A. Mức độ cần đạt
- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
- Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.
- Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.
- Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
2. Kỹ năng: Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.
3. Thái độ: Có ý thức xây dựng bài văn kể chuyện đời thường chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 3.
Tuần: 12 Ngày soạn: 10/11/2012 Tiết: 45 Ngày dạy : 12/11/2012 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG - Hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 3 A. Mức độ cần đạt - Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường. - Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường. - Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường. - Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường. 2. Kỹ năng: Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường. 3. Thái độ: Có ý thức xây dựng bài văn kể chuyện đời thường chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 3. C. Phương pháp Nêu và giải quyết vấn đề D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A1 vắng........; 6A2 vắng.....) 2. Bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của Hs theo yêu cầu của Sgk. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài : Kể chuyện đời thường là khái niệm chỉ phạm vi đời sống thường nhật, hằng ngày. Tức là các em quan sát và kể những chuyện xung quanh mình, trong nhà mình, làng mình, trong trường học, trong cuộc sống thực tế. Tiết học hôm nay giúp các em có những kỹ năng cơ bản nhất để làm văn tự sự - kể chuyện đời thường. Tiến trình bài học : Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu khái niệm chuyện đời thường Gv gọi Hs đọc 7 đề có trong sgk EHãy xác định nhanh yêu cầu nội dung, thể loại và phạm vi của 7 đề văn nêu trên ? ETheo em, tại sao lại gọi những đề nêu trên là đề văn tự sự - kể chuyện đời thường? -> Kể những việc thường nhật; kể về những người thường gặp. -> Kể những gì trong phạm vi đời sống hàng ngày. EHãy ra một đề văn yêu cầu kể chuyện đời thường? Gv thu 3 đề, nhận xét và uốn nắn để một lần nữa các em hiểu thế nào là truyện đời thường. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài văn kể chuyện đời thường Gv gọi 1 Hs đọc đề ở mục 2 / 119 (sgk) E Đề bài này yêu cầu em kể về đối tượng nào? -> Ông hay bà của em. E Nếu kể về ông hay bà, em sẽ kể những gì? -> Kể những việc thể hiện đức tính, phẩm chất của ông, biểu hiện tình cảm yêu mến, kính trọng của ông. Gv giảng để hs nắm vững việc xác định đối tượng, nội dung cần kể Đó chính là thao tác tìm hiểu đề.Gv treo bảng phụ ghi sẵn dàn bài. ETheo dõi dàn bài có sẵn trên bảng và cho biết bài văn này gồm mấy phần? Em có nhận xét gì về nội dung của từng phần? -> Hs dựa vào dàn ý để trả lời EPhần thân bài có những ý chính nào? Những ý còn lại là những ý phụ, nêu nhiệm vụ của các ý phụ? -> Hs dựa vào dàn bài để tìm các ý chính và các ý phụ -> Ý phụ làm rõ ý chính, là dẫn chứng cho vấn đề nêu ra ở ý chính. ETừ bài văn tham khảo, em thấy ông là người ntn? -> Là người già, thích cây xương rồng, chăm lo cho gia đình và luôn yêu thương con cháu. ENói tóm lại, khi kể chuyện đời thường ta cần chú ý những gì? * Hướng dẫn Hs tiến trình làm một bài văn kể chuyện đòi thường Gv ghi đề: Kể về người mẹ của em. Một Hs đọc đề. Gv hướng dẫn Hs làm miệng bước tìm hiểu đề. Thảo luận: EHãy xây dựng dàn bài cho đề bài nêu trên? Gv gọi đại diện trình bày dàn bài. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét. Gv tiếp tục yêu cầu Hs thưc hành lập dàn ý cho những đề bài trong Sgk. (Hs làm bài độc lập) Gv thu bài của 3 Hs, nhận xét và sửa bài cho các em. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà ôn tập chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 3. A. Khái niệm “Chuyện đời thường” Chuyện đời thường là kể những việc thường nhật, kể những người thường gặp. Hay nói cách khác là kể những gì trong phạm vi đời sống hàng ngày. B. Đề 1: Kể chuyện về ông hay bà I. Tìm hiểu đề 1. Thể loại: Văn tự sự. 2. Nội dung: Kể về ông hay bà. II. Dàn ý: (Xem Sgk) Kể chuyện về một nhân vật đời thường. Lưu ý: Yêu cầu khi làm văn kể chuyện đời thường: - Kể điều mình thấy được, quan sát được. - Các chi tiết cụ thể nhưng phải lựa chọn để thể hiện tập trung một chủ đề nào đó, hợp với thực tế, không li kì hoá như truyện cổ tích. => Nhằm gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe. C. Đề 2: Kể về người mẹ của em. Dàn bài sơ lược 1. Mở bài: Giới thiệu chung về mẹ. 2. Thân bài - Đặc diểm ngoại hình, tính tình của mẹ: + Khuôn mặt, mái tóc, nụ cười. + Tính tình. - Việc làm đáng nhớ của mẹ: + Chăm lo cho gia đình. + Yêu thương con cái. + Hi sinh vì gia đình (Kể về một việc làm cụ thể, đáng nhớ của mẹ). - Thái độ của mẹ đối với mọi người xung quanh (gia đình, bà con, làng xóm). 3. Kết bài - Tình cảm của em đối với mẹ. - Mong ước, hứa hẹn. III. Hướng dẫn tự học - Lập dàn ý cho các đề văn còn lại. Viết thành bài văn hoàn chỉnh dựa vào dàn ý của đề 2 (Bài viết theo bố cục 3 phần) - Về nhà ôn tập kỹ, chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 3 E. Rút kinh nghiệm ... .... Tuần: 12 Ngày soạn: 10/11/2012 Tiết: 46 Ngày dạy : 12/11/2012 SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ A. Mức độ cần đạt - Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ. - Biết cách dùng số từ, lượng từ khi nói và viết. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức Khái niệm số từ và lượng từ : - Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ. - Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ: + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ. + Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ. 2. Kỹ năng - Nhận diện được số từ và lượng từ. - Phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị. - Vận dụng số từ và lượng từ khi nói và viết. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu số từ và lượng từ để phân biệt được chúng. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6ª1 vắng..; 6ª2 vắng.......) 2. Bài cũ: Kiểm tra 15phút ( Có đề và đáp án kèm theo) 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Chúng ta đã được tìm hiểu về danh từ, cụm danh từ. Số từ và lượng từ là những từ loại bổ sung ý nghĩa cho danh từ. Vậy cấu tạo của chúng thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. * Tiến trình bài học: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Tìm hiểu chung * Hướng dẫn tìm hiểu Số từ - Gv treo bảng phụ ghi Vd Sgk (Gạch chân các từ: hai, một trăm, chín, chín, chín, một). Gọi 1 Hs đọc. ECác từ được gạch chân đứng ở vị trí nào trong cụm danh từ và chúng lần lượt bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? -> Các từ gạch chân đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ về mặt số lượng. EXác định vị trí của từ sáu trong vd (b) và cho biết từ sáu bổ sung ý nghĩa cho từ nào? -> Đứng sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho từ Thứ tức bổ sung cho danh từ về mặt thứ tự. Gv: Gọi các từ như hai, một trăm, chín, một, là số từ. Vậy thế nào là số từ? Cho ví dụ minh hoạ? ETừ đôi trong vd (a) có phải từ chỉ số lượng không? Vì sao? -> Không phải, vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị. Gv: Một đôi cũng không phải từ ghép như một trăm, một nghìn, vì sau một đôi không thể sử dụng danh từ chỉ đơn vị như một trăm, một nghìn. Chẳng hạn, có thể nói: Một trăm con gà chứ không thể nói một đôi con gà. (chỉ có thể nói một đôi gà) ETìm thêm những từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi? -> Chẳng hạn cặp, tá, chục... EVậy thế nào là số từ? Số từ có mấy loại? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1. Hs đọc. * Tìm hiếu khái niệm Lượng từ Gv treo bảng phụ ghi Vd mục II/sgk. 1 Hs đọc. Thảo luận: EVị trí và ý nghĩa của từ các, cả, mấy, những có điểm gì giống và khác so với số từ? Giống: Đều đứng trước danh từ. Khác: Không chỉ số lượng cụ thể mà chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. EGọi những từ như từ những, các, cả, mấy là lượng từ. Vậy thế nào là lượng từ? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 1 mục II. Gv kẻ mô hình cụm danh từ 1 Hs lên bảng điền các cụm danh từ có trong Vd vào bảng cho thích hợp. Dưới lớp các em làm ra nháp. Hs khác nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Gv chữa bài ENhìn vào mô hình trên thì lượng từ có thể chia thành mấy loại? Đó là những loại nào? -> Lượng từ có thể chia thành 2 loại: Chỉ toàn thể và chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. Gv: Các lượng từ như cả, tất cả, hết thảy, tất thảy... gọi là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể. Các lượng từ như các, những, mọi, mỗi, từng... là những lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. EVậy thế nào là lượng từ? Lượng từ có thể chia làm mấy loại? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bt1: Gọi 1 Hs đọc bài thơ. Hs lên bảng làm. Hs khác nhận xét. Gv chữa bài. Bt2 + 3 Gv chia nhóm để Hs làm bài 2 và bài 3 Nhóm 1, 2, 3 làm bài 2. Nhóm 4, 5, 6 làm bài 3 GV lần lượt gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Gv chữa bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Nhớ rõ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ. - Xác định số từ, lượng từ trong truyện cười “Treo biển”. - Soạn bài mới. I. Tìm hiểu chung 1. Số từ 1.1. Phân tích ví dụ a. - hai chàng - một trăm ván cơm nếp - một trăm nệp bánh chưng - chín ngà - chín cựa - chín hồng mao - một đôi -> Đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ về mặt số lượng. => Số từ chỉ số lượng b. Hùng Vương thứ sáu. -> Đứng sau danh từ biểu thị thứ tự. => Số từ chỉ thứ tự * Lưu ý: Cần phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị. - Số từ: Đứng trước hoặc đứng sau danh từ. - Danh từ chỉ đơn vị: Mang ý nghĩa đơn vị, đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị. Ví dụ: “Một đôi gà” 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/128) 2. Lượng từ 2.1. Phân tích ví dụ * So sánh số từ và các từ “các, những, cả mấy”: - Giống nhau: Đều đứng trước danh từ. - Khác nhau: + Số từ: Chỉ số lượng cụ thể, đo đếm được. + “Các, những, cả mấy”: Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. -> Lượng từ * Mô hình của cụm danh từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau t 2 t 1 T1 T2 s 1 s 2 các hoàng tử những kẻ thua trận cả mấy vạn tướnglĩnh, quân sĩ - Cả: Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể. - Các, những, mấy: Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/129) II. Luyện tập Bt1: - Một canh, hai canh, ba canh, năm cánh. -> Số từ chỉ số lượng (đứng trước danh từ). - Canh bốn, canh năm. -> Số từ chỉ thứ tự (đứng sau danh từ). Bt2: Các từ “trăm, ngàn, muôn” đều dùng để chỉ số lượng nhiều, thậm chí rất nhiều. Bt3: Điểm giống và khác nhau của các từ “từng, mỗi”: + Giống nhau: Đều là lượng từ, có ý tách ra từng sự vật, từng cá thể. + Khác: “Từng” mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự; “mỗi” ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt. III. Hướng dẫn tự học E. Rút kinh nghiệm Tuần: 12 Ngày soạn: 13/11/2012 Tiết: 47,48 Ngày dạy :15/11/2012 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 A. Mục đích kiểm tra: Giúp Hs: - Biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa. - Biết viết bài văn theo bố cục rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm, trong sáng. - Tích cực ôn tập, làm bài độc lập, nghiêm túc. B. Hình thức kiểm tra: - Hình thức: Kiểm tra tự luận - Tổ chức: Cho HS làm bài tại lớp, thời gian 90 phút C. Câu hỏi, đề kiểm tra: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6a1 vắng.; 6a2vắng.....) 2. Gv chép đề bài lên bảng 3. Hs chép đề, bắt đầu làm bài. Gv theo dõi quá trình làm bài của học sinh. * ĐỀ BÀI:(Có đề kèm theo) D. Hướng dẫn chấm ,đáp án, biểu điểm: ( Có đáp án kèm theo)
Tài liệu đính kèm: