A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong văn bản.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng bài dạy :
- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập vb.
- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy .
* Kĩ năng sống :
- Ra quyết định : nhận ra và biết sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy theo mục đích giao tiếp cụ thể.
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi cách sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 121: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong văn bản. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng bài dạy : - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập vb. - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy . * Kĩ năng sống : - Ra quyết định : nhận ra và biết sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy theo mục đích giao tiếp cụ thể. - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi cách sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt . B. Chuẩn bị: - Gv: G/án, thiết kế bài giảng, CKTKN, tài liệu tham khảo khác. - Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn. C. Phương pháp: - PP: Nêu vấn đề, quy nạp thực hành. - KT: Kĩ thuật hỏi đáp, động não, phân tích tình huống. - KNS: Tự nhận thức, ra quyết định. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Em hiểu thế nào là liệt kê. - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loaijddeer diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm. ? Vẽ sơ đồ phân loại các kiểu liệt kê. III. Bài mới: (35’) Ở bậc Tiểu học các em đã được học và biết sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm về công dụng của hai loại dấu này. Hoạt động của GV và HS Ghi bảng * Hoạt động 1: (8’) - G. treo bảng phụ gọi H. đọc ví dụ ? Trong các câu a,b,c, dấu chấm lửng được dùng để làm gì? * G đưa VD ? 2 ví dụ dưới đây dấu chấm lửng dùng để làm gì d. Nó nói nó không đến được. Nó bận lắm, bậnngủ-> biểu thị ý châm biếm e. Tin mới đây, tin mới làkhông có gì mới cả -> biểu thị ý hài hước. ? Từ các ví dụ trên, hãy rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng. - H. Đọc ghi nhớ. ? Hãy đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng * Hoạt động 2: (10’) ? Câu a là kiểu câu nào ? Câu này có mấy vế? - Câu ghép cú hai vế câu: - Vế 1 : từ đầu đến người vội ; vế 2 : ăn cốm ...ngẫm nghĩ. ? Trong câu a dấu chấm phẩy được dùng để làm gì a. Để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. ? Trong câu b, theo tác giả, có mấy tiêu chuẩn đạo đức của con người mới ? - 9 tiêu chuấn. ? Những tiêu chuẩn đó được tác giả sắp xếp theo lối nào? - Liệt kê ? Như vậy, trong phần b, dấu chấm phẩy được dựng để làm gì - Dùng để ngăn cách các bộ phận liệt kê nhiều tầng bậc ý. ?Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao? - Trong câu a nếu thay bằng dấu phẩy tưởng như có thể được nhưng thực chất trong vế thứ 2 tác giả đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức : ( từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ) ? Trong ví dụ b, dấu phẩy được dùng để làm gì - Dấu phẩy dùng để ngăn cách các thành phần đồng chức trong nội bộ các mối quan hệ. - Trong phần b, không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được + vì các tiêu chuẩn đạo đức được liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau + Các bộ phận liệt kê sau dấu phẩy không thể bình đẳng với các tiêu chuẩn đạo đức đã nêu. Cụ thể : Những tiêu chuẩn đạo đức của....: yêu nước, yêu nhân dân, ghét bóc lột, ăn bám...dẫn đến người đọc nếu cố tình hiểu nhầm, bóp méo nội dung, cố tình hiểu rằng, ăn bám và lười biếng cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người mới - G: Không nên thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy vì dễ hiểu sai lệch nội dung câu nói. ? Hãy rút ra công dụng của dấu chấm phẩy - H. Đọc ghi nhớ. ? Hãy đặt câu có sử dụng dấu chấm phẩy * Hoạt động 3 : (17’) - H. X.đ tác dụng dấu chấm phẩy, chấm lửng. (Thảo luận nhóm, bổ sung) - Nhóm 1,2 làm bài 1 - Nhóm 3,4 làm bài 2 Đổi bài, kiểm tra chéo. Chữa bài, bổ sung, đánh giá. - G. Chốt đáp án. - H. Luyện viết đoạn văn - G gọi 2 H lên bảng - Chữa bài. A. Lí thuyết: I. Dấu chấm lửng. 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu: (a) Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê. (b) Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ. (c) Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ "bưu thiếp". 2. Ghi nhớ : sgk (122) II. Dấu chấm phẩy. 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu: (a) dùng để đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. (b) dùng để ngăn cách các bộ phận liệt kê nhiều tầng bậc ý. -> Không nên thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy . 2. Ghi nhớ : sgk B. Luyện tập. Bài 1: Xđ tác dụng của dấu chấm lửng. (a) biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng. (b) biểu thị câu nói bị bỏ dở. (c) biểu thị sự liệt kê ko đầy đủ. Bài 2: Tác dụng của dấu chấm phẩy. - Dùng để ngăn cách các vế của một câu ghép phức tạp. Bài 3. Viết đoạn văn. - Đ.v có sử dụng dấu chấm lửng. - Đ.v có sử dụng dấu chấm phẩy. IV. Củng cố: (3’) ? Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy V. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Học thuộc ghi nhớ. - Viết 1 đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. - Chuẩn bị bài: Văn bản đề nghị. E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 122: VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của vb đề nghị: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại vb này. 2. Kĩ năng: * Kỹ năng bài dạy : - Nhận biết vb đề nghị. - Viết vb đề nghị đúng quy cách. - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết vb đề nghị. * Kỹ năng sống - Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản đề nghị. - Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản đề nghị(phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp) 3. Thái độ: - Có ý thức viết vb đề nghị đúng quy cách. B. Chuẩn bị: - Gv: G/án, thiết kế bài giảng, CKTKN, tài liệu tham khảo khác. - Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn. C. Phương pháp: - PP: Nêu vấn đề, quy nạp thực hành. - KT: Kĩ thuật hỏi đáp, động não, phân tích tình huống. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Thế nào là vb hành chính. - VBHC là loại vb được dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội. - VBHC thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính - công vụ nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, cá nhân với tập thể. ? Nêu đặc điểm của vb hành chính. Kể tên các loại vb hành chính thường gặp. - Đặc điểm của vb hành chính là có tính khuôn mẫu, được sắp xếp, trình bày theo một số mục nhất định. - Ngôn ngữ của vb hành chính giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa. - Các loại vb hành chính thường gặp là: đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, thông bái, chỉ thị, bản kiểm điểm... III. Bài mới: (35’) Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu sâu hơn về vb hành chính ở kiểu vb đề nghị. Hoạt động của GV và HS Ghi bảng * Hoạt động 1 - H. Đọc văn bản. * Văn bản 1: - Mục đích: đề nghị GVCN lớp cho sơn lại bảng đen. - Về nội dung: Nêu rõ điều đề nghị, lí do có đề nghị đó. - Về hình thức: Đúng quy cách các mục của VBĐN. * Văn bản 2: (tương tự) ? Mục đích viết văn bản đề nghị H. Trả lời. G. Nhận xét, chốt. ? Nhận xét về nội dung và hình thức của VBĐN? - H. Nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị. * HS thảo luận theo nhóm bàn * G gọi 1 số nhóm trình bày * G đánh giá: - Đề nghị giáo viên chủ nhiệm cho phép dùng tiền của lớp mua trái bóng cho đội của lớp. - Đề nghị danh sách các học sinh được khen thưởng cuối học kỳ I vừa qua. - Đề nghị giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho lớp xem vở chèo Quan Âm Thị Kính để phục vụ cho việc học tác phẩm này ở môn ngữ văn. ? Trong các tình huống a, b, c, d SGK/125 tình huống nào phải viết giấy đề nghị. - Tình huống a,c viết văn bản đề nghị - Tình huống b viết văn bản tường trình - Tình huống d viết bản kiểm điểm ? Như vậy, theo em, trong cuộc sống, khi nào cần viết vb đề nghị