Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

- NẮM ĐƯỢC NỘI DUNG, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU (HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ) CỦA NHỮNG BÀI CA THUỘC CHỦ ĐỀ NÀY.

- THUỘC NHỮNG BÀI CA DAO CỦA CHỦ ĐỀ.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. ỔN ĐỊNH

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 – Tiết 13
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca thuộc chủ đề này.
- Thuộc những bài ca dao của chủ đề.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ
? Nêu khái niệm ca dao, dân ca?
? Đọc và phân tích nội dung nghệ thuật của bài ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao dân ca là bộ phận quan trọng, là tấm gương phản ánh tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong quan hệ gia đình; những bài ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Bên cạnh đó nó còn là những tiếng hát than thân cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay cũng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh ngôn ngữ, hành động mà em sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: GV hướng dẫn đọc các bài ca dao.
Đây là thơ lục bát đọc âm điệu tâm tình, ngọt ngào.
GV cho HS tìm hiểu một số từ khó.
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
GV gọi HD đọc bài 1.
? Bài ca dao là lời của ai, nói về điều gì?
? Những hình ảnh, từ ngữ miêu tả gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
? Hình ảnh con cò nói lên điều gì?
? Bài ca dao nói về số phận lầm than vất vả. Vì sao lại mượn hình ảnh người nông dân? (HS thảo luận)
GV cho HS đọc bài 2
? Bài ca dao bắt đầu bằng từ “Thương thay”, em hiểu như thế nào về từ đó?
? Bài ca dao này tỏ niềm thương cảm đến những đối tượng nào?
GV cho HS đọc bài 3.
? Thân em ở đây muốn nói đến ai?
? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? 
? Qua 3 bài ca dao đều nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh này có gì đặc biệt?
=> HS đọc
=> Lời người lao động -> Kể về cuộc đời, số phận con cò.
=> Thân cò: hình ảnh lẻ loi, cô độc, đầy ngang trái.
-> Gầy cò con : hình dáng nhỏ bé, gầy guộc, yếu đuối.
=> Diễn tả số phận người nông dân lao động nghèo đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ.
=> Cò: gần gũi, gắn bó với người nông dân -> Giống phẩm chất người nông dân: hiền lành, trong sạch, lặn lội nhưng lại bất hạnh.
=> HS đọc
=> Đồng cảm -> đồng cảnh ngộ.
=> con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc -> người lao động với nhiều nổi khó nhọc 
-> Thương cho thân phận bị bòn rút sức lao động.
=> HS đọc
=> Người con gái (phụ nữ)
=> Cuộc đời phiêu bạt, lận đận gặp nhiều oan trái.
VD: Thân em như hạt mưa sa
 Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ruộng cày.
I.TÌM HIỂU BÀI
Bài 1:
- Thân cò
- Lận đận
- Nước non > < một mình
- Lên thác > < xuống ghềnh
- Bể đầy > < ao cạn
-> Hình ảnh đối lập.
=> Cuộc đời lận đận, vất vả của người nông dân.
Bài 2:
- Thương thay
- Con tằm  nhả tơ
- Con kiến  tìm mồi
- Hạc  bay mõi cánh
- Cuốc  kêu ra máu
-> Ẩn dụ
=> Nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
Bài 3: 
- Thân em -> người phụ nữ
- Gió dập, sóng dồi -> nhiều lận đận.
-> Ẩn dụ, so sánh
=> Nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
II. GHI NHỚ (SGK/49)
4/. Dặn dò :
? Tìm một vài câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
? Nêu đặc điểm chung của bài ca dao có nội dung thuộc chủ đề than thân?
5/. Hướng dẫn chuâne bị:Bài mới: “Những câu hát châm biếm”
+ Đọc trước văn bản.
+ Tìm hiểu câu hỏi ở mục tìm hiểu bài.
+ Sưu tâm một số câu ca dao châm biếm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET13.doc