A. MỤC TIÊU :
QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC :
- THÔNG QUA THỰC HÀNH, BIẾT ỨNG DỤNG CÁC VĂN BẢN BÁO CÁO VÀ ĐỀ NGHỊ VÀO CÁC TÌNH HUỐNG CỤ THỂ, NAME ĐƯỢC CÁCH THỨC LÀM HAI LOẠI VĂN BẢN NÀY.
- THÔNG QUA CÁC BÀI TẬP TRONG SGK ĐỂ TỰ RÚT RA NHỮNG LỖI THƯỜNG MẮC, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁCH CHỮA CÁC LỖI THƯỜNG MẮC PHẢI KHI VIẾT HAI LOẠI VĂN BẢN TRÊN.
Tuần 3 – Tiết 125-126 LUYỆN TẬP VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO A. Mục tiêu : Qua tiết học, HS cần tiếp thu được : - Thông qua thực hành, biết ứng dụng các văn bản báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể, name được cách thức làm hai loại văn bản này. - Thông qua các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên. 1/. Ổn định 2/. Kiểm tra bài cũ 3/. Bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Ghi bảng Hoạt động 1: So sánh 2 loại văn bản báo cáo và đề nghị. ? Mục đích viết văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau? Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau? ? Hình thức trình bày văn bản báo cáo và đề nghị có gì giống và khác nhau? ? Cả hai loại văn bản này khi viết cần tránh những sai sót nào gì? Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bản? => - Đề nghị : đề bait nguyện vọng. - Báo cáo : trình bày kết quả đã làm được. => - Văn bản đề nghị: Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? - Văn báo cáo : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? I. Ôn tập lí thuyết về văn bản đề nghị và báo cáo. 1/. Giống nhau : Đều là văn bản hành chính, có tính quy ước cao (viết theo mẫu chung) 2/. Khác nhau a/. Mục đích: - Văn bản đề nghị : đề bạt nguyện vọng. - Văn bản báo cáo : trình bày những kết quả đã làm được. b/. Về nội dung : - Văn bản đề nghị: Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? - Văn bản báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? Hoạt động 2: LUYỆN TẬP BT1,2/138 : GV hướng dẫn HS làm bài tập theo hướng dẫn SGK. BT3/138: - Trường hợp 1: Viết đề nghị hoặc viết đơn. - Trường hợp 2 : Viết báo cáo - Trường hợp 3: Viết đề nghị. BT4 : Bài tập bổ trợ. Bổ sung những mục còn thiếu trong 2 văn bản sau: Văn bản 1: Kính gửi : Ban giám đốc Sở Lao động – Thương binh xã hội; Đồng kính gửi : Phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban giám đốc Sở, Trung tâm xúc tiến việc làm đã trình đề án Đào tạo dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ và đã được Hội đồng thẩm định của Sở thông qua ngày 10 – 02 – 2002. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung tâm vẫn chưa nhận được kinh phí để triển khai thực hiện đề án. Nhằm tạo điều kiện cho Trung tâm thực hiên tốt nhiệm vụ chính trị và kế hoạch đào tạo năm 2003, Trung tâm đề nghị Ban giám đốc Sở và các phòng chức năng duyệt cấp kinh phí theo đề án đã được thẩm định. Rất mong Ban giám đốc Sở và các phòng chức năng lưu ý giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn! T/M Trung tâm Giám đốc * Gợi ý : Văn bản cần bổ sung : 1. Quốc hiệu 2. Địa điểm, ngày tháng năm 3. Tên văn bản. 4. Kí tên và ghi rõ họ tên. Văn bản 2 : BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH RẦY NÂU PHÁ HẠI LÚA HÈ THU Kính gửi : UBND huyện X Ngày 25-07-2002, qua kiểm tra diện tích trồng lúa hè thu, UBND xã Tam Dương đã phát hiện khoảng 10 ha lúa hè thu đã bị sâu rầy nâu phá hại. Mật độ rầy nâu khá cao. Nguyên nhân do bà con sử dụng thuốc kháng rầy nâu chưa đủ liều lượng. Để kịp thời ngăn chặn rầy nâu lây lan sang phần diện tích lúa còn lại, UBND xã đã thực hiện ngay các biên pháp sau : Giao cho Ban nông nghiệp và Hội đồng nhân dân xã nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các hộ kiểm tra, theo dõi đồng ruộng. Tổ chức đội bảo vệ thực vật xã giúp các hộ nông dân xử lí 10 ha đã bị rầy và ngăn ngừa sự lây lan sang phần diện tích còn lại. UBND xã viết báo cáo này để UBND huyện biết tình hình và cho ý kiến chỉ đạo. T/M UBND xã Chủ tịch * Gợi ý: Văn bản cần bổ sung 1. Quốc hiệu; 2. Địa danh, ngày tháng năm 3. Kí tên và ghi rõ họ, tên. 4/. Củng cố 5/. Dặn dò : Học bài và xem bài mới “Luyện tập phần Tập làm văn” Xem lại cách làm bài văn lập luận chứng minh và lập luận giải thích.
Tài liệu đính kèm: