Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 21

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 21

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học .

 - Thuộc lòng những câu tục ngưc trong văn bản .

 - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn .

B. Chuẩn bị :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :

 I. Ổn định tổ chức : (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ : (4’)

  Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

 - Gv cho hs phân tích một số câu ?

 III. Bài mới :

 1) Giới thiệu bài : (1’)

 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

 

doc 21 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 856Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 : 
Tiết 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI 
Tiết 78: RÚT GỌN CÂU 
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 77 
Văn bản : TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học .
	- Thuộc lòng những câu tục ngưc trong văn bản .
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn .
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	F Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
	- Gv cho hs phân tích một số câu ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
4’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản và chú thích sgk .
I. Đọc văn bản – Chú thích :
- Yêu cầu hs đọc văn bản .
- Gv lưu ý cho hs cách ngắt nhịp .
- Yêu cầu hs đọc chú thích .
- Hs đọc
- Hs chú ý 
- Hs đọc .
1. Đọc văn bản : sgk 
2. Chú thích : sgk 
30’
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs phân tích văn bản .
II. Phân tích 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Về nội dung có thể chia nội dung văn bản thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào ?
F Hãy sắp xếp những câu tục ngữ này thành 3 nhóm trên? 
a) Một mặt người bằng 10 mặt của :
- Gv mặt chỉ về sự hiện diện: Vậy 
F Nghĩa của vế đầu là gì? 
F Nghĩa của vế 2 là gì? 
F Cả câu là gì ? 
F Nghệ thuật gì được dùng ở đây, tác dụng như thế nào? 
F Thể hiện kinh nghiệm sống gì của nhân dân ta? 
F Câu tục ngữ này có thể sử dụng trong những văn cảnh nào? (biểu hiện trong đời sống) 
F Em còn biết những câu tục ngữ nào có biểu hiện như thế ? 
- Gv chốt lại 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung: 
+ Tục ngữ về phẩm chất con người, về học tập tu dưỡng, về quan hệ ứng xử.
+ Về phẩm chất con người: câu 1,2,3
 + Về học tập tu dưỡng:
Câu 4,5,6
+ Về quan hệ ứng xử: Câu 7,8,9
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Sự hiện diện của một con người.
+ Sự hiện diện của 10 thứ của cải .
+ Sự hiện diện của một người bằng sự hiện diện của 10 thứ của cải .
+ Hình thức so sánh với những đối lập đơn vị chỉ số lượng ( 1>< 10) 
à Nhấn mạnh tạo nhịp điệu, đề cao giá trị của con người so với của cải .
 + Con người là thứ của cải quý giá nhất, yêu quý, tôn trọng, bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người .
+ Phê phán những trường hợp coi của cải hơn con người . An ủi, động viên, thể hiện tư tưởng triết lí sống, đặt con người lên trên mọi thứ của cải. 
à chế độ xh quan tâm đến quyền con người.
+ Một mặt người hơn 10 mặt của cải . Người làm ra của chứ của không làm ra người, người sống hơn đống vàng, Lấy của che thân không ai lấy thân che của . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
 1) Những kinh nghiệm và bài học phẩm chất con người : 
 a) Một mặt người bằng 10 mặt của :
à Thể hiện tư tưởng coi trọng giá trị con người, người quý hơn của, quý gấp bội lần .
b) Cái răng, cái tóc là góc con người: 
F Câu tục ngữ này có những nghĩa nào ? 
F Ở con người răng và tóc là những chi tiết nhỏ vậy, nghĩa của câu tục ngữ này là gì? 
F Câu tục ngữ này có thể sử dụng trong những văn cảnh nào ? 
- Gv chốt lại 
c) Đói cho sạch, rách cho thơm : 
F Câu tục ngữ này phản ánh kinh nghiệm sống gì của nhân dân?
F Trong dân gian còn có những câu tục ngữ nào đồng nghĩa với câu này? 
- Gv chốt lại.
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Răng và tóc thể hiện được tình trạng sức khoẻ của con người .
+ Những chi tiết nhỏ nhất cũng làm thành vẻ đẹp của con người.
+ Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch và đẹp .
Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá nhân phẩm con người của nhân dân .
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Làm người điều phải cần giữ gìn là phẩm giá trong sạch. Không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa có hại đến nhân phẩm .
+ Chết trong còn hơn sống đục .
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
b) Cái răng, cái tóc là góc con người: 
= > Vừa thể hiện sự đánh giá sức khoẻ, vẻ đẹp vừa thể hiện giá trị nhân cách con người . 
c) Đói cho sạch, rách cho thơm :
=> Dù nghèo khổ nhưng phẩm giá con người phải trong sạch .
a) Học ăn, học nói .
F Học ăn, học nói nghĩa là gì ? 
F Học gói, học mở nghĩa là gì? 
F Nghĩa của câu tục ngữ nói gì? 
- Gv chốt lại.
b) Không thầy đố mày làm nên :
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi 
F Câu tục ngữ này có nghĩa gì ? 
- Gv chốt lại 
c) Học thầy không tài học bạn :
F Câu này phản ánh bài học nào trong cuộc sống? 
- Gv: Câu tục ngữ còn khuyến khích, mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi kinh nghiệm như về việc kết bạn, có tình bạn đẹp.
- Gv chốt lại.
F Hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”và “Học thầy không tài học bạn” mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao? 
F Em hãy tìm một số câu tục ngữ có những trường hợp như vậy ? 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung.
+ Học cách ăn, cách nói. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn nên dọi, nói nên lời. Lời nói gói vàng. Lời nói chẳng mất tiền mua . 
+ Học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác (lịch sự, tế nhị trong đối nhân xử thế)
+ Học để trở thành con người toàn diện .
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Khẳng định vai trò, công ơn của thầy : Muốn nên người và thành đạt, người ta cần được dạy dỗ bởi các bực thầy, kính trọng, tìm thầy mà học . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
 + Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn. Ta gần gũi bạn nhiều hơn, có thể học hỏi nhiều điều ở nhiều lúc khác nhau.
- Hs lắng nghe 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức .
+ Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau : một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. 
+ Máu chảy ruột mềm. Bán an em xa mua láng giềng gần. Có mình thì giữ. Sẩy đàn tan nghé. 
2) Những kinh nghiệm và bài học về học tập và tu dưỡng .
 a) Học ăn, học nói .
=> Học để trở thành con người toàn diện : Thành thạo trong công việc, khéo léo trong giao tiếp.
 b) Không thầy đố mày làm nên :
=> Khẳng định vai trò, công ơn của thầy : Muốn nên người và thành đạt, người ta cần được dạy dỗ bởi các bực thầy, kính trọng, tìm thầy mà học 
c) Học thầy không tài học bạn :
=> Vai trò của việc học bạn.
=> Hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”và “Học thầy không tài học bạn” bổ sung cho nhau : một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Thương ngừơi có nghĩa gì ? 
F Thương thân có nghĩa gì? 
F Nghĩa của cả câu ? 
F Lời khuyên từ kinh nghiệm sống này là gì ? 
- Gv chốt lại.
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: 
F Làm rõ các từ : quả, cây, kẻ trồng .
F Nghĩa cả câu là gì ? 
F Bài học được rút ra từ kinh nghiệm này là gì ? 
- Gv chốt lại.
- Yêu cầu hs về nhà tìm hiểu các câu còn lại . 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
+ Tình thương dành cho người khác.
+ Tình thương dành cho chính mình .
+ Thương mình thế nào thương người thế ấy . 
+ Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha, không nên sống ích kỉ.
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
+ Hoa quả, cây trồng sinh ra hoa quả, người trồng trọt, chăm sóc để cây ra hoa kết trái. 
+ Hoa quả ta dùng đều do công sức người trồng, đó là điều nên nhớ. 
+ Mọi thứ ta hưởng thụ điều do công sức của con người. vậy cần trân trọng sức lao động của mọi người, không được lãng phí. 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- Hs lắng nghe .
3) Kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử:
 a) Thương người như thể thương thân :
=> Thương mình thế nào thương người thế ấy.
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây : 
=> Cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy thành quả lao động mà ta đang hưởng . 
2’
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết .
III. Tổng kết .
- Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ sgk, các hs khác chú ý .
- Hs đọc .
Ghi nhớ sgk tr 13 
3’
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs luyện tập .
IV. Luyện tập : 
- Hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập và yêu cầu hs về nhà làm . 
- hs nghe và ghi nhớ về nhà làm.
- Các bài tập phần luyện tập sgk .
 3) Củng cố : (3’) 
	- Gv nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật của những câu tục ngữ đã tìm hiểu.
 4) Đánh giá tiết học: (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài
	- Làm phần luyện tập vào vở bài tập 
	- Đọc thêm sgk , stk 
	- Xemm trước bài “Rút gọn câu” 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
.
 Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 78 
Bài dạy : RÚT GỌN CÂU
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Nắm được cách rút gọn câu .
	- Hiểu được tác dụng của câu rút gọn. 
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn. 
B. Chuẩn bị:
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (1’) 
	F Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :	
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
14’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm rút gọn câu : 
I. Thế nào là rút gọn câu: 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Cấu tạo của 2 câu ca cao có gì khác nhau ?
a) Học ăn, học nói ..
b) Chúng ta học ăn ..
F Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu (a) ?
F Từ đó cho thấy tục ngữ có nói riêng về một ai hay nó đúc rút những kinh nghiệm chung, đưa ra những lời khuyên chung? 
F Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu a được loại bỏ ? 
F Trong các câu in đậm sgk tr15 thành phần nào được lược bỏ ? 
F Tại sao có thể lược bỏ được các thành phần đó trong câu ? 
F Em có thể trợ thêm các thành phần thiếu vào trong câu ? 
F Từ những sự phân tích trên , em hiểu thế nào là rút gọn câu ? Mục đích rút gọn câu để làm gì ? 
- Gv chốt lại nội dung ghi nhớ .
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung.
+ Vắng chủ ngữ .
+ Có chủ ngữ .
+ Chúng ta, Người VN, Em, Chúng em .
+ Đúc rút những kinh nghiệm chung của dân gian. 
+ Vì ở đây câu tục ngữ đưa ra một lời khuyên cho mọi người hoặc nêu  ...  tìm hiểu vừa ghi theo sơ đồ sau) :
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Tán thành 
+ Tự phụ là một thói xấu của con người . Đức khiêm tốn tạo nên vẻ đẹp nhân cách cho con người bao nhiêu thì tự phụ lại bôi xấu nhân cách bấy nhiêu . 
+ Tự phụ kiến cho bản thân không biết mình là ai 
Tự phụ luân kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
Tự phụ khiến cho bản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh .
+ tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình .
+ Mình không biết mình 
+ Bị mọi người khinh ghét
+ Cô lập mình với người khác.
+ Hoạt động của mình bị hạn chế, không có sự hợp tác dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả. Gây nên nỗi buồn cho chính mình , khi thất bại thường tự ti.
+ Hại chính cá nhân người tự phụ , với những ai quan hệ với người đó.
+ Lấy từ thực tế trường lớp, môi trường xung quanh mình . 
Có lúc mình đã tự phụ 
Dẫn chững đã đọc qua sách báo.
- Bắt đầu từ việc định nghĩa tự phụ là gì à Nổi bật nét tính cách cơ bản của kẻ tự phụ à Nói tác hại của nó . 
* ĐỀ: “Chớ nên tự phụ”
* LUẬN ĐIỂM 
- Tự phụ là một thói xấu của 
con người .
- Khiêm tốn (cái đẹp) >< Tự phụ 
(cái xấu) 
 è
- Tự phụ khiến cho bản thân 
không biết mình là ai, bị 
chê trách, mọi người xa 
lánh, khinh bỉ (luận điểm 
tự phụ) 
* LUẬN CỨ 
- Tự phụ : Tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình .
- Khuyên chớ nên tự phụ là vì : 
+ Mình không biết mình 
+ Bị mọi người khinh ghét 
- Tự phụ có hại :
+ Cô lập mình với người khác 
+ Hoạt động mình bị hạn chế 
+ Gây nỗi buồn cho bản thân 
+ Thất bại à tự ti 
- Tự phụ có hại cho :
+ Chính bản thân người tự phụ 
+ Với những ai quan hệ với người đó. 
* DẪN CHỨNG : 
- Thực tế trường lớp, môi trường quanh mình 
- Bản thân mình 
