Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 5

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 5

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.

 - Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh.

- Tích hợp: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bịnh dị, thanh cao và khiêm tốn.

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9
Ngày soạn: 15/08/2011
Ngày dạy: 22/08/2011 và 23/08/2011
Tuần 1
Bài 1
Tiết 1,2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống. 
 - Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh.
- Tích hợp: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bịnh dị, thanh cao và khiêm tốn.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy bài mới: Cuộc sống hiện đại đang từng ngày từng giờ lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX sẽ là bài học cho các em.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
 - GV hướng dẫn HS đọc chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, ngắt ý & nhấn giọng ở từng luận điểm.
 - Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc văn bản. 
 Hãy kể tên những bài văn, thơ viết về Bác mà em biết ?
- Cho HS đọc thầm 12 chú thích SGK trang 7. GV giải thích thêm một số từ khó như: phong cách, di dưỡng, tinh thần. 
 Bài văn viết theo phương thức biểu đạt nào ? Xét về đề tài thì nó thuộc loại văn bản gì ?
- Văn bản này chia làm mấy phần ? nội dung chính của từng phần ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
H: Hồ Chí Minh đã tiếp thu vốn tri thức văn hoá nhân loại bằng những cách nào ?
H: Tìm những dẫn chứng cụ thể trong bài để chứng minh cho các ý mà em vừa trình bày ?
H: Để tiếp thu vốn tri thức văn hoá nhân loại có phải chỉ qua sách vở là đủ không ? Động lực nào đã giúp Người có được những tri thức ấy ? Cho HS thảo luận nhóm bàn trả lời.
- GV giáo dục cho HS ý thức học tập trong cuộc sống.
H: Điều quan trọng trong cách tiếp thu của Bác là gì ? Tìm những dẫn chứng để chứng tỏ điều ấy ?
GV : Đó là cách tiếp thu mà tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được. Đó cũng là cách (hoà nhập)(mà không )hoà tan. Và cũng chính từ việc tìm hiểu sâu sắc nền văn hoá nước ngoài để từ đó tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
H: Kết quả HCM đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức độ nào ? Và theo hướng nào?
H: Từ những điều đó, em có nhận xét gì về nhân cách, lối sống của Bác ? Câu văn nào nói rõ điều đó ?
HS phát biểu
TIẾT 2
 - Cho HS đọc lại đoạn 2 và nhắc lại nội dung của đoạn.
H: Đoạn văn này, tác giả tập trung viết về những nét đẹp nào trong lối sống của Bác ?
H: Để chứng minh cho lối sống giản dị của Chủ tịch HCM, tác giả đã đưa ra dẫn chứng ở những phương diện nào ?
Em hãy lần lượt lấy dẫn chứng để làm rõ ? 
à Nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn vài phòng. Quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ ; tư trang ít ỏi. Ăn uống đạm bạc với cá kho, rau luộc, dưa gém, cà muối. 
- Cho HS trả lời, HS khác bổ sung nếu thiếu.
H: Nét đẹp trong lối sống của Bác không chỉ ở sự giản dị mà còn ở nét phẩm chất nào ? Hãy chứng minh ?
H: Lối sống của Bác đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ, quan niệm ấy là gì 
H: Tác giả đã so sánh lối sống của Bác với những ai ? Tại sao lại chọn những người đó ? Em hiểu biết gì về những nhà hiền triết này ? Theo em điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác với lối sống của các vị hiền triết như thế nào ?
- Cho HS thảo luận nhóm -> trả lời. Nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3 : Tổng kết
- GV nhắc lại 2 nội dung của bài học. 
- Nêu cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách HCM ? Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/8.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
 1. Tác giả 
à Lê Anh Trà - Viện trưởng viện văn hoá Việt Nam .
2.Tác phẩm 
- Trích trong : Phong cách H CM Minh, cái vĩ đại gắn với giản dị.
 - Phương thức biểu đạt : Nghị luận.
 - Đề tài : Văn bản nhật dụng.
3. Bố cục : 2 phần
 - Phần 1 : Từ đầu à rất hiện đại.
 - Phần 2 : Còn lại.
II. Tìm hiểu văn bản
 1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại . 
a. Hoàn cảnh tiếp thu:
 - Trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan vất vả.
 - Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông đến phương Tây.
b. Cách tiếp thu :
 - Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
 - Qua công việc, qua lao động .
- Học hỏi, hiểu đến mức sâu sắc.
 - Bác đã tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
 + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 + Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng QT
-> HCM có vốn kiến thức văn hoá khá sâu rộng à Một nhân cách, một lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
2. Nét đẹp trong lối sống giản dị và thanh cao của Hồ Chí Minh.
a. Lối sống vô cùng giản dị.
 - Nơi ở, nơi làm việc : Đơn sơ, mộc mạc.
 - Trang phục hết sức giản dị. 
 - Ăn uống đạm bạc với nhưng món dân dã, giản dị. 
 b. Lối sống thanh cao, sang trọng.
 - Không phải là cách sống khắc khổ trong cảnh nghèo khó. 
 - Không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời..
 - Đây là cách sống có văn hoá trở thành một quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
-> Nét đẹp trong lối sống của Bác là kế thừa và phát huy cách sống của những vị hiền triết trong lịch sử à vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc và thanh cao.
 III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật: 
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. 
2. Ý nghĩa: 
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa của HCM trong nhận thức và trong hanh động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu chọn lọc và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.
 4. Củng cố:
 5. Hướng dẫn học ở nhà
- Yêu cầu HS thuộc ghi nhớ trong SGK .
- Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Ngày soạn : 15/08/2011
Ngày dạy: 23/08/2011
Tuần 1
Bài 1
Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 - Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và chất.
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp.
 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
 - Có ý thức sử dụng các phương châm và biết tự hào về tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: tìm hiểu phương châm về lượng.
- Giải thích cụm từ” phương châm”.
+ Đọc đoạn đối thoại (bảng phụ) trong mục I/sgk.
-Theo em “bơi” có nghĩa là gì?.
- Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
- Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời đã mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không?
+ Trả lời: Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết.
- Theo em điều An cần hỏi là gì?.
+ Là một địa điểm cụ thể.
- Giảng, chốt lại: Nói mà không có nội dung là một hiện tượng không bình thường.
- Cần rút ra bài học gì trong giao tiếp?.
+ Rút ra nhận xét: Cần nói đủ nội dung theo yêu cầu giao tiếp.
- Gọi học sinh đọc ví dụ 2.
- Vì sao truyện lại gây cười?
+ Tìm ra hai yếu tố tạo cười.
- Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ hiểu điều cần hỏi và trả lời?
- Từ câu truyện cười hãy rút ra nhận xét cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
+ Đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2: phương châm về chất.
- Gọi HS đọc ví dụ (Sgk trang 9)
- Ở ví dụ (a) truyện cười phê phán điều gì? Bài học cho bản thân?
+ Suy nghĩ trả lời.
+ Trong giao tiếp không nên nói những điều mình không tin là đúng sự thật.
- Đưa ra tình huống. Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
- Từ đó rút ra trong giao tiếp cần tránh điều gì?
-> Gọi học sinh đọc ghi nhớ Sgk.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Hãy tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về lượng?
+ Trả lời nhanh
+ Đọc thầm và xác định yêu cầu bài tập 3 (Câu chuyện “Rồi có nuôi được không”)
- Yếu tố gây cười?
- Phân tích lôgic? Phương châm nào vi phạm?.
Bài 5. 
- Phát hiện các thành ngữ không tuân thủ phương châm về chất?
+ Các nhóm thảo luận theo bàn để giải quyết thành ngữ.
- Gọi một em bất kỳ trong nhóm đại diện trả lời.
+ Nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Phương châm về lượng.
 a. Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết.
- Điều An cần hỏi là địa điểm.
-> Nói thiếu nội dung.
b. Truyện cười “Lợn cưới, áo mới”.
-> Nói thừa nội dung.
=> Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, đáp ứng yêu cầu người giao tiếp, không thừa, không thiếu.
* Ghi nhớ (sgk).
2. Phương châm về chất.
 a. Truyện phê phán tính nói khoác.
 b. Không nên nói khi chưa chắc chắn.
 => Khi giao tiếp đừng nói những điếu mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
 * Ghi nhớ (Sgk).
II. Luyện tập.
Bài 1: Những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về lượng:
 Nước chảy đá mòn, mặt hoa da phấn, ba chìm bảy nổi, Chó treo mèo đậy...
Bài 3.Vi phạm phương châm về lượng (thừa câu hỏi cuối).
Bài 5. Các thành ngữ không tuân thủ phương châm về chất.
- Ăn đơm nói đặt: Vu khống, biạ chuyện.
- Ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ.
- Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lý lẽ.
- Khua môi múa mép: Nói ba hoa, khoác lác.
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa nhưng không thực hiện.
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Sử dụng một số nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Ngày soạn : 17/08/2011
Ngày dạy: 24/08/2011
Tuần 1
Bài 1
Tiết 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 - Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng, về chất.
 - Nhận biết được thể loại văn bản thuyết minh và các phương pháp thường dùng.
 - Biết được tầm quan trọng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 - Có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khi làm văn thuyết minh.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết khái niệm, đặc điểm của mỗi kiểu văn bản: Thuyết minh? lập luận?
3. Dạy bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Em hiểu thế nào là thuyết minh?(Đặc điểm, nội dung, hình thức, cách thức viết bài văn thuyết minh?)
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng?
+ Thay nhau đọc văn bản “ Hạ Long – đá và nước”.
- Đối tượng thuyết minh ở đây là gì? Đặc điểm của đối tượng? 
- Để làm rõ đặc điểm, người viết đã vận dụng phương pháp nào là chủ yếu?
+ Phát hiện các phương pháp chủ yếu.
Miêu tả: Chính nước – đã làm cho đá sống dậy...có tâm hồn
+ Giải thích: Liệt kê cách di chuyển của con rhuyền.
+ Phân tích: Về sự sáng tạo của tạo hoá.
+ Lập luận: Về cái vô tri trở thành cái sống động.
+ So sánh: Đá với tiên ông, người đi thuyền du lịch như khách bộ hành tuỳ hứng.
- Khẳng định: Bằng cách thuyết minh, văn bản đã thể hiện sự mô tả khách quan, chính xác về đá và nước ở Hạ Long. Bài thuyết minh sở dĩ hấp dẫn bởi tác giả còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật của miêu tả, tự sự.
- Văn bản sử dụng nghệ thuật kể chuyện ở những chi tiết nào? ( Kể kết hợp tả hình thức du thuyền trên vịnh)
- Tìm những chi tiết sử dụng nghệ thuật miêu tả?
+ Tìm những chi tiết tả về tốc độ ánh sáng lúc ban ngà về đêm và khi hửng sáng -> Tả kết hợp kể giúp ta như đang chiêm ngưỡng cảnh biển Hạ Long.
- Hãy phân tích nghệ thuật nhân hoá trong văn bản?
( Gợi ý: Coi đá như thập loại chúng sinh, đá chen chúc khắp vịnh...già trẻ đi lại hay trang nghiêm hơn)
- Vậy sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản này có tác dụng gì?
-> BPNT biến Đá vá Nước từ những vật vô tri thành vật sống động, có hồn, bài viết là một lời giới thiệu mời gọi du khách đến với một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới.
+ Rút ra phần ghi nhớ (2 em)
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm văn bản và hướng dẫn thảo luận theo nhóm.(7ph)
- Văn bản có tính chất thuyết minh không?
-Tính chất ấy thể hiện những điểm nào? Những phương 
pháp thuyết minh nào đã được sử dụng? Tác dụng?
 - Bài thuyết minh trên có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
+ Tiến hành thảo luận.
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho nhóm yếu.
- Gọi đại diện 4 nhóm trình bày. 
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Sửa chữa, cho điểm tuyên dương.
- Nhận xét chung 4 nhóm.
+ Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
- Nêu đối tượng thuyết minh?
- Tác giả phê phán sự mê tín như thế nào?
- Tại sao thuyết minh lại phải qua câu chuyện có đối thoại?
- Cách thuyết minh như vậy, giúp em hiểu thêm về tiếng kêu của con chim cú như thế nào?
+ Thảo luận theo nhóm 2 – trình bày.
- Củng cố kiến thức khái quát:
- Trong văn thuyết minh thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Những biện pháp nghệ thuật đó được sử dụng có tác dụng gì?
- Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?
 a. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
 b. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.
 c. Làm lu mớ đối tượng được thuyết minh.
 d. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
+ Chọn đáp án đúng, khắc sâu kiến thức. 
- Nêu những biện pháp nghệ thuật có thể sử dụng khi viết văn thuyết minh?
I. Tìm hiểu chung:
 1. Phân tích ví dụ:
 - Đối tượng thuyết minh: Đá và Nước ở Hạ Long.
 - Đặc điểm: Kì lạ.
 - Phương pháp:
 - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:
 + Kể chuyện
 + Miêu tả: 
 + Nhân hoá: 
=> Góp phần làm rõ những đặc điểm của đối tượng trở nên sinh động, gây hứng thú cho người đọc.
 2. Ghi nhớ. (Sgk)
II. Luyện tập.
Bài tập 1.
Văn bản: Ngọc Hoàng sử tội Ruồi Xanh.
a. Tính thuyết minh:
Giới thiệu loại ruồi có hệ thống.
(nguồn gốc, lợi, hại và nhắc nhở con người diệt ruồi).
- Phương pháp thuyết minh:
 + Phân loại (việc sinh sản của ruồi).
 + Phân tích (luật sư bào chữa)
 + Nêu ví dụ, số liệu 
=> Làm rõ đặc điểm của loài ruồi.
b. Biện pháp nghệ thuật:
 - Kể chuyện
 - Nhân hóa 
c. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: Đảm bảo tính khách quan, chính xác nhưng sinh động hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Bài tập 2. 
- Đối tượng: Tiếng kêu của chim cú.
- Dựa trên hiểu biết về môn sinh học: chim ăn thịt thường hay bắt chuột, chuột hay ở bãi tha ma.
- Sử dụng biện pháp kể
=> Cú say sưa làm việc, bắt chuột bảo vệ mùa màng.
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
 Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY	
Ngày soạn : 17/08/2011
Ngày dạy: 24/08/2011
Tuần 1
Bài 1
Tiết 5: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 - Biết làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 - Hiểu được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 - Xác định được yêu cầu của đề văn thuyết minh về một đồ dùng.
 - Biết lập giàn bài chi tiết cho một đề văn thuyết minh cụ thể.
 - Nghiêm túc, hăng say phát biểu.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì? Ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng?
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Hướng dẫn củng cố kiến thức
 - Bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích gì?
- Những biện pháp nghệ thuật nào thường dùng khi làm bài văn thuyết minh? Tác dụng?
+ Hs nhắc lại kiến thức cơ bản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Cho đề bài cụ thể và hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu, lập dàn ý 
- Đề yêu cầu thuyết minh vấn đề gì? Tính chất của vấn đề trừu tượng hay cụ thể?
+ Suy nghĩ dựa trên sự chuẩn bị ở nhà.
- Muốn giải quyết đề này phải làm việc gì? Có cần giải thích vấn đề không?
- Theo em quạt là một dụng cụ như thế nào? Có những loại quạt nào thường gặp? 
- Công dụng và cách bảo quản sau khi sử dụng?
- Ngoài tác dụng làm mát thì ngày xưa các nho sĩ thường dùng quạt để làm gì?
-Thử hình dung cái quạt thóc ở nông thôn?
- Mặc dù hiện nay có máy lạnh, điều hòa...nhưng
 cái quạt có ý nghĩa như thế nào với người dân Việt Nam?
+ Đứng tại chỗ trả lời nhanh những ý cơ bản. 
- Yêu cầu khi lập dàn ý chi tiết cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ->tạo sự dí dỏm, sinh động vui tươi. 
- Chia theo 4 nhóm thảo luận. (7 p)
- Nội dung thảo luận: lập dàn ý chi tiết và dự kiến các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài viết
+ Tiến hành thảo luận.
- Theo dõi hướng dẫn cho nhóm yếu 
+ Thuyết trình kết quả của nhóm 
+ Lớp bổ sung. 
- Nêu các ý kiến nhận xét.
- Hướng dẫn học sinh viết phần mở bài
- Chọn một số biện pháp nghẹ thuật để viết phần mở bài cho đề b ài trên
- Gọi khoảng 3 – 5 em trình bày trên lớp.
- Nhận xét – sửa.
- Nhắc lại bố cục của bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Ý chính của từng phần?
I. Củng cố kiến thức:
- Mục đích của bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng: giới thiệu về lịch sử, cấu tạo, chủng loại, công dụng của đồ dùng đó
- Một số BPNT: tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa...
=> Làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn
II. Luyện tập:
 * Đề bài: Thuyết minh về cái quạt.
 1. Tìm hiểu đề: 
 - Vấn đề thuyết minh: Một đồ dùng.
 - Yêu cầu: giới thiệu về lịch sử, cấu tạo, chủng loại, công dụng của cái quạt.
2. Tìm ý, lập dàn ý:
 a. Mở bài:
 Quạt là một phương tiện phổ biến dùng sức người (năng lượng) để tạo ra gió.
 b. Thân bài:
 - Tư khi con người có nhu cầu nhà quạt bắt đầu quạt xuất hiện
 - Họ hàng nhà quạt rất đông như: Cậu quạt nan, cô quạt giấy, bác quạt điện...
 - Thân hình của mỗi nhân vật đa dạng.
 + Quạt nan, giấy làm bằng tre, lá, cọ -> nên thơ, mảnh mai.
 + Quạt điện: Chạy bằng động cơ với ba cánh tay tròn, mập.
 - Công dụng: Làm mát cho người, động cơ máy, quạt lúa, quà lưu niệm...
 - Nếu bảo quản tốt, tuổi thọ của quạt sẽ lâu dài -> có ích.
 Đặc biệt: Nơi công sở hay rơi vào tay những người lười biếng -> mặt mũi quạt lúc nào cũng lem luốc, cơ thể rã rời...
c. Kết bài. Dẫu ngày nay có máy lạnh, điều hòa -> không thể thiếu quạt.
3. Viết bài: 
4. Củng cố: Phép lập luận giải thích sử dụng trong bài có tác dụng gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Giao bài tập.
 - Đọc, soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanvan9tuan 1.doc