Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trao duyên

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trao duyên

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.

- Xác định được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua đoạn trích.

 2. Kỹ năng

 - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình thể lục bát.

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trao duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 6
Tiết:
Ngày soạn:06/03/2012
Ngày dạy:14/03/2012
 TRAO DUYÊN
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức 
Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.
Xác định được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua đoạn trích.
 2. Kỹ năng
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình thể lục bát.
3. Tư tưởng thái độ 
 - Có quan niệm đúng đắn về tình yêu, hướng đến tình yêu cao đẹp
 II.Phương tiện thực hiện
 - SGK, Giáo án.
 III.Cách thức thiến hành
 -Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học 
1. Ổn định tổ chức lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu và phân tích những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
 3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới 
 Truyện Kiều của Nguyễn Du là cảm hứng nhân văn trong việc thể hiện tiếng nói ca ngợi những giá trị phẩm chất, đồng tình với những khát vọng giải phóng và đồng cảm với số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án những thế lực tàn bạo. Nàng Kiều trong tác phẩm đã trải qua hầu hết những đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: gia đình li tán, tình yêu tan vỡ, làm gái thanh lâu, làm nô tì, làm vợ lẽ, tu hành bất đắc chí. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích Trao duyên để thấu hiểu nỗi đau vì bi kịch tình yêu tan vỡ của nàng.
 b. Tìm hiểu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
-Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- GV: Hãy cho biết vi trí và nôi dung của trích đoạn “Trao duyên” trong tác phẩm “ Truyện Kiều”.
- HS dưa vào phần tiểu dẫn để trả lời
- GV: Đọc đoạn thơ và xác định: đây là lời nói của ai với ai và nói trong tâm trang nào?
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- GV: nhân xét và hướng dẫn cách đọc 
- GV: Theo dõi tâm trạng của nhân vât Thúy Kiều có thể tạm ngắt dòng tâm trạng của Thúy Kiều thành mấy chặng nhỏ để dễ phân tích? 
- HS bám sát vào văn bản , suy luân trả lời
-Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
- GV:Em có nhân xét gì về cách dùng từ “ cậy và chịu”? có nên và có thể thay thế bằng hai từ khác gần nghĩa, chẳng hạn: nhờ, nhận?
- HS: suy nghĩ, bám sát văn bản, suy luân trả lời
- GV: em có suy nghĩ gì về hành động “lạy rôi sẽ thưa”?
- HS: trả lời
GV: Thúy Kiều đã dùng lý lẽ gì để thuyết phục Thúy Vân? Em có nhân xét gì về cách thuyết phục này?
- HS bám sát văn bản, suy luận trả lời
GV: Ngôn ngữ trong đoạn thơ được thể hiện thế nào?
- HS: Bám sát văn bản để trả lời.
- GV: Em hãy nêu phẩm chất cuả Thúy Kiều?
- HS bám sát văn bản, suy luận trả lời
- GV: đưa lời dẫn và nội dung tiếp theo: cuộc trao duyên, trao vật thề.
-GV: Kỉ vật giữa Kiều với chàng Kim gồm những gì? Em có nhận xét gì về những kỉ vật ấy?
- HS bám sát vào văn bản, suy luận trả lời.
-GV: Khi phải trao những kỉ vật cho em, Kiều tự nhận mình là người “mệnh bạc”. Em hiểu thế nào về “người mệnh bạc”?
-HS: trả lời
-GV: Hãy cho biết câu “Duyên này thì giữ, vật này của chung” thể hiên ý nghĩa gì?
 -HS: Bám sát văn bản, suy luân trả lời
-GV:Kiều hình dung tương lai cuả mình như nào?
-GV: Em hãy nhận xét về cách dùng từ trong đoạn thơ ?
-HS bám sát văn bản, suy luận trả lời
- GV: Cái lạy ở đây có gì giống và khác với cái lạy ở đoạn đầu. ? vì sao?
- HS: suy luân ta lời.
-GV:Tìm những từ chỉ ý thức hiện tại của Kiều?
-HS: trả lời
-GV:em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật cuả hai câu thơ cuối?
-HS: suy luận trả lời
-Hoat động 4: Hướng dẫn tổng kết
-GV: Em hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
-HS: trả lời
I.Tìm hiểu chung
1.Vi trí trích đoạn 
- Thuộc phần 2 của tác phẩm: Gia biến và lưu lạc.
- Từ câu 723-756. Khi Vương Ông và Vương Quan bi bắt vì có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình làm vợ lẽ cho Mã Giám sinh để lấy tiền đút lót quan lai cứu cha và em. Đêm cuối cũng trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều nhờ Thúy Vân trả nghĩa lấy Kim Trọng
- Đoạn thơ có tính chất như một đoạn ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Thúy Kiều.
2. Tìm hiểu bố cục
a. Cảm nhận chung
Đoạn thơ là lời dặn dò, tâm sự của Thúy Kiều đối với Thúy vân, cậy nhờ em gái một việc thiêng liêng trong tâm trạng đớn đau tuyêt vọng. Bởi vậy cần đọc với nhịp điệu chậm, giọng tha thiết. Càng về sau, Kiều như chỉ nói với mình , nên giọng đọc đọan sau càng khẩn thiết não nùng hơn
b. Bố cục
Chia 3 phần:
+ Phần 1: 12 câu thơ đầu: Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân
+ Phần 2: 14 câu thơ tiếp: Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn thêm em
+ Phần 3: 8 câu thơ cuối Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều.
Đoc – hiểu văn bản
1. (12 câu thơ đầu): Kiều tìm cách thuyết phuc và trao duyên cho Thúy Vân.
a .4 câu thơ đầu: Nhờ cậy
• Lời nói
- Cậy: Thể hiện sự đau đớn, khó nói của Kiều đồng thời thể hiện niềm hi vọng tha thiết của một lời gửi gắm, nương tựa.
- Chịu: Do nài ép quá nhiều, nể quá mà phải nhận, không nhận không được.
→ Tình thế của Thúy Vân lúc đó chỉ có thể chịu mà thôi.
• Hành động:
- Lạy: là viêc nhờ cậy cực kì quan trọng. Thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc với người mình làm ơn.
→ Trong tình cảnh này Thúy Kiều coi em gái là ân nhân rất sâu nặng. Mối quan hệ giữa ân nhân-nạn nhân
10 câu thơ sau: Thuyết phục
• Lời Thưa:
-Tình yêu đổ vỡ: “ Đứt gánh tương tư”
-Ủ̉̉y thác: “Mặc em”
→Thúy Kiều mong muốn, ép buộc Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng.
à Lời cầu xin hạ mình, coi Thúy Vân như môt ân nhân, Thúy Vân bị đặt vào tình cảnh đã rồi không thể từ chối, ràng buộc bằng cách đưa ra mối quan hệ “ vì cây dây leo”.
Lí do để Kiều thuyết phục:
Ø Lí do thöù nhaát: 
+ Ngày xuân em hãy còn dài→Thuý Vaân coøn treû.
+ Lôøi nöôùc non " lôøi nguyeän öôùc trong tình yeâu.
Ø Lí do thöù hai: + Tình maùu muû" Vieän ñeán tình caûm chò em ruoät thòt, Kieàu mong Vaân thay mình traû nghóa vôùi chaøng Kim.
+ Thaønh ngöõ “thòt naùt xöông moøn”, “ngaäm cöôøi chín suoái” " chæ caùi cheát.
Ø Lí do thöù ba: Ñöôïc vaäy thì Kieàu coù cheát cuõng ñöôïc maõn nguyeän, thôm laây vì em ñaõ giuùp mình soáng troïn nghóa vôùi chaøng Kim.
=>Dùng một loạt ngôn ngữ và hình ảnh của cách nói dân gian, Thúy Kiều vừa thừa nhận tình yêu với Kim Trọng, vừa đặt ra tình huống bất khả kháng là “mặc em”. Qua đây, ta thấy Kiều là người một người rất trọng tình nghĩa. Đồng thời, nàng là người luôn nghĩ cho người khác đến quên bản thân mình.
→Qua đoạn thơ ngắn, Nguyễn Du đã thể hiện tài năng của môt bậc thầy ngôn ngữ: Ngôn ngữ cuả Kiều với Vân lúc này giàu chất lý trí mang phong cách thành ngữ vừa tỉnh táo sáng suốt vừa gần gũi thân tình.
Tiểu kết: Bằng một hệ thống hình ảnh mang tính đối lập, bằng lời thơ mang âm hưởng của thành ngữ ca dao kết hợp từ Hán Việt,Nguyễn Du không chỉ diễn tả được những biến cố bất hạnh lớn lao trong cuộc đời Kiều mà làm cho tâm sự của Kiều với em vừa gần gũi giản dị vừa trang trọng.
2. (14 câu thơ tiếp theo): Kiều trao kỷ vật cho em
*Kỉ vât Kiều trao cho Vân: 
+Chiếc Vành, 
+Tờ mây
+ Phím đàn
+Mảnh hương
→Kỉ vật gắn bó mối tình đep của Kim-Kiều, Với người ngoài cuộc: không có giá trị vật chất đáng kể. Nhưng với Thúy Kiều: quý giá, gợi tình cảm sâu nặng, lời thề ước thiêng liêng của Kim- Kiều. Kỉ vật còn là lời nhắc nhở đừng quên nỗi đau của nàng.
- “Người mệnh bạc”: người có số phận bạc bẽo, không may, đầy bất hạnh, không thoát ra được như một định mệnh.
*Kiều trao duyên cho Vân: “Duyên này thì giữ....” Câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót xa tội nghiệp. Xót xa bởi những gì gọi là của riêng đâu còn của riêng nàng. Tội nghiệp vì Kiều vẫn coi có phần mình trong đó. Về mặt lý trí nàng trao duyên cho Vân, muốn em nên vợ nên chồng. Nhưng về mặt tình cảm,nàng lại không muốn điều đó xảy ra. Nàng vẫn muốn xác định sự có mặt của mình qua các kỷ vật→Trao duyên nhưng không trao tình.
*Kiều hình dung tương lai thê thảm, quên đi sự hiện hữu của vân:
+Hình dung về cái chết của mình
+Hồn không siêu thoát vì còn nặng tình 
+Cầu mong Kim Trọng thấu hiểu được nỗi oan khuất của mình.
→ Ngôn ngữ từ tâm sự sang độc thoại nội tâm trong trạng thái nửa tỉnh, nửa mê. Lời nói như từ cõi âm vọng về. Giọng thơ cũng đổi theo. Hình ảnh, âm điệu chập chờn, thần linh, ma mị: lò hương, ngọn cỏ lá cây, hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài cách mặt khuất lời, rảy xin chén nước, người thác oan.
Tiểu kết :Tâm trạng bi kich , nỗi đau đớn tột cùng và sự tuyệt vọng của Kiều lúc trao duyên. Trao duyên cho Vân nhưng tình yêu với Kim Trọng vẫn còn vẹn nguyên, một tình cảm bền chặt, thuỷ chung, mãnh liệt. 
3. (8 câu cuối) : Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Kiều.
- Cái “lạy” ban đầu thể hiện sự biết ơn (lạy em)
- Cái “lạy” sau là cái lạy tạ lỗi, cái lạy vĩnh biệt ngẹn ngào (lạy tình quân)
-Lạy, Phụ: Không đỗ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận lỗi về mình, cho thấy đức hi sinh của nàng. Quan niệm về tình yêu, về hạnh phúc của người xưa, thể hiện Kiều là con người vị tha, có đức hy sinh cao quý.
-Những từ ngữ chỉ thực tại của Kiều:
+ Trâm gãy gương tan.
+ Phận bạc như vôi.
+ Nước chảy, hoa trôi.
" Những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận con người.
+Kiều vẫn quanh quẩn với nỗi đau mất mát, không thể hàn gắn: Trâm gãy, bình tan. 
+ Kiều tự oán trách số phận “ phận bac như vôi” , có lỗi với Kim Trọng
+ Tạ lỗi và vĩnh biệt Kim Trọng: “Trăm nghìn gửi lạy tinh quân”
 àĐau xót vì “tơ duyên ngắn ngủi”, “phân bạc như vôi” , Thúy Kiều như trút cả bầu tâm sự về phía người yêu , vừa như cầu xin tạ lỗi, vừa như lời vĩnh biệt. 
-Hai câu cuối:
+Tiếng gọi Kim Lang được lặp đi lặp lại như một tiếng kêu cứu cuả người chết đuối bám vào cái cọc ảo ảnh.→Tiêng kêu thiết tha trân trọng nhưng cũng đau đớn tuyệt vọng.
+Câu thơ trước ngắt theo nhịp 3/3 để rồi câu thơ sau trải ra như một lời than trách “thôi thôi....” 
→2 câu thơ cuối thể hiện sự thảng thốt không thể kìm nén. Kiều đã quên sự có mặt của Thúy Vân để sống trong nỗi lòng của chính mình, Kiều chuyển hẳn sang độc thoại nội tâm mang tính chất đối thoại với người vắng mặt. Đó chính là đỉnh điểm của sự đau xót.
IV. Tổng kết
Nôi dung: 
Đoạn trích thể hiện bi kich tình yêu, thân phân bất hạnh và nhân cách cao đep của Thúy Kiều.
- Nguyễn Du hết sức đồng cảm và ngợi ca lòng vi tha, đức hi sinh của người con gái họ Vương. Đoạn thơ rất bi thương nhưng không hề đen tối. Bởi từ cái bi thương toát ra phẩm chất cao đẹp của con người và vang lên lời tố cáo xã hội phong kiến đã chồng chất khổ đau lên một kiếp người
àĐoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận của con người trong xã hội phong Kiến.
2. Nghệ thuật
-Miêu tả nội tâm nhân vật thông qua nghệ thuât dùng từ ngữ và hình ảnh độc đáo.
- Ngôn ngữ thơ trau chuốt, trong sáng, dản dị, 
-Sử dụng các điển cổ, điển tích, các thành ngữ, từ ngữ dân gian.
V. Củng cố - luyện tập, dặn dò
Luyện tập
1. Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.
2. Em thử hình dung tâm trạng của Thúy Vân khi được Kiều trao duyên. Viết 1 đoạn văn ngắn về tâm trạng ấy.
Dặn dò
Soạn trước bài: Lập luận trong văn nghị luận
GVHD Sinh viên thực tập

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 10(1).doc