I . MỤC TIÊU :
1. KIẾN THỨC:
QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:
- CÁCH LẬP BỐ CỤC VÀ LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN.
2. THÁI ĐỘ :
- TẠO CHO HỌC SINH CÓ Ý THỨC LÀM BÀI CẦN PHẢI CÓ BỐ CỤC .
3. KĨ NĂNG :
- MỐI QUAN HỆ GIỮA BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN CỦA BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
II.CHUẨN BỊ :
GV : TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.
HS : THAM KHẢO BÀI TRƯỚC .
Tuần 21- Tiết 83 BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I . MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Cách lập bố cục và lập luận trong văn nghị luận. 2. Thái độ : - Tạo cho học sinh có ý thức làm bài cần phải có bố cục . 3. Kĩ năng : - Mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận. II.Chuẩn bị : Gv : Tài liệu tham khảo: sgk, sgv, stk. Hs : Tham khảo bài trước . III. Các bước lên lớp : 1/. Ổn định 2/. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ? ? Tác dụng của câu đặc biệt? 3/. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi bảng Hoạt động 1: Vừa ôn vừa nâng cao về luận điểm và lập luận. GV cho HS xem bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ? Bài này có mấy phần? Mỗi phần có mấy đoạn? ? Hàng ngang (1) lập luận theo quan hệ gì? ? Các hàng ngang tiếp theo? ? Quan hệ của hàng dọc (1) là gì? GV cho HS đọc Ghi nhớ. Hoạt động 2: GV cho HS đọc bài văn. ? Văn bản nêu lên tư tưởng gì? Tư tương ấy thể hiện ở luận điểm nào? ? Tìm câu văn nêu luận điểm? ? Bài văn gồm mấy phần? ? Phần nào là phần mở bài? ? Câu mở đầu dùng phép lập luận gì? ? Luận điểm đó nêu vấn đề có tính chất như thế nào? ? Hãy chỉ ra phần thân bài có đặc điểm gì? ? Ở phần thân bài dùng phép lập luận gì? ? Hãy chỉ ra đâu là nhân quả trong lập luận ở đoạn kết? GV cho HS đọc Ghi nhớ => Quan hệ nhân - quả: “có lòng nồng nàn yêu nước” -> nó nhấn chìm cướp nước” => (2), (3) quan hệ nhân quả; (4) quan hệ tương đồng. => Suy luận tưong đồng theo dòng thời gian. => Không phải ai cũng biết học thành tài. Chỉ ai chịu khó học điều cơ bản mới trở nên tài giỏi. => + “Ở đời thành tài” + “Câu chuyện vẽ trứng tiền đồ” => 3 phần => Phép lập luận đối lập => Lập luận nhân quả => Nhân cách dạy của thầy và sự cố công học tập của I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi. I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận. “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Bố cục : 3 phần - Các lập luận trong phần thân bài có mối quan hệ tương đồng. - Lập luận trong phần kết bài phụ thuộc với các lập luận trong phần thân bài có quan hệ phụ thuộc vào mở bài. * Ghi nhớ SGK/31 II. Luyện tập : Bài văn “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn” 1/. Luận điểm: Phải biết học cơ bản mới thành tài. 2/. Bố cục: - Mở bài: Câu mở đầu (lập luận đối lập) => Vấn đề bình thường trong đời sống, có ý nghĩa xã hội. - Thân bài: Không có luận điểm mà chỉ là câu chuyện về học tập (quan hệ nhân quả) - Kết bài: Sự thành công của Đơ Vanh xi (suy luận cụ thể, khái quát) 4/.Củng cố - Dặn dò Học bài và soạn bài mới: “Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận” + Lập luận trong đời sống + Lập luận trong văn nhgị luận.
Tài liệu đính kèm: