Giáo án môn Ngữ văn học kì II Lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn học kì II Lớp 7

1. Kiến thức:

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

3.Phẩm chất:

- Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.

- Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp.

 

docx 345 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 74Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn học kì II Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Bài 18 -  Tiết 73: Đọc – Hiểu văn bản 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức:
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.       
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
3.Phẩm chất:
- Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại. 
- Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu:  Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài
2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Soạn bài
	- Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.  
- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
- Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các câu tục ngữ theo đúng yêu cầu
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến thời tiết
- Phương án thực hiện: 
+ Thực hiện trò chơi “Đố vui”
+ Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo đúng chủ đề
- Thời gian: 2 phút
- Sản phẩm: Các câu tục ngữ về thời tiết
2. Thực hiện nhiệm vụ:
* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
+ lập đội chơi
+ chuẩn bị tinh thần thi đấu
+ thực hiện trò chơi theo đúng luật
* Giáo viên:
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Hết thời gian thì dừng lại
3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh mỗi đội thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định
4. Nhận xét, đánh giá:
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
-  Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+  tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ kết quả làm việc
+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
=> Vào bài: Như các em vừa thấy có rất nhiều câu tục ngữ nêu kinh nghiệm về thời tiết. Vậy kho tàng tục ngữ với số lượng lớn sẽ  là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm tục ngữ (2 phút)
-  Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
- Phương thức thực hiện:
+  Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
 + Hoạt động chung cả lớp
- Sản phẩm hoạt động:
+ nội dung hs trình bày
+ phiếu học tập của nhóm
- Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích và cho biết: Tục ngữ là gì ? Với đặc điểm như vậy, tục ngữ có tác dụng gì?
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày
- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày
- Dự kiến sản phẩm: 
- Tục: Là thói quen lâu đời
- Ngữ: Lời nói
=> là lời nói đúc kết thói quen lâu đời được mọi người công nhận
- Làm cho lời ăn tiếng nói thêm hay, sinh động.
3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
- Học sinh khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 
- GV bổ sung, nhấn mạnh:
+ Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu
+ Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lđ, sx, con người, xã hội
Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân
- Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng
HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục (5 phút)
Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn đọc
- giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu. 
- HS đọc, nhận xét.
Giải thích từ khó.
- HS giải thích -> lắng nghe -> hiểu nghĩa từ
Bước 2: Chia bố cục
Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Phương thức thực hiện:
+  Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
 + Hoạt động chung cả lớp
- Sản phẩm hoạt động: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập
- Tiến trình:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Làm việc cá nhân -> Thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến
- Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu.
3. Báo cáo kết quả:
- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả 
- Học sinh nhóm khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV chốt: 
Hai đề tài trên có điểm nào gần gũi mà có thể gộp vào một văn bản? 
- Hai đề tài có liên quan: thiên nhiên có liên quan đến sản xuất, nhất là trồng trọt, chăn nuôi. Các câu đều được cấu tạo ngắn gọn, có vần, nhịp, đều do dân gian sáng tạo và truyền miệng.
HĐ 3: Đọc, hiểu văn bản
Bước 1: Tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên
- Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm
Cách tiến hành:
+Hoạt động cá nhân
+Hoạt động nhóm
-Sản phẩm hoạt động: Nội dung , nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên
- Tiến trình:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về  thiên nhiên đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? Trong thực tế những câu tục ngữ này được áp dụng như thế nào
-Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Làm việc cá nhân🡪thảo luận nhóm->thống nhất ý kiến
-Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1:
- Kinh nghiệm:  Tháng năm ngày dài đêm ngắn , tháng mười ngày ngắn đêm dài(do ánh sáng mùa hè và mây mù mùa đông)  => đúc kết kinh nghiệm có tính quy luật của thời gian
- Nghệ thuật đối, hiệp vần lưng, nói quá -> nhấn mạnh đặc điểm của thời gian, gây ấn tượng
-Áp dụng thực tế: Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí. Lịch làm việc mùa hè khác mùa đông.
Câu 2:
- Kinh nghiệm: Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa.
- Nghệ thuật:Hai vế đối xứng –> Làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.
-Áp dụng thực tế: Trông sao, dự báo thời tiết. Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau.
Câu 3:
-Kinh nghiệm: Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà(do ánh sáng mặt trời chiếu vào mây) thì sắp có gió bão lớn cần phải chằng chống nhà cửa cẩn thận.
- Nghệ thuật: Ẩn dụ”ráng mỡ gà”
-Áp dụng: Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác.  Ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian qua câu tục ngữ vẫn còn có tác dụng.
Câu 4:
-Kinh nghiệm: Vào tháng 7 âm lịch nếu kiến dời tổ, từng đàn bò lên cao thì sẽ có lụt lội 
-Nghệ thuật:Hai vế cân xứng, vần bằng “bò- lo”
-Áp dụng: Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch.
3.Báo cáo sản phẩm
- Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập
-Học sinh các nhóm khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá
-Giáo viên nhận xét đánh giá
🡪Giáo viên chốt kiến thức  ghi bảng
GV chốt, chuyển: Bốn câu tục ngữ trên đều có  điểm chung là đúc kết những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt của đất nước ta. Ngoài ra nhân dân ta còn đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất
Bước 2:Tìm hiểu những câu tục ngữ về lao động sản xuất
- Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất
- Phương pháp: Dự án
Cách tiến hành:
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu trước ở nhà
-Sản phẩm hoạt động: Nội dung , nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất
- Tiến trình:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó?ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm.
-Học sinh tiếp nhận: Thực hiện ở nhà
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh:Thảo luận trong nhóm->thống nhất ý kiến chỉnh sửa sản phẩm nếu cần
-Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần
Dự kiến sản phẩm:
Câu 5:
- Kinh nghiệm: Đề cao vai trò ,giá trị của đấtĐất quý như vàng.
- Nghệ thuật :Hai vế đối xứng, so sánh
-ý nghĩa của kinh nghiệm: con người sử dụng đất hiệu quả không lãng phí đất
Câu 6:
- Kinh nghiệm: thứ tự các nghề mang lại kinh tế cao:thứ nhất là nghề đào ao thả cá, thứ nhì là làm vườn, thứ ba là làm ruộng
- Nghệ thuật:liệt kê
 - ý nghĩa:  Phát triển kinh tế VAC, nuôi tôm, nuôi cá nâng cao giá trị kinh tế trong các hộ gia đình
Câu 7:
-Kinh nghiệm: Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước
- Nghệ thuật: Phép liệt kê dễ thuộc dễ nhớ
- ý nghĩa: Chú trọng yếu tố thủy lợi, trong sản xuất
Câu 8:
-Kinh nghiệm: Trồng trọt đúng thời vụ và làm đất kĩ lưỡng năng suất sẽ bội thu
-Nghệ thuật:Kết cấu cân xứng, vần lưng
-Áp dụng: Trồn ... C
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Mục tiêu
Tạo tâm thế hứng thú cho H.
Kích thích H tìm hiểu nội dung bài học
Nhiệm vụ: H chuẩn bị ở nhà
Phương pháp thực hiện: Hoạt động cặp đôi
Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời
Cách tiến hành
HOẠT ĐỘNG 2: ÔN TẬP
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ 1 : Các tác phẩm truyện
Mục tiêu : Giúp H
Nắm được nội dung & nghệ thuật.
+ Giải thích nhan đề
+ Tóm tắt văn bản
Nhiệm vụ : H nghe câu hỏi
Phương pháp thực hiện : Thảo luận nhóm, đàm thoại.
Yêu cầu sản phẩm : Kết quả bằng phiếu học tập.
Cách tiến hành
G chuyển giao nhiệm vụ cho H : 
Thảo luận nhóm
   2. H tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- H đọc yêu cầu
- H hoạt động cá nhân
- H thảo luận nhóm
    + Đại diện nhóm trình bày
- G đánh giá quá trình hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của H.
