Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn .

 - Bước đầu nắm đựơc cách thức cụ thể trong một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránhtrong lúc làm bài.

 - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 91 
Bài dạy : 
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn .
	- Bước đầu nắm đựơc cách thức cụ thể trong một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránhtrong lúc làm bài. 
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn . 
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	F Văn chứng minh có mục đích gì? Phương phaps chứng minh . 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận chứng minh . 
I. Các bước làm bài văn nghị luận .
- Gv ghi đề văn lên bảng : 
Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên” Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó . 
- Yêu cầu hs tìm hiểu đề, thảo luận trả lời các câu hỏi:
F Em hãy xác định yêu cầu của đề ? 
Gv: Đề bài không yêu cầu phân tích câu tục ngữ giống như một tiết giảng văn . Đề phân tích đòi hỏi người viết phải nhận thức chính xác tư tưởng được chứa đựng trong câu tục ngữ này và chứng minh rằng tư tưởng đó là đúng đắn. Nếu không hiểu đúng như thế thì baì làm sẽ sai lạc hẳn.
F Câu tục ngữ khẳng định điều gì ? 
F Chí có nghĩa là gì? 
Gv: Muốn chứng minh ta có cách lập luận : Dùng lí lẽ và nêu dẫn chứng xác thực. 
F Em sẽ dùng những lí lẽ gì để chứng minh ?
Gv: Nếu hiểu chí là ý muốn, tạo nên à kết quả .
F Một người có thể đạt tới thành công, tới kết quả được không nếu không theo đuổi một mục đích một lí tưởng tốt đẹp nào ?
F Để bài viết có sức thuyết phục ta cần nêu những dẫn chứng như thế nào? 
 - Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu đề , 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó .
- Hs lắng nghe 
+ Vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. 
+ Là hoài bảo, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiến trì.
+ Ai có chí sẽ thành công 
- Hs lắng nghe 
+ Bất cứ việc gì , dù đơn giản nhưng không có chí, không chuuyên tâm thì liệu có làm được không ?  Học ng oại ngữ nếu không kiên trì thì có học được không ?
- Hs trả lời .
+ Hs nghèo vượt khó, vận động viên, doanh nghiệp, nhà khoa học không chịu lùi bước trước khó khăn, thất bại . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
Đề văn : Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên” Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó . 
 1) Tìm hiểu đề và tìm ý: 
 a) Xác định yêu càu chung của đề : 
 Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng.
 b) Câu tục ngữ khẳng định : 
 + Vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. 
 + Là hoài bảo, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiến trì.
 + Ai có chí sẽ thành công 
 c) Chứng minh : 
- Dùng lí lẽ : 
- Nêu dẫn chứng xác thực 
F Một văn bản nghị luận thường mấy phần chính ? Đó là những phần nào? 
F Bài văn chứng minh có đi ngược lại quy luật đó hay không ?
F MB của đề văn này ta phải làm gì?
F Thân bài ta phải làm ra sao? 
F Những lí lẽ và dẫn chứng như thế nào ? 
F Kết bài ta thực hiện ra sao ? 
- Gv chốt lại.
+ 3 phần 
MB – TB – KL 
+ Không 
+ Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lý . 
+ dùng lí lẽ để CM .
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu tư những việc nhỏ đến khi ra đời làm việc lớn. 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
2) Lập dàn ý : 
a) MB : Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lý .
b) TB : Dùng lí lẽ để CM .
c) Kết bài : 
 Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu tư những việc nhỏ đến khi ra đời làm việc lớn. 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : 
F Viết mở bài cần lập luận không? 
F Ba cách mở bài khác nhau về lập luận như thế nào ?
F Các cách mở bài ấy có phù hợp với yêu cầu của đề không ? 
F làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với đoạn mở bài ? 
F Tiếp theo ta phải làm những gì ? 
F Ta cần phân tích lí lẽ nào trước? 
F Tiếp tục đến lí lẽ nào ?
F Tiếp theo ta viết đoạn gì?
F Kết bài có nhiệm vụ gì? Trong phần kêt bài ta cần chú ý đến điều gì? 
F Bước cuối cùng là gì? 
- Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung.
+ Cần 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Phù hợp 
+ Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn (thật vậy, đún như vậy) 
+ Viết phần phân tích lí lẽ 
+ Chí rất cần thiết cho mọi người .
+ không có chí không làm được gì? 
+ Đoạn nêu dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục. 
+ Nêu ý nghĩa của luận điểm CM.
Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn, kết bài phảih hô ứng với mở bài .
+ Đọc và sửa bài . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
3) Viết bài : 
a) MB: Có 3 cách lập luận : 
- Đi thẳng vào vấn đề
- Suy từ cái chung tới cái riêng .
- Suy từ tâm lí con người. 
b) Thân bài : 
- Phải có từ ngữ chuyển đoạn : Thật vậy, đúng như vậy . 
 - Viết phần phân tích lí lẽ .
- Viết đoạn nêu dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục. 
c) Kết bài : 
- Nêu ý nghĩa của luận điểm CM.
- Chú ý : 
+ Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn
+ Kết bài phải hô ứng với mở bài .
5’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tổng kết 
II. Tổng kết 
- Gv nhấn mạnh nội dung ghi nhớ 
- Hs lắng nghe 
( ghi nhớ sgk tr 50) 
10’
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập 
III. Luyện tập . 
- Gv hướng dẫn hs làm các bài tập sgk . 
- Hs làm các bài tập theo hướng dẫn của gv
Các bài tập sgk :
 Bài tập 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắc, có ngày nên kim” 
Bài tập 2 : Chứng minh chân lý trong bài thơ : 
 “Không có việc gì khó ..làm nên”
 3) Củng cố : (2’) 
	- Gv nhấn mạnh lại nội dung phần ghi nhớ sgk .
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài 
	- Xem lại các bước làm bài văn CM 
	- làm các bài tập còn lại 
	- Chuẩn bị trước ở nhà cho bài “Luyện tập chứng minh” 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 91.doc