Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 5

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 5

A. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh cảm nhận được và hiểu được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với người con nhân ngày khai trường, thấy được ý nghĩa lớn lao của Nhà trường đối với tuổi trẻ.

- Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm, kĩ năng sử dụng từ ghép.

- Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con đối với cha mẹ.

B. CHUẨN BỊ:

GV: đọc tài liệu tham khảo, tranh trong SGK

HS: đọc văn bản, soạn bài.

C. NỘI DUNG LÊN LỚP

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1 đến tiết 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày
Tiết 1:
Văn bản
Cổng trường mở ra
Lí Lan
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh cảm nhận được và hiểu được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với người con nhân ngày khai trường, thấy được ý nghĩa lớn lao của Nhà trường đối với tuổi trẻ.
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm, kĩ năng sử dụng từ ghép.
- Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con đối với cha mẹ. 
B. chuẩn Bị: 
GV: đọc tài liệu tham khảo, tranh trong SGK 
HS: đọc văn bản, soạn bài.
c. nội dung lên lớp
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của Học sinh
3. Giới thiệu bài
? Từ lớp 1 đến lớp 7, em đã dự 7 lần khai trường lần nào em nhớ nhất?
? Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ đã làm gì? nghĩ gì không? Hôm nay trong bài học này, chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường của con những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì?
4. Bài mới.
I. Đọc - Tìm hiểu chung.
Gv hướng dẫn học sinh đọc (giọng dịu dàng chậm dãi, đôi khi thầm thì)
Gv đọc mẫu – hs đọc tiếp. Gv nhận xét về giọng đọc của hs.
? Em hãy cho biết tác giả văn bản này là ai? Văn bản này có xuất xứ ở đâu? 
? Theo em, đây có phải là Văn bản nhật dụng không? Hãy nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng?
- Văn bản nhật dụng: là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng XH hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, dân số, quyền trẻ em, ma tuý và các tệ nạn xã hội 
1. Đọc.
2. Tác giả - Tác phẩm
- Tác giả: (sgk)
- Tác phẩm : Là văn bản nhật dụng.
3. Chú thích.
? Dựa vào phần chú thích hãy giải thích các từ sau: Nhạy cảm, háo hức, bận tâm, can đảm?
? Văn bản này chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
4. Bố cục: 2 phần.
* Đầu mà mẹ vừa bước vào (Tâm trạng của mẹ)
* Còn lại (Cảm nghĩ của mẹ về vai tròcủa xã hội và nhà trường trong giáo dục)
? Tóm tắt nội dung của bài bằng một vài câu ngắn gọn ?
? Phần đầu người mẹ nghĩ đến con trong thời diểm nào ?
? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của bà mẹ và đứa con có gì khác nhau?
Thể hiện qua những chi tiết nào?
- Mẹ: không ngủ, thao thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên.
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết.
1. Tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường.
- Mẹ không ngủ, thao thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên
- Con: môi hé mở, háo hức, chuẩn bị quần áo mới, ngủ sớm để dậy cho kịp giờ
? Theo em, tại sao bà mẹ không ngủ được?
GV giảng: Mẹ muốn nhẹ nhàng, khắc sâu mãi cái ấn tượng đẹp trong lòng con về cái ngày “hôm nay tôi đi học”
? Từ việc phân tích trên, em có cảm nhận gì về tâm trạng của người mẹ trước buổi tựu trường của con?
- Từ buổi tựu trường của con: gợi nhớ những kỉ niệm, những cảm xúc trong lòng mẹ.
? Em hãy cho cô biết đoạn văn nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người mẹ?
- Mẹ không ngủ được vì: Nôn nao nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình.
? Có phải bà mẹ đang trực tiếp nói với con không? theo em, bà mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
? Tất cả điều đó cho em hình dung về người mẹ như thế nào?
- Yêu thương người thân (bà ngoại)
- Yêu quí biết ơn trường học.
- Sẵn sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con.
- Tin tưởng ở tương lai của con cái.
- Người mẹ nhìn con ngủ và như đang tâm sự với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của mình => Làm nổi bật tâm trạng và khắc hoạ tâm tư tình cảm sâu thẳm khó nói lên lời của người mẹ.
2. Vai trò của Nhà trường đối với con người.
? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của Nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- Bước qua cánh cổngsẽ mở ra
- Ai cũng biết mỗi sai lầm trong giáo dụchàng dặm sau này.
TN: Sai một li đI một dặm.
? Kết thúc bài, người mẹ nói: “đi đi con”...
 bước qua cánh cổng trường là một TG kì diệu sẽ mở ra? Em hiểu TG kì diệu đó là những gì?
- Nhà trường đã mang lại cho em những hiểu biết, những tri thức của con người.
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người: Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục, 
khích lệ con đến trường học tập.
- Cho em những tình cảm đẹp về tình bạn, tình thầy trò
III. Tổng kết – Luyện tập
? Theo em bao trùm toàn bộ bài tác giảđã ding phương thức biểu đạt nào?
? Bài văn này đã đem đến cho em ghi nhớ nhất?
HS đọc ghi nhớ.
1.Tổng kết
 (ghi nhớ sgk)
H trình bày miệng.
? Những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em khi đọc văn bản này cùng bức tranh minh hoạ sgk?
? Đoạn thâu tóm nội dung văn bản là đoạn nào? 
Đoạn văn đã diễn tả tình yêu và lòng tincủa người mẹ? Mẹ đã dành tình yêu và lòng tin ấy cho ai? 
(thảo luận nhóm)
2. Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
- Nhớ về thời thơ ấu đến trường.
-Nhớ lớp học bạn bè cô giáo.
- Nhớ sự chăm sóc ân cần của mẹ.
“Đêm nay mẹ không ngủsẽ mở ra”.
- Cho con, nhà trường, xã hội.
D. Củng cố – Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ phần ghi nhớ
- Đọc bài đọc thêm.
- Viết đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.
- Tóm tắt truyện: “Cổng trường mở ra” 
- Soạn bài “Mẹ tôI”
Ngày
Tiết 2:
Văn bản
mẹ tôi
- ét môn - đê đơ A – mi - xi
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh cảm nhận được và hiểu được những tình cảm sâu sắc và lòng vị tha của cha mẹ, đối với con cái. Hiểu được những suy nghĩ, những mong muốn của cha mẹ trước lỗi lầm của con. Những công lao to lớn của cha mẹ dành cho con.
- Học sinh hiểu thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và những bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm.
- Giáo dục Học sinh luôn phải biết yêu quý và kính trọng cha mẹ.
B. chuẩn 
GV: đọc tài liệu tham khảo 
HS: soạn bài.
c. nội dung lên lớp
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy trình bày một đoạn văn em đã viết về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong khai trường đầu tiên.
3. Giới thiệu bài
Trong mỗi cuộc đời của chúng ta người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó, mà chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. 
Vậy bài: “Mẹ tôi” cho ta một bài học như 
4. Bài mới.
I. Đọc – Tìm hiểu chung.
Gv hướng dẫn học sinh đọc (giọng chậm rãi thiết tha nhưng nghiêm)
Gv đọc mẫu, gọi hs đọc tiếp. Gv nhận xét cách đọc.
? Em hãy cho biết văn bản “Mẹ tôi” được trích từ tác phẩm nào?
GV: Tác phẩm được viết theo lời “ghi nhật ký” mà người kể là En – ri - cô nhân vật chứng kiến các sự việc diễn ra trong tác phẩm?
1. Đọc.
1. Tác giả - Tác phẩm
- Văn bản “Mẹ tôi” được trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” của tác giả ét môn - đê đơ A – mi – xi.
Dựa vào phần chú thích hãy giải thích các từ sau: khổ hình, vong ân, bội nghĩa, bội bạc.
3. Chú thích
 II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết.
? Bài văn kể lại câu chuyện gì?
- Tâm trạng của người cha.
? Qua bài văn, em thấy thái độ của bố đối với con như thế nào? thái độ đó được thể hiện qua những chi tiết nào ở trong thư?
- Thái độ đó được thể hiện rất rõ qua lời lẽ mà ông viết trong bức thư gửi En – ri – cô.
1. Thái độ của bố En ri cô.
- Bố hết sức buồn bã, đau đơn và tức giận qua lời lẽ mà ông viết trong bức thư gửi En – ri – cô “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố”
? Lí do gì khiến ông có thái độ như vậy?
GV giảng: Do ông đã chứng kiến, sự hi sinh của người vợ dành cho con, do sự cảm, thương yêu, tôn trọng vợ.
- Bố thấy người con thân yêu, niềm hi vọng nhất của cuộc đời ông lại có lời nói “vong ân bội nghĩa với mẹ mình”
2. Hình ảnh người mẹ của En – ri – cô 
? Theo em, mẹ của En – ri – cô là người như thế nào? Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?
- Mẹ của En – ri – cô là người yêu thương con hết mực, sẵn sàng hi sinh tất cả vì con
- Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chứng hơi hở hổn hển của con, quằn quải vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con, sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đơn, có thể đi ăn xin để nuôi con.
+ Thức suất đêm chăm sóc khi con ốm
+ Khóc nức nở nghĩ rằng có thể mất con.
+ Có thể đI ăn xin để nuôI con.
3. Nhân vật En – ri – cô.
? Theo em, điều gì đã khiến En – ri – cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố?
- En – ri – cô xúc động vô cùng vì lời nói, thái độ của bố ở trong thư:
? Em hãy tìm hiểu và lựa chọn các lí do mà em cho là đúng trong những lí do mà đã nêu ở SGK.
+ Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En – ri – cô
? Tại sao bố không trực tiếp nói với En – ri – cô mà lại viết thư? 
+ Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
GV giảng: Viết thư tức là chỉ nói riêng với người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị, vừa không làm người khác mất đi lòng tự trọng => Đây cũng là cách ứng xử trong cuộc sống gia đình và xã hội.
+ Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố
III. Tổng kết – Luyện tập
? Bài văn được viết theo phương thức biểu đạt nào, qua bài văn cần chú ý điều gì?
1. Tổng kết
Học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 12
* Ghi nhớ
2. Luyện tập
? Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền?
? Hãy tìm những câuca dao – bài hát, ca ngợi tám lòngcha mẹ dành cho con cáivà con cáI dành cho bố mẹ?
? Hát một bài hát về mẹ mà em thích?
D. củng cố – hướng dẫn về nhà
- Học kĩ phần ghi nhớ
- Đọc các bài đọc thêm
- Làm lại bài tập ở lớp.
- Soạn bài “Cuộc chia tay của những con búp bê tóm tắt truyện và trả lời các câu hỏi, chú ý về các nhân vật Thành và Thuỷ.
- Đọc trước bài “Từ ghép”.
Ngày
Tiết 3:
Từ ghép
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu được câu của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
- Rèn kĩ năng làm bài tập.
B. chuẩn Bị:
GV: đọc tài liệu tham khảo (từ điển TV) + Bảng phụ phần T (1)
HS: đọc trước
c. nội dung lên lớp
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu cấu tạo của từ TV mà em đã học ở lớp 6?
+ Từ đơn Ghép (các tiếng có quan hệ về nghĩa)
+ Từ phức Láy (Các tiếng có quan hệ láy âm)
3. Giới thiệu bài
Chúng ta đã nắm được khái niệm về từ ghép, vậy để hiểu rõ về từ ghép và các loại từ ghép.
4. Bài mới.
I. Tìm hiểu bài :
1. Các loại từ ghép :
HS đọc ví dụ SGK, T13
a- Ví dụ SGK T13
? Trong các từ ghép bà, ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?
VD1: Bà ngoại, thơm phức
Tiếng chính: Bà, thơm
Tiếng phụ: Ngoại, phức.
? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ trên
=> Vậy tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau.
=> Đó là từ ghép chính phụ
Học sinh đọc vd SGK T14
VD2: SGK T14
? Các tiếng trong hai từ ghép trầm bổng, quần áo có phân ra tiếng chính tiếng phụ không?
- Các từ ghép : Quần áo, trầm bổng -> Hai tiếng bình đẳng với nhau
=> Từ ghép đẳng lập
? ... h phụ:
Bài 2:
HS hoạt động theo nhóm
- Bút (chì, mực, bi, máy)
- Thước kẻ (dây.)
- Mưa rào (ngâu, xuân, dầm
- Làm nhà (vườn, ruộng.
- ăn cơm (quà, cỗ.
- Trắng phan (xốp, xoá, bóng
- Vui mắt (chân, tai- 
- Nhát gan.
Bài 3:
? Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập
HS lên bảng làm
Núi non (sông)
Ham muốn (thích, mê)
Xinh tươi (đẹp)
Mặt mũi (mày)
Học hành (tập)
Tươi vui (trẻ, xinh.
? Tại sao lại có thể nói: “Một cuốn sách” mà không thể nói “một cuốn sách vở”
Bài 4:
- Có thể nói “một cuốn sách” vì “sách” là những từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, thể đếm được (mang nghĩa riêng)
- Còn “sách vở” là những từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung một loại sự vật, mang nghĩa khái quát nên không thể nói “một cuốn sách vở”
Bài 5:
? Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
a) Không phải mọi loại hoa có màu hồng đều gọi là “hoa hồng” vì “hoa hồng” là tên của một loại hoa đẹp, có hương thơm, màu sắc đa dạng (đỏ, trắng, hồng, vàng)
? Nam nói: “áo dài của chị em ngắn quá” có đúng không? Tại sao
b) Nói như vậy là đúng vì “áo dài” ở đây là chỉ một loại áo của nữ, dài đến giữa ống chân hoặc tới gót, có khung cài chéo từ cổ xuống một bên hông
? Có phải mọi loại “cà chua” đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá” được không? tại sao?
c) Cà chua: Cà khi chín có màu đỏ mang vi hơi chua, dùng để nấu canh hoặc ăn sống
- Không phải quả cà chua nào cũng chua. Câu nói được chấp nhận.
? Có phải mọi loại cá màu vàng đều là “cá vàng không”
d) Không phải. Vì cá vàng là cá nuôi làm cảnh, màu vàng, vây to, đuôi xoè rộng, thường nuôi trong bể, lọ thuỷ tinh lớn trong nhà.
Bài 6:
? So sánh nghĩa của các từ mát tay, nóng lòng, gang thép, tay chân với nghĩa của từng tiếng tạo nên chúng.
a) Mát tay: dễ đạt điều tốt đẹp trong việc làm.
- Mát: có cảm giác khoan khoái, dễ chịu, do nhiệt độ vừa phải 
- Tay: bộ phận của cơ thể người dùng để cầm, nắm.
b) Nóng lòng: hồn chồn, mong ngóng, có sự thôi thúc cao độ
- Nóng: nhiệt độ cao hơn mức bình thường
- Lòng: bụng con người, biểu tượng cho tình cảm, lí trí.
c) Gang thép: nói chung cứng rắng, vững chắc.
- Gang: hợp kim sắt, các bon và một số nguyên tố khác.
- Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo, gồm sắt và 1 lượng nhỏ các bon.
d) Tay chân: kẻ giúp viếc đắc lực cho người làm việc không tốt.
- Chân: bộ phận dưới cùng của người động vật, dùng để đi lại.
-> Nghĩa khái quát hơn
Bài 7:
? Phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng.
Máy hơi nước Than tổ ong
 Bánh đa nem
 -> Từ ghép chính phụ
D. củng cố – hướng dẫn về nhà
- Học kĩ phần ghi nhớ 1+2
- Làm bài 4, 5, 7 (T16) theo gợi ý ở lớp
- Tiết sau học “Liên kết trong văn bản”. Đọc trước I
Ngày
Tiết 4:
Liên kết trong văn bản
A. Mục tiêu
 Giúp học sinh thấy:
 - Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
- Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
B. chuẩn 
GV: Bảng phụ phần I
HS: đọc trước
c. nội dung lên lớp
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
? Nhắc lại – văn bản là gì?
- Có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
-> Liên kết là 1 trong những tính chất quan trọng của văn bản
3. Bài mới.
I. Tìm hiểu bài :
1. Liên kết trong văn bản.
a) Ví dụ:
Học sinh đọc 1a (trích ở văn bản nào?)
? Nếu bố En ri cô chỉ nói vậy, em có thể hiểu được điều bố muốn nói không?
? Đọc phần 1(b) và chọn 1 lí do?
? Vậy muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì phải có tính chất gì?
- Có tính liên kết.
- Là những câu rời rạc không thể hiểu rõ. 
- Giưa các câu chưa có sự liên kết.
? Liên kết là gì
Hs đọc ghi nhớ phần 1.
b) Kết luận
- Liên kết là một trong những tính chất cơ bản nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa dễ hiểu.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản.
a) Ví dụ: (sgk)
? Hãy sửa lại đoạn văn để En ri cô hiểu được ý của bố?
Vda: sửa lại đoạn 1a
Bổ sung ý để ND có sự liên kết “Việc như thế - Tái phạm nửa sự hỗn láo bố vậy.
Bố rất yêu con. bội bạc với mẹ
Học sinh đọc đoạn văn 2(b) T18
VDb: Sửa lại đoạn 2b (T18)
? Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết và hãy sửa lại thành một đoạn văn có nghĩa?
- Đoạn văn thiếu sự liên kết: còn bây giờ; con = đứa trẻ
- chép thiếu và sai đoạn văn rời rạc, khó hiểu.
? Em có thể nhận xét về các câu trong 2 đoạn văn (ở nguyên bản và mục 2 Ia?)
- Các câu đèu đúng ngữ pháp. Khi tách từng câu ra khỏi đoạn văn vẫn có thể hiểu được.
? Vởy cụm từ “còn bây giờ” và “con”đóng vai trò gì?
_ Là từ ngữ làm phương tiện liên kết câu.
Gv: Cụm từ “còn bây giờ” nối với cụm từ “một ngày kia”ở câu 1. Từ con lặp lai từ con ở câu 2 để nhắc lại đối tượng: nhờ có sự móc nối như vạy mà 3 câu gắn bó với nhau. Sự gắn bó ấy là tính liên kết trong mạch văn.
- Thêm 1 số rừ ngữ để có sự liên kết về hình thức ngôn ngữ.
+ Từ nối: con bây giờ
+ Thay: “đứa trẻ” bằng “con”
? Từ hai ví dụ trên, em hãy cho biết: Một văn bản có tính liên kết phải có điều kiện gì? cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiên gì?
b) Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK T18
Học sinh đọc ghi nhớ
II. Luyện tập
?Theo em, cần sắp xếp các câu như thế nào để đảm bảo liên kết?
Bài tập 1:
1 – 4 – 2 – 5 -3
Học sinh đọc các câu văn 
Bài 2:
? Các câu văn đã có tính liên kết chưa?
- Chưa có tính liên kết vì chúng không cùng nói về một nội dung.
GV giảng: Về hình thức đoạn văn có vẻ rất “Liên kết” (Lặp từ “mẹ và “tôi”)
-Nhưng về nội dung không có mối liên kết 
Bài 3:
? Điền những từ thích hợp vào chỗ trống để các câu liên kết chặt chẽ với nhau?
- Điền lần lượt: bà, bà cháu, bà, bà, cháu, thế là (rồi).
Bài 4
 ? Giải thích 2 câu “Đêm nay. của con” Tại sao lại được đặt cạnh nhau?
- Nếu tách khỏi các câu khác trong văn bản thì có vẻ rời rạc, câu trước chỉ nói về mẹ và câu sau chỉ nói về con. Nhưng đoạn văn không chỉ có 2 câu đó mà còn có câu thứ ba đứng tiếp nối 2 câu trên thành một thể thống nhất, làm cho đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau, nên không cần sửa.
? Qua truyện “Cây tre trăm đốt” cho biết vai trò liên kết trong văn bản?
Bài 5:
Các câu văn trong đoạn văn cũng như các đốt tre riêng biệt, nếu không có sự liên kết thì sẽ không thành đoạn văn 
- Sự liên kết trong văn bản cũng giống như câu thần chú trong truyện, nó sẽ khiến các câu văn được nối với nhau, làm cho đoạn văn trở nên có nghĩa dễ hiểu -> sự liên kết đặc biệt quan trọng trong văn bản
D. hướng dẫn về nhà
- Học kĩ phần ghi nhớ 
- Làm BT 4 – 5 (19) theo sự gợi ý ở lớp
- Giờ sau học (TLV: “Bố cục trong văn bản”)
- Tiết tới học văn học, về soạn bài “cuộc
Ngày
Tiết 5:
Cuộc chia tay của những con búp bê
( Khánh Hoài)
A. Mục tiêu
 Giúp học sinh hiểu và thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đơn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
- HS thấy được cái hay của truyện ở cách kể rất chận thật và cảm động.
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt và phân tích nhân vật.
- Giáo dục HS biết thương yêu, thông cảm với những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
B. chuẩn Bị:
GV: Đọc tài liệu tham khảo
HS: Soạn bài
c. nội dung lên lớp
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Qua bức thư viết cho con trai mình, người bố trong “Mẹ tôi” muốn nói với con trai điều gì?
? Kể lại một việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền.
3. Giới thiệu bài
Những tình cảm và tấm lòng vị tha, nhân hậu trong sáng và cao đẹp của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh
4. Bài mới: 
I. Đọc – Tìm hiểu chung.
Gv hướng dẫn cách đọc : phân biệt rõ giữa lời kể, đối thoại , diễn biến tâm lí ở nhân vậtqua các chặng chính : ở nhà,ở lớp.
Gvđọc mẫu – hs đọc tiếp. G v nhận xét cách đọc
1. Đọc :
2. Tác giả - Tác phẩm
Học sinh đọc phần chú thích * (SGK)
? Em hãy nêu những hiểu biết về tác giả - tác phẩm.
- Tác giả: Khánh Hoài
- Tác phẩm: được trao giải trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em (1992).
+ Là văn bản nhật dung
+ Thể loại: truyện ngắn.
? Dựa vào phần chú thích hãy giải thích các từ sau: chim sâu, ráo hoảnh, ô ăn quan
3. Chú thích
4. Bố cục
? Theo em văn bản này được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
P1: Chia búp bê
P2: Chia lớp học
P3: Chia tay anh em
? Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản?
- Bố mẹ chia tay nhau , anh em Thuỷ – Thành mỗi người một ngả. Thuỷ về quê với mẹ, Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi ch nhau. Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô bạn bè, quyến luyếnanh không muốn rời.
P1: Từ đầu –> hiếu thảo như vậy
P2: Tiếp -> Trùm lên cảnh vật
P3: Còn lại
5. Tóm tắt:
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết :
? Văn bản “cuộc chia..bê” được viết theo phương thức nào mà em đã học? (Phương thức tự sự).
? Truyện viết về ai? Về việc gì? ai là nhân vật chính? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
- Truyện viết về 2 anh em trong cuộc chia tay cảm động : người anh ở lại với bố, em đi với mẹ.
- Nhân vật chính : Thành và Thuỷ.
- Ngôi kể : thứ nhất, Thể hiện sâu sắc suy nghĩ tình cảm tâm trạng nhân vật,làm tăng tính chân thực của câu chuyện.
GV giảng: Người kể xưng “tôi” (người anh tên Thành) là người chứng kiến các sự việc xảy ra cùng chịu nỗi đau với em gái
? Tại sao tên truyện lại là “Cuộc chia tay” tên đó có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện?
GV bình: Tên truyện gợi ra mộ tình huống buộc người đọc phải theo dõi: Búp bê gợi lên trong trẻ em ngộ nghĩnh, trong sáng vô tội. Những con búp bê cũng như hai anh em trong sáng vô tộithế mà phải chia tay nhau. Đó là nỗi đau xót lớn.
? Tìm hiểu những chi tiết để thấy tình cảm của hai anh em giành cho nhau?
1.Tình cảm của hai anh em.
- Thuỷ: + Vá áo cho anh
? Khi mẹ ra lệnh chia tay đồ chơi Thành và Thuỷ hiện lên như thế nào?
 + Cho con “Vệ sĩ” canh giấc ngủ cho anh.
- Thuỷ: Run lên bàn bật. Cặp mắt tuyệt vọng. Hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều
- Thành: Cắn chặt cứ tuôn ra như suối ướt đầm cả gối và hai cán tay áo.
? Qua đó em thấy 2 anh em đối với nhau như thế nào?
Gv: Đó là một tình cảm đáng trân trọng đáng được nuôi dưỡng để bền vững trong một mái ấm gia đình. Thế nhưng Thành và Thuỷ đã phải chia tay nhau. Cuộc chia tay đó diễn ra như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau. 
- Thành: + Chiều nào cũng đi đón em, dắt tay nhau vừa đi vừa trò truyện.
 + Nhường tất cả đồ chơi cho em 
=> gần gũi, thương yêu, gắn bó, chia sẻ và quan tâm tới nhau.
D. hướng dẫn về nhà
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi còn lại
- Hai bức tranh trong sgk minh hoạ cho các sự việc nào của truyện (chia tay búp bê và chia tay em). Nếu gọi tên cho mỗi bức tranh đó thì em đặt tên là gì?
- Tóm tắt lại truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo an văn 7 Tiết 1 -Tiết 5.doc