Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 115: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 115: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

CÓ ĐƯỢC HIỂU BIẾT CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH: MỤC ĐỊCH, NỘI DUNG, YÊU CẦU VÀ CÁC LOẠI VĂN BẢN HÀNH CHÍNH THƯỜNG GẶP TRONG CUỘC SỐNG.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :BẢNG PHỤ

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 2/. KIỂM TRA BÀI CŨ

 3/. BÀI MỚI

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 115: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 – Tiết 155
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
Có được hiểu biết chung về văn bản hành chính: mục địch, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	2/. Kiểm tra bài cũ
	3/. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: Tìm hiểu 3 văn bản trong SGK.
GV cho HS quan sát và đọc thầm 3 văn bản trong SGK.
? Khi nào người ta viết văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
? Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?
? Ba văn bản có gì giống và khác nhau?
? Hình thức trình bày của 3 văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ đã học?
? Em cón thấy loại văn bản nào tương tự như 3 văn bản trên?
? Vậy em hãy rút ra kết luận về mục đích, nội dung, hình thức trình bày của 3 loại văn bản trên?
Hoạt động 2: Tổng kết
? Thế nào là văn bản hành chính?
=> - Khi muốn truyền đạt một vấn đề gì đó xuống cấp dưới hoặc muốn cho nhiều người biết ta dùng văn bản thông báo.
- Khi cần truyền đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền giải quyết ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị)
- Khi thông báo một vấn đề nào đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.
=> - Thông báo: phổ biến thông tin, thường kèm theo hướng dẫn và yêu cầu thực hiện.
- Đề nghị: trình bày nguyện vọng, thường kèm theo lời cám ơn.
- Báo cáo: tập hợp những công việc làm được để cấp trên biết thường kèm theo số liệu và tỉ lệ phần trăm.
=> +Giống : tính khuôn mẫu
+ Khác nhau về mục đích, nội dung, yêu cầu.
=> + 3 loại văn bản có điểm chung: viết theo mẫu (tính quy ước); ai cũng viết được (tính phổ cập); các từ ngữ đều giản dị, dễ hiểu (tính đơn giản)
+ Các văn bản truyện, thơ : thường có sự sáng tạo của tác giả (tính cá thể); chỉ có nhà văn, nhà thơ mới viết được (tính đặc thù); các từ ngữ thường gợi ra liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc (tính biểu cảm)
=> Đơn từ, biên bản, hợp đồng, giấy biên nhận, giấy khai sinh, giấy đăng kí kết hôn, 
=> Đây là loại văn bản dùng để truyền đạt thông tin, đề bạt nguyện vọng, sơ kết hoặc tổng kết những việc đã làm được.
I. THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH?
Văn bản 1: Thông báo
=> Thông báo của BGH truyền đạt xuống cho cả trường thực hiện kế hoạch trồng cây.
Văn bản 2: Đề nghị
=> Giấy đề nghị của lớp trưởng lên GVCN lớp 7A.
Văn bản 3: Báo cáo
=> Lớp trưởng báo cáo kết quả thực hiện được của phong trào xanh, sạch , đẹp.
* Hình thức trình bày: Cả 3 văn bản đều viết theo mẫu:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm.
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản.
- Họ tên, chức vụ người gửi hay tên cơ quan , tập thể gửi văn bản.
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo.
- Kí tên người gửi.
II. GHI NHỚ (SGK/110)
	4/. Củng cố
	? Thế nào là văn bản hành chính?
	? Nêu cách trình bày văn bản hành chính?
LUYỆN TẬP
BT1/110: 
- Tình huống 1: Thông báo
-  2 : Báo cáo
- . 3 : Biểu cảm
-  4 : Đơn từ
-  5 : Đề nghị
- .. 6 : Tự sự, miêu tả.
BT2: (Bổ trợ)
1/. Em hãy thay mặt tập thể lớp viết báo cáo về tình hình học tập trong tháng vừa qua của lớp mình cho cô giáo chủ nhiệm được biết.
2/. Thay mặt gia đình, em hãy viết giấy đề nghị Ban điện lực của xã tới nhà sửa lại chiếc công tơ điện ba hôm gần đây không quay.
	5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới “Chuẩn bị tiết phát bài viết số 6- Văn lập luận giải thích”
	+ Các em về nhà xem lại cách làm bài văn lập luận giải thích.
	+ Xem lại đề bài làm vừa qua.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET115.doc