H. Đọc Ghi nhớ 1. * Hoạt động 2 : ? So sánh 2 văn bản trên? * Giống: - Quốc hiệu. - Địa điểm, thời gian. - Tên văn bản. - Nơi gửi đến. - Người đề nghị. - Nêu sv, lí do, ý kiến đề nghị - Kí, họ tên người đề nghị. * Khác: Lí do, nguyện vọng. ? Các mục bắt buộc cần phải có trong VBĐN là gì? H. Trả lời. Bổ sung. G. Chốt. ? Từ 2 vb trên, hãy rút ra cách làm một vb đề nghị ? Những điểm cần lưu ý khi viết VBĐN? -Hs đọc sgk * Hoạt động 3 - H. Đọc bài tập. Thảo luận. G. Nhận xét, đánh giá, chốt. Em có nhận xét gì về văn bản đề nghị sau? GV dùng bảng phụ có sử dụng một văn bản đề nghị sau: HS: đọc văn bản Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập- tự do -hạnh phúc. Đơn đề nghị Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm X Tập thể lớp 7C chúng em xin trình bày với cô giáo chủ nhiệm một việc như sau: Tối mai, tại sân khầu ngoài trời của địa phương em có tổ chức biểu diễn vở chèo Quan Âm Thị Kính. Buối biểu diễn có sự tham gia của các nghệ sĩ rất tên tuổi. Và chắc chắn sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho chúng em trước khi học văn bản này. Chính vì vậy chúng em kính đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho phép chúng em được tham dự buổi biểu diễn. Thay mặt lớp 7C Lớp trưởng N - H. Thảo luận các lỗi trong khi viết vb đề nghị. - G. Chốt kiến thức. ? Tình huống nào sau đây cần viết văn bản đề nghị: a. Em phát hiện ra kẻ lấy cắp xe đạp nhà hàng xóm. b. Em muốn theo học lớp học tin do nhà trường tổ chức. c. Em muốn gây quỹ lớp để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. d. Tổng kết học kì, em được thay mặt lớp trình bày kết quả học tập. Kiểm tra 15’ : Viết 1 VB đề nghị trong trường hợp sau: Phòng học lớp em thiếu ánh sáng, cần được thay bóng đèn có công suất lớn hơn . A. Lí thuyết: I. Đặc điểm của văn bản đề nghị. 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu: - Mục đích: Viết văn bản đề nghị nhằm đề đạt 1 nguyện vọng chính đáng của 1 cá nhân hay tập thể nào đó với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết. - Về nội dung: Nêu rõ điều đề nghị, lí do có đề nghị đó. - Về hình thức: Đúng quy cách các mục của VBĐN. - Tình huống a,c: viết văn bản đề nghị 2. Ghi nhớ: (Sgk) II. Cách làm văn bản đề nghị. 1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị: * Các mục bắt buộc trong VBĐN: - Người viết đề nghị. - Người tiếp nhận đề nghị. - Nội dung. - Mục đích. * Cách làm 1 vb đề nghị: - Nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả các mục nhưng cần chú ý các mục: ai đề nghị? đề nghị ai? đề nghị điều gì? - Hình thức: trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa, theo một số mục quy định sẵn. 2. Dàn mục của một vb đề nghị: (sgk) * Lưu ý:(sgk) B. Luyện tập. Bài 1: + Giống: trình bày nguyện vọng. + Khác: - Đơn: nguyện vọng của 1 cá nhân, thực hiện trước - thông bá ... huống. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Phân biệt sự khác nhau giữa vb đề nghị và vb báo cáo. + Về mục đích: - VB đề nghị: Đề đạt nguyện vọng. - VB báo cáo: Trình bày những kết quả đã làm được. + Về nội dung: - VB đề nghị: Cần rõ các vđ: người đề nghị,người được đề nghị, nội dung đề nghị. - VB báo cáo: Cần rõ các vđ: người báo cáo, người nhận báo cáo, kết quả. III. Bài mới: (35’) Hoạt động của GV và HS Ghi bảng - G phát phiếu học tập cho các nhóm, y/c H xác định đúng vb đề nghị và vb báo cáo trong các vb đã cho. ? Trong các tình huống dưới đây cần phải viết vb gì. a, Sắp tới nhà sẽ tổ chức đi tham quan một di tích lịch sử theo tinh thần tự nguyện, cả lớp đều muốn tham gia. b, Cuối năm học BGH cần biết tình hình học tập của lớp trong 2 tháng cuối năm. c, Để gây quỹ ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó, lớp em đã thực hiện tốt phong trào nuôi lợn nhân đạo. d, Mùa hè sắp đến mà hệ thống quạt trong phòng học lớp em đã hỏng. e, Thầy cô giáo chủ nhiệm cần biết những công việc tập thể lớp đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ. g, Bạn Trang lớp em đạt giải nhất trong kì thi học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh, lớp em muốn nhà trường khen thưởng bạn ấy. ? Từ tình huống cụ thể trên, em hãy viết một vb đề nghị đúng quy cách. - G hướng dẫn H cách viết: + Cần rõ các vđ: người đề nghị,người được đề nghị, nội dung đề nghị. + Trình bày đúng mẫu quy định của vb hành chính. - H các nhóm viết sau đó đổi bài cho nhau để nhận xét. - G hướng dẫn H cách viết: + Cần rõ các vđ: người báo cáo, người nhận báo cáo, kết quả. + Trình bày đúng mẫu quy định của vb hành chính. B. Luyện tập. Bài 1: Xác định đúng vb đề nghị và vb báo cáo. Bài 2: Từ một tình huống cụ thể, xác định đúng loại vb cần tạo lập. a, Vb đề nghị b, Vb báo cáo c, Vb báo cáo d, Vb đề nghị e, Vb báo cáo g, Vb đề nghị Bài 3: Hoàn thành một vb đề nghị đúng quy cách. Bài 4: Hoàn thành một vb báo cáo đúng quy cách. IV. Củng cố: (3’) - G nhấn mạnh yêu cầu của văn bản hành chính, sự khác nhau giữa vb đề nghị và vb báo cáo. V. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Phát hiện và sửa lỗi trong các vb đề nghị và vb báo cáo. - Chuẩn bị bài: Ôn tập Tập làm văn. E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 134,135. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN ( tiếp ) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được c/s gian nan vất vả và tinh thần đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột của những người thợ mỏ trước CMT8/1945. - Thấy được cách kể chuyện đặc sắc của t/g. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc kể diễn cảm văn xuôi tự sự, phân tích vb. - Kĩ năng sống: Tự nhận thức được c/s gian nan vất vả và tinh thần đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột của những người thợ mỏ trước CMT8/1945. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phương. B. Chuẩn bị: - Gv: G/án, tài liệu ngữ văn địa phương. - Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo tài liệu ngữ văn địa phương. C. Phương pháp: - PP: Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, vấn đáp,thuyết trình. - KT: Kĩ thuật đọc hợp tác, hỏi đáp, động não, phân tích tình huống. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III. Bài mới: (37’) Vùng mỏ Quảng Ninh bất khuất là một đề tài sáng tác được nhiều nhà văn quan tâm và đã có nhiều tác phẩm hay về đề tài này. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về đề tài này qua vb Kí ức về người cha của Tô Ngọc Hiến. Hoạt động của GV và HS Ghi bảng ? Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và xuất xứ của tác phẩm. - GV hd đọc: Giọng kể , bình thản, chú ý thể hiện đúng giọng điệu nhân vật ở những đoạn đối thoại. - GV đọc mẫu - HS đọc - nhận xét đọc. ? Em hiểu thế nào là cu li. - Chỉ những người thợ mỏ trước CMT8 ? Em hiểu thế nào là làm reo. - Phong trào bãi công của công nhân mỏ ? Hãy tóm tắt vb - HS tóm tắt - GV nhận xét ? Có gì đặc biệt trong ngôi kể ở vb này. - Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi. Cách kể này khiến câu chuyện trở nên chân thực hơn. ? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của đoạn trích. - 2 phần: + Từ đầu ... trên ngực thầy tôi: Người cha trước khi khỏi bệnh. + Tiếp ... đến hết: Người cha tham gia đấu tranh chống lại bọn chủ mỏ. ? Xác định thể loại của vb. - HS theo dõi đoạn từ đầu ... không hay biết. ? Tìm những chi tiết miêu tả tâm tính nhân vật thầy tôi trước khi khỏi bệnh (vẻ mặt, thái độ, hành động, ngôn ngữ) - lùi lũi đi từ khi còn mờ đất đến nhọ mặt người mới lầm lũi lần về - im lặng và khó hiểu như một vỉa than già nhất, sâu nhất trong lò - nằm vật ra cái phản mọt như dằn tất cả những chất chứa trong một ngày xuống - như giận dữ cái gì mà không nói ra được - có đêm mê hoảng - có đêm bỗng chồm dậy, vớ lấy búa, đâm bổ ra ngoài ngõ, tìm kiếm một kẻ nào đấy, lúc nào cũng như một cái bóng đè nặng lên giấc ngủ của mình - những ngón tay chai nứt nẻ, ứa máu, riết vào nhau như riết lấy cái cán búa của mình - ốm thập tử nhất sinh, lăn từ trên giường xuống đất, gầm gừ giãy giụa như con thú sa vào bẫy - cái ngực trần trụi chỉ còn thấy 2 cái xườn quai xanh xổ ra, bắt chéo vào nhau - cái lưng rộng tọp đi , dán xuống cánh phản. ? T/g đã dùng những BPNT nào để miêu tả nhân vật. - liệt kê, so sánh, từ láy, tính từ, động từ ? Qua những chi tiết ấy, em nhận xét gì về tâm tính nhân vật người cha. - Lầm lì, ít nói, hay giận dữ, trong lòng như có nỗi uất ức nào đó không thể bày tỏ được. ? Thảo luận: Vì sao người công nhân mỏ này lại có tâm tính như vậy. - Trước CMT8/1945, nước ta bị td Pháp đô hộ, những người công nhân mỏ bị chúng áp bức bóc lột nặng nề. Họ phải làm việc cực nhọc và luôn luôn bị bọn cai mỏ đánh đập tàn nhẫn. Tuy làm việc cật lực nhưng c/s của họ quanh năm nghèo đói, bệnh tật. Vì vậy trong lòng họ luôn luôn thường trực nỗi căm thù kẻ áp bức bóc lột. Nỗi căm thù ấy họ phải nén chịu trong lòng nên dễ sinh ra giận dữ. - HS theo dõi tiếp đoạn 2 ? Từ sau khi khỏi ốm tâm tính của người cha thay đổi hẳn.Theo em vì sao người cha lại thay đổi như vậy. - Người cha đã giác ngộ, tham gia đấu tranh chống lại sự áp bức của chủ mỏ. ? Người cha đã tham gia cuộc đấu tranh của công nhân mỏ chống lại bọn chủ mỏ bóc lột như thế nào. Tìm những chi tiết miêu tả hoàn cảnh, diễn biến cuộc đấu tranh của công nhân mỏ. + Từ dạo bác Tài Cố bị bắt, đêm nào thầy tôi cũng vắng nhà biền biệt. + ... anh em phu mỏ "làm reo" + Bọn chủ mỏ lùng bắt những người tham gia đấu tranh chống lại chúng + Các gia đình công nhân hết gạo, một số người không chịu được đã định đi làm trở lại + Người cha đứng lên kêu gọi mọi người không nên đi làm và bị bọn chủ mỏ bắt ? Qua những chi tiết trên, em có cảm nhận như thế nào về cuộc sống, tinh thần đấu tranh của những người thợ mỏ trước CMT8. - Càng bị áp bức bóc lột nặng nề người công nhân mỏ càng đấu tranh kiên cường bất khuất. Họ đoàn kết đấu tranh kiên cường trong hoàn cảnh ngặt nghèo như những cây gỗ lò đan vào nhau, chống đỡ với mưa bão. - HS đọc đoạn kết: " U tôi rú lên....không có một hột than nào " ? T/g muốn nói gì qua đoạn kết này - Người vợ ngất đi vì người chồng bị bắt, từ nay trong gia đình thiếu vắng người trụ cột, phong trào đấu tranh của công nhân mỏ mất đi một người lãnh đạo kiên cường bất khuất. Nhưng chính điều đó đã thức tỉnh những người công nhân quay trở lại không đi làm cho bọn chủ mỏ, phong trào bãi công giành thắng lợi. Lời kêu gọi của người cha đã trở thành sự thật: " Còn nước còn tát, cạn ao tức khắc bèo xuống đất " ? Qua vb em cảm nhận được điều gì về cuộc sống và tinh thần đấu tranh của những người thợ mỏ trước CMT8. ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của vb I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Tô Ngọc Hiến 2. Tác phẩm: - In trong tập Người kiểm tu (1974) II. Đọc - hiểu văn bản: 1.Đọc - chú thích: * Tóm tắt 2. Kết cấu - bố cục: - Bố cục: 2 phần - Thể loại: truyện ngắn 3. Phân tích: 3.1.Người cha trước khi khỏi bệnh: - So sánh, liệt kê, từ láy, tính từ, động từ -> gợi hình ảnh một người cha lầm lì, ít nói, hay giận dữ, trong lòng như có nỗi uất ức nào đó trong lòng không thể bày tỏ được. - Người công nhân mỏ bị áp bức bóc lột quá nặng nề khiến cho họ trở nên căm ghét bọn chủ mỏ và tay sai. 3.2.Người cha tham gia đấu tranh: - Người cha đã giác ngộ, tham gia đấu tranh chống lại sự áp bức của chủ mỏ. - Càng bị áp bức bóc lột nặng nề người công nhân mỏ càng đấu tranh kiên cường bất khuất. Họ đoàn kết đấu tranh kiên cường trong hoàn cảnh ngặt nghèo như những cây gỗ lò đan vào nhau, chống đỡ với mưa bão. - Người cha bị bắt, chính điều đó đã thức tỉnh những người công nhân quay trở lại không đi làm cho bọn chủ mỏ, phong trào bãi công giành thắng lợi. 4. Tổng kết: 4.1. Nội dung: - Càng bị áp bức bóc lột nặng nề người công nhân mỏ càng đấu tranh kiên cường bất khuất. 4.2. Nghệ thuật: - Kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất. - So sánh, liệt kê, từ láy, tính từ, động từ. 4.3. Ghi nhớ: III. Luyện tập: Đọc diễn cảm IV. Củng cố: (3’) - GV chốt kiến thức cơ bản. V. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Nắm được nội dung, nghệ thuật cơ bản của vb, kể tóm tắt được vb. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Trình bày kết quả sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. E. Rút kinh nghiệm ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: