Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 104

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 104

I.Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh hiểu được tâm trạng của người mẹ khi đứa con lần đầu tiên đến trường, qua đó thấy được tình cảm và tấm lòng của người mẹ dành cho con.

II.Chuẩn bị đồ dùng:

Sách bài tập,Sách ĐHVB,Bảng phụ.

III.Các bước lên lớp:

1.Ổn định

2.Kiểm tra: vở ghi, vở soạn và SGK của HS

3.Bài mới

Giới thiệu bài: Em hãy nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình, hãy kể lại cảm tưởng .

 

doc 257 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 104", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1 - Tuần 1. Bài 1
Văn bản: Cổng trường mở ra
 ( Lí Lan )
Kết quả cần đạt:
Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. 
Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép 
Hiểu rõ về liên kết văn bản, một trong những tính chất quan trọng nhất của VB
Tiết 1 - Đọc hiểu văn bản : 
 Cổng trường mở ra
 Ngày soạn :.2/9/2007.
Ngày dạy :8/9/2007
I.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu được tâm trạng của người mẹ khi đứa con lần đầu tiên đến trường, qua đó thấy được tình cảm và tấm lòng của người mẹ dành cho con.
II.Chuẩn bị đồ dùng :
Sách bài tập,Sách ĐHVB,Bảng phụ.
III.Các bước lên lớp:
1.ổn định
2.Kiểm tra: vở ghi, vở soạn và SGK của HS
3.Bài mới
Giới thiệu bài: Em hãy nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình, hãy kể lại cảm tưởng ...
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc và chú thích .
? VB này có cách đọc ntn?
 Em hãy đọc văn bản.
? Văn bản có xuất xứ ntn ?
H – Giải nghĩa từ: nhạy cảm, háo hức, khai trường ...
? Những từ đó thuộc lớp từ nào đã học
Hoạt động 2 – Tìm hiểu nội dung VB
? VB này là lời của ai? Nói về điều gì?
? Tìm những chi tiết miêu tả việc làm, cử chỉ của mẹ vào đêm trước ngày khai trường
? Qua đó bộc lộ tâm trạng gì của mẹ?
? Vì sao mẹ có những tâm trạng như vậy?
? Qua đó em thấy mẹ là người thế nào?
? Em có biết 1 câu ca dao, danh ngôn hay 1 bài thơ nói về tấm lòng người mẹ
- “Con là mầm đất tươi xanh 
Nở trong tay mẹ, mẹ ươm mẹ trồng 
 Hai tay mẹ bế mẹ bồng
Như con sông chảy nặng dòng phù sa
 Mẹ nhìn con đẹp như hoa
Con trong tay mẹ thơm ra giữa đời
 Sao tua rua đã lên rồi
Con ơi có cả đất trời bên con
 Cho dù đạn réo mưa bom
Con trong tay mẹ vẫn ngon giấc nồng
 Vẫn mơ tiếp giấc mơ hồng
Ru con tiếng mẹ bay vòng quanh nôi”
? Người mẹ đang nói chuyện trực tiếp với con không?Theo em người mẹ đang nói với ai?
? Cách viết này có tác dụng gì?
? Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ?
? Hiểu được tqtrọng đó, mẹ đã định nói với con ntn trong buổi ngày mai khi con đến trường?
? Em hiểu “TG kỳ diệu” đó là gì?
? Đọc xong VB, em hiểu thêm điều gì về mẹ và vai trò của nhà trường?
? Tại sao VB có tựa đề “Cổng trường mở ra”-? VB này có cốt truyện và có 1 chuỗi sviệc như ở lớp 6 không? 
H- Quan sát đoạn VB nói về ý nghĩ của mẹ về giáo dục nước Nhật
Thảo luận:
- TG của điều hay, lẽ phải, của tình thương và đạo lý làm người
- ... ánh sáng tri trức nhân loại
- ... tình bạn, tình thầy trò cao đẹp
- Vô cùng quan trọng
* Khái quát: Qua VB, em hiểu được sự quan tâm, chăm lo của mẹ dành cho con, hiểu được tqtrọng vô cùng của ngày đầu tiên đến trường – mốc qtrọng của cuộc đời con --> chăm lo về trí tuệ.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập
IV.HDVN:
- Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra”.Soạn văn bản “Mẹ tôi”.
Hoạt động của trò
Đọc, tóm tắt ND, chú thích
Tình cảm, nhẹ nhàng
Khai trường: mở trường buổi đầu tiên
Từ mượn, từ HV
Lời của mẹ nói với con trai ;
Ngắm nhìn con ngủ, nghĩ về những việc con làm, không tập trung trằn trọc, ko ngủ được, nhớ về ngày ktrường đtiên của mình
- Vì mẹ rất yêu con, quan tâm đến con, bởi mẹ đã được hưởng tình yêu thương ấy từ bà ngoại, tình cảm ấy là 1 sự tiếp nối thế hệ, là truyền thống hiếu học.
- “Không có mặt trời thì hoa không nở, không có người mẹ thì cả anh hùng và nhà thơ đếu không có” M.G.
- Đang tâm sự với chính mình
- Giúp tác giả đi sâu vào TG tâm hồn, miêu tả tinh tế tâm trạng hồi hộp, trăn trở, xao xuyến, bâng khuâng
--> Nội tâm nv bộc lộ sâu sắc, đậm chất trữ tình biểu cảm
HS tự bộc lộ 
-Không mà chủ yếu chỉ là tâm trạng
- “Ai cũng ... sau này”
--> cả XH qtâm, quyền của trẻ em là được học tập
- “Đi đi ... mở ra” --> lời động viên
 HS đọc ghi nhớ.
-Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra”.
 - HS trao đổi ý kiến 2 BT 
 (SGK)
Nội dung cần đạt
I/ Đọc, chú thích
* Đọc:
* Chú thích
-Xuất xứ văn bản :
 - Giải nghĩa từ:
II/ Tìm hiểu VB
* Tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con :
- xốn xang, bồi hồi trước bước đời đầu tiên của con
- Mẹ có tấm lòng sâu nặng, quan tâm sâu sắc đến con 
--> người mẹ yêu con vô cùng
là 1 cách thể hiện trong VB biểu cảm
- TG của ước mơ và khát vọng
- TG của niềm vui ...
--> nhà trường là tất cả tuổi thơ ...
* Vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ
* Ghi nhớ:
III/ Luyện tập
Tiết 2- Văn bản: “Mẹ tôi”
- Etmônđôđơ Amixi-
Ngày soạn :....................................
Ngày dạy :.............................................
-
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS hiểu được t/d lời khuyên của bố về lỗi của 1 đứa con với mẹ. Thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ với con cái.
II.Chuẩn bị đồ dùng:
Sách bài tập,sách ĐHVB,bài soạn.
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định
2. Kiểm tra:
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?
3. Bài mới
* Giới thiệu: Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả, nhưng không phải khi nào ta cũng có ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. VB “Mẹ tôi” sẽ cho ta 1 bài học
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS đọc tác phẩm tìm hiểu chú thích .
 Gọi HS đọc văn bản.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả
? VB cần đọc với giọng ntn?
? Em hiểu thế nào là: lễ độ, hối hận, vong ân bội nghĩa
? Hãy TT bức thư của người cha ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung VB
? VB này viết về điều gì?
? enricô đã giới thiệu bức thư của bố ntn? Tưởng tượng và kể lại 
? Biết được lỗi lầm của con, người cha đã có thái độ ra sao? Câu nói nào thể hiện? Từ ngữ nào diễn tả?
? Tìm những từ ngữ, hình ảnh, lời lẽ trong bức thư thể hiện thái độ buồn bã, tức giận của bố?
? Tại sao thể hiện sự tức giận của mình mà người bố lại gợi đến mẹ?
? Bố đã nêu lên nỗi đau gì khi 1 đứa con mất mẹ để giáo dục enricô?
? Hãy tìm 1 số từ ghép trong đoạn này nói lên nỗi đau của đứa con mất mẹ?
? Bố đã thể hiện sự kiên quyết của mình ntn?
? Bố đã khuyên con phải xin lỗi mẹ ntn?
? Qua bức thư, em thấy bố đã giáo dục enricô điều gì?
? Tất cả những thái độ của bố được bày tỏ bằng cách viết ntn? Trong bức thư, thỉnh thoảng bố lại gọi con: “enricô của bố ạ ...” – cách viết đó có tác dụng gì?
? Vì thế đã tác động đến enrico ra sao?
? Qua bức thư, em còn thấy bố thể hiện tình cảm với mẹ của enrico ntn?
? Người mẹ không trực tiếp xuất hiện trong câu chuyện, nhưng ta vẫn thấy hiện lên rất rõ nét. Vì sao?
? Qua bức thư người bố gửi con, em thấy enrico có một người mẹ ntn?
? Cách để cho nv bộc lộ qua cái nhìn của người khác có t/d gì?
? Từ hình ảnh người mẹ hiền trong tâm hồn con, bố đã viết 1 câu thật hay nói về lòng hiếu thảo, đạo đức làm người. Em hãy tìm những câu nói ấy
?Tại sao bố không nói chuyện với enrico mà lại viết thư?
-> Bài học ứng xử trong gđ, ở trường, ngoài XH
GV :“Mẹ tôi” chứa chan tình phụ tử, mẫu tử, là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả.
Đ. Amixi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục bài học hiếu thảo đạo làm con
 - Rút ra bài học.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS luyện tập
1. Hãy chọn 1 đoạn trong thư của bố enrico có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của mẹ
2. Liên hệ với bản thân mình xem đã lần nào nỡ gây ra 1 sự việc khiến mẹ buồn phiền?
Trình bày suy nghĩ, tình cảm?
IV.HDVN :
 -Tại sao nói câu: “Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” là 1 câu thể hiện sự liên kết xúc cảm lớn nhất của người cha với 1 lời khuyên dịu dàng?
 -Soạn văn bản“Cuộc chia tay của những con búp bê”
Hoạt động của trò
H - Đọc VB
- Nhà văn ý
- Diễn cảm, nhẹ nhàng
HS tóm tắt
- Miêu tả thái độ, tình cảm và những suy nghĩ của người bố trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với vợ mình.
- Rất tức giận, buồn bã.
“Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”
“Thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc”
- Cho con thấy được công ơn của mẹ, khơi gợi tình cảm trong con đối với mẹ.
H - Đọc đoạn VB “Con sẽ cay đắng ... thương yêu đó”
- yếu đuối, chở che, cay đắng, đau lòng, thanh thản, lương tâm, ...
- Bắt con phải xin lỗi mẹ. Cho con thời gian thử thách
- Cầu xin mẹ hôn con
- Phải lễ phép, biết kính trọng và ghi nhớ công ơn của bố mẹ và phải thành khẩn sửa chữa lỗi lầm.
- Thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến
- xúc động vô cùng
- Dạy con thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, lời giáo huấn thấm sâu vào tâm hồn con
--> bức thư là nỗi đau, sự tức giận cực điểm của bố, nhưng cũng là lời yêu thương tha thiết
- enrico được sống trong 1 gđình hạnh phúc.
- Bố đã kể về mẹ cho enrico nghe --> người mẹ xuất hiện qua cái nhìn của bố
--> lý giải cho nhan đề “Mẹ tôi”
- Tăng tính khách quan của sviệc, thể hiện tình cảm và thái độ của người kể
- “Con hãy nhớ rằng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”
Thảo luận:Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo
Viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng
HS- Đọc phần ghi nhớ: SGK
HS – Tự lựa chọn
 - Có thể chọn phần ghi nhớ.
Nội dung cần đạt
I/ Đọc, chú thích
1. Đọc:
2. Chú thích :
 - Tác giả:
 - Tác phẩm :
 - Giải nghĩa từ.
II/ Tìm hiểu VB
1. Thái độ, tình cảm, suy nghĩ của người cha
* Với con khi con mắc lỗi lầm:
- buồn bã, tức giận
- nghiêm khắc, kiên quyết phê phán
- giáo dục đạo đức cho con
- yêu thương con hết mực
* Với mẹ:
Rất trân trọng
2. Hình ảnh người mẹ:
- Yêu thương, hy sinh tất cả vì con
--> cao cả, lớn lao
* Ghi nhớ:SGK
III/ Luyện tập
 -----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Từ ghép
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.Mục tiêu bài học:
- Trên cơ sở ôn tập khái niệm từ ghép được học từ lớp 6, HS hiểu thêm về các loại từ ghép và nghĩa của cac loại từ ghép đó.
II.Chuẩn bị đồ dùng.
Bài tập, Bảngb phụ.
III.Các bước lên lớp:
1. ổn định
2. Kiểm tra:
VB “Mẹ tôi” đã đem đến cho em bài học gì? hãy đọc 1 đoạn VB mà em cho là sâu sắc nhất?
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Lớp 6 các em đã được học về từ và cấu tạo từ TV. Hãy nhắc lại thế nào là từ ghép?
Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về các loại từ ghép
G –  ... h so sánh đặc sắc. 
- Bài "Sự giàu đẹp của TV", bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh, luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ. 
- Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ": Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện kết hợp với chứng minh, giải thích và bình luận, lời văn giản dị, giàu cảm xúc. 
- Bài "ý nghĩa văn chương". 
Trình bày nhứng vấn đề phức tạp 1 cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh. 
Hoạt động 2: 
So sánh văn nghị luận với trữ tình và tự sự 
- Các thể loại tự sự như truyện, ký chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kể nhằm tái hiện sinh vật, hiện tượng, con người, câu chuyện. 
- Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần. Các thể loại tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như nhiệm vụ, hình tượng, thiên nhiên, đồ vật. 
- Khác với các thể loại tự sự và trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lý lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, xác đáng. 
Hoạt động 3: Luyện tập 
HS làm bài tập trắc nghiệm 
Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng 
1. Một bài thơ trữ tình 
a. Không có cốt truyện và nhân vật 
b. Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật 
c. Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả. 
d. Có thể biểu hiện gián tiếp, tình cảm, chính xác qua hình ảnh thiên nhiên, con người, sự việc. 
2. Trong VB nghị luận 
a. Không có cốt truyện và nhân vật 
b. Không có yếu tố miêu tả, tự sự 
c. Có thể có biểu hiện tình cảm, cảm xúc 
d. Không sử dụng phương thức biểu cảm 
3. Tục ngữ có thể coi là: 
a. VB nghị luận 
b. Không phải là văn bản nghị luận 
c. 1 loại VB nghị luận đặc biệt ngắn gọn 
4. Yếu tố nào không có trong VB nghị luận 
a. Luận điểm 
b. Luận cứ 
c. Các kiểu lập luận 
d. Cốt truyện 
5. Dòng nào không phải là phép lập luận trong văn nghị luận 
a. Chứng minh 
b. Phân tích 
c. Kể chuyện 
d. Giải thích 
6. Yếu tố nào có ở cả ba thể loại: Truyện, ký, thơ kể chuyện 
a. Tứ thơ 
b. Vần, nhịp 
c. Nhân vật 
d. Luận điểm 
Bài tập 2: 
Viết đoạn văn nghị luận chứng minh về vấn đề: Bác Hồ là người có lòng yêu thiên nhiên sâu sắc. 
Hướng dẫn học tập: 
- ôn lại các kiến thức về văn nghị luận 
- Chuẩn bị bài "Dùng cụm C - V để mở rộng câu.
III- Rỳt kinh nghiệm bài giảng:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 **********************************************************
Tiết 102 Ngày soạn: 04/02/2010
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số học sinh
Kớ duyệt
7
I- Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS: 
- Nắm được khái niệm cụm C - V với tư cách là 1 kết cấu ngôn ngữ. 
- Nắm được cách dùng cụm C - V làm thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ. 
II- Các bước lên lớp: 
1. ổn định 
2. Kiểm tra 
Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? 
Cho VD 
3. Bài mới 
Hoạt động 1
Tìm hiểu thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu. 
I. Thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu.
VD: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. 
? Tìm cụm danh từ trong câu văn? 
? Phân tích cấu tạo của những cụm DT và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm DT? 
- 2 cụm D 
- Trung tâm: tỡnh cảm 
- Phụ ngữ chỉ lượng: những 
- Phụ ngữ đứng sau: cụm C - V. 
? Qua việc tìm hiểu VD, hãy rút ra kết luận về việc sử dụng cụm D. 
* Ghi nhớ 1: SKG/68 
Hoạt động 2:
II. Các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu. 
? Hãy tìm các cụm C - V và cho biết vai trò của chúng trong câu? 
- Cụm C - V "Chị Ba đến" đóng vai trò chủ ngữ. 
- Cụm "Tinh thần rất hăng hái" vị ngữ. 
Cụm "Trời sinh lá sen" đóng vai phụ ngữ trong cụm D. 
- Cụm CMT8 thành công là phụ ngữ trong cụm D. 
G: Như vậy, các C, V các phụ ngữ trong cụm D, cụm Đ, cụm T đều có thể được cấu tạo bằng cụm C - V. 
? Qua việc tìm hiểu VD hãy rút ra kết luận?
*Ghi nhớ 2: SGK 
Hoạt động 3:
Tìm cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu cụm C - V làm thành gì? 
III. Luyện tập
Bài tập 1: 
1. Cụm C - V làm định ngữ 
2. Cụm C - V làm V 
3. Cụm C - V làm định ngữ 
- Cụm C - V làm bổ ngữ (Đảo C - V) 
4. Cụm C - V làm CV
Cụm C - V làm BN 
Cụm C - V được in đậm trong câu văn: "Đất nước ta đang chuyển biến/nên còn nhiều khó khăn" làm thành phần gì trong câu" 
Bài tập 3
- Vị ngữ, bổ ngữ 
Chủ ngữ, định ngữ. 
Hướng dẫn học tập: - Nắm vững nội dung bài học 
- Tìm hiểu trước bài "TKC về phép lập luận giải thích.
III- Rỳt kinh nghiệm bài giảng:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, 
 Tiết 103 Ngày soạn: 06/02/2010
Trả bài
Tập làm văn số 5, bài kiểm tra tiếng Việt, bài kiểm tra văn.
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số học sinh
Kớ duyệt
 7
I- Mục đích yêu cầu. 
- Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh về công việc tạo lập VB nghị luận và cách sử dụng từ ngữ đặt câu. 
- Đánh giá chất lượng bài làm của mình, trình độ của mình qua 3 bài viết. 
II- Các bước lên lớp: 
1. ổn định 
2. Trả bài 
+ Nhận xét bài làm: 
a. Ưu điểm: 
- Nhìn chung HS hiểu đề, bước đầu đã biết cách dùng lỹ lẽ và dẫn chứng để nghị luận vấn đề. 
- 1 số bài trình bày rành mạch, lý lẽ khá sắc sảo, chắc chắn.
- Đại đa số biết cách trình bày bố cục 3 phần rõ ràng nắm được nhiệm vụ của từng phần. 
- Nhiều em chữ viết sạch đẹp rõ ràng, không sai lỗi 
b/ Nhược điểm: 
- 1 số bào hầu như không biết cách làm, không hiểu đề. 
- Nội dung sơ sài, dẫn chứng ít, thiếu thuyết phục, chưa biết cách làm bài nghị luận. 
- Diễn đạt không thoát ý, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi. 
* Chữa lỗi: 
a. Lỗi dùng từ 
* Kết quả: 
Hoạt động 2. II/ Trả bài kiểm tra tiếng Việt 
1. Nhận xét chung 
a. Ưu điểm: 
- HS hiểu bài, có học bài đạt khá nhiều điểm tốt. 
- Những câu kiểm tra trắc nghiệm hầu hết làm đúng. 
- Phần viết đoạn có sử dụng câu đặc biệt và câu có trạng những nhiều em viết tốt. 
 b/ Nhược điểm 
- 1 số rất lười học, không nắm được bài, hoặc nắm bài lơ mơ. 
- Chữ viết xấu, cẩu thả, trình bày bẩn. 
2. Chữa bài 
 Hoạt động 3: III/ Trả bài kiểm tra văn 
1. Nhận xét chung 
- Nắm được bài có học bài, đạt khá nhiều điểm tốt. 
- Chữ viết và trình bày có sạch sẽ, cẩn thận hơn. 
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có tình trạng nhiều em rất lười học, không hiểu bài. 
- Phần viết đoạn lơ mơ, không hiểu yêu cầu của đề. 
- Nhiều bạn câu 5 còn viết gạch đầu dòng theo kiểu liệt kê dẫn chứng. 
2. Trả bài: Yêu cầu HS chữa lỗi trong bài 
* Hướng dẫn về nhà: Soạn bài lập luận giải thích 
 III- Rỳt kinh nghiệm bài giảng:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Tiết 104 Ngày soạn: 08/02/2010
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số học sinh
Kớ duyệt
7
I- Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS: Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép luận giải thích. 
II- Các bước lên lớp: 
`
Hoạt động 1
? Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích? 
- Khi gặp 1 htg mới lạ, chưa hiểu thì nảy sinh nhu cầu giải thích. 
I/Mục đích và phương pháp giải thích. 
1- Nhu cầu gt trong cuộc sống. 
? Em thử giải thích cho cô htg: Nước biển mặn
- Nước sống suối có hoà tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa. Khi ra đến biển, mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn muối ở lại. Lâu ngày muối tích tụ làm nước biển mặn. 
? Em đã làm cho các bạn hiểu bằng bằng cách nào? 
- Đưa ra khái niệm chỉ loài sự vật mà nó phụ thuộc. 
? Qua việc tìm hiểu VD, cho biết giải thích là gì? 
- Là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. 
? Muốn gt được đòi hỏi chúng ta điều gì? 
? Giải thích nhằm mục đích gì? 
* Mục đích 
- Để nhận thức hiểu rõ SV, htg.
* Giải thích trong văn nghị luận 
?Bài văn giải thích vấn đề gì? Vấn đề này thuộc lĩnh vực nào? 
- Lòng khiêm tốn -> Phẩm chất con người. 
? Đoạn 1, t/g nói gì về lòng khiêm tốn? Đó có phải là gt lòng khiêm tốn, không
- T/g nêu bản chất của lòng khiêm tốn -> đã gt toàn bộ
? T/g đã đặt câu hỏi và giải thích như thế nào? 
- Định nghĩa về lòng khiêm tốn bằng khái niệm. 
? Đoạn 3: T/g gt bằng cách nào? Đó là những dẫn chứng được rút ra từ đâu? - Từ thực tế. 
- Nêu biểu hiện của lòng khiêm tốn. 
? Đoạn 4: 
T/g gt bằng cách nào? gt khía cạnh nào của vấn đề? 
- Đưa ra câu hỏi tại sao? 
-> Đây cũng là 1 cách giải thích. 
G: Qua việc tìm hiểu VB gt này, ta hiểu gt trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất cần được gt và nâng cao nhận thức, trí tuệ con người. 
? Em hiểu thế nào là gt trong văn nghị luận. 
* Ghi nhớ 2: SGK 
? Qua bài "lòng khiêm tốn" em thấy người ta thường gt bằng những cách nào? 
* Phương pháp giải thích.
- Nêu định nghĩa 
- Biểu hiện 
- Vì sao? ntn? 
- Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả 
* Ghi nhớ 3 
? Tìm hiểu cách lập luận của VB này? 
- Luận điểm chính: Lòng khiêm tốn 
- Luận điểm phụ: 
+ Bản chất của lòng khiêm tốn. 
+ Định nghĩa 
+ Biểu hiện 
+ Nguyên nhân 
Hoạt động 2
? Vấn đề được giải thích là vấn đề gì? 
? Tìm hiểu phương pháp giải thích trong bài? 
- Lòng nhân đạo 
II. Luyện tập 
Hướng dẫn về nhà: 
- Tìm hiểu 2 bài đọc thêm 
- Soạn "Luyện tập lập luận giải thích. 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7(28).doc