Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 33 đến tiết 36

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 33 đến tiết 36

1.MỤC TIÊU:

a.Kiến thức:

-Thấy rõ các lôĩ về quan hệ từ.

b.Kĩ năng:

-Thông qua luyện tập nâng cao kĩ năng về sử dụng quan hệ từ.

c.Thái độ:

-GD học sinh yêu thích bộ môn.

2.CHUẨN BỊ CỦA GV & HS:

a.GV: Đọc, giáo án, bảng phụ.

b.HS: học, chuẩn bị bài.

3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc 24 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 33 đến tiết 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 33 :CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
1.MỤC TIÊU:
a.Kiến thức:
-Thấy rõ các lôĩ về quan hệ từ.
b.Kĩ năng:
-Thông qua luyện tập nâng cao kĩ năng về sử dụng quan hệ từ.
c.Thái độ:
-GD học sinh yêu thích bộ môn.
2.CHUẨN BỊ CỦA GV & HS:
a.GV: Đọc, giáo án, bảng phụ.
b.HS: học, chuẩn bị bài.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a.Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi: Thế nào là quan hệ từ? Quan hệ từ “ Hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
 ( Trích : Chinh phụ ngâm )
Sở hữu
So sánh
Nhân quả
Điều kiện
*Đáp án: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
 Đáp án B
b.Bài mới: 
*Vào bài (1’): Khi nói và viết học sinh chúng ta thường phạm phải lỗi về sử dụng quan hệ từ. Lỗi về sử dụng quan hệ từ khá đa dạng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết một số kiểu lỗi về sử dụng quan hệ từ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
GV:TBP . 
a. Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
b. Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng
(?)Em có nhận xét như thế nào về nội dung các câu trên? Vì sao?(Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào?)
GV: Thiếu quan hệ từ giữa hai vế , giữa các câu.
(?)Làm thế nào để ý câu văn được liên kết chặt chẽ hơn?
.
GV:- Ví dụ a điền từ mà (để) . Còn ví dụ b điền từ đối với.
(?)Vậy ở ví dụ 1 phạm lỗi nào?
GV gọi hs đọc ví dụ.
(?) Xác định quan hệ từ trong ví dụ trên?
(?) các quan hệ từ “và”, “để” trong hai ví dụ có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không?
GV: Ở câu thứ nhất, hai bộ phận của câu diễn đạt hai sự việc có hàm ý tương phản: Nhà ở xa trường thì dễ đến trường muộn, trái lại bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
- Ở câu thứ 2: ở câu này, người viết muốn giải thích lí do tại sao lại nói chim sâu có ích cho nông dân.
(?) Vậy nên thay từ và, để ở đây bằng quan hệ từ gì?
GV: -ở câu 1: để diễn đạt ý nghĩa tương phản nên dùng từ “Nhưng” thay cho từ “và”
- Ở câu 2: để diễn đạt nghĩa lí do nên dùng từ “vì” thay cho từ “để”
GV gọi hs đọc ví dụ.
(?)Các câu trên đã đủ thành phần câu chưa?
GV:- Các câu chỉ có thành phần trạng ngữ và vị ngữ chưa có chủ ngữ.
(?)Muốn biến thành phần trạng ngữ của câu trên thành thành phần chủ ngữ của câu ta phải làm như thế nào?
(?)Như vậy các câu ở ví dụ 3 mắc phaỉ lỗi gì?
GV gọi hs đọc ví dụ:
GV: Không có tác dụng liên kết nghĩa là bộ phận kèm theo quan hệ từ đó không liên kết với bộ phận khác.
(?)Chú ý phần in đậm ở câu a, b bộ phận kèm theo quan hệ từ có liên kết với các bộ phận nào khác không?
(?)Xét về nội dung các câu trên đã biểu đạt một nội dung trọn vẹn chưa? Vì sao?
GV:a. Đã là học sinh giỏi thì phải giỏi toàn diện các môn chứ không phải giỏi môn toán và văn.
b. Còn thiếu bộ phận liên kết với từ chị (Chưa nêu rõ nội dung không thích cái gì với chị)
(?)Nên sửa như thế nào để nội dung các câu trên được trọn vẹn?
GV:- Sửa: 
a. Không những mà còn giỏi về nhiều môn khác.
b. Nó thích tâm sự với chị.
(?)Cho biết các câu ở ví dụ 4 mắc lỗi gì?
 (?)Qua 4 ví dụ vừa tìm hiểu, chúng ta thấy trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh mắc phải lỗi gi?
GV gọi hs đọc ghi nhớ - nhắc hs học thuộc.
GV gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1
(?) Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau?
(?)Thay quan hệ từ dùng sai trong các câu bằng quan hệ từ thích hợp?
Giải thích vì sao lại thay quan hệ từ đó?
GV:Giải thích: với( quan hệ kết nối); như( quan hệ so sánh); tuy cặp với nhưng; bằng( quan hệ phương tiện, chất liệu); Về( phương diện, một mặt nào đó)
(?)Chữa các câu cho hoàn chỉnh?
Tại sao? 
Đọc yêu cầu bài tập.
Xác định
- HS đọc ví dụ
- Nội dung khó hiểu. Vì nội dung các phần trong câu chưa liên kết với nhau chặt chẽ
-Thêm các quan hệ từ
-Thiếu quan hệ từ
- và, để.
- Không diễn đạt đúng nghĩa.
- Thay và =Nhưng
- Thay để = vì
- Chưa. thiếu chủ ngữ
- Bỏ quan hệ từ “ qua” và “ về” ở đầu mỗi câu biến thành phần trạng ngữ thành thành phần chủ ngữ
- Thừa quan hệ từ.
- Không. Bộ phận kèm theo quan hệ từ không liên kết với bộ phận nào khác.
- Chưa. 
- Hs sửa
- Sử dụng quan hệ từ không có tác dụng liên kết
HS đọc ghi nhớ
HS thảo luận.
I.Các lỗi thường gặp về quan hệ từ.(21’)
1.Thiếu quan hệ từ.
.
2.Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
3.Thừa quan hệ từ.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
* Ghi nhớ: SGKT107
II. Luyện tập:(15’)
1. Bài 1:
- Thiếu quan hệ từ.
Câu 1: Thêm quan hệ từ “ từ”
Câu 2: Để hoặc cho.
2. Bài tập 2:
Câu 1; với bằng như
Câu 2: Tuy – dù
Câu 3: bằng – về.
3. Bài 3:
Câu 1: bỏ từ đối với; câu 2: với; câu 3: qua;
-> lỗi dùng thừa quan hệ từ.
4.Bài 4:
Câu đúng: a, b, d, h.
c. Củng cố: (2’) 
 Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ: Qua bài thơ " Bạn đến chơi nhà" Cho ta thấy tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ."
a. Thiếu quan hệ từ b.Thừa quan hệ từ (*)
c. Dùng QHT không thích hợp về nghĩa
d. Dùng QHT mà không có tác dung liên kết
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:(1’)
- Nắm chắc nội dung bài .- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài từ đồng nghĩa.
Ngày soạn:10/10/2010 Ngày giảng: 7A:11/10/2010
 7B:12/10/2010
 Tiết 34 Văn bản: : XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
 (Vọng Lư sơn bộc bố ) 
 Lí Bạch-
1.MỤC TIÊU:
a.Kiến thức:
-Cảm nhận được vể đẹp thiên nhiên mà Lí Bạch miêu tả qua bài thơ.
-Bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ
b.Kĩ năng:
-Đọc, phân tích cảm thụ văn bản.
c.Thái độ:
-GD học sinh lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn phóng khoáng.
2.CHUẨN BỊ CỦA GV & HS:
a.GV:Đọc, nghiên cứu giáo án.
b.HS: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a.Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”? Nội dung chính của bài thơ?
TL:-Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình tạo dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: “Bác đến chơi đây ta với ta” Nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.
b.Bài mới: 
* vào bài (1’): Lí Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Ông có rất nhiều bài tho hay miêu tả về thiên nhiên đất nước. Và để hiểu rõ hơn ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
(?) Hãy cho biết đôi nét về tác giả?
GV: Lí Bạch viết nhiều bài rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.Vọng lư sơn bộc bố là một trong những bài tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ.
Lư sơn (núi lư) là tên một dãy núi ở tỉnh Giang tây TQ
GV: Nêu yêu cầu đọc: To, chậm rãi, chú ý ngắt đúng nhịp.GV đọc mẫu sau đó gọi hs đọc.
GV cho hs giải nghĩa một số từ khó sgk.
(?)Theo em văn bản này được viết theo thể thơ gì?
GV:Lưu ý: câu thứ nhất có thể không gieo vần. Nếu là thơ viết theo luật đường thì chỉ gieo vần bằng.
(?) Ta thấy tác giả ngắm thác nước ở vị trí nào?
(?) Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
GV: Điểm đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật một cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh.
(?) Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư được miêu tả qua lời thơ nào?
Gv: Toàn cảnh núi Hương Lô dưới phản quang của ánh mặt trời.
(?) Vì sao tác giả dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư sơn là hương lô?
GV:Trên nền cảnh núi rực rỡ hùng vĩ đó, một thác nước hiện ra khác nào một dòng sông treo trước mặt.
(?) Câu thơ nào diễn tả điều này?
(?) Dựa vào nghĩa của các từ quải và tiền xuyên hãy xác nhận nghĩa của câu thơ này?
(?) Vẻ đẹp của thác nước tiếp tục được gợi tả như thế nào qua hai câu thơ cuối?
GV: Với câu thơ thứ 3, cảnh vật lại từ tĩnh chuyển sang động.Ở đây tác giả trực tiếp tả thác song đồng thời lại cho người đọc hình dung được thế núi cao và sườn núi dốc đứng..
- Huyền ảo là phương diện thứ 3 của vẻ đẹp thác nước.Ở đây tác giả đã sử dụng thành công trong việc dùng từ “nghi” (ngỡ là) “Lạc” (rơi xuống) và hình ảnh ngân hà.Ngỡ là tức là biết sự thật không phải như vậy mà vẫn tin là thật.Đó là nhờ ma lực của nghệ thuật.Chữ lạc được dùng rất đắt vì dòng sông ngân hà vốn nằm theo chiều ngang vắt qua bầu trời, còn dòng thác lại đổ theo chiều thẳng đứng.
Câu cuối được coi là câu danh cú (câu thơ, câu văn hay nổi tiếng) chính vì đã kết hợp được một cách tài tình cái ảo và cái chân, cái hình và cái thần, đã tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm khảm nhà thơ và để lại dư vị đậm đà trong lòng bạn đọc bao thế hệ.
(?) Qua phân tích em hãy khái quát vể đẹp của núi Lư?
(?)Tìm trong văn bản các ngôn từ chỉ sự có mặt của nhà thơ nơi thác núi lư?
(?) Các hành động ngắm, trông, tưởng ở đây mang ý nghĩa (nhìn, nghĩ, thấy) thông thường hay mang ý nghĩa nào trước những vẻ đẹp của thiên nhiên?
(?) Nếu đó là hoạt động thưởng ngoạn, thì đó là một sự thưởng ngoạn như thế nào?
(?) Ở đây là một niềm yêu quý thiên nhiên đến mức nào?
(?) Qua đó em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn và tính cách nhà thơ Lí Bạch?
(?) Từ phân tích văn bản này ,giúp ta hiẻu MQH giữa cảnh và tình trong thơ cổ như thế nào?
(?) Nêu những nét nghệ thuật chính của văn bản?
(?) Khái quát lại giá trị nội dung?
GV gọi hs đọc ghi nhớ
- Nhắc hs học thuộc ghi nhớ.
-HS đọc.
-Thất ngôn tứ tuyệt
-Ngắm thác nước từ xa.
- Hs trả lời
-Nhật chiếu..
-Mặt trời...
-Nắng rọi.....
- Núi cao có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hồng nên gọi là hương lô
- Dao khan....
- Quải là treo, tiền xuyên là dòng sông phía trước.Hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa
=> Cả câu thơ có nghĩa là đứng xa trông dòng thác như một dòng sông treo trước mặt.
