A. Mục tiêu yêu cầu :
Giúp học sinh :
- Nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình .
- Bước đầu sắp xếp, hệ thống lại nội dung tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình .
- Củng cố những kỹ năng cơ bản phân tích và cảm thụ tác phẩm trữ tình .
B. Đồ dùng dạy học :
- Gv : Giáo án , Sgk, tài liệu tham khảo
- Bảng phụ (01):
Tuần: 17 Ngày soạn : / / 2008 Ngày dạy : / / 2008 Tiết : 67 + 68 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH A. Mục tiêu yêu cầu : Giúp học sinh : - Nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình . - Bước đầu sắp xếp, hệ thống lại nội dung tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình . - Củng cố những kỹ năng cơ bản phân tích và cảm thụ tác phẩm trữ tình . B. Đồ dùng dạy học : - Gv : Giáo án , Sgk, tài liệu tham khảo - Bảng phụ (01): TT Tên tác phẩm Tên tác giả 1 Sông núi nước Nam 2 Phò giá về kinh 3 Buổi chiều đứng ở phủ TT trông ra 4 Bài ca côn sơn 5 Sau phút chia ly 6 Bánh trôi nước 7 Qua đèo ngang 8 Bạn đến chơi nhà 9 Xa ngắm thác núi lư 10 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 11 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 12 Cảnh khuya 13 Rằm tháng giêng 14 Tiếng Gà trưa - Hs : Bài cũ , chuẩn bị trước bài ôn tập ở nhà . C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình lên lớp : I. Ổn định tổ chức : (1’) II. Kiểm tra bài cũ : (2’) F Kiểm tra sự chuẩn bị của hs . III. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : (1’) 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : t Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Tiết1 16’ Hoạt động 1: Hướng dẫn hs ôn tập lại tên tác phẩm, tác giả đã học về tác phẩm trữ tình . I. Những tác phẩm trữ tình đã học : - Gv treo bảng phụ 01 lên bảng, yêu cầu hs thảo luận điền cột tác giả ứng với tác phẩm. - Hs nhớ lại và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Như bảng kiến thức 01 sau . TT Tên tác phẩm Tên tác giả 1 Sông núi nước Nam Lý Thường Kiệt 2 Phò giá về kinh Trần Quang Khải 3 Buổi chiều đứng ở phủ TT trông ra Trần Nhân Tông 4 Bài ca côn sơn Nguyễn Trãi 5 Sau phút chia ly Đoàn Thị Điểm 6 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương 7 Qua đèo ngang Bà Huỵên Thanh Quan 8 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến 9 Xa ngắm thác núi lư Lí Bạch 10 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch 11 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ 12 Cảnh khuya Hồ Chí Minh 13 Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh 14 Tiếng Gà trưa Xuân Quỳnh 7’ Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs ôn tập lại những nội dung tư tưởng, tình cảm được thể hiện trong một số tác phẩm đã học : II. Nội dung tư tưởng, tình cảm được thể hiện qua một số tác phẩm đã học : - Gv cho hs kẻ bảng , yêu cầu hs sắp xếp lại tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được thể hiện theo bảng sgk tr180 . - Hs lên điền - Gv chốt lại đáp án chuẩn . - Hs kẻ bảng, thảo luận sắp xếp lại . - Đại diện hs sắp xếp, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức . Kết quả như bảng sau 02 . Bảng kiến thức 02 : TT Tác phẩm Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện 1 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả 2 Qua Đèo Ngang Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ . 3 Ngẫu nhiên .mới về quê (Hồi hương, ngẫu thư) Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới về quê . 4 Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà ) Ý thức độc lập tự chủ, quyết tâm tiêu diệt địch . 5 Tiếng Gà trưa Tình cảm gia đình quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ . 6 Bài ca côn sơn (Trích Côn Sơn Ca) Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên 7 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ ) Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng . 8 Cảnh khuya Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan . 7’ Hoạt động 3: Hướng dẫn hs sắp xếp tên tác phẩm khớp với thể thơ III. Sắp xếp tác phẩm khớp với thể thơ . - Gv cho hs kẻ bảng, yêu cầu hs sắp xếp tác phẩm khớp với thể thơ - Yêu cầu hs lên bảng sắp xếp . - Gv chốt lại (Bảng kiến thức 03) - Hs tìm hiểu thông tin, , thảo luận, thống nhất ý kiến . - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức . Bảng thức chuẩn 03 sau : TT Tác phẩm Thể thơ 1 Sau phút chia ly Song thất lục bát 2 Qua đèo ngang Bát cú đường luật 3 Bài ca côn sơn Lục bát 4 Tiếng gà trưa Các thể thơ khác 5 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Các thể thơ khác 6 Sông núi nước Nam Tuyệt cú đường luật 7’ Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs tìm hiểu câu hỏi 4 IV. Trắc nghiệm - Gv yêu cầu hs đọc câu hỏi 4, thảo luận trả lời - Gv chốt lại - Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức . Nội dung bài tập 4 sgk tr181 - Sai (a,e,I,k,) - Đúng (b,c,d,g,h) 5’ Hoạt động 5: Hướng dẫn hs tìm hiểu câu hỏi 5 sgk V. Điền vào chỗ trống - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận điền vào chỗ trống trong bài tập 5 tr182 - Gv chốt lại - Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức a) Tập thể và truyền miệng b) Lục bát c) So sánh, ẩn dụ, nhân hóa Tiết2 Hoạt động 6 : Hướng dẫn hs luyện tập VI. Luyện tập - Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luiyện tập sgk tr 182, 183 theo yêu cầu của bài tập . - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . 10’ Bài tập 1 : * Nội dung thể hiện : Cả 4 dòng thơ đều nói tới tâm sự lo nghĩ, yêu thương đến dân, đến nước của Nguyễn Trãi . - Suốt ngày .đêm ; Đêm ngày è nỗi lo thường trực là nỗi lo duy nhất của nhà thơ . - Lo nghĩ khiến cho không ngủ được dù đã quàng chăn trong đêm lạnh - Tấm lòng cứ cuộn hướng về 1 lý tưởng như nước chảy về đông . * Hình thức : - Hai câu đầu : + Dòng 6 tiếng à thể hiện tình cảm (biểu cảm ) trực tiếp + Dòng 7 tiếng à thể hiện tình cảm gián tiếp . - Hai câu sau : + Câu đầu à biểu cảm trực tiếp + Câu sau à biểu cảm gián tiếp 10’ Bài tập 2 : * Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lí Bạch ) - Tình cảm được biểu hiện lúc xa quê - Trực tiếp - Nhẹ nhàng , sâu lắng * Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Tình cảm được biểu hiện nhân lúc mới về quê . - Gián tiếp - Đượm màu sắc hóm hỉnh mag ngậm ngùi . 10’ Bài tập 3 : So sánh 2 bài thơ Phong kiều dạ bạc và nguyên tiêu * Giống nhau : Cảnh vật có những yếu tố giống nhau : Đêm trăng, dòng sông, con thuyền . * Khác nhau : Phong kiều dạ bạc - Có tiếng quạ kêu, tiếng chuông vọng trong đêm, có ánh lửa chai lấp ló, sương đầy trời, mặt trăng chìm khuất . - Cảnh vật có vẻ nhạt nhòa, mờ mịt, con thuyền neo ở một chỗ . - Tâm trạng của lữ khách thao thức, không ngủ vì nỗi buồn xa xứ . Nguyên tiêu - Trăng vừa tròn vừa sáng lồng lộng, không khí mùa xuân tràn ngập mặt nước, dòng sông, bầu trời . - Cảnh có nét huyền ảo nhưng trong sáng , con thuyền đi trên sông xuân đầy trăng . - Người chiến sỉ vừa hoàn thành một công việc trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng . à Dù tình cảm, cảnh vật được thể hiện trong hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau song ở cả 2 bài mối quan hệ giữa cảnh và tình đều rất hòa quyện . 10’ Bài tập 4 : Trắc nghiệm sgk tr 183 Gv giúp hs tìm ra đáp án đúng (b,c,e) 3) Dặn dò : (1’) - Học bài chuẩn bị kiểm tra cuối học kì - Soạn trước bài ôn tập tiếng việt . IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Tài liệu đính kèm: