Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 24

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 24

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của tiếng việt qua sự phân tích chứng minh của tác giả .

 - Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn, lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học .

 - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

B. Chuẩn bị:

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :

 I. Ổn định tổ chức : (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 : 
Tiết 85: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT 
Tiết 86 : THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU 
Tiết 87 + 88 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH . 
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 85 
Văn bản : SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
 ( Đặng Thai Mai)
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của tiếng việt qua sự phân tích chứng minh của tác giả .
	- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn, lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học . 
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị:
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)
	F Đọc thuộc lòng phần mở bài “Tinh thần ”
	F Lòng yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích trên ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản – chú thích 
I. Đọc văn bản – chú thích
- Gv gọi hs đọc văn bản .
Gv lưu ý những câu có bộ phận mở rộng thành phần.
- Gv gọi hs đọc chú thích* 
- Yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau : 
F Nêu những nét chính cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ?
F Xuất sứ văn bản ? 
- Gv nhấn mạnh lại .
- Gv hỏi hs một số từ khó . 
- Hs đọc 
- Hs lắng nghe ghi nhớ 
- Hs đọc 
- Hs thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
1) Đọc văn bản 
(sgk)
2) Đọc chú thích
 (sgk) 
7’
Hoạt động 2:Hướng dẫn hs tìm hiểu chung văn bản 
II. Tìm hiểu chung về văn bản : 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi : 
F Vấn đề nghị luận ở đây là gì ? Biểu hiện cụ thể qua luận điểm nào trong bài ? 
F Em hãy tìm bố cục của văn bản và nêu nội dung chính ? 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến .
+ Sự giàu đẹp của tiếng việt , luận điểm TV có .hay .
+ 2 phần 
P1: “Từ đầu à thời kì lịch sử” . Nêu nhận định là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.
P2: Phần còn lại : Chứng minh cáiđẹp và sự giàu có, phương pháp của Tiếng việt về các mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp .
 1. Vấn đề nghị luận : 
 Sự giàu đẹp của tiếng việt , luận điểm TV có .hay .
2) Bố cụ : 2 phần 
 + P1: “Từ đầu à thời kì lịch sử” . Nêu nhận định là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.
 + P2: Phần còn lại : Chứng minh cáiđẹp và sự giàu có, phương pháp của Tiếng việt về các mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp .
20’
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs phân tích nội dung 
III. Phân tích văn bản 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Tiếng việt có những phẩm chất nào ? 
F Để chứng minh cho luận điểm “TV có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay, tác giả đã dùng những dẫn chứng nào ? 
F Vẻ đẹp của tiếng việt được giải thích trên những yếu tố nào? 
F Dựa trên căn cứ nào để nhận tác giả nhận xét tiếng việt là một thứ tiếng hay? 
F Lập luận của tác giả trong đoạn văn này như thế nào? 
F Em hãy nhận xét cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt ? Tác dụng ? 
F Để chứng minh vẻ đẹp của tiếng việt tác giả dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của nó ? 
F Chất nhạc của Tv được xác nhận trên các chứng cớ nào trong đời sống và trong khoa học ? 
F Em hãy lấy một số vd chứng minh ?
F Tính uyển chuyển trong câu cú của tiếng việt được tác giả xác lập trên những chứng cứ nào của đời sống?
F Em hãy lấy một số vd chứng minh ? 
F Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? 
F Tác giả quan niệm như thế nào về một thứ tiếng hay?
F Tác giả xác nhận khả năng hay của tiếng việt tren những chứng cớ nào ? 
F Em hãy lấy một số vd dẫn chứng để chứng minh cho cách nói của tác giả?
F Nhận xét về cách lập luận của tác giả về cái hay của tiếng việt trong đoạn văn này ? 
F Cái hay và cái đẹp trong tiếng việt có quan hệ với nhau như thế nào ? 
F Em hãy cho biết đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này ? 
- Gv nhận xét kết luận .
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến, đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung . 
+ Đẹp và hay 
- Hs trả lời 
+ Nhịp điệu hài hoà , cú pháp tế nhị 
+ Đủ khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người việt nam, thoã mãn cho nhu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử. 
+ Câu 1: Nêu nhận xét khái quát 
+ Câu 2: Giải thích cái đẹp của Tv 
+ câu 3 : Giải thích cái hay của TV .
+ Ngắn gọn, rành mạch, đi từ ý khái quát đến ý cụ thể à Người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
+ Giàu chất nhạc, rất uyển chuyển trong câu kéo. 
+ Ấn tượng của người nước ngoài “Tiếng việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc” 
Cấu tạo đặc biệt của tiếng việt : Hệ thống ngữ âm và phụ âm khá phong phú, giàu thanh điệu, giàu tính ngữ âm. 
+ Chú bé loắt choắt 
Cái đầu nghênh nghênh .
+ Nhận xét của các giáo sư nước ngoài ( TV  rất rành mạch trong lối nói , rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ ) 
+ Người sống, đống vàng 
+ Kết hợp chứng cứ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc . 
+ Thoã mãn nhu cầu trao đổi tình cảm giữa người và người, thoã mãn nhu cầu văn hoá ngày một phức tạp.
+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ , . về hình thức diễn đạt, từ vựng tăng mỗi ngày một nhiều, ngữ pháp .. . uyển chuyển, chính xác hơn. Không ngừng đặt ra từ mới, cách nói mới, hoặc việt hoá những từ và những cách nói của các dân tộc anh em . 
+ Các sắc thái khác nhau trong “chinh phụ ngâm khúc” 
+ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
+ Sắc thái của từ “ta” : bà huyện thanh Quan và Nguyễn Khuyến . ..
+ Dùng lí lẽ và các chứng cứ khoa học .
+ Thuyết phục bạn đọc ở sự chính xác khoa học mà tin vào cái hay của tiếng việt .
+ Thiếu dẫn chứng sinh động 
+ Quan hệ gắn bó : Cái đẹp (hình thức) của tiếng việt đi liền với cái hay, ngược lại, cái hay (nội dung) cùng tạo ra vẻ đẹp của tiếng việt .
+ Hs thảo luận và trả lời . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
1) Nhận địn về giá trị của tiếng việt : 
“Từ đầu à thời kì lịch sử” :
- Tv có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, tiếng hay.
+ Đẹp : Nhịp điệu, cú pháp .
+ Hay : Đủ khả năng diễn đạt, tình cảm, thoã mãn nhu cầu đời sống văn hoá.
 =>
 + Câu 1: Nêu nhận xét khái quát 
+ Câu 2: Giải thích cái đẹp của Tv 
+ câu 3 : Giải thích cái hay của TV .
à Ngắn gọn, rành mạch, đi từ ý khái quát đến ý cụ thể giúp cho người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
2) Biểu hiện giàu đẹp của tiếng Việt : 
 a) Tiếng việt đẹp như thế nào? 
- Giàu chất nhạc, Hệ thống ngữ âm và phụ âm khá phong phú, giàu thanh điệu, giàu tính ngữ âm. 
- Rất uyển chuyển trong câu kéo, rành mạch trong lối nói, rất ngon lành trong những câu tục ngữ .
 b) Tiếng việt hay như thế nào ? 
- Thoã mãn nhu cầu trao đổi tình cảm giữa người và người.
- Thoã mãn nhu cầu văn hoá ngày một phức tạp.
à Dồi dào về cấu tạo từ ngữ , . về hình thức diễn đạt, từ vựng tăng mỗi ngày một nhiều, ngữ pháp .. . uyển chuyển, chính xác hơn. Không ngừng đặt ra từ mới, cách nói mới, hoặc việt hoá những từ và những cách nói của các dân tộc anh em . 
(a), (b) àDùng lí lẽ và các chứng cứ khoa học .
Cái đẹp (hình thức) của tiếng việt đi liền với cái hay, ngược lại, cái hay (nội dung) cùng tạo ra vẻ đẹp của tiếng việt .
3) Nghệ thuật nghị luận: 
- Kết hợp giải thích với chứng minh bình luận .
- Lập luận chặt chẽ.
- Dẫn chứng khá toàn diện, bao quát.
- Sử dụng bút pháp mở rộng (giải thích thêm)
3’
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết 
IV. Tổng kết : 
- Gv nhấn mạnh lại các nội dung phần ghi nhớ . 
- hs lắng nghe ghi nhớ 
( ghi nhớ sgk tr 37) 
 3) Củng cố : (1’) 
	. - Gv nhấn mạnh lại các nội dung phần ghi nhớ . 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài, thực hiện phần luyện tập .
	- Xem bài mới .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 86 
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu 
	- Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở bậc tiểu học . 
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
	F Thế nào là câu đặc biệt ? Tác dụng của câu đặc biệt ?
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ : 
I. Đặc điểm của trạng ngữ : 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên ? 
F Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì ? 
F Có thể chuyển các trạng ngữ trên sang những vị trí ào trong câu ? 
- Gv chốt lại : Về nguyên tắc, trạng ngữ có thể đặc ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu - giữa - cuối) giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quảng nghỉ kho nói hoặc dấu phẩy khi viết, trong trường hợp trạng ngữ đặc ở cuối câu thì yêu cầu này là bắt buộc, vì nếu không nó sẽ được hiểu là phụ ngữ của một cụm động từ hay cụm tính từ trong câu .
- Gv lấy vd minh hoạ .
+ Một vài lần, tôi đề nghị nó đọc to thư này .
+ Tôi 1 vài lần đề nghị nó đọc to thư này .
+Tôi đề nghị nó đọc to thư này một vài lần (phụ ngữ của từ “đọc” chứ không phải đề nghị . 
F Thêm trạng ngữ cho câu có tác dụng gì ? 
F Vị trí của trạng ngữ trong câu như thế nào ? 
- Gv chốt lại.
- Đọc 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ “Dưới bóng tre xanh,
+ Đã từ lâu đời” 
+ Đời đời, kiếp kiếp 
+ Từ nghìn đời nay 
+ “Dưới bóng tre xanh à bổ sung thông tin về địa điểm 
+ Đã từ lâu đời” à bổ sung thông tin thời gian 
+ Đời đời, kiếp kiếp à bổ sung thông tin thời gian .
+ Từ nghìn đời nay à bổ sung thông tin thời gian 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs lắng nghe 
- Hs chú ý 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức . 
 1.Tìm hiểu BT sgk tr 39 : 
 + “Dưới bóng tre xanh à bổ sung thông tin về địa điểm 
 + Đã từ lâu đời” à bổ sung thông tin thời gian 
 + Đời đời, kiếp kiếp à bổ sung thông tin thời gian .
 + Từ nghìn đời nay à bổ sung thông tin thời gian .
à Trạng ngữ có thể đứng đầu , giữa, hoặc cuối câu .
Ví dụ : 
+ Một vài lần, tôi đề nghị nó đọc to thư này .
+ Tôi 1 vài lần đề nghị nó đọc to thư này .
+Tôi đề nghị nó đọc to thư này một vài lần (phụ ngữ của từ “đọc” chứ không phải đề nghị . 
 2) Kết luận : 
 ( Ghi nhớ sgk tr 39) 
18’
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập 
II. Luyện tập 
- Hướng dẫn hs làm các bài tập sgk . 
- Hs thực hiện theo hướng dẫn cả gv . 
Các bài tập sgk . 
 3) Củng cố : (3’) 
	- Gv nhấn mạnh lại nội dun và hình thức của trạng ngữ 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài cũ 
	- Làm các bài tập vào vở 
	- Xem trước bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận CM”
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 87 + 88 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Năm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh .
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (2’) 
	F Gv kiểm tra vở bài tập của hs . 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
18’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh : 
I. Mục đích và phương pháp CM : 
- Yêu cầu hs đọc thông tin thảo luận trả lời các câu hỏi:
F Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh ? 
F Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? 
Gv bổ sung : Chẳng hạn nói bạn A giỏi nhất lớp thì phải có những dẫn chứng : Các môn học tổng kết cuối năm đạt loại giỏi, hơn các bạn khác, Đây là những điểm thực chất chứ không phải quay cóp, gian lận, khả năng tiếp thu bài, làm bài tập được thầy cô thừa nhận . 
F Vậy thế nào là chứng minh ? 
F Trong văn bản nghị luận khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng dẫn chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy ? 
- Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến, trả lời các câu hỏi : 
 + Khi cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật hay giả thì người ta cần chứng minh .
+ Khi cần chứng minh một đìều là thật thì ta dẫn sự việc ấy ra, dẫn người chứng kiến việc ấy, đưa ra được các dẫn chứng, các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề . 
- Hs lắng nghe 
+ Dùng sự thật (chứng cứ xác thật) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin . 
+ Ta phải dùng lí lẽ để dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, luận điểm nào đó là đúng đắn , là đáng tin cậy . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
 1) Nhu cầu CM trong đời sống : 
 - Khi cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật hay giả thì người ta cần chứng minh .
 2) Mục đích CM : 
 - Dùng sự thật (chứng cứ xác thật) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin 
 3) Phương pháp chứng minh : 
 - Ta phải dùng lí lẽ để dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, luận điểm nào đó là đúng đắn, là đáng tin cậy . 
23’
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản 
II. Tìm hiểu văn bản : 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Luận điểm cơ bản của bài văn là gì ? 
F Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó ? (Cụ thể cho luận điểm đó) 
Gv : Trước đây tư tưởng “Đừng sợ vấp ngã” người đọc sẽ thầm thắc mắc : Tại sao lại không sợ? và bài văn phải trả lời, tức chứng minh chân lí vừa nêu cho sáng tỏ vì sao mà không sợ vấp ngã.
F Vậy để khuyên người ta không bị vấp ngã người ta đã lập luân như thế nào? 
F Phần mở bài tác giả trình bày những gì? 
F Thân bài tác giả dẫn chứng như thế nào? 
F Kết bài tác giả đưa ra ý kiến như thế nào? 
F Các sự thật được diễn ra có đáng tin cậy không? 
F Vậy em hiểu phép lập luận chứng minh là gì ? 
- Gv chốt lại ghi nhớ sgk 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến, trả lời . 
+ Đừng sợ vấp ngã 
+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ .
+ Không sao đâu 
+ vậy xin bạn chớ lo thất bại. 
- Hs lắng nghe 
+ Hs trả lời 
+ Giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật à vấp ngã là thường không thể chối cải .
+ Nêu 5 bằng chứng à Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, những vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng . 
+ Khuyên nhủ “Chớ lo thất bại” nhưng phải cố gắng hết mình à Đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng . 
+ Các sự thật được diễn ra rất đáng tin cậy. vì nó đã nói tới những thất bại, những vấp ngã bước đầu của những con người nổi tiếng, ai cũng biết. 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- “Đừng sợ vấp ngã”
 1. Luận điểm : Đừng sợ vấp ngã”.
2. Tìm hiểu lập luận : 
 - MB: Giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật à vấp ngã là thường không thể chối cải .
 - TB: Nêu 5 bằng chứng à Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, những vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng . 
 - KB: Khuyên nhủ “Chớ lo thất bại” nhưng phải cố gắng hết mình à Đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng . 
3) Kết luận : 
(ghi nhớ sgk tr42) 
Tiết2: 
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập 
III. Luyện tập : 
40’
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Bài văn nêu lên luận điểm gì ? 
F Hãy tìm những câu văn mang những luận điểm đó ? 
F Để chứng minh luận điểm của mình người viết đã nêu ra những luận cứ nào?
F Những luận cứ ấy có sức thuýết phục không ? 
F Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã” ? 
- Gv chốt lại.
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ “Không sợ sai lầm” 
- Các luận điểm:
+ “Một người lức nào  có thể tự lập được” 
+ “Thất bại là mẹ của thành công” 
+ “Chẳng ai thích sai lầm cả” 
- Các luận cứ : 
a) + Sợ sặc nước à không biết bơi. Sợ nói sai sẽ không học ngoại ngữ . Không chịu mát thì không được gì? 
b) Khi tiến bước vào tương lai bạn làm sao tránh sai. Sợ sai thì bạn chẳng giám làm. Tiêu chuẩn đúng sai. Chớ trắc trở mà nên dừng tay. 
c) Không cố ý phạm sai lầm, có người sai lầm thì chán nản, Có kẻ sai lầm tiếp tục sai lầm thêm, có người rút kinh nghiệm để tiến lên. 
+ Tất cả các luận cứ trên cả lí lẽ và dẫn chứng đều rất hiển nhiên và đầy sức thuyết phục
+ Cách lập luận của bài này khi đưa luận cứ không nên dẫn chứng cụ thể vì thế dễ cho người đọc tự thấy mình trong những dẫn chứng đó. 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
Tìm hiểu đề văn “Không sợ sai lầm” sgk tr42
- Các luận điểm:
a) “Một người lức nào  có thể tự lập được” 
b) “Thất bại là mẹ của thành công” 
c) “Chẳng ai thích sai lầm cả” 
- Các luận cứ : 
a) + Sợ sặc nước à không biết bơi. Sợ nói sai sẽ không học ngoại ngữ . Không chịu mát thì không được gì? 
b) Khi tiến bước vào tương lai bạn làm sao tránh sai. Sợ sai thì bạn chẳng giám làm. Tiêu chuẩn đúng sai. Chớ trắc trở mà nên dừng tay. 
c) Không cố ý phạm sai lầm, có người sai lầm thì chán nản, Có kẻ sai lầm tiếp tục sai lầm thêm, có người rút kinh nghiệm để tiến lên. 
à Tất cả các luận cứ trên cả lí lẽ và dẫn chứng đều rất hiển nhiên và đầy sức thuyết phục. 
 3) Củng cố : (3’) 
	- Gv nhấn mạnh lại những điều ghi nhớ sgk . 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò: (1’) 
	- Học bài cũ 
	- Đọc phần đọc thêm 
	- Xem trước bài “Thêm trạng ngữ cho câu”(tt) 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 85.doc