Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 15

Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 15

A. Mức độ cần đạt

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyện trung đại.

- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa.

- Hiểu, cảm nhận một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Đặc điểm thể loại truyện trung đại.

- Ý nghĩa đề cao đạo lý, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.

- Nét đặc sắc của truyện: Kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.

- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng con hổ có nghĩa.

- Kể lại được truyện.

 3. Thái độ: Cảm nhận được hình tượng con hổ sống có nghĩa và hiểu đạo lý đó ở trên đời.

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15	 Ngày soạn: 01/12/2012
Tiết: 57	 Ngày dạy : 03/12/2012
HDĐT: CON HỔ CÓ NGHĨA
- Truyện trung đại Việt Nam -
(Lan Trì kiến văn lục - Vũ Trinh)
A. Mức độ cần đạt 
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyện trung đại.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa.
- Hiểu, cảm nhận một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện trung đại.
- Ý nghĩa đề cao đạo lý, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.
- Nét đặc sắc của truyện: Kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng con hổ có nghĩa.
- Kể lại được truyện.
 3. Thái độ: Cảm nhận được hình tượng con hổ sống có nghĩa và hiểu đạo lý đó ở trên đời.
C. Phương pháp
	Vấn đáp, thuyết trình.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A1 vắng..; 6A2 vắng.....)
 2. Bài cũ: - Kiểm tra vở soạn của 3HS
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Kết thúc việc tìm hiểu mảng truyện dân gian, hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một loại truyện mới không phải của tập thể sáng tác mà chỉ là sáng tác của một người. Đó là truyện trung đại Việt Nam. Vậy thế nào là truyện trung đại? Truyện Con hổ có nghĩa vì sao được coi là truyện trung đại? Sức hấp dẫn của truyện nằm ở đâu? Tất cả những điều đó chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm truyện và truyện trung đại
 Gv giới thiệu về khái niệm truyện :Là loại văn tự sự, có hai thành phần chủ yếu là nhân vật và cốt truyện. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể, trong truyện sử dụng rộng rãi yếu tố hư cấu và tưởng tượng.
1 Hs đọc phần chú thích. 
 Gv chốt những ý chính về khái niệm truyện trung đại.
 ETại sao truyện Con hổ có nghĩa lại được gọi là truyện trung đại?
-> Hs dựa vào chú thích * trả lời
 EAi là tác giả của truyện này?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
 Gv gọi 2 Hs đọc nối tiếp toàn bộ văn bản
 Gv yêu cầu hs đọc thầm phần chú thích để tìm hiểu nghĩa của các từ khó
ENêu bố cục của truyện?
Phần 1: Từ đầu đến “sống qua được”.
-> Cái nghĩa của con hổ đực với bà đỡ Trần.
+ Phần 2: Đoạn còn lại 
-> Cái nghĩa của con hổ cái với bác tiều.
ENêu phương thức biểu đạt văn bản?
* Hướng dẫn phân tích truyện
E Khi bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, hổ đực đã có thái độ ra sao và hành động như thế nào?
=> Thể hiện niềm hạnh phúc của một người cha. Hổ đã có hành động tặng bạc để trả ơn bà đỡ Trần.
EỞ truyện thứ hai, một con hổ khác lại xuất hiện. Con hổ ấy lâm vào tình cảnh như thế nào? Ai đã giúp đỡ nó?
=> Hổ trán trắng bị hóc xương, bác tiều đã giúp nó lấy xương ra
*Thảo luận: ESau khi được bác tiều giúp, hổ trán trắng đã có hành động gì để trả ơn. Hành động của hai con hổ giúp ta nhận ra điều gì?
* Hướng dẫn tổng kết
ETác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để kể về hành động trả ơn của hai con hổ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
 Nghệ thuật nhân hoá nói về lòng nhân nghĩa. Nhằm khuyên nhủ mọi người sống nhân nghĩa 
ETruyện “ Con hổ có nghĩa ”. muốn giáo dục ta điều gì?
Hs trả lời - Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ, 1 Hs đọc.
 EHãy đọc những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về lòng biết ơn mà em biết?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài.
I. Giới thiệu chung
 1. Khái niệm Truyện: Truyện chia thành nhiều loại: truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, ... 
2. Khái niệm truyện trung đại: (Sgk)
 3. Tác giả: Vũ Trinh (1759 - 1828), người trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay), đỗ cử nhân năm 17 tuổi, làm quan dưới thời nhà Lê, nhà Nguyễn.
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Đọc và tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự
2.3. Phân tích
a. Truyện thứ nhất
 Hổ đực biểu hiện lòng biết ơn khi bà đõ Trần đỡ đẻ cho hổ cái được mẹ tròn con vuông 
 b. Truyện thứ hai
 Con hổ trán trắng biết ơn bác tiều - ân nhân cứu mạng.
-> Nghệ thuật nhân hóa. 
=>Hổ sống có nghĩa
=> Bài học về lòng nhân nghĩa
3. Tổng kết 
 a. Nội dung
 b. Nghệ thuật 
* Ý nghĩa : Truyện đề cao giá trị đạo làm người : con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
=> Ghi nhớ: (Sgk/144)
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) nêu suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện.
- Chuẩn bị bài mới : Mẹ hiền dạy con
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 15	 Ngày soạn: 01/12/2012
Tiết: 58	 Ngày dạy : 03/12/2012
HDĐT: MẸ HIỀN DẠY CON
(Truyện trung đại Trung Quốc)
- Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân biên dịch -
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Mẹ hiền dạy con.
- Hiểu cách viết truyện gần với viết ký, viết sử ở thời trung đại.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
 - Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
 - Những sự việc chính trong truyện.
 - Ý nghĩa của truyện.
 - Cách viết truyện gần với viết ký (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại.
 2. Kỹ năng
 - Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.
 - Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
 - Kể lại được truyện.
 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu truyện để hiểu thái độ, tính cách, phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A1 vắng....; 6A2 vắng.........)
 2. Bài cũ: Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện nào? Nêu một số đặc điểm của thể loại truyện đó? Truyện nhằm nhắc nhở chúng ta điều gì?
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu một truyện trung đại của Việt Nam. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một truyện trung đại khác, truyện trung đại Trung Quốc Mẹ hiền dạy con.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu chung 
 ENhững ai là người đã tham gia dịch câu chuyện này?
ETruyện này có xuất xứ từ đâu?
ETruyện “Mẹ hiền dạy con” được viết theo thể loại nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
 Gv yêu cầu giọng đọc: đọc to, rõ ràng, diễn cảm ; lưu ý khi đọc giọng điệu của bà mẹ và đứa con.
 Gv gọi Hs đọc văn bản, sau đó nhận xét giọng đọc của các em.
 EEm biết gì về thầy Mạnh Tử?
Hs căn cứ vào phần Chú thích trả lời. Gv giới thiệu ảnh Mạnh Tử và Khổng Tử cho Hs xem.
- Yêu cầu HS tự tìm hiểu chú thích
Hướng dẫn Tìm hiểu văn bản
ETruyện được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
P1: Từ đầu đến chỗ con ta ở được đây: Bà mẹ lựa chọn môi trường sống tốt đẹp cho con.
P2: Tiếp theo đến đi vậy: Bà mẹ dạy con đức tính thành thật, biết giữ chữ tín.
P3: Phần còn lại: Sự kiên quyết, dứt khoát, không chiều chuộng con vô lí
ENêu phương thức biểu đạt của văn bản?
Phân tích chi tiết
 Gv yêu cầu Hs theo dõi phần đầu của câu chuyện.
 EỞ sự việc thứ nhất, bà mẹ Mạnh Tử đã đưa ra quyết định gì? Tại sao bà lại quyết định như vậy?
-> Dời chỗ để tìm môi trường sống tốt đẹp cho con.
EĐã dời nhà ra gần chợ nhưng bà mẹ Mạnh Tử có cho rằng đó là môi trường sống tốt đẹp cho con không? Sống ở gần chợ ảnh hưởng như thế nào đến Mạnh Tử? 
E Khi nhà dời đến gần trường học, thầy Mạnh Tử đã có những thay đổi nào? Lúc bấy giờ, bà mẹ đã vừa ý chưa? 
E Tại sao mẹ Mạnh Tử lại nói: Chỗ này là chỗ con ta ở được?
Gv liên hệ giáo dục Hs về vai trò của trường học.
*Thảo luận: EEm thấy ba sự việc đầu có giá trị giáo dục như thế nào? Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung tương ứng, phù hợp với nội dung vừa được rút ra?
-> Chọn môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách con trẻ. Tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Gv liên hệ giáo dục Hs lựa chọn môi trường sống cho mình.
E Trong sự việc thứ tư, bà mẹ đã nói gì với con mình? 
E Tại sao khi đã trót nói đùa với con, bà mẹ lại đi mua thịt cho con ăn thật? Sự việc thứ tư này có ý nghĩa như thế nào? 
E Sự việc nào xảy ra ở cuối truyện? 
E Hành động và lời nói của bà mẹ đã thể hiện thái độ, động cơ, tính cách nào của bà mẹ? Nêu tác dụng của thái độ, hành động ấy?
Gv: Toàn bộ câu chuyện là lời kể của người kể, nhưng đến cuối truyện, người kể đã bình.
EQua lời bình ấy, em hiểu thêm điều gì về bà mẹ thầy Mạnh Tử và cách dạy con của bà?
E Khái quát nghệ thuật và nội dung của truyện?
E Em nhận ra ý nghĩa gì sau khi tìm hiểu xong câu truyện?
- GV liên hệ giáo dục HS.
* Luyện tập
- GV hướng dẫn HS trả lời miệng bài 3
Hoạt động 3: Hướng dẫntự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Giới thiệu chung
1. Dịch giả
 Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân dịch từ sách Liệt nữ truyện.
2. Tác phẩm 
- Xuất xứ: Tuyển dịch từ sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc.
- Thể loại: Truyện trung đại
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự	
2.3. Phân tích
a. Ba sự việc đầu
 * Sự việc thứ nhất 
Nhà ở gần nghĩa địa:
- Con: Đào, chôn, lăn, khóc.
- Mẹ: Dọn nhà ra gần chợ.
 * Sự việc thứ hai
Nhà ở gần chợ:
- Con: Bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo.
- Mẹ: Dọn nhà đến cạnh trường học.
 * Sự việc thứ ba
Nhà ở gần trường:
- Con: bắt chước học tập lễ phép.
- Mẹ vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở được đây.
=> Trường học là môi trường sống tốt, thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
-> Tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. 
 b. Sự việc thứ tư
- Con hỏi: “Người ta giết lợn để làm gì thế?“
- Mẹ: Lỡ miệng nói đùa : “Để cho con ăn đấy.”
-> Mua thịt lợn cho con ăn thật
=> Dạy cho trẻ tính thật thà, biết giữ chữ tín.
c. Sự việc cuối cùng
- Con: Bỏ học về nhà chơi.
- Mẹ: Cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, nói: “Con đang đi học  đi vậy“.
=> Sự kiên quyết, dứt khoát của bà mẹ, quyết không chiều chuộng con một cách vô lí.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa:
- Truyện nêu cao vau trò, tác dụng của môi trường sống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
-Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
4. Luyện tập 
Bài 3: Nghĩa của các từ kết hợp:
- Công tử, hoàng tử, đệ tử: tử có nghĩa là con.
- Tử trận, bất tử, cảm tử: tử có nghĩa là chết.
III. Hướng dẫn tự học:
- Kể lại truyện. Nắm những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Suy nghĩ về đạo làm con của bản thân sau khi học xong truyện Mẹ hiền dạy con.
- Soạn bài mới.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 15	 Ngày soạn: 04/12/2012 
Tiết: 59	 Ngày dạy : 06/12/2012
CỤM ĐỘNG TỪ
A. Mức độ cần đạt
Nắm được đặc điểm của cụm động từ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.
 2. Kỹ năng: Sử dụng cụm động từ.
 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu để nhận biết về cụm động từ.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6ª1 vắng..; 6ª2 vắng.........)	
 2. Bài cũ: Nêu đặc điểm của động từ? Đặt một câu có sử dụng động từ và cho biết chức vụ ngữ pháp của động từ đó?
 Xác định động từ trong câu sau và cho biết động từ đó thuộc loại nào?
 Hè vừa qua, chúng em đi thi Giao thông thông minh. 
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài::Chúng ta đã biết về động từ cũng như các loại động từ. Chúng ta cũng đã tìm hiểu về cụm danh từ gồm 3 phần. Vậy cụm động từ sẽ có cấu tạo như thế nào? Mô hình cụm động từ gồm mấy phần? Để giải đáp những thắc mắc đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết học hôm nay.
* Tiến trình bài học
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm cụm động từ
Gv treo bảng phụ ghi ví dụ trong Sgk. 1 Hs đọc ví dụ.
ECác từ đã, nhiều nơi lần lượt bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
EThử lược bỏ các từ đứng trước và sau động từ rồi rút ra nhận xét về vai trò, tác dụng của các từ vừa bị lược bỏ? -> Câu văn không rõ nghĩa. Các từ đó làm cho câu văn rõ nghĩa hơn.
Gv giảng: Gọi những cụm từ như đã đi nhiều nơi là cụm động từ 
EVậy, thế nào là cụm động từ?
Gv ghi bảng ví dụ. 1 Hs đọc ví dụ.
Thảo luận: Xác định động từ và cụm động từ có trong ví dụ trên và so sánh đặc điểm của chúng?
EQua những ví dụ vừa phân tích, em hãy nhắc lại khái niệm cụm động từ và nêu đặc điểm của cụm động từ?
 Hs trả lời. Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Hs đọc.
 EĐặt một câu có sử dụng cụm động từ?
* Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của cụm động từ
 Gv yêu cầu hs theo dõi cụm động từ “đã đi nhiền nơi”.
E Xác định động từ có trong cụm động từ nêu trên? => đi
Gv giảng: Từ đi trong ví dụ được gọi là động từ trung tâm. Từ đã là phụ trước chỉ thời gian, từ nhiều nơi là phụ sau chỉ địa điểm.
Gv treo bảng phụ kẻ mô hình cụm động từ còn bỏ trống. 1 Hs lên bảng điền các cụm động từ ở mục I vào bảng phụ.
Hs khác nhận xét bài làm của bạn. Gv chữa bài
 ETừ mô hình cụm động từ, em thấy một cụm động từ có cấu tạo như thế nào?
Hs trả lời. Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ ý 1. Hs đọc.
EHãy kể thêm những phụ ngữ phần trước và phụ ngữ phần sau của cụm động từ?
-> Phần trước: đã, sẽ, đang, 
-> Phần sau: trên, dưới, trong, ngoài,
 ETheo em, những phần trước và phần sau của cụm động từ lần lượt bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm?
Hs trả lời. Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ ý 2. Hs đọc.
Gv lưu ý: Cấu tạo cụm động từ có thể có đầy đủ cả ba phần, có thể có phần trước hoặc phần sau nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có. 
Gv lấy ví dụ chứng minh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1, 2: Tìm cụm động từ và chép cụm động từ vào mô hình.
 Gv chia nhóm để hs làm bài: nhóm 1, 2 làm câu a; nhóm 3, 4 làm câu b; nhóm 5, 6 làm câu c ra nháp.
 Gv thu 3 phiếu làm tốt trình bày lên bảng.
 Nhóm còn lại nhận xét bài làm của nhóm bạn. Gv chữa bài.
Bt3: Hs thảo luận bài tập 3 theo nhóm.
 Gv gọi đại diện 1 nhóm trình bày miệng kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Gv chữa bài.
Hai phụ ngữ chưa, không đều có ý nghĩa phủ định
- Chưa: Phủ định tương đối.
- Không: Phủ định tuyệt đối.
-> Cách dùng hai từ này đều nhằm mục đích ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của em bé; khi người cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì đứa con đã đáp lại một câu mà viên quan không thể trả lời được.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Cụm động từ là gì?
1.1. Phân tích ví dụ
a. Đã đi nhiều nơi.
 Cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
-> Gọi là cụm động từ.
b. Em bé đi. 
 đt
Em bé đang tập đi.
 cđt
-> Cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn và có ý nghĩa đầy đủ hơn động từ; nhưng hoạt động trong câu giống như động từ.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/148)
2. Cấu tạo của cụm động từ
2.1. Mô hình của cụm động từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
- Đã
đi
nhiều nơi.
- Cũng
ra
những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/148)
II. Luyện tập
Bt1 + 2
a. Còn đang đùa nghịch ở sau nhà 
b. - Yêu thương Mị Nương hết mực 
 - Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng 
c. - Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán
 - Có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ 
Phần trước
P.trung tâm
Phần sau
- Còn / đang
đùa nghịch 
ở sau nhà.
- Yêu thương
Mị Nương hết mực.
- Đành / tìm cách
- Có thì giờ
giữ 
đi hỏi
sứ thần ở công quán.
ý kiến em bé thông minh nọ.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, xem lại các bài tập đã làm. Tìm cụm động từ trong một đoạn truyện đã học.
- Soạn bài mới.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 15	 Ngày soạn: 04/12/2012 
Tiết: 60	 Ngày dạy : 06/12/2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mức độ cần đạt
 Giúp Hs:
	- Củng cố kiến thức về kiểu bài tự sự - kể chuyện đời thường.
- Rèn kĩ năng viết bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị :
 Gv: 
- Soạn giáo án, bảng phụ, bài đã chấm của Hs.
	- Tích hợp với bài Cách làm văn tự sự và phần Tiếng Việt ở bài Chữa lỗi dùng từ.
 Hs: Lập dàn ý chi tiết cho đề văn số 3.
III. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A1 vắng .; 6A2 vắng ...)	
 2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, sự cần thiết của tiết trả bài. Tiết học này sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết trong bài làm nhằm mục đích để các em để phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị vướng những lỗi đã gặp.
 * Tiến trình bài học:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
* HĐ 1 : Hướng dẫn hs phân tích đề :
 - GV ghi đề bài lên bảng – 1 hs đọc lại đề .
? Xác định thể loại và đối tượng cuả đề bài trên ? Vì sao em biết?
- HS trả lời, Gv nhận xét, đồng thời gạch chân những từ quan trọng.
- Lưu ý HS: Khi tìm hiểu đề phải đọc kĩ, gạch chân những từ quan trọng.
? Theo em, bài văn kể về người than cần đảm bảo những ý cơ bản nào?
- HS trả lời, Gv chốt ý: Có thể giới thiệu sơ lược về ngoại hình; kể về : ( tính tình, sở thích, việc làm, tình cảm và các mối quan hệ,)
* HĐ 2 : Hướng dẫn hs xây dựng dàn ý :
* Thảo luận: ? Bài văn này cần trình bày theo mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ?
- Đại diện 1 nhóm trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà – nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Gv chữa bài ( nếu cần thiết ).
* HĐ 3 : Nhận xét ưu – khuyết điểm :
* Ưu điểm : Đa số nắm được đặc điểm thể loại và yêu cầu của đề nên viết văn khá trôi chảy, có cảm xúc. Một số em đã thể hiện rõ tính cảm yêu kính bố mẹ của mình qua cách kể chuyện: Dũng , Hằng ( 6a1); Hưng, Ly (6a2).
* Nhược điểm : Một số em kể sơ sài, hành văn lủng củng, diễn đạt kém. Đặc biệt, vẫn có rất nhiều em viết sai lỗi chính tả, tên riêng không viết hoa, đầu dòng không thụt vào 1 hàng, thậm chí gần như viết một mạch từ đầu đến cuối và không dùng dấu chấm, dấu phẩy nào để tách ý.
* VD : Dương, V. Xuân, (6a2 ); Tiến, Dung ( 6a1).
* HĐ 4 : Hướng dẫn hs sửa lỗi sai cụ thể :
- Gv treo bảng phụ ghi vd phần văn bản sai của hs .
* Thảo luận : ? Quan sát vd , phát hiện những lỗi sai và sửa lại cho đúng ?
- Đại diện một nhóm trình rày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv sửa bài ( nếu cần ).
* HĐ 5 : Đọc bài, phát bài vào điểm :
* Kết quả bài làm
 	Điểm
 Lớp/ SS
>= 5
>= 8
< 5
<= 3
6a1
6A2
* Đề bài : Kể về một người thân của em (ông, bà, bố mẹ, ....)
I. Tìm hiểu đề, tìm ý: 
1Tìm hiểu đề:
a. Thể loại : Văn tự sự .
b. Đối tượng : Người than của em .
2. Tìm ý: 
II. Dàn ý : ( Xem giáo án số 47,48)
III. Nhận xét ưu- khuết điểm :
IV. Sửa lỗi sai cụ thể :
* Phần văn bản sai
* Lỗi sai
* Sửa lại 
a. B a. Bàn tay mẹ em đã khô cứng chứ không còn mềm mại như trước nữa. Đó là nỗi khổ của mẹ.
b. b. Hôm đó về nhà mẹ sốt mơn man cả ngày.
c. c. Những lúc em đạt điểm cao, bố thường đặt tay lên vai em . Bố đặt bàn tay lên vai em và bảo : " Con trai bố giỏi lắm ".
-> ->Dùng từ thiếu chính xác, diễn đạt yếu.
-> -->Dùng từ thiếu chính xác, thiếu dấu phẩy .
-> Lặp từ 
= => Bàn tay mẹ bây giờ thô ráp chứ không mềm mại như trước nữa . Em biết mỗi vết chai trên tay mẹ là một nỗi vất vả mà mẹ đã trải qua
=> Hôm đó, về nhà, mẹ sốt mê man.
=> Những lúa em đạt điểm cao , bố thường đặt tay lên vai em và bảo : " Con trai bố giỏi lắm ".
V. Đọc bài – Phát bài , vào điểm :
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docngvan 6 tuan 15.doc