Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 14

Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 14

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng.

- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.

- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

 2. Kỹ năng: Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu để kể chuyện tưởng tượng một cách sáng tạo.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13	 	 Ngày soạn: 20/11/2012
Tiết: 52	 Ngày dạy : 22/11/2012
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự. 
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
 2. Kỹ năng: Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu để kể chuyện tưởng tượng một cách sáng tạo. 
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A1 vắng..; 6A2 vắng......)
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 3 Hs
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Tưởng tượng là dùng trí óc của mình để nghĩ ra, sáng tạo ra một câu chuyện nào đó. Muốn làm được văn tưởng tượng thì trước hết các em phải biết thế nào là tưởng tượng sáng tạo. Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn kĩ năng làm văn tự sự nói chung, bài văn kể chuyện tưởng tượng nói riêng.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
Gv gọi 1 Hs kể tóm tắt lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
 ETrong truyện này, người ta đã tưởng tượng những gì? Cho biết mục đích của việc tưởng tượng?
-> Các bộ phận trên cơ thể con người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt. Chúng cũng có suy nghĩ, tính cách như con nguời. Tác dụng là tạo sự tò mò, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện; bài học nêu lên một cách tự nhiên, dễ đi vào lòng nguời, không áp đặt.
 ETrong truyện chi tiết nào là có thật? -> Các bộ phận trong cơ thể con người gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong truyện tưởng tượng vẫn có những chi tiết có thật. 
 EVậy, theo em tưởng tượng trong tự sự có phải tuỳ tiện không hay nhằm mục đìch gì? -> Không được tuỳ tiện mà dựa vào một logic tự nhiên nhằm thể hiện một tư tưởng, một chủ đề nào đó.
 Gv: Chẳng hạn truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng tác giả dân gian đã nêu ra giả thiết để phủ nhận logic tự nhiên và người đọc là đối tuợng nhận ra lôgic tự nhiên đó không thể thay đổi.
Gv gọi 1 hs đọc truyện Lục súc tranh công
 EEm hãy tóm tắt ngắn gọn câu chuyện?
*Thảo luận: ETrong truyện, những chi tiết nào là do tưởng tượng? Những chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?
-> Dựa trên sự thật là cuộc sống và công việc của các con vật. Sáu con gia súc nói được tiếng người, và chúng kể công, kể khổ.
 ETheo em, tưởng tượng trong truyện này nhằm mục đích gì? -> Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
 ETừ những ví dụ vừa phân tích, em hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Nêu đặc điểm và cách kể chuyện tưởng tượng?
 Hs trả lời - Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ,1 Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu những chi tiết tuởng tượng và tác dụng của tưởng tượng trong truyện Giấc mơ gặp Lang Liêu
1 Hs đọc truyện, 1 Hs trả lời miệng, Hs khác nhận xét. Gv chữa bài.
Bt2: Gv hướng dẫn Hs tìm ý và lập dàn ý cho đề số 5 . Gv ghi đề lên bảng - 1 hs đọc đề.
a. Tìm hiểu đề 
Thể loại: chuyện tưởng tượng
Nội dung: tưởng tượng về thăm trường sau 10 năm
b. Lập dàn ý
E Với đề bài trên, em dự định sẽ trình bày những ý chính nào? 
-> Lí do về thăm trường, sự thay đổi của trường và thầy cô; cảm nghĩ , mong ước, hứa hẹn.
 ETừ những ý chính vừa nêu, em hãy trển khai thêm và sắp xếp thành một dàn bài hoàn chỉnh? 
-> Hs độc lập xây dựng dàn bài ra nháp, Gv quan sát và chữa bài cho các em.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tuởng tượng
1. Phân tích ví dụ
a. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
 Chi tiết tưởng tượng: Các bộ phận trong cơ thể được nhân hoá. Chúng biết suy nghĩ, nói năng, hành động như con người.
=> Tác dụng: Làm nổi bật sự thật thông thường con người trong xã hội phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển.
b. Truyện Lục súc tranh công
 Chi tiết tưởng tượng: Sáu con vật nói được tiếng người, biết tranh công, kể khổ.
=> Tác dụng: Nêu lên bài học: Ở đời không nên so bì với nhau.
 2. Ghi nhớ: (Sgk/133)
II. Luyện tập
Bt1:
 - Chi tiết tưởng tượng: Được gặp Lang Liêu khi chàng đi thăm dân tình nấu bánh chưng, được trò chuyện với Lang Liêu.
 - Tác dụng: Giúp ta hiểu sâu hơn về truyền thuyết Lang Liêu.
Bt2
Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang theo học. Hãy tuởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
a. Tìm hiểu đề
b. Dàn ý
Mở bài: Lí do về thăm trường sau mười năm.
Thân bài
 + Những thay đổi của cảnh trường và thầy cô.
 - Trường: Đẹp hơn, khang trang hơn.
 - Thầy cô giáo cũ đã già, có thêm nhiều giáo viên mới mà em chưa biết.
 + Tình cảm của em khi thăm trường: Nhớ lại kỉ niệm xưa với thầy cô, bạn bè, với trường, lớp.
+ Niềm xúc động khi gặp thầy cô.
Kết bài
- Chia tay trong lưu luyến, xúc động.
- Mong ước, hứa hẹn.
III. Hướng dẫn tự học:
- Lập dàn ý cho đề văn kể chuyện và viết bài văn kể chuyện tưởng tượng.
- Soạn bài mới.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 14	 Ngày soạn: 24/11/2012
Tiết: 53 - 54	 Ngày dạy : 26/11/2012
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
A. Mức độ cần đạt
 - Hiểu đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.
 - Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
 - Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười truyện ngụ ngôn.
 - Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
 2. Kỹ năng
 - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các truyện dân gian.
 - Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
 - Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
 3. Thái độ: Nắm được thể loại và đặc điểm các truyện dân gian đã học.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A4 vắng..; 6A5 vắng.......)
 2. Bài cũ: - Chúng ta đã học những thể loại văn học dân gian nào ?Nối các cụm từ sau ở cột A và cột B sao cho phù hợp?
Cột A
Cột B
Bánh chưng bánh giầy
Em bé thông minh
Thầy bói xem voi
Treo biển
Truyện cười
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyền thuyết
3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài : Để hệ thống lại tất cả những kiến thức đã học về mảng truyện dân gian, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn Hs nhớ lại các khái niệm và tên các truyện gắn với từng thể loại
 E Em hãy nhắc lại khái niệm về truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười?Liệt kê các truyện có trong Sgk cùng thể loại?
+ Truyền thuyết là truyện kể về các nhân vật và sự kiện trong lịch sử thời quá khứ.
+ Cổ tích là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc như người mồ côi, người con riêng, người mang lốt xấu xí...
+ Ngụ ngôn là loại truyện mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió truyện con người.
+ Truyện cười là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
 Gv treo bảng phụ còn để trống tên truyện. 4 Hs cùng lên bảng điền tên các truyện phù hợp với thể loại.
Gv sửa bài
* Hướng dẫn Hs khái quát lại đặc điểm của các thể loại
 ETừ khái niệm, em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của từng thể loại truyện dân gian. Dùng dẫn chứng để chứng minh?
-> Chẳng hạn trong truyện Con Rồng, cháu Tiên, nàng Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở ra trăm con trai. Truyện Thánh Gióng, cậu bé mới 3 tuổi mà chỉ cần vươn mình một cái trở thành tráng sĩ mình cao hơn trượng... Đó là những chi tiết hoang đường do nhân dân ta hư cấu nên.
 Tiết 2
* Hướng dẫn so sánh điểm giống và khác nhau của các thể loại
E Hãy chỉ rõ điểm giống và khác nhau của truyền thuyết và cổ tích; truyện ngụ ngôn và truyện cười? Nêu ví dụ minh hoạ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập 
 Gv gọi 1 số Hs kể diễn cảm truyện Con Rồng, cháu Tiên và truyện Em bé thông minh.
Gv gọi lần lượt từng học sinh đọc các phần của văn bản “Con Rồng, cháu Tiên”. Hs khác lắng nghe bạn đọc và chú ý các từ ngữ Gv sửa để phát âm cho đúng.
- Gv gọi 1 số bạn đọc khá đọc mẫu: to, rõ ràng, ngắt đúng nhịp cho các bạn khác nghe.
- Gv gọi lần lượt các hs khác đọc lại văn bản.
Hướng dẫn Hs kể tóm tắt văn bản
Gv gọi Hs kể tóm tắt văn bản.
- Hs kể, Hs khác lắng nghe bạn kể và nhận xét.
- Gv nhận xét.
 * Làm tương tự với truyện “Em bé thông minh”.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I . Tìm hiểu chung
1. Khái niệm 
1. Truyền thuyết
2. Truyện cổ tích 
3. Truyện ngụ ngôn
4. Truyện cười 
2. Tên các truyện đã học theo từng thể loại
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
1. Con Rồng, cháu Tiên
2. Bánh chưng, bánh giầy
3. Thánh Gióng
4. Sơn Tinh, Thủy Tinh
5. Sự tích Hồ Gươm
1. Sọ Dừa
2. Thạch Sanh
3. Em bé thông minh
4. Cây bút thần
5. Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi
3. Đeo nhạc cho mèo
4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
1. Treo biển
2. Lợn cưới, áo mới.
3. Đặc điểm
3.1. Truyền thuyết
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Truyện có cốt lõi là sự thật lịch sử.
- Thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật liên quan đến sự thật lịch sử.
3.2. Truyện cổ tích 
- Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo, hoang đường.
- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công bằng đối với sự bất công
3.3. Truyện ngụ ngôn
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy con người.
3.4. Truyện cười
- Có yếu tố gây cười, hài hước.
- Nhằm mua vui, phê phán những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội, hướng con nguời đến những điều tốt đẹp.
4. So sánh
4.1. Truyền thuyết và cổ tích
a. Giống nhau
- Có yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Theo mô típ: Sự ra đời thần kì, nhân vật có tài năng phi thường...
b. Khác nhau
- Đối tượng:
 + Truyền thuyết: Kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử thời kì quá khứ.
 + Cổ tích: Kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật nhất định.
- Mục đích:
 + Truyền thuyết: Thể hiện cách đánh giá đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử.
 + Cổ tích: Thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác
- Thái độ của nguời kể và người nghe:
 + Truyền thuyết: Tin là có thật (dù có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo).
 + Cổ tích: Không tin là có thật (dù trong truyện có những yếu tố thực tế).
4.2. Truyện ngụ ngôn và truyện cười 
 a. Giống nhau: Truyện nhằm mục đích chế giễu hoặc phê phán những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười trong xã hội; có yếu tố gây cười.
 b. Khác nhau
- Truyện ngụ ngôn: Nêu ra bài học để khuyên nhủ, răn dạy con người bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
- Truyện cười: Tạo ra tiếng cười để mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
II. Luyện tập
 Kể diễn cảm các truyện:
 - Con Rồng, cháu Tiên 
 - Em bé thông minh 
III. Hướng dẫn tự hoc:
- Đọc lại các truyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện.
- Soạn bài mới: Động từ
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 14	 Ngày soạn: 26/11/2012
Tiết: 55	 Ngày dạy : 29/11/2012
ĐỘNG TỪ
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được các đặc điểm của động từ.
- Nắm được các loại động từ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm động từ
 + Ý nghĩa khái quát của động từ.
 + Đặc điểm ngữ pháp của động từ (Khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của động từ)
- Các loại động từ.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ đã đặt câu.
 3. Thái độ: Nắm được các loại động từ để phân biệt chúng.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A1 vắng..; 6A2 vắng.........)	
 2. Bài cũ: Thế nào là chỉ từ? Chỉ từ thường đảm nhiệm chức vụ gì trong câu? Nêu ví dụ minh họa?
- Kiểm tra vở soạn của 2 HS.
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Những tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu danh từ, chỉ từ, số từ và lượng từ. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một loại từ nữa là động từ. Vậy thế nào là động từ? Động từ có mấy loại? Để biết những điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
 Tiến trình bài học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của động từ
 Gv treo bảng phụ ghi ví dụ. 1 Hs đọc.
ETìm những động từ có trong ví dụ và nêu ý nghĩa khái quát của những động từ đó?
EVậy thế nào là động từ?
Hãy nhắc lại khả năng kết hợp của danh từ?
Hs dựa vào kiến thức đã học ở bài danh từ trả lời.
EXét về khả năng kết hợp thì danh từ và động từ có gì khác nhau?
-> Danh từ có thể kết hợp được với từ chỉ số lượng ở phía trước và các chỉ từ ở phía sau; nhưng không kết hợp được với các từ đã, sẽ, đang như động từ.
E Chức vụ của động từ và danh từ có giống nhau không? Hãy nêu ví dụ chứng minh điều đó?
ETừ những vd vừa phân tích, hãy khái quát đặc điểm của danh từ?
Hs trả lời. Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ1. 1 Hs đọc.
* Hướng dẫn tìm hiểu các loại động từ chính
 Gv treo bảng phụ ghi bảng phân loại động từ còn thiếu như minh họa Sgk.
 Cho Hs thảo luận nhóm trong 3 phút.
Gv gọi đại diện nhóm lên bảng điền các động từ thích hợp vào bảng phân loại.
Nhóm khác nhận xét bài làm của bạn.
Gv chữa bài
E Nhìn vào bảng phân loại, em thấy có mấy loại động từ chính? Đó là những loại nào?
ETrong những loại động từ chính kể trên, loại nào lại được chia làm những loại nhỏ hơn? Đó là những loại nào?
Hs trả lời – Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. 1 hs đọc 
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1:
 Gv yêu cầu 1 hs đọc lại truyện Lợn cưới, áo mới.
 EHãy tìm những động từ có trong truyện và phân loại các động từ đó?
Bt2:
Gv gọi 1 Hs đọc truyện.
Hs thảo luận bài 2.
Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
Gv nêu yêu cầu Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm của động từ 
1.1. Phân tích ví dụ 
 a. Khái niệm
 a. Đi, đến, ra, hỏi.
 b. Lấy, làm, lễ.
 c. Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
=> Chỉ hành động, trạng thái của sự vật
 b. Khả năng kết hợp
 Động từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang... để tạo thành cụm động từ.
 c. Chức vụ điển hình
Ví dụ 1: Chiều nay, lớp 6A5 / đi lao động 
-> Động từ làm vị ngữ.	
Ví dụ 2: Lao động / là vinh quang.
-> Động từ làm chủ ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/146)
2. Các loại động từ chính
2.1. Phân tích ví dụ
Bảng phân loại
Động từ đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau
Động từ không đòi hỏi có động từ khác đi kèm 
Trả lời câu hỏi: Làm gì?
Đi, chạy, cười, hỏi, đọc, ngồi, đứng 
Trả lời câu hỏi: Làm sao?, Thế nào?
Dám, toan, định
Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu 
- Dám, toan, định đòi hỏi động từ khác đi kèm.
-> Động từ tình thái.
- Đi, chạy, buồn, yêu đòi hỏi động từ khác từ kèm.
-> Động từ chỉ hành động, trạng thái.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/146)
II. Luyện tập
Bt1: Các động từ có trong truyện Lợn cưới, áo mới 
- Động từ chỉ hành động: may, khoe, mặc, đi, đứng, hỏi, thấy, chạy, giơ.
- Động từ chỉ trạng thái: khen, tức.
Bt2: Chi tiết gây cười ở trong truyện nằm ở hai từ đưa, cầm. 
Đó đều là động từ nhưng có nghĩa khác nhau:
- Đưa: Trao từ mình cho người khác.
- Cầm: Nhận của người khác về mình.
-> Từ sự đối lập nghĩa của hai từ này, tác giả đã làm rõ bản tính keo kiệt của anh chàng nọ.
III. Hướng dẫn tự học:
- Nắm nội dung bài học, học thuộc phần Ghi nhớ.
- Soạn bài mới Luyện tập kể chuyên tưởng tượng.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 14	 	Ngày soạn: 15/11/2010
Tiết: 56	 Ngày dạy : 16/11/2010
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện.
- Biết xây dựng một bài kể chuyện tưởng tượng.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức: Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 
 2. Kỹ năng: - Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
 - Kể chuyện tưởng tượng.
 3. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực để tự kể được một câu chuyện tưởng tượng.
C. Phương pháp
	Vấn đáp, thuyết trình.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A1 vắng..; 6A2 vắng.....)
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 3 Hs
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài :Như vậy, đây là lần thứ hai các em được tiến hành luyện nói trên lớp. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải rèn luyện kỹ năng nói vì đó là phương tiện giao tiếp hữu ích, giúp con ng
ười thành công trong cuộc sống.
 * Tiến trình bài học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề và tìm ý
 Gv ghi đề. 1 Hs đọc đề.
 EHãy xác định thể loại và đối tượng của đề bài trên?
 + Thể loại: Kể chuyện tưởng tượng
 + Đối tượng: Xe đạp, xe máy và ô tô
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs lập dàn ý
 Hãy trình bày dàn ý cho đề bài trên?
1 Hs trình bày miệng dàn ý. Hs khác nhận xét.
 Gv treo bảng phụ ghi dàn ý để Hs tham khảo và bổ sung vào dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện nói
1. Luyện nói theo nhóm
Gv nhắc lại yêu cầu cầu của việc luyện nói theo nhóm.
 Hs luyện nói nhóm 2 bàn 4 người (15 phút).
 Gv quan sát hoạt động nhóm của Hs.
2. Luyện nói trước lớp
Gọi đại diện phát biểu trước lớp.
 Hs khác nhận xét phần luyện nói của bạn. 
 Gv nhận xét, rút kinh nghiêm cho bài luyện nói của Hs. (Có thể ghi điểm nếu bài luyện nói của hs đạt khá - tốt).
* HĐ 4 : Hướng dẫn tự học : HS chú ý lắng nghe
Đề bài: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào?
I. Tìm hiểu đề
II. Dàn ý
1. Mở bài
 Lí do nghe thấy cuộc cãi nhau, so bì hơn thua.
2. Thân bài
- Cuộc cãi nhau, so bì hơn thua của 3 phương tiện:
 + Kể công
 + So bì: Thái độ của chủ đối với mình
- Thái độ của em: Là người đứng giữa phân tích phải trái và khẳng định cả ba phương tiện đều có công. Em và mọi người đều quý trọng và nhớ ơn chúng.
3. Kết bài
- Mong muốn cả ba phương tiện cùng cố gắng giúp đỡ gia đình trong việc đi lại.
III. Luyện nói
1. Luyện nói theo nhóm
2. Luyện nói trước lớp
4. Hướng dẫn tự học
	+ Tiếp tục luyện nói ở nhà với các câu chuyện tưởng tượng khác
	+ Soạn bài mới Con hổ có nghĩa
E. Rút kinh nghiệm ...........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docngvan 6 tuan 14.doc