Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 53: Tiếng gà trưa (tiết 1)

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 53: Tiếng gà trưa (tiết 1)

I. MỤC TIÊU: GIÚP HỌC SINH:

- CẢM NHẬN ĐƯỢC VẺ ĐẸP TRONG SÁNG, ĐẰM THẮM CỦA NHỮNG KỶ NIỆM VỀ TUỔI THƠ VÀ TÌNH CẢM VÀ CHÁU ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG BÀI THƠ.

- THẤY ĐƯỢC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC CỦA TÁC GIẢ QUA NHỮNG CHI TIẾT TỰ NHIÊN, BÌNH DỊ.

II. CHUẨN BỊ: - GIÁO VIÊN: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG + TRANH VẼ + CHÂN DUNG NHÀ THƠ XUÂN QUỲNH.

- HỌC SINH: SOẠN BÀI.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1)

2. KTBC: (4) - ĐỌC THUỘC BÀI THƠ “CẢNH KHUYA” VÀ “RẰM THÁNG GIÊNG” CỦA HỒ CHÍ MINH

 VÀ CHO BIẾT NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA 2 BÀI THƠ ĐÓ?

( CẢNH KHUYA VÀ RẰM THÁNG GIÊNG LÀ 2 BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA HCM ĐƯỢC SÁNG TÁC TRONG THỜI KÌ ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TDP.HAI BÀI THƠ MIÊU TẢ CẢNH TRĂNG Ở CHIẾN KHU VIỆT BẮC,THỂ HIỆN DƯỢC TÌNH CẢM THIÊN NHIÊN,TÂM HỒN NHẠY CẢM,LÒNG YÊU NƯỚC SÂU NẶNG VÀ PHONG THÁI UNG DUNG,LẠC QUAN CỦA BÁC HỒ.

- HAI BÀI THƠ CÓ NHIỀU HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN ĐẸP,CÓ MÀU SẮCCỔ ĐIỂN MÀ BÌNH DỊ ,TỰ NHIÊN).

3. BÀI MỚI: GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU BÀI.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 53: Tiếng gà trưa (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/11/2008 Tuần 14
Ngày dạy : 22/11/2008 Tiết 53
(Xuân Quỳnh)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm và cháu được thể hiện trong bài thơ.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ + chân dung nhà thơ Xuân Quỳnh.
- Học sinh: Soạn bài. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’)	- Đọc thuộc bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh 
 và cho biết nội dung, nghệ thuật của 2 bài thơ đó?
( Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là 2 bài thơ tứ tuyệt của HCM được sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống TDP.Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc,thể hiện dược tình cảm thiên nhiên,tâm hồn nhạy cảm,lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung,lạc quan của Bác Hồ.
- Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp,có màu sắccổ điển mà bình dị ,tự nhiên).
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Tiếng gà từ lâu đã đi vào thi ca với nhiều vẻ đẹp khác nhau. Hồ Xuân Hương phát hiện:
Tiếng gà văng vẳng trên bom
Lưu Trọng Lư lại cảm nhận :
Xao xác gà trưa gáy não nùng.
Hồ Chí Minh cũng đã từng viết về một tiếng gà gáy sáng :
Gà gáy một lần đêm chửa tan
Trần Đăng Khoa lại nhận thấy ở tiếng gà một giá trị đặc biệt :
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt.
Còn thi sĩ Xuân Quỳnh lại nhớ về một tiếng gà mái kêu vang sau khi đẻ những quả trứng hồng.
Tiếng gà trưa: âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên, khơi gợi trong lòng người đọc bao điều suy nghĩ. Theo âm thanh ấy, Xuân Quỳnh đã dẫn dắt chúng ta trở về những kỷ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Để cảm nhận đuợc trái tim chân thành, tha thiết của Xuân Quỳnh, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Tiếng gà trưa” .
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
7’
25’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, BỐ CỤC:
HS. Đọc chú thích (*) SGK/150.
H. Qua phần chú thích, hãy nêu vài nét tiêu biểu về tác giả Xuân Quỳnh?
H. Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
GV HDHS đọc văn bản.
- Đọc nhịp 3/2, 2/3. Nhấn giọng ở điệp ngữ “Tiếng gà trưa” ở đầu đoạn thơ 2, 3, 4, 7.
- Chú ý giọng đọc vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả hữu tình của nhà thơ-trong vai anh bộ đội nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê .
* Giải thích từ khó: Ngoài những từ được giải nghĩa SGK GV giải thích thêm:
- Gà nhảy ổ: Gà lên ổ để đẻ trứng.
- Soi trứng: Dân gian thường dùng cách khum tay che nửa quá trứng soi lên ánh sáng để chọn những quả trứng đủ trống để ấp nở (quan sát tranh minh họa)
H. Bài thơ “Tiếng gà trưa” chia làm mấy đoạn?
H. Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
GV gợi ý, HS ôn lại thể thơ 5 chữ:
Bài thơ làm theo thể thơ 5 chữ (thơ ngũ ngôn)
Thơ ngũ ngôn thường cấu tạo từng khổ 4 câu.
Vần liền ở câu 2,3 (cũng có thể dùng vần cách), chữ cuối câu 4 vần với tiếng cuối câu đầu của khổ thơ tiếp theo. Các khổ thơ cũng có thể nhiều hơn, hoặc ít hơn 4 câu, số chữ trong câu cũng có thể ít hơn 5 (Ví dụ: 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” ).
H. Bài thơ làm theo thể thơ 5 tiếng. Nhưng có chỗ biến đổi khá linh hoạt.
Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ?
HS. Trong bài thơ: Khổ 1,2,3,5,8 biến đổi khá linh hoạt, khổ thơ nhiều hơn 4 câu.
Khổ thơ 2,3,4,7 câu thơ đầu của mỗi khổ chỉ có 3 chữ “Tiếng gà trưa” trong bài thơ 5 chữ.
- Cách gieo vần:
Khổ 2,3: Gieo vần cách: trắng-nắng-mắng.
Khổ 8: Gieo vần liền: quốc-thuộc.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN.
HS. Đọc khổ thơ 1
H . Nhân vật trữ tình là ai? Đang làm gì?
HS. Nhân vật trữ tình là người lính đang hành quân.
H.Cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Qua chi tiết nào?
HS. Từ việc người chiến sĩ trên đường hành quân, nghe tiếng gà trưa, người lính “nghe xao động nắng trưa, nghe bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ, về người bà kính yêu”.
GV giảng: Điệp từ nghe được lặp lại liên tiếp thể hiện nhiều xúc động đang từng đợt,từng đợt trào dâng trong lòng người chiến sĩ .Điệp từ nghe không chỉ nghe bằng thính giác ,bằng tâm tưởng,bằng sự nhớ lại nhưng sâu lắng nhất là những hồi ức về tuổi thơ.
H. Câu thơ nào được lặp lại ở đầu các khổ thơ 2,3,4,7? (Tiếng gà trưa à lặp 4 lần)
H: Sự lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Gợi ý: Mỗi lần nhắc lại, câu thơ này lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ, khơi gợi cảm xúc, làm sống lại hồi ức dọc đường hành quân của tác giả.
H. Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?
HS. Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ.
+ Hình ảnh những con gà mái tơ, mái vàng.
+ Hình ảnh người bà với tình yêu, sự chắt chiu chăm lo cho cháu.
+ Cùng những ước mong ước nhỏ bé của tuổi thơ.
Þ Tiếng gà trưa đi vào cuộc kháng chiến, khắc sâu thêm tình cảm với quê hương, đất nước.
H:Từ những ý nêu trên em có nhận xét gì về mạch cảm xúc và bố cục trong bài thơ?
* GV nhận xét, bổ sung: Bố cục rõ ràng, mạch lạc, khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị những kỉ niệm của chính mình. Từ đó góp chung vào những tình cảm của thời đại.
- Bài thơ đã gợi ra từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của chính tác giả.XQ mồ côi mẹ từ lúc ấu thơ,cha thì đi làm ăn xa ,2 chị em XQ sống với bà suốt những năm tuổi thơ.= >Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu qua những chi tiết thật bình thường giản dị ,không có gì đặc biệt mà vẫn xúc động bởi sự chân thành.
* HS đọc khổ thơ 2 à khổ thơ 6.
H. “Tiếng gà trưa” đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ?
 HS thảo luận nhĩm trình bày.
- Nhĩm khác nhận xét,bổ sung.
- GV nhận xét,kết luận.
GV nhấn mạnh khổ 2: Điệp từ này như là sự giới thiệu đầy hồ hởi ,vui sướng, hân hoan,như đang kéo quá khứ tuổi thơ xa xăm về với hiện tại bây giờ,khiến người đọc như đang nhìn thấy trước mặt con gà mái mơ lông đốm hoa trắng,con gà mái vànglông màu nắng đang mặt đỏ hâm hia cục ta cục tac sau khi làm xong cái việc thiêng liêng và đau đớn:đẻ ra những quả trứng hồng giữa buổi trưa nắng lửa.
Khổ thơ 6 : GV nêu vấn đề:
Hình ảnh cô bé(cậu bé) nông thôn làng lụaHà Đông mà ăn mặc rất giản dị trong niềm hân hoan ,sung sướng,cảm động vì được bộ quần áo mới từ tiền bán gà: Ôi cái quần chéo go
 Ống rộng dài quét đất
 Cái áo cánh trúc bâu
 Đi qua nghe sột soạt.
H.Vậy em có cảm nghĩ gì về bản thân về người bà(ông ,cha mẹ..)của mình trong những ngày Tết được mặc quần áo mới? (HS tự do phát biểu cảm nghĩ)
H: Qua những kỉ niệm trên đã được gợi lại tình cảm ra sao của người cháu đối với bà?
HS quan sát tranh minh họa.
H. Theo em, bức tranh trong SGK minh họa cho chi tiết nào trong bài? (Tay bà khum soi trứng)
H. Trong dòng kỉ niệm tuổi thơ, in đậm hình ảnh bà và tình bà cháu.
Em hãy phân tích hình ảnh người bà trong kỉ niệm của cháu có nét nào nổi bật? (Câu hỏi 3 SGK)
GV giảng: Luôn bảo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có mắng thì cũng là tình yêưthơng cháu.Người cháu giờ đây đã trưởng thành,trở thành người chiến sĩ.
H.Qua phân tích 6 khổ thơ trên em cĩ nhận xét gì về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu đĩ của tác giả?
GV liên hệ người bà trong bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt)
 Đoạn thơ: 
 Một bếp lửa chập chờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm
 Cháu yêu bà biết mấy nắng mưa
 Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
 Nhóm bếp lửa thương đời bà khó nhọc,
 Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà
 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?!...
Þ Tác giả mượn hình ảnh bếp lửa để biểu lộ tình cảm với bà.
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
Xuân Quỳnh (1942-1998)
- Nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam với hồn thơ sôi nổi, mạnh bạo, tha thiết.
- Đề tài quen thuộc, gần gũi, bình dị trong đời sống hàng ngày.
2. Tác phẩm:
Được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, in lần đầu trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968)
3. Đọc, tìm hiểu chú thích.
4. Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1: 6 khổ thơ đầu: Trên đường hành quân người chiến sĩ nghe tiếng gà, nhớ về kỉ niệm ngày xưa.
- Đoạn 2: 2 khổ cuối: Tiếng gà đi vào cuộc chiến khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương đất nước.
5. Thể thơ: Ngũ ngôn
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Kỉ niệm thời thơ ấu và tình cảm bà cháu.
- Những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh.
- Một lần tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm lo cho cháu.
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà. Ước mong đó đi vào cả trong giấc ngủ tuổi thơ.
Þ Bộc lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm trân trọng, yêu quí đối với bà của cháu.
- Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo “Tay bà khum soi trứng, dành từng quả chắt chiu”, “Bà lo đàn gà toi, Mong trời đừng sương muối”.
- Dành trọn vẹn tình yêu thương cho cháu “Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới”.
- Luôn bảo ban nhắc nhở cháu
Þ Kỉ niệm đẹp đẽ về đtình bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Cháu yêu thương, kính trọng, biết ơn và tự hào về người bà của mình.
4. CỦNG CỐ: (3’) (Bảng phụ)
1. Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết chủ yếu theo thể thơ gì?
A. Lục bát	B. Song thất lục bát	C. Bốn chữ	D. Năm chữ
2. Tác giả đã sử dụng những phương pháp biểu đạt nào trong bài thơ?
A. Miêu tả	B. Biểu cảm	C. Tự sự	D. Cả 3 ý trên.
3. Cảm hứng của bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh gì?
A. Tiếng gà trưa	B. Quả trứng hồng	C. Người bà	D. Người chiến sỹ.
5. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?
 A. Liên tiếp gợi ra những hình ảnh trong kỷ niệm tuổi thơ.
 B. Liên kết các hình ảnh trong dòng kỷ niệm.
 C. Điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
 D. Cả 3 ý trên.
5. DẶN DÒ: ( 2’)
- Học thuộc 6 khổ thơ đầu: Dựa vào mach cảm xúc ở 6 khổ thơ đầu em hãy kể lại bằng văn xuôi.
- Chuẩn bị: 2 khổ thơ cuối. Cần làm rõ được:
+ Bây giờ ngoài những kỷ niệm tuổi thơ người chiến sỹ hiện tại có suy nghĩ và hành động ra sao?
+ Nếu xa nhà, nhớ về kỷ niệm với bà thì đó là những kỷ niệm gì?
+ Sưu tầm những bài thơ nói về tình cảm bà cháu.
+ Em thích khổ nào nhất trong bài thơ “Tiếng gà trưa”? Vì sao?
+ Đọc ghi nhớ SGK/151.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 53.doc