- Phi lưư trực há....
- Vọng (ngắm)
- dao khan (xa nhìn, xa trông)
- Nghi (ngỡ, tưởng)
- ý nghĩa thưởng ngoạn.
- Say mê khám phá những vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên.
- Đắm say, mãnh liệt
-Tình gắn bó với cảnh.
-Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh.
- Hs dựa vào sgk
- Trả lời
I.Đọc và tìm hiểu chung.
1.Tác giả, tác phẩm.(11’)
a.Tác giả:
- Lí Bạch (701-762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, được mệnh danh là “Tiên thi”, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên Cư Sĩ, quê ở Cam Túc.
b.Tác phẩm:
- Là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ.
2.Đọc, hiểu chú thích.
3.Thể thơ.
-Thất ngôn tứ tuyệt
II. Phân tích:
1.Cảnh thác núi Lư.(13’)
- Với những hình ảnh tráng lệ huyền ảo, cảnh thác núi lư hiện lên thật sinh động kì vĩ, rực rỡ.
2.Tình cảm của nhà thơ trước thác núi lư.(7’)
- Là người có tâm hồn nhạy cảm, thiết tha với vẻ đẹp của thiên nhiên, tính cách mãnh liệt hào phóng.
III.Tổng kết: (5’)
1.Nghệ thuật:
-Sử dụng hình ảnh so sánh, tráng lệ huyền ảo, động từ mạnh..
2.Nội dung:
*Ghi nhớ:SGK/112
c.Củng cố: (2 ... u ca dao không hề thay đổi.Vì chúng không phân biệt về sắc thái ý nghĩa.
Còn trong ví dụ 2 thì ta không thể thay thế cho nhau được vì chúng khác nhau về sắc thái ý nghĩa
(?)Rút ra nhận xét?
GV gọi hs đọc ví dụ 2 sgk/115
(?)ở bài 7, đoạn trích trong “ Chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là “Sau phút chia li”.Theo em chúng ta có thể thay từ chia li bằng từ chia tay được không? Vì sao?
GV:- Chia tay và chia li đều có nghĩa là “ rời nhau, mỗi ngừơi đi một nơi”
- Không thể thay từ chia li bằng từ chia tay được. Vì mỗi một từ chúng có sắc thái ý nghĩa khắc nhau. Như từ chia tay thì có thể chỉ là một thời gian thôi. Nhưng chia li là chia tay lâu dài, thậm chí còn là sự vĩnh biệt. Và từ chia li này là từ Hán Việt dùng từ này nó trang trong hơn từ chia tay.Sự kiện chia li vì vậy mà trở nen đau đớn hơn trong lòng kẻ đi người ở. 
(?)Như vậy khi sử dụng từ đồng nghĩa ta cần chú ý những điều gì?
GV gọi hs đọc
GV: Chuyển: Để khắc sâu thêm phần lí thuyết chúng ta chuyển sang phần 
GV:Đọc yêu cầu bài tập 1
(?)Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa? 
Chia theo nhóm (2 bàn 1)
GV:Đọc yêu cầu bài tập 2.
(?)Tìm các từ có gốc ấn - âu đồng nghĩa với các từ đã cho?
Nêu yêu cầu bài tập 3.
(?)Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân?
GV:TBP . Đọc yêu cầu bài tập 4.
(?)Tìm từ đồng nghĩa thay thé cho các từ in đậm?
Đọc bài tập 5.
(?)Phân biệt nghĩa của các nhóm từ?
Đưa phiếu học tập cho các nhóm.
Nhận xét.
Tu nghĩa là gì?
Giải nghĩa các từ nhấp, nốc?
Nêu yêu cầu bài tập 6.
(?)Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?
Lên bảng điền.
Dùng từ đồng nghĩa thay thế?
HS đọc
- Rọi: Chiếu sáng, soi sáng( Vào một vật nào đó)
- Trông: nhìn( để nhận biết)
- ăn: xơi, chén., hốc, đớp..
- Chết: hi sinh, toi, bỏ mạng...
-Trông: coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.(1)
Và trông còn có nghĩa là mong
-Trông (1): từ đồng nghĩa : coi sóc, săn sóc.
- Trông (2): từ đồng nghĩa là trông đợi, trông ngóng
- Trái và quả là bộ phận của cây, bên trong chứa hạt.
- ý nghĩa: Bỏ mạng và hi sinh đều có nghĩa là chết
-2 loại
- HS thảo luận
- HS đọc ghi nhớ
- Hs suy nghĩ làm bài tập
- Hs suy nghĩ làm bài tập
- Hs suy nghĩ làm bài tập
- Hs suy nghĩ làm bài tập
- Hs suy nghĩ làm bài tập
I.Thế nào là từ đồng nghĩa (10’)
1.Ví dụ:
2.Nhận xét:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
*Ghi nhớ: SGK/114
II. Phân loại từ đồng nghĩa:(7’)
1 Ví dụ 
2.Nhận xét:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn không phân biệt về sắc thái ý nghĩa
.
- Đồng nghĩa không hoàn toàn( Có sắc thái ý nghĩa khác nhau)
*Ghi nhớ: SGK/114
III. Sử dụng từ đồng nghĩa:(7’)
1.Ví dụ:
2.Nhận xét:
.
- Không phải trong trường hợp nào từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau.
- Khi nói và viết , cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế, khách quan và sắc thái biểu cảm.
* Ghi nhớ: SGK/115
IV. Luyện tập:(15’)
1. Bài 1:
- Gan dạ: Dũng cảm, can đảm, can trường.
- Nhà thơ: Thi nhân, thi sĩ.
- Mổ xẻ: Phẫu thuật, giải phẫu.
- Của cải: Tài sản.
- Nước ngoài: Ngoại quốc.
- Chó biển: Hải cẩu.
- Đòi hỏi: Yêu cầu.
- Năm học: Niên khoá.
- Loài người: nhân loại.
- Thay mặt: Đại diện.
2. Bài 2:
-Máy thu thanh: Ra đi ô
- Sinh tố: Vi ta min
- Xe hơi:ô tô.
- Dương cầm: Pi a nô.
3. Bài 3:
- Hàn: Sương
- Thìa: muỗng.
- Bao diêm: hộp quẹt
- Mẹ: má, u, bầm.
- Cha: bố, thầy, tía.
- Quả dứa: trái thơm.
- Đường lớn: lộ lớn.
4. Bài 4:
- Đưa: Trao.
- Đưa: Tiễn.
- Kêu: Phàn nàn.
- Nói: cười.
- Đi: từ trần.
5. Bài 5:
* ăn, xơi, chén: 
- ăn: Sắc thái bình thường.
- Xơi: Sắc thái lịch sự, xã giao.(Thường dùng trong lời mời chào)
- Chén:Sắc thái thân mật, thông tục
* Tu, nhấp, nốc: Ba từ này khác nhau về nét nghĩa cách thức hoạt động.
- Tu: uống nhiều, liền một mạch bằng cách ngậm tục tiếp vào miệng chai hay vòi ấm.
- Nhấp: Uống từng chút một, bằng cách chỉ hớp ở đầu môi thường chỉ là để cho biết vị.
- Nốc: Uống nhiều và hết ngay trong một lúc.
6. Bài 6:
a. c1: Thành quả; c2: thành tích.
b. c1: Ngoan cố; c2: ngoan cường.
c. c1: Nghĩa vụ; c2: nhiệm vụ.
D. c1: giữ gìn; c2: bảo vệ.
7. Bài 7:
a. c1: đối đãi/đối xử.
C2: đối xử.
b. c1: Trọng đại/ to lớn.
C2: to lớn.
c. Củng cố, (2’)
- GV nhắc lại khái quát nội dung bài học.
- Bài tập: Gạch chân vào những cụm từ đồng nghĩa trong các câu sau:
+ Bác đã đi rồi sao Bác ơi
+ Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lê Nin thế giới người hiền
- Ông ấy mất hôm qua. 
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà:(1’)
- Nắm chắc nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài từ trái nghĩa
 Ngày soạn:12/10/2010 Ngày giảng: 7A:16/10/2010
 7B:16/10/2010
 Tiết 36 Tập làm văn: CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
1.MỤC TIÊU:
a.Kiến thức:
-Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm.
-Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm.
b.Kĩ năng:
-KN nhận dạng nhiều dạng văn bản, lập ý.
c.Thái độ:
-GD hs ý thức lập ý cho bài văn biểu cảm.
2.CHUẨN BỊ CỦA GV & HS:
a.GV: Đọc, nghiên cứu, giáo án.
b.HS: học, chuẩn bị bài.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a.Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
b.Bài mới: 
 *Vào bài (1’) :Khi tạo lập văn bản biểu cảm, người tạo lập văn bản biểu cảm cũng phải thực hiện các bước lập ý cho văn bản của mình. Vậy có những cách lập ý nào trong văn bản biểu cảm. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
GV:gọi hs đọc ví dụ SGK/117,118
(?)Cho biết đoạn văn được trích từ văn bản nào?
(?)Trong bài “ Cây tre Viết Nam”( lớp 6 những đoạn văn trước đoạn văn này tác giả đã giới thiệu đặc diểm nào cuả cây tre?
(?)ở đoạn văn này, tác giả viết về hình ảnh của cây tre ở thời nào?
(?)Tác giả tưởng tượng trong tương lai cây tre giữ vai trò như thế nào đối với con người?
(?)Dự đoán, khẳng định vai trò của cây tre trong tương lai như thế, tác giả bộc lộ cảm xúc gì?
(?)Vậy theo em dựa trên cơ sở nào tác giả khẳng định được như thế?
GV:- Cây tre dù ở thời hiện đại đã có nhiêù xi măng, sắt thép vẫn luôn có công dụng rất lớn Trong đời sống con ngừơi Việt Nam(Từ công dụng cuả cây tre ở thời hiện tại).
(?)Như vậy ở đoạn văn vừa tìm hiểu, tác giả lập ý bằng cách nào?
GV gọi hs đọc ví dụ sgk/118
(?)Đoạn văn này, tác giả kể đến sự vật nào?
 (?)Theo dõi từ đầu đoàn văn đến” kèn đồng”, em thấy tác giả đã bày tỏ cảm xúc gì của mình đối với con gà đất? Có ở thời nào? Nhờ đâu mà tác giả vẫn bộc lộ được ở trong đoạn văn này?
(?)Đoạn tiếp theo là những suy nghĩ gì của tác giả?
GV:- Tác giả đã hiểu được sự hấp dẫn của những đồ chơi chính là tính mong manh của đồ chơi( suy ngẫm về hiện tại
(?)Những suy nghĩ này có phải có được từ thời trẻ con không?
(?)Cách lập ý ở đoạn văn này có gì khác với cách lập ý ở đoạn văn 1?
GV gọi hs đọc ví dụ
(?)Sau lời dặn: “ Đừng quên cô nhé” của nhân vật cô giáo là những suy nghĩ của ai?
(?)Theo em những suy nghĩ đó có được nói ra trực tiếp không?
GV:Không nói ra trực tiếp mà chỉ nằm trong suy nghĩ, tưởng tượng của ngừơi học trò cũ.
(?)Tưởng tượng lúc phải xa cô giáo người học trò đã bộc lộ cảm xúc của mình như thế nào?
(?)Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của tổ quốc đến Cà Mau cực Nam của tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm nào của mình đối với quê hương đất nước? Cùng với tình cảm đó tác giả còn bộc lộ niềm mong ước hứa hẹn nào?
GV:- Liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của tổ quốc tới mũi Cà Mau, cực Nam của tổ quốc: Thể hiện tình yêu quê hương đất nước và khát vọng thống nhất đất nước của tác giả.
(?)Như vậy ở đoạn văn 2 vừa tìm hiểu tác giả lập ý bằng cách nào?
(?)Cho biết đoạn văn nói về ai?
(?)Trong đoạn văn bằng cách nào tác giả hình dung khuôn mặt, hình dáng của mẹ?
(?)Tác giả đã tập trung quan sát những nét nào ở mẹ?
(?)Khi quan sát tác giả có những suy ngẫm gì?
(?)Từ đó tác giả đã bộc lộ cảm xúc nào của mình?
(?)Như vậy còn có cách lập ý nào khác nữa so với các cách lập ý trên?
(?)ở 4 ví dụ vừa tìm hiểu, đối tượng biểu cảm ở đoạn văn là gì?
GV:- Đối tượng:
+ Sự vật: ( cây tre, đồ chơi)
+ Con người: cô giáo.
+ Cảnh vật thiên nhiên đất nước : Cà Mau.
(?)Em có nhận xét gì về tình cảm của các tác giả bộc lộ trong các đoạn văn đó?
(?)Chỉ có xuất phát từ đâu mới có tình cảm chân thực như vậy?
(?)Vậy nếu không xuất phát từ trái tim, tấm lòng nhân hậu thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
(?)Để tạo ý cho bài văn biểu cảm ta cần phải làm như thế nào? Và cần lưu ý điều gì?
Đọc ghi nhớ.
(?)Đối tượng biểu cảm ở đề văn này là gì?
(?)Em có thể lập ý bằng những cách nào? 
- Trích trong văn bản” Cây tre Việt Nam” ( NV6T1) nhà văn Thép Mới.
 - Tre gắn bó với con ngừơi Việt Nam trong cuộc sống lao động và trong chiến đấu.
- Viết về hình ảnh cây tre trong tương lai.
- Cây tre còn mãi với người dân Việt Nam. Là tượng trương cao qúy của dân tộc Việt Nam.
- Cảm xúc của tác giả: Yêu mến và quý trọng cây tre.
-Từ công dụng của cây tre thời hiện tại
- Trong đoạn văn tác giả kể đến con gà đất - đồ chơi trẻ con
- Niềm say mê con gà đất từ thời quá khứ ( Hồi tưởng lại quá khứ trong thơì thơ ấu của tác giả)
- Hs trả lời
- Những suy nghĩ này không phải có từ thời trẻ con mà có ở thời hiện tại
- Những suy nghĩ của người học trò đối với cô giáo.
-Không
-HS
- Mẹ ( U tôi)
- Quan sát mẹ
- Cái bóng đen đủi
- Khuôn mặt mẹ
- Tóc
- Nếp nhăn
- Hàm răng
- Suy ngẫm: nhớ những ngày đói khổ.
+ Mẹ đã già.
- Cảm xúc: Thương mẹ, vì đã có lúc vô tình, thờ ơ với mẹ.
- Từ trái tim yêu thương và tấm lòng nhân hậu.
- Sự gượng ép khô khan.
I.Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm: (30’)
* Ví dụ: Đoạn văn SGKT117.
 1. Liên hệ hiện tại với tương lai.
* Ví dụ 2: SGKT118.
.
.
 2. Hồi tưởng qúa khứ và suy nghĩ hiện tại.
* Ví dụ 3: SGKT119
 3.Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
* Ví dụ 4: SGKT120
 4. Quan sát và suy ngẫm.
* Ghi nhớ: SGKT121
II. Luyện tập:(10’)
* Lập ý cho đề văn biểu cảm.
Đề bài: Cảm xúc về vườn nhà.
Bước 1: Tìm hiểu đề.
- Vườn nhà.
Bước 2:Tìm ý và lập dàn ý
A) Mở bài: Giới thiệu vườn nhà và tình cảm đối với vừơn nhà.
B) Thân bài: 
- Miêu tả vườn, lai lịch của vừơn.
- Vườn với những kỉ niệm vui buồn của gia đình.
- Vừơn và lao động của cha mẹ.
- Vườn qua bốn mùa.
C) Thân bài: Cảm xúc về vườn nhà.
 c. Củng cố(3')
- GV nhắc lại khái quát nội dung bài học.
- Bài tập: Tình cảm trong bài văn biểu cảm cần:
a. Tuỳ hứng
b. Chân thật (*)
c. Bắt chước tình cảm của người khác
d. Như thế nào cũng được
 d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:(1’)
- Nắm được nội dung của bài.
- Làm bài tập tìm ý cho 1 trong các đề trong SGK
- Chuẩn bị: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7(2).doc