HĐ 2 : Phần TV
Mục tiêu : Giúp H
Nắm được các kiểu câu, dấu câu, cách nhận diện, biến đổi câu.
+ Đặc điểm của dấu câu.
+ Công dụng của dấu câu.
Nhiệm vụ : H nghe câu hỏi
Phương pháp thực hiện : Thảo luận nhóm, đàm thoại.
Yêu cầu sản phẩm : Kết quả bằng phiếu học tập.
Cách tiến hành
G chuyển giao nhiệm vụ cho H : 
Thảo luận nhóm
-HS: Nắm khái niệm các kiểu câu. Cho ví dụ.
?Thế nào là liệt kê ?
Các kiểu liệt kê ?
? ?Thế nào là điệp ngữ ?
Các kiểu điệp ngữ?
? Tìm ví dụ có sử dụng điệp ngữ? Tác dụng?
Lấy ví dụ về liệt kê? 
  2. H tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- H đọc yêu cầu
- H hoạt động cá nhân
- H thảo luận nhóm
    + Đại diện nhóm trình bày
- G đánh giá quá trình hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của H.
HĐ3 : Cách làm bài văn nghị luận.
Mục tiêu : Giúp H
-Nắm được các bước làm bài văn nghị luận.
+ Giải thích nghĩa
+ lấy dẵn chứng để chứng minh.
Nhiệm vụ : H nghe câu hỏi
Phương pháp thực hiện : Thảo luận nhóm, đàm thoại.
Yêu cầu sản phẩm : Kết quả bằng phiếu học tập.
Cách tiến hành
G chuyển giao nhiệm vụ cho H : 
Thảo luận nhóm
? Cách làm bài văn NL?
 Bố cục bài GT, CM?
- G. Nhấn những điều cần lưu ý khi làm bài.
- Cách trình bày, thời gian.
   2. H tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- H đọc yêu cầu
- H hoạt động cá nhân
- H thảo luận nhóm
    + Đại diện nhóm trình bày
- G đánh giá quá trình hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của H.
I. Phần văn
1. Văn bản nghị luận: (4 vb).
 a. Nội dung của bài được thể hiện ở nhan đề.
b. Văn bản truyện: 
 - Sống chết mặc bay: Phản ánh cuộc sống lầm than của người dân, tố cáo quan lại thối nát, vô trách nhiệm.
 - Đọc thêm: Những trò lố...: Phơi bày trò lố bịch của Va-ren trước người anh hùng đầy khí phách cao cả PBC.
* Tóm tắt 2 vb (khoảng 1/2 trang)
c, Văn bản nhật dụng: 
 - Ca Huế ...: Nét đẹp của 1 di sản văn hoá tinh thần.
II. Phần TV
  a. Nắm được kiểu câu: câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động.
  b. Cách nhận diện, biến đổi câu.
  c. Đặc điểm, tác dụng của phép liệt kê.
* Vận dụng viết đoạn văn kết hợp các vđ TV.
- Công dụng của các dấu câu.
+Dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
III. Phần TLV
  a. Nắm được 1 số vđ chung của văn NL: Đặc điểm, mục đích, bố cục, thao tác lập luận.
  b. Cách làm bài văn nghị luận.
* Chú ý:
 -  Nắm chắc (thuộc) vb.
 - Ôn tập toàn diện, ko học lệch, học tủ.
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp.
 - Trình bày sạch, rõ ràng, viết câu đúng chính tả, đủ thành phần.
 - Bài TLV cần đủ 3 phần...
 - Cân đối thời gian.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Muc tiêu: Vận dụng hiểu biết để làm bài tập
- Nhiệm vụ: H suy nghĩ, trình bày
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi
- Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời
1. G chuyển giao nhiệm vụ cho H: Trao đổi cặp đôi
2. H tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- H đọc yêu cầu
- Trao đổi cặp đôi
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Muc tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Nhiệm vụ: H suy nghĩ, trình bày
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời
* Cách tiến hành
1. G chuyển giao nhiệm vụ cho H
Viết đoạn văn mở bài hoặc kết bài cho một đề cụ thể?        
2. H tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- Đọc yêu cầu
- Suy nghĩ trả lời
- G nhận xét bài làm của H
- G khái quát
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Muc tiêu: H mở rộng vốn kiến thức đã học
- Nhiệm vụ: H về nhà tìm hiểu, liên hệ
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời
* Cách tiến hành
1. G chuyển giao nhiệm vụ cho H
- Tìm những đoạn văn, thơ có sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ.
2. H tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Tiết 
 kiểm tra tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nhằm đánh giá kiến thức cơ bản của học sinh ở cả ba phần : Đọc -hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học ở kì II lớp 7.
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
- Năng lực trình bày, diễn đạt, thể hiện sự hiểu biết của mình. 
- Thực hành tự luận.
- Đánh giá được chất lượng học tập của bản thân ở để có sự điều chỉnh phù hợp hơn. 
3. Phẩm chất: Tự lập, trung thực làm bài.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: đề kiểm tra
 2. Chuẩn bị của học sinh:  Ôn tập bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ma trận đề
               Mức độ
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

   V. dụng 

 Tổng
Tục ngữ

c2. b


Số câu
Số điểm

1
                2

1
              2
Văn bản
c2. a



Số câu
Số điểm
1
              1           


1
               1
Tiếng việt
c1



Số câu
Số điểm
1
              2


1
                2
T. làm văn


Viết bài văn nghị luận c.m

Số câu
Số điểm


1
                   5
1
                 5
T. số câu
T. số điểm



4
               10
Câu1: (2đ)
a, Căn cứ vào sách giáo khoa  Ngữ văn 7- tập 2 hãy cho biết: Câu đặc biệt được dùng để làm gì? cho Vd minh họa?
b, Cho đoạn văn sau :
     “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.  Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý  kín  đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
                                                                                       ( Hồ Chí Minh)
Tìm câu rút gọn?
Tìm câu bị động?
Tìm phép liệt kê?
Câu 2: (3đ)
a. Dựa vào phần chú thích văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”em hãy giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của tác giả  Phạm Văn Đồng?
b. Nêu giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật của văn bản: Sống chết mặc bay?
Câu 3: (5đ)
       Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Đáp án:
Câu1: (2đ)
a. Câu đặc biệt được dùng để 1đ
- Xác định thời gian nơi chốn diễn ra sự việc nói đến  trong đoạn; 0,25đ
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; 0,25đ
- Bộc lộ cảm xúc; 0,25đ
- Gọi đáp. 0,25đ
b. Tìm câu rút gọn?
*Có 3 câu rút gọn: 0,1
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 0,1
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 0,1
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,....kháng chiến” 0,1
*Có 2 câu bị động: 0,1
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 0,1
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.0,1
*Tìm phép liệt kê? 
+ trong tủ kính, trong bình pha lê ,trong rơng, trong hòm ( 0,1đ)
+ giải thích ,tuyên truyền,tổ chức, lãnh đạo (0,1đ)
+ công việc yêu nước, công việc kháng chiến ( 0,1đ)
Câu 2: (3đ)
a. Dựa vào phần chú thích văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”em hãy giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của tác giả  Phạm Văn Đồng?1,5đ
*Học sinh nêu được các ý trong sách:
- Phạm Văn Đồng(1906- 2000) 0,25
- Quê Quảng Ngãi  0,25
- Ông tham gia cách mạng từ 1925 và giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng 0,5
- Là học trò của Bác...0,5
b.Nêu giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật của văn bản: Sống chết mặc bay?1,5đ
1. Giá trị hiện thực: 0,5đ
  - C/sống lầm than, thê thảm của nười dân.0,25
  - Bộ mặt thối nát, vô trách nhiệm của quan lại phong kiến.0,25
2. Giá trị nhân đạo: 0,5đ
 - Xót thương  người dân trong hoạn nạn do thiên tai:0,25
 - Lên án thái độ tàn nhẫn của bọn quan lại cầm quyền. 0,25
3. Giá trị nghệ thuật: 0,5đ
  - Kết hợp thành công nghệ thuật tương phản và tăng cấp, kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.0,25
  - Xây dựng tình huống truyện độc đáo.0,25
  - Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc hoạ chân dung nhân vật sinh động..
Câu 3:(5đ)
      Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim.”  
- Yêu cầu:
+ Nội dung:4,5đ: Đúng thể loại 
+ Hình thức: 0,5đ 
Bố cục đủ 3 phần, trình bày sạch đẹp văn phong sáng sủa không sai chính tả.
A, Mb:0,5đ
Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
Trích dẫn câu tục ngữ.
B, Tb: 3,5đ
b.1: Giải thích và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: Một cây sắt lớn mà ta kiên trì, bên bỉ đem ra mài, hết ngày này đến ngày khác sẽ trở thành một cây kim hữu ích.
- Nghĩa bóng: Mượn chuyện mài thanh sắt thành kim, câu tục ngữ muốn khẳng định: Nếu ai kiên trì, nhẫn nại, có ý chí, nghị lực quyết tâm cao trong công việc thì dù công việc có khó khăn đến đâu cũng sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.
- Câu tục ngữ khuyên bảo con người ta phải có lòng kiên trì, ý chí quyết tâm cao để gặt hái được thành công trong mọi lĩnh vực.
b.2: CM dựa trên lý lẽ.
- Kiên trì là một đức tính cần thiết trong cuộc sống, là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
- Lòng kiên trì và ý chí nghị lực sẽ giúp con người say mê nhiệt tình trong công việc do đó công việc có thể hoàn thành một cách nhanh tróng.
b.3: CM dựa trên dẫn chứng.
- Trong LS chống giặc ngoại xâm của dân tộc ( dẫn chứng các cuộc k/c)
- Trong học tập: Tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,
- Trong nghiên cứu khoa học: giáo sư, tiến sĩ Lương Đình Của,
- Hay trong các lĩnh vực khác.
C, Kb: (0,5đ)
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ.
Chấm
- Bố cục đủ 3 phần trình bày sạch đẹp văn phong sáng sủa không sai chính tả: 0,5đ
- Làm đúng nhưng phân tích sơ sài trừ 1/2  số điểm, lạc đề, lạc thể loại không có điểm.
- Sai chính tả, diễn đạt  từ 3 lỗi – 0,5đ
-Điểm của cả bài là điểm của 3 câu cộng lại.
Làm tròn:
Từ 0,25- 0,75: làm tròn: 0,5
Từ 0,75- trở nên: làm tròn: 1
3. Củng cố  
- Thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra.
4. Dặn dò 
Chuẩn bị: Chương trình địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_hoc_ki_ii_lop_7.docx