A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu sơ giản về đức tính giản dị của Bác Hồ; Hiểu được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, lời nói và bài viết.
2. Về kỹ năng:
- Nhận ra và hiểu dược nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài viết, đặc biệt là việc nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích thể văn nghị luận; học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ.
tuần 26 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 23. văn học Tiết 96: đức tính giản dị của bác hồ - Phạm Văn Đồng - A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Hiểu sơ giản về đức tính giản dị của Bác Hồ; Hiểu được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, lời nói và bài viết. 2. Về kỹ năng: - Nhận ra và hiểu dược nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài viết, đặc biệt là việc nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. - Rèn kỹ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận. 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích thể văn nghị luận; học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo - Tranh ảnh về c.tịch HCM và thủ tướng Phạm Văn Đồng 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Chúng ta nhất là thanh thiếu niên VN đã từng được nghe nhiều người kể chuyện về c.tịch HCM, về những k.niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, h.tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về Bác kính yêu. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30 phút ) - Gọi HS đọc phần chú thích (*) trong sgk. H: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng H: Nêu xuất xứ của văn bản ? - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc văn bản. - Hd đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm. - Gọi HS đọc phần giải thích từ khó. H: Trong văn bản này, tác giả đã kết hợp các kiểu nghị luận Cm, giải thích, bình luận. Theo em kiểu nghị luận nào là chính ? H: V.đề mà tác giả nghị luận là gì (Đ.tượng - Đề tài nghị luận - Luận điểm chính) ? H: Tác giả đã CM ở những ph.diện nào trong đời sống và con người của Bác ? - Đc biểu hiện trong cách ăn ở, s.hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết. H: ở bài này tác giả đã lập luận theo trình tự nào ? - Từ nhận xét k.q đến những biểu hiện cụ thể. H: Dựa vào trình tự lập luận, em hãy nêu bố cục của bài văn ? - MB (Đ1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác. - TB (Đ3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác (Chứng minh sự giản dị của Bác). H: ở phần mở đầu, câu văn nào nêu nhận xét chung ? Đây có phải là câu văn nêu luận điểm chính của bài không ? H: ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? - Dùng quan hệ từ “với” H: Từ “với” biểu thị qh gì giữa 2 vế câu ? Tác dụng của sự đối lập đó là gì ? H: Câu văn nêu luận điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác ? H: Câu nào là câu giải thích nhận xét chung ấy ? - Rất lạ lùng... là trong 60 năm của cuộc đời đầy sóng gió... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. H: Những lời nhận định của tác giả cho ta thấy điều gì ? H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đ.v này ? - Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc. - Gv: Như vậy là ph.chất vừa vĩ đại vừa giản dị của HCT luôn hướng về n.dân, gắn bó với h.p của n.dân. Sự trong sáng, thanh bạch của Bác vừa bắt nguồn từ n.dân vừa bổ xung nâng cao cuộc đời và phẩm giá làm người trong sáng, thanh bạch. H: ở Đ3, tác giả đã đề cập tới 2 phương diện trong lối sống giản dị của Bác. Đó là những ph.diện nào ? - Giản dị trong s.hoạt, làm việc và giản dị trong qh với mọi người. H: Để làm rõ nếp s.hoạt giản dị của Bác, tác giả đã đưa ra những chứng cớ nào ? H: Em có nhận xét gì về các d.c mà tác giả đưa ra ở đây ? - D.c chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục. H: Các d.c trên cho ta hiểu thêm gì về Bác ? H: Phương diện thứ 2 trong lối sống giản dị của Bác là gì ? H: Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong qh với mọi người, tác giả đã đưa ra những d.chứng cụ thể nào ? H: Em có nhận xét gì về cách nêu d.c ở đây ? Những d.c nêu ra ở đây có ý nghĩa gì ? - Gv: Tiếp theo, tác giả giải thích cội nguồn, đối chiếu đức tính giản dị của Bác bằng lí lẽ dễ hiểu mà sâu sắc: Bác sống giản dị không phải là theo lối sống khắc khổ của các nhà tu hành, cũng không phải kiểu của các nhà hiền triết ẩn dật. Sống giản dị về đời sống v.chất bởi vì Bác Hồ có đời sống tinh thần phong phú. Đó là cuộc sống của người làm cách mạng, vì 1 lí tưởng cao đẹp. Có thể nói phong cách sống giản dị của Bác Hồ: H: Đây có phải là câu văn sơ kết đ.v không ? Tác dụng của nó là gì ? H: Câu văn sơ kết đ.v có ý nghĩa gì ? H: Để làm s.tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác ? H: Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này ? H: Khi nói và viết cho quần chúng n.dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao ? - Vì muốn cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được. H: Tác giả đã bình luận như thế nào về t.dụng của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác ? H: Lời bình luận này có ý nghĩa gì ? H: Văn bản này cho em hiểu biết thêm gì về Bác ? - Cùng với nhiều ph.chất cao quí khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong qh với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. ở Bác đời sống v.chất giản dị hoà hợp với đ.s tinh thần ph.phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. *3 Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút) H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản ? I - Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Phạm Văn Đồng ( 1906 - 2000) nhà cách mạng và là nhà văn hóa lớn của Việt Nam, quê ở xã Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi. 2. Văn bản: - Trích từ bài Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của DT, lương tâm của thời đại - Diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh c.tịch HCM (1970). II - Tìm hiểu văn bản. * Thể loại: Nghị luận chứng minh. * Bố cục: 2 phần 1. Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác: - “Điều rất q.trong... là sự nhất quán giữa đời h.đ c.trị lay trời chuyển đất với đ.s vô cùng giản dị và khiêm tốn của HCT”. ->Sử dụng qh từ đối lập có t.d bổ xung cho nhau. =>Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người b.thường, rất gần gũi thân thương với mọi người. =>Ngợi ca cuộc đời và phong cách sống cao đẹp của Bác. 2. Chứng minh sự giản dị của Bác: a. Giản dị trong lối sống: * Trong s.hoạt, làm việc: - Bữa cơm chỉ có vài ba món... - Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng... - Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn... đến việc rất nhỏ... =>Bác là người giản dị trong s.hoạt cũng như trong công việc. *Trong quan hệ với mọi người: - Viết thư cho 1 d.chí. - Nói chuyện với các cháu M.Nam. - Đi thăm nhà tập thể của c.nhân. -> Liệt kê những d.c tiêu biểu. => Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu quí tất cả mọi người. => Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu qúy tất cả mọi người của Bác. -> Câu văn sơ kết đ.v, vừa có g.trị kq nhấn mạnh l.điểm, vừa rút ra bài học thiết thực. => Khẳng định lối sống giản dị của Bác và bày tỏ tình cảm quí trọng đối với Bác b. Giản dị trong cách nói và viết: - Không có gì quí hơn ĐL TD. - Nc VN là 1, DT VN là 1, Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. -> Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết. => Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người; - Những chân lí giản dị mà sâu sắc..., đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. -> Lời bình luận vừa ngợi ca sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, vừa sơ kết kq luận điểm. III - Tổng kết. * Ghi nhớ. Sgk. T55 *4 Hoạt động 4: (6 phút ) 4. Củng cố. H: Tìm một số ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác ? - Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? (Tuyên ngôn độc lập). - Sáng ra bờ suối, tối vào hang,... (Tức cảnh Pác Bó) 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 23. phần tiếng việt Tiết 94: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động. - Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 2. Về kỹ năng: - Rèn kĩ năng s.dụng câu chủ động, câu bị động linh hoạt trong nói, viết. 3. Về thái độ: - Có ý thức sử dụng câu chủ động, câu bị động trong khi nói và viết. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo - chuẩn bị bảng phụ. 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu bài theo sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Trạng ngữ có những công dụng gì ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Tham gia c.tạo câu bị động trong TV thường có các từ được, bị. Tuy nhiên cần phân biệt câu bị động với câu b.thường chứa các từ bị, được (câu bị động: Nó bị thầy phạt. Nó bị phạt. Nó được khen; câu b.thường:Cơm bị thiu. Nó được đi bơi.). Để hiểu cụ thể hơn về những kiểu câu này... Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (20 phút) - Gv treo bảng phụ gọi HS đọc VD. H: Xác định CN của các câu bên ? CN của câu a là ai ? Thực hiện h.đ gì ? Hướng vào ai ? H: CN của câu b là ai ? H.đ của người khác hướng về CN đó là gì ? H: Nêu ý nghĩa của CN trong các câu trên, khác nhau như thế nào ? - Câu a: CN - chủ thể của hđ - Câu b: CN - đối tượng của hđ. - Gv: câu a là câu chủ động, câu b là câu bị động. H: Em hiểu thế nào là câu chủ động, thế nào là câu bị động ? - Gọi HS đọc VD trong sgk. H: Em sẽ chọn câu a hay câu b để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đ.v ? H: Giải thích vì sao em lại chọn cách viết như vậy ? - Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn. Câu đi trước đã nói về Thuỷ- thông qua CN em tôi, vì vậy sẽ là hợp lí và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thuỷ - thông qua CN em. H: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại, nhằm mục đích gì ? *3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (10 phút) H: Tìm câu bị động trong các đ.trích dưới đây ? H: Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy ? - Gv chia lớp làm 2 nhóm thảo luận làm bài tập. - Gọi đại diện mỗi nhóm trình bày - Cho 2 nhóm nhận xét chéo - Gv nhận xét sửa chữa. I - Câu chủ động và câu bị động. 1. Ví dụ: a. Mọi người / yêu mến em. ->CN biểu thị người thực hiện 1 h.đ hướng đến người khác (hay CN biểu thị chủ thể của h.đ) b. Em / được mọi người yêu mến. ->CN biểu thị người được h.đ của người khác hướng đến (hay CN biểu thị đ.tượng của h.đ). 2. Ghi nhớ. Sgk. T 57 II - Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 1. Ví dụ: - Chọn câu b. Em được mọi người yêu mến 2. Ghi nhớ Sgk. T 58 III - Luyện tập. * Các câu bị động: - Có khi (các thứ của quí) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê. - Tác giả “Mấy vần thơ ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất. *Trong các VD trên đây, tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn. *4 Hoạt động 4: (8 phút ) 4. Củng cố. - HS đọc lại các phần ghi nhớ. - Đặt một câu chủ động và một câu bị động. 5. Dặn: HS về học bài, làm bt chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 95 - 96: viết bài tập làm văn số 5. A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Ôn tập, vận dụng các kiến thức về cách làm bài văn lập luận chứng minh cũng như về các kiến thức văn và tiếng Việt có liên quan đến bài làm. 2. Về kỹ năng: - Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn chứng minh; biết đánh giá khả năng tập làm văn của bản thân. 3. Về thái độ: - HS tích cực, yêu thích viết văn, B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Đề bài - Đáp án - Biểu điểm. 2. Học sinh - Ôn tập - chuẩn bị kiểm tra * Đề bài: “Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống”. * Đáp án - Biểu điểm: 1. Mở bài : 2 điểm. (Nêu luận điểm cần chứng minh - dẫn dắt vào đề - chuyển ý). - Nếu ngoài đời cong người sinh hoạt rất thoải mái, bừa bãi... Nói chung họ chẳng có ý thức bảo vệ m.trong sống... Vì vậy chính con người phải chuốc lấy những tổn hại khốc liệt. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ việc này. 2. Thân bài : 6 điểm. (Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh). - Lí lẽ: Thật không sai, hằng ngày mỗi người đều lo lắng cho cuộc sống: chỗ ở, miếng ăn, sinh hoạt, giao lưu làm việc... Chung quanh ta là cơ sở hạ tầng: cầu cống, mương rạch, sông ngòi, đường xá... Vì sao cống rãnh bị tắc ? Con mương nc đọng đen ngòm ? Rác đầy đường ? Mùi hôi thối xông lên... Bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt... Tất cả là do con người không có ý thức giữ gìn sạch đẹp m.trong... - Dẫn chứng thực tế: Thực tế cho thấy, vì con người không có ý thức bảo vệ m.trong sống, nên chính họ mang tai hoạ bi thảm: + Mưa xuống đường ngập nc vì cống rãnh bị tắc. + Nước mương rạch thối gây bệnh ngoài da. + Súc vật chết, ném bừa bãi, gây bệnh dịch hạch... + Những chỗ nc đọng sinh muỗi, gây bệnh sốt xuất huyết. 3. Kết bài : 2 điểm. (Tổng kết đánh giá chung, rút ra bài học, suy nghĩ). - Tất cả chỉ tại con người không giữ gìn sạch đẹp m.trong sống. - Nói tóm lại muốn tránh những tổn hại đáng tiếc đó, mỗi người phải góp công sức bảo vệ trong sạch môi trường sống của thiên nhiên. C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: (42 phút) - GV đọc và chép đề lên bảng - HS suy nghĩ làm bài dưới sự gợi ý, giúp đỡ của GV *2 Hoạt động 2: (3 phút) - Thu bài: lớp trưởng đi thu bài - GV nhận xét giờ kiểm tra, ý thức làm bài của HS * Dặn: - Các em về nhà xem lại đề bài, có thể viết lại bài kiểm tra vào vở. D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... ....................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: