hoa 1: chỉ cơ quan sinh sản của cây Hoa 2: phồn hoa, bóng bẩy - Phi 1: bay Phi 2: trái với lẽ phải, trái với pháp luật Phi 3: vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu - Tham 1: ham muốn Tham 2: dự vào, tham dự vào - Gia 1: nhà( có 4 yếu tố Hán Việt là nhà: thất, gia, trạch, ốc) Gia 2: thêm vào 2 - Bài 2: - Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc huy, quốc ca. - Sơn: sơn hà, giang sơn, sơn thuỷ, sơn trang, sơn dương. - Cư: cư trú, an cư, định cư, du cư, du canh du cư - Bại: thất bại, chiến bại, đại bại, bại vong 3 - Bài 3: - Từ có yếu tố chính đứng trước: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả - Từ có yếu tố phụ đứng trước: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi. 4. Củng cố: ? Từ ghép H V có điểm và khác nhau so với từ ghép thuần việt? 5- Dặn dò: VN học bài, ôn tậpvăn miêu tả, tự sự
Tài liệu đính kèm: