A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ VIỆC DÙNG CỤM C – V ĐỂ MỞ RỘNG CÂU.
- BƯỚC ĐẦU BIẾT CÁCH MỞ RỘNG CÂU BẰNG CỤM C –V.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: BẢNG PHỤ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. ỔN ĐỊNH
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ
? THẾ NÀO LÀ DÙNG CỤM CHỦ – VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU?
=> KHI NÓI, VIẾT CÓ THỂ DÙNG NHỮNG CỤM TỪ CÓ HÌNH THỨC GIỐNG CÂU ĐƠN BÌNH THƯỜNG, GỌI LÀ CỤM CHỦ – VỊ (CỤM C – V), LÀM THÀNH PHẦN CỦA CÂU HOẶC CỦA CỤM TỪ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU.
3/. BÀI MỚI
Ngày soạn : 15/03/2005 Tuần 28 – Tiết 111 DÙNG CỤM CHỦ – VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU : LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Củng cố kiến thức về việc dùng cụm C – V để mở rộng câu. - Bước đầu biết cách mở rộng câu bằng cụm C –V. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định 2/. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu? => Khi nói, viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ – vị (cụm C – V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 3/. Bài mới Bài tập 1: Xác định và gọi tên các cụm chủ vị làm thành phần: a/. Khí hậu nước ta ấm áp (Cụm chủ – vị làm chủ ngữ) ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa. (Cụm C – V1, V2 làm bổ ngữ) b/. . Các thi sĩ ca tụng (Cụm chủ – vị làm định ngữ) tiếng chim kêu, tiếng suối chảy ( Cụm chủ – vị làm định ngữ) c/. những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần (Cụm chủ – vị làm bổ ngữ) những nhận thức bóng bảy, hào nhoáng và thô kệch bắt chước nước ngoài (Cụm chủ – vị làm bổ ngữ) Bài tập 2: Gộp các câu thành câu có chủ – vị làm thành phần a/: Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. b/. Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích. c/. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt Nam tad u dương, trầm bổng như một bản nhạc. d/. Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến cho tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới. Bài tập 3: Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C- V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ. a/. Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy. b/. Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại. c/. Hàng loạt vở kịch như : “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”, ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước. 4/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề”. GV chia tổ, mỗi tổ làm một đề bài để tiết sau Luyện nói.
Tài liệu đính kèm: