I . Mục tiêu bài học :
Giúp HS :
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : (không )
3. Bài mới :
- Giới thiệu : Ngày đầu tiên đi học ai đã đưa em đến trường? lúc ấy cảm xúc của em như thế nào?
- Thật vậy, trong chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm đẹp của ngày đầu tiên đến trường. Đó là sự háo hức, rụt rè và bỡ ngỡ. Tâm trạng của các em là vậy, thế còn tâm trạng của các bậc làm cha mẹ thì như thế nào đối với ngày đầu tiên đi học của con ? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề “ Cổng trường mở ra ” của Lý Lan.
Ngày soạn : 02/03/2008 Tuần 1. Tiết 1 Ngữ Văn Bài 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA Lý Lan I . Mục tiêu bài học : Giúp HS : Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. II. Các bước lên lớp : Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ : (không ) Bài mới : - Giới thiệu : Ngày đầu tiên đi học ai đã đưa em đến trường? lúc ấy cảm xúc của em như thế nào? - Thật vậy, trong chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm đẹp của ngày đầu tiên đến trường. Đó là sự háo hức, rụt rè và bỡ ngỡ. Tâm trạng của các em là vậy, thế còn tâm trạng của các bậc làm cha mẹ thì như thế nào đối với ngày đầu tiên đi học của con ? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề “ Cổng trường mở ra ” của Lý Lan. Nội dung phương thức họat động : Ghi bảng Hoạt động 1 : Đọc - Giáo viên đọc mẫu đoạn đầu. - Gọi học sinh đọc phàn còn lại, chú ý sắc thái biểu cảm của bài văn, hướng dẫn học sinh đọc cho đúng. - Gọi học sinh đọc chú thích sách giáo khoa, giải thích lại một số từ khó. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản - Về bài “ Cổng trường mở ” ra nói đến sự việc gì? þ Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. - Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được ? þ Mẹ không ngủ được một phần do cũng háo hức, băn khoăn lo lắng cho ngày mai là ngày khai trường của con, một phần là do nhớ lại những kỷ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình. - Đó là những kỷ niệm gì? þ kỷ niệm ngày đầu tiên đi học được bà ngọai dẫn đến trường. Cảm xúc mẹ rất nôn nao hồi hộp khi cùng bà ngọai đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hỏang khi cổng trường đóng lại Nhớ đến ngày khai trường của mình mẹ không ngủ được vì ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trongtâm hồn người mẹ, đến nỗi người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng : “ Hằng năm cứ vào cuối thu dài và hẹp ” - Những chi tiết trên cho em thấy đây là một người mẹ như thế nào? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ là vậy, còn tâm trạng của người con là như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tâm trạng của người con. - Chi tiết nào trong bài biểu hiện tâm trạng của người con? þ + “Đêm nay con cũng háo hức như trước mỗi lần đi chơi xa” + “Giấc ngủ đến với con đang mút kẹo” Rõ ràng tâm trạng của đứa con không giống tâm trạng của người mẹ, I.Tìm hiểu văn bản 1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1 A/ Tâm trạng của mẹ - Quan tâm, lo lắng cho con - Bâng khuâng, xao xuyến, thao thức, suy nghĩ triền miên, nhớ lại những kỷ niệm về ngày khai trường đầu tiên của mình. þ Một người mẹ rất yêu thương con. B. Tâm trạng của con - Háo hức, nhẹ nhàng, thanh thản đi vào giấc ngủ. “ giấc ngủ đến với con ăn một cái kẹo”. đứa con rất vô tư, hồn nhiên thanh thản đi vào giấc ngủ. ( Liên hệ thực tế ) - Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? - Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? ( Có thể cho học sinh thảo luận ). þ Người mẹ không trực tiếp nói với người con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp * Nhà trường đã mang lại cho các em những gì? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? Người mẹ nói : “ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” đã gần 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ em mới hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì? ( gọi 4 HS ) + Có thêm nhiều bạn bè, được sống trong tình yêu thương của thầy cô và bè bạn. + Kiến thức về cuộc sống, cách ứng xử với mọi người, và nhiều điều bổ ích. ( Liên hệ bài hát : Đất Nước Mến Thương ). - Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ những gì? Họat động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Học sinh đọc câu hỏi. - Suy nghĩ và làm vào vở - Gọi 2 học sinh đọc bài làm của mình - Giáo viên nhận xét, cho điểm - Đọc bài đọc thêm sách giáo khoa. þ Trẻ con, hồn nhiên 2. Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ : - Nhà trường đã mang lại tri thức, đạo đức, tính chất và lý tưởng cho học sinh - Vì thế ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ mai sau, và sai lầm trên là có thể đưa thế hệ ấy đi lệch cả hàng dặm sau này. þ Nói lên vai trò quan trọng của nhà trường * Ghi nhớ : Sách giáo khoa /9 Bài tập 1 : Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? 4.Củng cố : Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con như thế nào? 5.Dặn dò : - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm bài tập 2 phần luyện tập - Chuẩn bị tiết tiếp theo “ Mẹ tôi ” =============================================================================== Ngày soạn : Tuần 1. Tiết 2 Ngữ Văn BÀI 1 VĂN BẢN : MẸ TÔI Ét-môn-đô-đơ-A-mi-xi I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu thương rất đỗi thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp2.Kiểm tra bài cũ - Qua văn bản “ Cổng Trường Mở Ra ” em thấy tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con như thế nào? þ Em có suy nghĩ gì về văn bản này? - Đã 7 năm ngồi ghế nhà trường, em thấy vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ như thế nào? - Kiểm tra bài tập về nhà. 3. Bài mới - Giới thiệu : Từ văn bản “ Cổng Trường Mở Ra ” chúng ta thấy trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ giữ một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “ Mẹ Tôi ” sẽ cho ta một bài học như thế. Nội dung và phương thức họat động Ghi bảng Họat động 1 : - Đọc Giáo viên đọc văn bản sau đó hướng dẫn HS đọc lại þ Đây là văn biểu cảm nên lưu ý cho học sinh cần thể hiện được trên tâm tư và t/c buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con, và sự trân trọng của ông đối với vợ mình. - Gọi học sinh đọc lại chú thích sách giáo khoa. Giáo viên giải thích một số từ khó. Họat động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. Tại sao văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “ Mẹ Tôi ” ? þ Thứ 1 , nhan đề ấy là của chính tác giả A-Mi-Xi đặt cho đoạn trích. Mỗi truyện nhỏ trong “Những tấm lòng cao cả ” đều có một nhan đề do tác giả đặt. þ Thứ 2 , khi đọc kỹ chúng ta sẽ thấy tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ - Qua bức thư người bố gửi cho con chúng ta lại thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao. Không để cho người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả cũng như bộc lộ trên t/c và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói được một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hi sinh mà nguời mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình. - Sự hi sinh của người mẹ đối với con như thế nào? các em hãy tìm trên chi tiết nói về người mẹ của En-Ri-Cô ? - Qua đó em hiểu được mẹ của En-Ri-Cô là người như thế nào? - En-Ri-Cô có lỗi gì với mẹ ? - Trước lỗi lầm ấy thái độ của người bố qua bức thư như thế nào ? ( Học sinh thảo luận ) I .Tác giả - Tác phẩm : Sách giáo khoa II. Tìm hiểu văn bản : 1. Tình yêu thương của người mẹ đối với En-Ri-Cô - Mẹ thức suốt đêm chăm sóc lo lắng khi con bệnh. - Mẹ có thể hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng mình để cứu sống con. þ Yêu thương con mình nhất trên đời. 2. Thái độ của bố đối với En-Ri-Cô khi em đã lỡ thốt ra lờiõ thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm - “ như một nhát dao đâm vào tim bố vậy ” - “ bố không thể nén giận đối với con ” - “ cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con ” - “ thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào đã chà đạp lên tình yêu thương đó ” -“ Thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ ” - Theo em điều gì đã khiến En-Ri-Cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố ? ( a, c, d ) - Tại sao bố không nói trực tiếp với En-Ri-Cô mà lại viết thư ? þ Bởi vì đó là trên t/c, trên điều tế nhị nhiều khi không thể nói trực tiếp được cũng có thể qua thư, người con sẽ đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình. - Mặt khác, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại để suy gẫm những điều trong thư. Nhưng cũng có thể là cha con ít gặp nhau nhiều. - Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ những gì ? Họat động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Học sinh về nhà làm ( có thể chọn phần ghi nhớ ) - Giáo viên gợi ý : + Đó là chuyện gì ? Xảy ra khi nào ? Ở đâu ? + Bố mẹ buồn phiền ra sao ? + Những suy nghĩ và tình cảm của em sau khi sự việc đã xảy ra . - “ bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được ” þ Buồn bã và tức giận * Ghi nhớ : Sách giáo khoa III. Luyện tập : Bài tập 1 : Hãy chọn 2 đoạn trong thư có nội dung thể hiện ý nghĩa vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học th ... m độc đáo ấy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về vẻ đẹp của xứ Huế qua một đêm ca Huế trên sông Hương. Nội dung – Phương thức hoạt động Ghi bảng Hoạt động 1 : Đọc bài văn và tìm hiểu chú thích I. Giới thiệu tác giả – tác phẩm: - Văn bản này do ai sáng tác và được đăng trên báo nào? - Em hãy nêu thể loại của tác phẩm? þ Đây không phải là một truyện ngắn một sáng tác có tính hư cấu mà chỉ là một bút ký ghi chép lại một sinh hoạt văn hóa : Dân ca Huế trên sông Hương. Qua cảnh sinh hoạt này mà giới thiệu những vẻ đẹp của ca cảnh Huế, giới thiệu những hiểu biết của tác giả về nguồn gốc, sự phong phú của các làn điệu dân ca Huế. Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản - Mời học sinh đọc tên các làn điệu dân ca Huế? - Các dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài? I. Giới thiệu tác giả – tác phẩm: Tác giả : Hà Ánh Minh sgk II. Tìm hiểu văn bản 1. Vẻ đẹp của những làn điệu dân ca Huế. Làn điệu - Chèo cạn bài thai hò đưa linh - Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm nàng vun - Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện Nam ai, Nam bình, quả phụ nam xuân, tương tư khúc, hành vân - Tứ đại cảnh. - Các điệu lý: lý hoài xuân, lý con sáo, lý hoài nam Tính chất cung bậc þ buồn bã þ náo nức nồng hậu tình người. þ Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thê hiện lòng khát khao nỗi mong chờ, hoài vọng, thiết tha của tiếng hát Huế. Tương tư khúc, man mác, thương cảm, bi ai vương vấn. þ Không Vui, Không Buồn, Aâm Hưởng Điệu Bắc Pha Phác Điệu Nam Ca Huế có nguồn gốc từ đâu? Dựa vào phần chú thích em hãy giải thích các nhạc cụ? Đoạn văn nào trong bài cho thấy tài chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ ? * Như vậy chúng ta thấy những nhạc công rất đỗi tài hoa, ngón tay rất công phu, điêu luyện tinh xảo . þ Từ đó chúng ta thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa. - Tại sao nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã? - Thời gian, không gian được miêu tả ra sao ? - Một đêm ca cảnh Huế được diễn ra theo trình tự nào? + Hòa tấu + Hồ - lý + Nhạc cung đình. - Cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo? þ Thể hiện ca Huế sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khâng, có tiếc thương, ai óan * Nguồn gốc : - Ca nhạc dân gian và nhạc cung đình - Nhạc cụ : Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tam, tỳ bà, nhị, đàn bầu sáo, cặp sanh. - Cách chơi đàn: Ngón nhấn, mổ, võ, và ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. þ Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. þ Thú tao nhã : Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn và duyên dáng. 2. Vẻ đẹp của ca cảnh Huế trong một đêm trăng trên sông - Quang cảnh sông nước đẹp huyền ảo và thơ mộng. - Nghe và nhìn trực tiếp các ca công, cách ăn mặc, cách chơi đàn. * Ghi nhớ : sgk 4. Củng cố : Phần luyện tập 5. Dặn dò : Chuẩn bị bài tiếp theo : “Liệt Kê” Ngày soạn : Tuần 29 Ngữ Văn Tiết 114 LIỆT KÊ I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh - Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê? - Phân biệt được các kiểu liệt kê. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : - Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu - Em hãy nêu những vẻ đẹp của làn điệu dân ca Huế. Đọc phần ghi nhớ 3. Bài mới : Giới thiệu : Trong sinh hoạt đời thường, đôi lúc khi nói hoặc viết ta hay diễn tả hàng loạt sự vật, sự việc. Đó chính là biện pháp liệt kê. Vậy biện páhp liệt kê là như thế nào? Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu được liệt kê cũng như cấu tạo và ý nghĩa của nó. Học sinh đọc đoạn văn. Cấu tạo và ý nghĩa của đoạn văn trên có gì giống và khác nhau? I. Liệt kê là gì ? VD: bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi - Em hiểu thế nào là phép liệt kê? - Từ ví dụ trên các em hãy tìm ra một số ví dụ tương tự khác. (ca Huế trên sông Hương) - Gọi học sinh đọc ví dụ trong sgk - Xác định phép liệt kê trong 2 câu ấy? - Xét về cấu tạo các phép liệt kê trên có gì khác nhau? - Như vậy cho cô biết xét về cấu tạo thì iệt kê được phân biệt như thế nào? - Học sinh đọc 2 ví dụ trong sgk - Xét theo ý nghĩa thì có thể phân biệt liệt kê ra sao? - Em nào có thể hệ thống lại kiến thức mình vừa học. Bài tập 1 : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Tìm các phép liệt kê trong văn bản trên ? Bài tập 2 : Tìm phép liệt kê trong đoạn văn sau ? Tìm phép liệt kê trong đoạn thơ sau : mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi gà,nào ống vôi chạm, ngoái tay, ví thuốc, quản thuốc tăm bông trông mà thích mắt. þ Xét về cấu tạo: Có kết cấu tương tự nhau. þ Xét về ý nghĩa: Chúng cùng nói về những vạt chung quanh quan lớn. * Ghi nhớ: (SGK) II. Các kiểu liệt kê: 1. cấu tạo: VD 1: Toàn thể dân tộc VN tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vựng nền tự do độc lập. þ Liệt kê không theo từng cặp VD 2 : Tòan thể dân tộc Vịêt Nam tinh thần và lực lượng giữ vững nền tự do độc lập þ liệt kê theo từng cặp. 2. Ý nghĩa : VD 2a : Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. þ Các từ liệt kê có thể thay đổi vị trí thứ tự được. þ Liệt kê không tăng tiến. VD 2b : Tiếng Việt nước ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam của tập thể nhỏ gia đình, họ hàng, làng xóm dân tộc, quốc gia. þ Các từ liệt kê không thay đổi vị trí, thứ tự được . þ Liệt kê tăng tiến. * Ghi nhớ : Sgk III. Bài tập Các câu có phép liệt kê : + Chúng ta Bà Trưng, Bá Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung þ Tăng tiến theo thời gian. + Từ các cụ giàruộng cho chính phủ. þ Theo từng cặp + Nghĩa là phải ra sức lãnh đạo. þ Không theo từng cặp. a. + dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. + Những cu li một viên quan uể oải bước ra. þ Liệt kê không theo cặp, không thao hướng tăng tiến. b. Điện gật, dùi đâm, dao cắt lửa nung 4. Củng cố : - Học sinh đọc lại ghi nhớ. 5. Dặn dò : - Học bài, làm bài tập 3 - Chuẩn bị bài tiếp theo. Ngày soạn : Tuần 29 Ngữ Văn Tiết 115 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh - Nắm được những hiểu biết chung về văn bản hành chính : mục đích nội dung yêu cầu và các văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới : Giới thiệu : Ở học kỳ 2 lớp 6 các em đã được làm quen với các loại : đơn, nghỉ học, đơn xin học nghề đó là văn bản hành chính. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các loại văn bản thường dùng trong cuộc sống để biết, nhận dạng và nhất là biết trình bày cho chúng với quy cách của mỗi loại văn bản hành chính. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là văn bản hành chính ? - Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản 1, 2, 3 sgk þ Văn bản 1 : Thông báo Văn bản 2 : Kiến nghị Văn bản 3 : Báo cáo - Khi nào thì người ta cần viết các biên bản thông báo, kiến nghị và báo cáo ? - Ba văn bản ấy có gì giống và khác nhau ? þ Giống : * Về hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định (theo mẫu) trong đó nhất thiết phải ghi rõ. - Quốc hiệu - Tên thật, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản - Ghi rõ nội dung đề nghị yêu cầu, báo cáo. - Ghi rõ ngày, tháng, năm và lý tên người gửi văn bản. þ Khác : Về mục đích và những nội dung cụ thể trong mỗi văn bản. - Hình thức trình bày của 3 văn bản này có gì khác với các văn bản, truyện, thơ mà em đã học ? I. Tìm hiểu bài 1. Mục đích a. ví dụ 1 : Thông báo þ Truyền đạt nhằm phổ biến một nội dung, yêu cầu. b. ví dụ 2 : Đề nghị (kiến nghị) þ Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến. c. ví dụ 3 : Báo cáo þ Tổng kết các công việc đã làm để cấp trên được biết. 2. Hình thức trình bày : þ Thơ, văn có hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ thơ văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Còn văn bản hành chính không dùng hư cấu tưởng tượng, ngôn ngữ văn bản hành chính là ngôn ngữ hành chính. - Em thấy có loại văn bản nào cũng tương tự như 3 văn bản trên không ? - Từ 3 văn bản trên người ta gọi là văn bản hành chính. Vậy em hãy rút ra đặc điểm của loại văn bản này ? - Các tìn huống cần thiết viết văn bản hành chính. * Ghi nhớ : Sgk / 110 III. Luyện tập - Tình huống số 1 : Văn bản thông báo - Tình huống số 2 : Văn bản báo cáo - Tình huống số 4 : Đơn xin nghỉ học - Tình huống số 5 : Văn bản đề nghị 4. Củng cố : Nhắc lại thế nào là văn bản hành chính ? 5. Dặn dò : Chuẩn bị bài : “Quan âm Thị Kính” Ngày soạn Tuần 29 Ngữ Văn Tiết 116 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh - Cùng cố kiến thức đã học về nghị luận giải thích. - Đánh giá được bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài làm tốt hơn những bài sau. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Trả bài kiểm tra - Giáo viên ghi đề lên bảng - Định hướng đề bài + Thể loại : Giải thích + Viết về điều gì ? (yêu cầu đề) - Nhận xét của giáo viên. Ưu điểm : Đa số các em đều làm đúng thể loại, có nhiều bài được trình bày khá tốt, lời văn hay. Khuyết điểm : Vẫn còn trường hợp viết sai chính tả, một số em còn tùy tiên, lan man bố cục chưa hợp lý.
Tài liệu đính kèm: