Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tiết 70 đến tiết 72

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tiết 70 đến tiết 72

A . Mục tiêu cần đạt:

 Giúp hs hệ thống lại những kiến thức tiếng việt 6 và tiếng việt 7: Từ ghép, từ láy, đại từ, tính từ, danh từ, động từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt

- Giải một số bài tập

B . Tiến trình lên lớp:

Hoạt động 1: (3p) ổn định lớp và kiểm tra vở soạn của hs

Hoạt động 2: (40p) ôn tập

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tiết 70 đến tiết 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26 tháng 12 năm 2009
Tiết 70
ôn tập tiếng việt
A . Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs hệ thống lại những kiến thức tiếng việt 6 và tiếng việt 7: Từ ghép, từ láy, đại từ, tính từ, danh từ, động từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt
Giải một số bài tập
B . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (3p) ổn định lớp và kiểm tra vở soạn của hs
Hoạt động 2: (40p) ôn tập
Gv cho hs thực hiện yêu cầu trong sgk vào vở và lên bảng điền vào sơ đồ đó.
hs khác nhận xét – sửa chữa(nếu có)
? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng loại?
? Thực hiện yêu cầu theo sgk?
? Lấy ví dụ về các loại đại từ?
? So sánh quan hệ từ và danh từ, động từ, tính từ ở các mặt: ý nghĩa và khả năng kết hợp?
? Giải thích nghĩa các tà HV sau?
Phân loại từ
Hs thực hiện vào vở và lên bảng trình bày
Hs nhắc lại định nghĩa của từng loại
VD: Từ ghép đẳng lập: quần áo, giày dép, bàn ghế,
Từ ghép đẳng lập: Cửa sổ, xe máy, xe đạp
Từ láy toàn bộ: xanh xanh, xinh xinh
Từ lấy bộ phận láy vần: lúng túng, 
láy phụ âm đầu: xôn xao
Phân loại đại từ:
Hs vẽ mô hình
VD: Đại từ để trỏ: Tôi, tao, tớ (đại từ nhân xưng) bấy, bấy nhiêu (chỉ số lượng) vậy, thế (chỉ hoạt động)
Đại từ để hỏi: Hỏi người: ai, gì, nào..
hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy..
hỏi về hoạt động, tính chất:sao, thế nào
ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ
Ôn tập quan hệ từ:
Quan hệ từ: + Biểu thị ý nghĩa quan hệ
+ Có khả năng liên kết các thành phần của cụm từ, của câu.
Danh từ, động từ, tính từ: + Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất.
+ Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu.
Từ Hán Việt:
Giải nghĩa từ HV:
Bạch (bạch cầu) – trắng
Bán(bán thân) – nửa
Cô (cô độc) – lẻ loi
Cư (cư trú) – ở
Cửu (cửu chương) – chín
Dạ (dạ hương) - đêm
đại (đại lộ, đại thắng) – lớn
điền ( điền chủ, điền viên) – ruộng
Hà (sơn hà) – nước
Hậu (hậu vệ) – sau
Hồi (hồi hương) – trở về
Hữu (hữu ích) – có
Lực (nhân lực ) – sức
Mộc (thảo mộc) – gỗ 
Nguyệt (nguyệt thực ) – trăng
Nhật (nhật kí) – ngày
Quốc (quốc ca) – nước
Tam (tam giác) – ba
Tâm (yên tâm) – lòng
Thảo (thảo nguyên) – cỏ
Thiên (thiên niên kỷ) – nghìn
Thiết (thiết giáp) – sắt
Thiếu (thiếu niên, thiếu thời) – trẻ
Thôn (thôn nữ, thôn dã) – quê
Thư (thư viện ) – giấy
Tiền (tiền đạo) – trước
Tiểu (tiểu đội) – nhỏ
Tiếu (tiếu lâm) – cười
Vấn (vấn đáp) - hỏi
Hoạt động 3: (2p) Củng cố và dặn dò
Về nhà xem lại nội dung của tiết học
Soạn nội dung tiết 71 theo gợi ý trong sgk trang 195
Ngày dạy: 28 tháng 12 năm 2009
Tiết 71
 ôn tập tiếng việt,
 chương trình địa phương (TV)
A . Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp hs tiếp tục ôn luyện, củng cố lý thuyết và bài tập về Tiếng Việt đã học ở chương trình Ngữ Văn 7 - T1
Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
B . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (2p) ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Hoạt động 2: (40p) Ôn tập:
? Những nội dung đã ôn tập ở tiết trước?
? Những nội dung ôn tập chính của tiết học này?
Gv yêu cầu hs trả lời miệng các câu 1,2,3,4,5,8,9 trong sgk
Gv đánh giá, tổng kết lại qua từng câu hỏi
Hs lắng nghe
? Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với mỗi từ: bé, thắng, chăm chỉ (về mặt kích thước, khối lượng)?
? Tìm thành ngữ Thuần việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau (sgk)?
Gv ghi lên bảng và giải thích nghiã của từng yếu tố trong thành ngữ Hán Việt.
? Hãy thay thế những từ in đậm bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương?
Gv gọi hs đọc to phần nội dung ôn tập (sgk)
Gv tổ chức hs thảo luận theo nhóm
Gv chia lớp thành 6 nhóm
Nhóm 1,2: câu a
Nhóm 3,4: câu b
Nhóm 5,6: câu c
Gv yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung qua từng câu
Gv đánh giá chung 
A. Ôn tập Tiếng Việt
- Hs nhắc lại
Hs nêu nội dung ôn tập của tiết học
I. Ôn tập lý thuyết:
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Lấy ví dụ minh hoạ
+ Từ đồng nghĩa
+ Từ trái nghĩa
+ Từ đồng âm
+ Thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ
II. Bài tập (sgk)
Bài tập 3: 
Từ đồng nghĩa với từ:
+ Bé – nhỏ
+ Thắng - được
+ Chăm chỉ – siêng năng
Từ trái nghĩa với từ:
+ Bé >< lớn, to
+ Thắng >< thua
+ Chăm chỉ >< lười biếng
Bài tập 6:
Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng
Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ
Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc
Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng bồ dao găm
Bài tập 7:
Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng -> đồng không mông quạnh
Phải cố gắng đến cùng-> còn nước còn tát.
Làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái -> con dại cái mang
Giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì -> giàu nứt đố đổ vách.
B . Chương trình địa phương (phần tiếng việt) – Rèn luyện chính tả
I . Nội dung luyện tập:
- Khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương theo miền Bắc – Trung – Nam
II. Luyện tập:
a, xử lý, sử dụng, giả sử, xét xử, tiêu trừ, tiểu thuyết, tuần tiểu.
- Khung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại.
- mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b, Cá chép, cá chim
- Cá trắm, cá trôi, cá trích, cá tràu
- Nghiêng ngả, học hỏi, nông nổi
- Nghĩ ngợi, diễn viên, õng ẹo
- giả dối, giảo hoạt, ra hiệu
c, Mẹ đang dỗ dành em ngủ
- Chúng nó đang tranh giành nhau
- Cậu hãy tắt ti vi đi!
- Đồng hồ kêu tí tắc.
Hoạt động 3(3p) Củng cố và dặn dò:
 Gv củng cố lại một số nội dung cần nắm
 Về nhà: lập sổ tay chính tả
 ôn và nhớ lại kiến thức 3 phần: văn, tiếng việt, tập làm văn để thực hiện tiết trả bài kiểm tra học kỳ I
Ngày dạy: 29 tháng 12 năm 2009
Tiết 72
 Trả bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I
A . Điểm cần đạt:
 - Hs củng cố kiến thức tổng hợp qua bài kiểm tra học kỳ
 - Nhận ra ưu điểm, nhược điểm trong bài kiểm tra của mình
 - Có ý thức tự sửa chữa các lỗi
B . Tiến trình lên lớp:
 Hoạt động 1(2p) ổn định lớp
 Hoạt động 2: (10p) Xây dựng đáp án
 Gv yêu cầu hs đọc lại lần lượt từng câu
 Gv cùng hs xây dựng đáp án (đã có ở tiết 68 - 69) 
Hoạt động 3(5p) Nhận xét:
ưu điểm:
Đa số hs thực hiện hết các câu hỏi
Nắm được văn bản Côn Sơn ca: nội dung và con người Nguyễn Trãi qua văn bản
Xác định được điệp ngữ, các dạng điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
Hầu hết các em biết cách làm bài văn biểu cảm về đối tượng : quê hương; nhiều bài viết có cảm xúc, trình bày rõ ràng, trình bày đẹp
Tồn tại:
ở một số bài chưa nắm chắc nội dung bài Côn Sơn ca
Nêu tác dụng của điệp ngữ còn chung chung chưa bám sát vào nội dung của đoạn văn
Nhiều em chưa thấy được tác dụng của điệp ngữ: tạo nhịp điệu tha thiết, mềm mại cho lời văn theo dòng cảm xúc của điệp ngữ.
Bài viết biểu cảm về quê hương vẫn còn khá nhiều bài kết hợp yếu tố kể và tả còn chung chung; còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả.
 Gv đọc bài của em Giang, Thảo (7B) ; Hoài, Giang, Thao (7D)
Hoạt động 4 (25p) Gv chữa bài thi KSCL HKI (đề của phòng GD)
Câu 1: (2đ) Nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng (0,5đ)
Bố cục 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp (0,5đ)
Thường ngắt nhịp 4/3 (0,5đ)
Vần gieo ở cuối dòng thơ thứ 1,2,4 (0,5đ)
Câu 2: (3đ) Tìm yếu tố Hán việt có chứa các từ sau:
 Nhật – Mặt trời: VD : Nhật thực (0,5đ)
 - Ngày : Sinh nhật (0,5 đ)
Đặt đúng câu, mỗi câu 1 đ, 2 câu 2đ
Câu 3: (5đ) Cảm nghĩ về người bà qua văn bản Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 7 tập 1)
Hình ảnh người bà hiện lên qua kỷ niệm và tình cảm của cháu:
Người bà tần tảo, chắt chiu trong cuộc sống nghèo (chú ý các chi tiết, hình ảnh: 
 “Tay bà khum soi trứng,
 Dành từng quả chắt chiu” ;
 “ Bà lo đàn gà toi, 
 Mong trời đừng sương muối”)
Bà dành trọn tình yêu thương, chăm lo cho cháu (dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, may cho cháu quần áo mới)
Bà luôn bảo ban, nhắc nhở cháu, mắng yêu cháu cũng xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến.
Qua kỷ niệm của cháu về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu đậm, thắm thiết. Bà là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, luôn chăm lo, yêu thương cháu
Tác giả bộc lộ rõ tình yêu, sự kính trọng và lòng biết ơn
Yêu cầu:
Bố cục rõ ràng, văn viết lưu loát, có cảm xúc (5đ)
Có bố cục rõ ràng, có cảm xúc nhưng mắc một số lỗi diễn đạt (3-4đ)
Bài chung chung, sa vào phân tích (2đ)
Lạc đề, bài rời rạc, diễn đạt yếu (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docga NV7.19.doc