Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 56: Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 56: Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

- BIẾT PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG, ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC.

- TẬP PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ TRƯỚC TẬP THỂ TRÊN CƠ SỞ CHUẨN BỊ CHO DÀN Ý.

- HỌC SINH XÁC ĐỊNH CẢM NGHĨ CẦN PHÁT BIỂU.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: BẢNG PHỤ.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1/. ỔN ĐỊNH

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 56: Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/11/2005
Tuần 14 – Tiết 56
LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ 
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Biết phát biểu cảm tưởng, đánh giá về tác phẩm văn học.
- Tập phát biểu cảm nghĩ trước tập thể trên cơ sở chuẩn bị cho dàn ý.
- Học sinh xác định cảm nghĩ cần phát biểu.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1/. Ổn định
Ngày	:
Tiết	:
Lớp	:
SS	:
VM	:
	2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Trước khi bước vào bài viết số 3. Bài viết cuối cùng của văn bản biểu cảm chúng ta sẽ tập luyện nói về văn biểu cảm. Trong tiết học này, các em sẽ nêu lên những cảm xúc, những suy nghĩ của mình, tức là sự cảm nhận, cảm thụ đối với tác phẩm văn học đã học cụ thể qua hai bài: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Tìm hiểu lý thuyết.
GV nêu vai trò và tầm quan trọng của tiết luyện nói.
Yêu cầu: Nói ta, rõ, mạch laic, tự thế tự nhiên, quan sát lớp khi nói.
-> Nói đúng yêu cầu.
GV yêu cầu nhóm 1 phát biểu hai câu đầu.
? Chi tiết nào về cảnh, tình, người qua bài thơ?
? Em có cảm nghĩ gì qua bài thơ? 
? Căn cứ vào đâu ta lập dàn ý?
GV yêu cầu đại diện nhóm 2 lên ghi dàn ý.
GV cho HS đọc dàn ý và nhận xét.
GV treo dàn ý của mình lên bảng.
I. LÝ THUYẾT
- Đọc -> hình dung, tưởng tượng.
- Tìm chi tiết gây hứng thú.
- Suy nghĩ về tác giả.
II. THỰC HÀNH
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”.
Dàn ý
1/. Mở bài: 
+ Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ viết vào những năm nào của cuộc kháng chiến.
+ Cảm xúc chung: Ca ngợi tình yêu thiên nhiên của Bác.
2/- Thân bài:
+ Cảm nhận về hình tượng thơ: 
Cảnh đẹp đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc.
Người chiến sĩ trong bức tranh.
+ Cảm nhận về từng chi tiết:
Âm thanh của tiếng suối.
Ánh trăng xuyên qua cổ thụ.
Hình ảnh người “chưa ngủ”.
+ Cảm nhận về tác giả: thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên nhưng vẫn canh cánh một tình yêu nước.
3/- Kết bài:
Tình yêu của em đối với nhà thơ.
Bác Hồ là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại, một thi sĩ tài hoa.
5/. Dặn dò: Xem lại bài Luyện nói
Chuẩn bị bài mới: “Một thứ quà của lúa non : Cốm”
? Tùy bút là gì? Phương thức biểu đạt như thế nào?
? Tìm bố cục và ý chính của bài?
? Cách làm cốm như thế nào?
? Lời nhận xét của tác giả về món cốm?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET56.doc