- Qua sách báo, truỵện đọc 
* LẬP LUẬN : 
- Định nghĩa tự phụ à Làm nổi bật nét tính cách cơ bản của kẻ tự phụ à tác hại 
3’
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết 
III. Tổng kết 
- Gv nhấn mạnh lại những nội dung theo ghi nhớ sgk tr23
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
(Ghi nhớ sgk tr 23) 
5’
Hoạt động 5: Hướng dẫn hs luyện tập 
IV. Luyện tập 
- Gv hướng dẫn về nhà làm các bài tập phần luyện tập .
- Hs lắng nghe ghi nhớ về nhà làm . 
Các bài tập sgk 
 3) Củng cố : (2’) 
	- Gv nhấn mạnh lại các nội dung phần ghi nhớ sgk tr 23 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Xem lại việc lập ý 
	- Học thuộc ghi nhớ 
	- Làm phần bài tập luyện tập 
	- Đọc bài tham khảo 
	- Soạn bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” sgk tr 24
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 81 
Văn bản : TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh) 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
	- Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn
	- Nhớ đượ câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn . 
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn. 
B. Chuẩn bị:
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học : 
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	F Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội .
	F Em hãy cho biết những kinh nghiệm và bài học về phẩm chất con người được ông cha ta nhắn nhủ như thế nào ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
	- Gv yêu cầu hs nhắc lại khái niệm văn nghị luận .
	- Gv kết hợp với chú thích để giới thiệu bài.
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản và chú thích: 
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản : 
- Yêu cầu hs đọc văn bản sgk .
- Yêu cầu hs đọc chú thích sgk .
F Em hãy nhận xét xuất xứ của bài văn ?
- Gv chốt lại.
- Hs đọc thông tin . 
- Hs đọc 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
 1. Đọc – Chú thích: 
(sgk tr 24-26)
 a) Đọc văn bản 
 b) Chú thích : 
 Bài văn trích trong báo cáo chính trị của chủ tịch HCM tại Đại hội II (2/1951) của Đảng LĐVN (nay ĐCSVN) 
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản 
2. Tìm hiểu chung về văn bản : 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : 
F Bài văn nghị luận về vấn đề gì? 
F Câu văn nào thể hiện vai trò thể hiện vấn đề này?
F Em hãy tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài ? 
- Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Lòng yêu nước của nhân dân ta .
+ “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
a) Vấn đề nghị luận : Bài văn nghị luận về lòng yêu nước của nhân dân ta. (thể hiện ở câu 1)
b) Bố cục : 
- Mở bài : “lũ cướp nước” , nhận định chung về lòng yêu nước. 
- Thân bài : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” , những biểu hiện của lòng yêu nước.
- Kết bài: Phần còn lại: nhiệm vụ của chúng ta. 
14’
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs phân tích văn bản 
II. Phân tích 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : 
F Trong câu văn mở đầu của văn bản thể hiện tình cảm gì của Bác? 
F Lòng yêu nước nồng nàn được tác giả nhấn mạnh trên lĩnh vực nào?
F Tại sao lĩnh vực này thể hiện lòng yêu nước mạnh mẽ?
F Nổi bật trong đoạn mở đầu văn bản là hình ảnh nào? 
F Để làm rõ lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả tác giả đã dựa vào những chứng cứ cụ thể của lòng yêu nước trong 2 thời kì . Đó là những thời kì nào? 
F Lòng yêu nước trong quá khứ được xác lập bằng những chứng cứ lịch sử nào?
F Vì sao tác giả có quyền khẳng định: Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang đó? 
F Trong thời đại ngày nay lòng yêu nước biểu hiện ở những phương diện nào?
F Đoạn văn này viết bằng cảm xúc nào của tác giả ? 
F Trong đoạn văn cuối tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào ? 
F Tác dụng của phép so sánh này ?
F Lòng yêu nước tồn tại ở những dạng nào? 
F Tác giả đã bàn luận về bổn phận của chúng ta như thế nào? 
- Gv : Nghệ thuật lập luận trong bài nổi bật nhất là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng .
F Việc dẫn chứng ở đoạn 2 như thế nào? 
F Tác dụng ? 
F Dẫn chứng ở đoạn 3 ?
F Trong đoạn 3 tác giả sử dụng lối diễn đạt có gì đặc biệt? (theo mô hình nào?)
F Trong đoạn 1 , tác giả sử dụng những động từ gì? 
F Trong đoạn 2,3 tác giả sử dụng thủ pháp gì đặc biệt? 
- Gv bổ sung : 
+ Liệt kê lịch sử 
+ Liệt kê biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi
F Trong đoạn 4 nghệ thuật tiêu biểu nào được tác giả sử dụng ? 
- Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Tình yêu nước mãnh liệt, sôi nổi, chân thành .
+ Đấu tranh chống ngoại xâm .
+ Đặc điểm lịch sử  ,
Thời kì chống pháp (45-54)
+Nó kết thành làng sóng
.Nó nhấn chìm .
+ Quá khứ: “lịch sử ... dân tộc anh hùng”
Hiện tại : “Đồng bào ta  nồng nàn yêu nước” 
+ Thời đại Bà Trưng, bà Triệu ,
+ Vì đây là thời đại gắn liền với các chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
+Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước “Từ các cụ già .ghét giặt” 
+ Tiền tuyến à hậu phương “Từ những chiến sỉ  của mình” 
+ Mọi nghề nghiệp tầng lớp “từ những  cho chính phủ”
+ Cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp.
+ Tình thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
+ Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta .
+ Làm cho người đọc, người nghe dễ hiểu về giá trị của lòng yêu nước.
+ Thấy được (trưng bày) 
+ Không nhìn thấy (giấu kín) 
+ Động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người, phải ra sức giải thích , tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước .công việc kháng chiến .
+ Dẫn chững tiêu biểu liệt kê theo trình tự lịch sử. 
+ Dùng chúng để chứng minh một cách thuyết phục cho lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc . 
+ Liệt kê dẫn chứng à sáng tỏ chủ đề đoạn văn .
+ Từ . đến
+ Kết tinh, lướt qua, nhấn chìm 
+ Liệt kê 
+ So sánh 
( Tinh thần yêu nước tiềm tàng, kín đáo, và bộc lộ rõ ràng, đầy đủ)
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
1. Nội dung : 
 a) Nhận định chung về lòng yêu nước: 
- “Dân ta yêu nước”
à Tình yêu nước mãnh liệt, sôi nổi, chân thành .
- Biểu hiện ở quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc .
b) Những biểu hiện của lòng yêu nước : 
- Các dẫn chứng : 
+ Quá khứ: “lịch sử ... dân tộc anh hùng”
+ Hiện tại : “Đồng bào ta  nồng nàn yêu nước” 
+Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước “Từ các cụ già .ghét giặt” 
+ Tiền tuyến à hậu phương “Từ những chiến sỉ  của mình” 
+ Mọi nghề nghiệp tầng lớp “từ những  cho chính phủ”
* Cảm xúc của tác giả : Cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp.
c) Nhiệm vụ của chúng ta: 
- Tình thần yêu nước cũng như các thứ của quý. 
àĐề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta . Làm cho người đọc, người nghe dễ hiểu về giá trị của lòng yêu nước.
- Lòng yêu nước tồn tại ở dạng : 
+ Thấy được (trưng bày) 
+ Không nhìn thấy (giấu kín) 
à Phải động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người làm cho tinh thần yêu nước biểu hiện qua hành động cụ thể công cuộc kháng chiến.
2) Nghệ thuật : 
 a) Nghệ thuật lập luận của tác giả : 
( Cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng) 
- Đoạn 2: Liệt kê theo trình tự lịch sử. 
- Đoạn 3 : Liệt kê dẫn chứng à sáng tỏ chủ đề đoạn văn .
b) Nghệ thuật diễn đạt:
+ Đoạn 1 : Sử dụng những động tưg mạnh : Kết thành, nhấn mạnh .
+ Đoạn 2,3 : Liệt kê 
+ Đoạn 3 : mô hình “Từ . đến”
+ Đoạn 4 : So sánh 
3’
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs tổng kết 
III. Tổng kết: 
- Gv nhấn mạnh lại giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài văn theo ghi nhớ sgk tr27.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ
(Ghi nhớ sgk tr 27) 
4’
Hoạt động 5 : Hướng dẫn hs luyện tập 
IV. Luỵên tập 
- Gv hướng dẫn các bài tập cho hs về nhà làm . 
- Yêu cầu hs về nhà làm . 
- Hs lắng nghe và ghi nhớ 
Các bài tập phần luyện tập .
 3) Củng cố :(1’) 
 	- Gv nhấn mạnh lại giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài văn theo ghi nhớ sgk tr27.
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 - Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
 	 - Học thuộc bài
- Làm các bài tập phần luyện tập vào vở bài tập 
- Xem trước bài “câu đặc biệt”.	
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 77.doc