Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

 - CẢM NHẬN VẺ ĐẸP TRONG SÁNG, ĐẰM THẮM CỦA NHỮNG KỈ NIỆM VỀ TUỔI THƠ VÀ TÌNH CẢM BÀ CHÁU THỂ HIỆN TRONG BÀI THƠ.

- THẤY VÀ CHỈ RA NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC QUA CHI TIẾT TỰ NHIÊN, BÌNH DỊ CỦA TÁC GIẢ

B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2005
Tuần 14-Tiết 53-54
TIẾNG GÀ TRƯA 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
 - Cảm nhận vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ.
- Thấy và chỉ ra nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua chi tiết tự nhiên, bình dị của tác giả
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày
Tiết
Lớp
SS
VM
2/. Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” và cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
? Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài “Rằm tháng giêng” và cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
3/. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Tiếng gà trưa, một âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên, khơi gợi trong lòng người đọc những suy nghĩ. Theo âm thanh ấy Xuân Quỳnh đã dẫn ta về kỉ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Cảm nhận được trái tim chân thành, tha thiết của Xuân Quỳnh qua bài thơ “Tiếng gà trưa”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Đọc và tìm hiểu chú thích.
? Cho biết vài nét về tác giả Xuân Quỳnh?
GV đọc bài thơ -> Gọi HS đọc lại.
? Tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ?
? Bài thơ viết theo thể thơ gì?
? Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn?
? Em hãy nhận xét cách gieo vần về số câu trong mỗi khổ?
HĐ2: Tìm hiểu nội dung văn bản.
? Cảm hứng của bài thơ khơi gợi từ việc gì?
? Bài thơ diễn biến như thế nào?
? Tác giả nghe được âm thanh này trong hoàn cảnh nào?
? Tác giả cảm nhận gì khi nghe tiếng gà?
? Qua đây em thấy điều gì tác giả cảm nhận trong hiện tại?
? Qua bài thơ, “tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần?
? Qua khổ thơ, hình ảnh nào sống lại trong lòng tác giả?
? Con gà mái được tác giả miêu tả như thế nào?
? Tác giả dùng nghệ thuật gì trong cách miêu tả trên?
? Để chỉ con gà tác giả đã dùng từ gì?
? Có mấy từ “này”?
? Dùng nghệ thuật gì?
? Bức tranh trong kí ức tác giả như thế nào?
? Vì sao đứa cháu bị bà mắng?
? Tại sao nhìn gà đẻ lại bị bà mắng?
? Bà mắng như vậy tâm trạng cháu như thế nào?
? Qua chi tiết này cho thấy đứa cháu như thế nào?
? Khi cháu làm điều không phải thì bà đã làm gì?
? Qua tiếng gà trưa lần ba, hình ảnh nào gợi lên trong tác giả?
? Nhìn nét mặt của bà, em thấy tâm trạng của người bà như thế nào?
? Hình ảnh của bà hiện lên trong câu thơ nào?
? “toi” nghĩa là gì?
? Hoàn cảnh sống của bà như thế nào?
? Mục đích của bà là gì?
? Tình cảm của bà dành cho cháu như thế nào?
? Em có nhận xét gì về loại vải bà mua cho cháu?
? Qua chi tiết này cho thấy tình cảm bà cháu đối với nhau như thế nào?
? “Tiếng gà trưa” ở khổ 4, kỉ niệm nào gợi lại?
? Tại sao tác giả đem ổ trứng vào giấc mơ của mình?
? Trong cuộc đời của mình có bao giờ em đem giấc mơ của mình vào giấc ngủ không?
? Qua đó thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
? Qua những lần tiếng gà trưa đã gợi lại gì trong tâm hồn tác giả?
GV cho HS đọc lại khổ thơ cuối.
? Mục đích người cháu chiến đấu vì ai?
? Tác giả dùng nghệ thuật gì trong khổ thơ này?
? Ý chí chiến đấu của tác giả như thế nào?
? Em đã học bài thơ nào? Tác giả nào cũng có bài thơ năm chữ?
? Cho biết cách gieo vần như thế nào?
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa bài thơ.
? Tiếng gà trưa gợi lại như thế nào trong lòng tác giả?
? Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm điều gì?
? Thể thơ năm chữ có tác dụng như thế nào?
=> HS tìm hiểu chú thích.
=> Xuân Quỳnh hướng vào lòng yêu nước, tình thần chiến đấu, khai thác những cảm xúc gần gũi, bình dị.
=> Thể thơ 5 tiếng (ngũ ngôn)
=> - Đoạn 1: 6 khổ đầu -> Trên đường hành quân chiến sĩ nghe tiếng gà và nhớ lại kỉ niệm xưa.
- Đoạn 2: 2 khổ còn lại -> tiếng gà khắc sâu thêm tình cảm của tac 1giả đối với quê hương, đất nước.
=> Khổ 1,2,3,5,8 biến đổi linh hoạt ; Khổ 2,3,4,7 câu đầu có 3 chữ.
=> Nghe tiếng gà nhớ kỉ niệm thơ ấu, nhớ bà.
=> Trên đường hành quân, chợt nghe tiếng gà nhảy ổ tác giả nhớ kỉ niệm thời thơ ấu, 
=> Trên đường hành quân xa.
=> 4 lần
=> Ổ trứng và con gà mái
=> Khắp mình hoa đóm trắng  lông óng như màu nắng.
=> So sánh
=> Từ “Này”
=> Hai từ “này”
=> Điệp từ
=> Lộng lẫy
=> Đứa cháu nhìn gà đẻ.
=> Sợ lang mặt
=> Rất lo lắng
=> Hồn nhiên và ngây thơ
=> Bảo ban, nhắc nhở
=> Hình ảnh bà hiện lên
=> Toi nghĩa là chết
=> Thắm thiết và sâu nặng
=> Loại vải bình thường.
=> Bà rất thương yêu cháu.
=> Ổ trứng hồng
=> HS tự trả lời
=> Niềm vui sướng và hạnh phúc.
=> Vì Tổ quốc, vì xóm làng, vì bà, vì ổ trứng hồng.
=> Điệp từ
=> Đêm nay Bác không ngủ.
I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
1/. Tác giả
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong làng thơ hiện đại Việt Nam.
2/. Tác phẩm
- Bài Tiếng gà trưa viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, lần đầu in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/. Nguồn cảm hứng của tác giả.
- Tiếng gà trưa “Cục  cục tác  cục ta”.
- Trên đường hành quân, bên xóm nhỏ.
 Xao động nắng trưa 
Nghe Bàn chân đỡ mõi
 Kỉ niệm tuổi thơ ùa về
2/. Hình ảnh, kỉ niệm tuổi thơ và tình bà.
a/. Lần một.
 Ổ trứng
Hình ảnh
 Con gà mái
 “Khắp mình lông óng
  trắng”  nắng”
- Này -> Điệp từ
=> Bức tranh kí ức lộng lẫy.
b/. Lần hai
- Bà mắng yêu –> nhìn gà đẻ -> cháu lo lắng.
=> Tâm trạng ngây thơ, hồn nhiên, khờ dại của cháu -> Bà bảo ban nhắc nhở răn dạy cháu.
c/. Lần ba
 khum tay soi trứng
- Hình ảnh bà lo đàn gà toi
 Mong trời đừng sương muối
=> Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh 
nghèo khó -> Bà dành trọn tình
 thương yêu cho cháu.
d/. Lần bốn: 
- Nằm mơ -> ổ trứng hồng.
=> Niềm vui sướng, hạnh phúc theo chân tác giả trên bước đường chiến đấu.
3/. Khẳng định mục đích chiến đấu của tác giả.
 Tổ quốc
- Vì (điệp từ) xóm làng
 Tiếng gà, ổ trứng
=> Ý chí chiến đấu của tác giả.
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK/151.
	4/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Điệp ngữ “.
	? Điệp ngữ là gì?
	? Các dạng điệp ngữ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET53-54.doc