I/ MỤC TIÊU :
1- KIẾN THỨC :
- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA SÂN KHẤU CHÈO TRUYỀN THỐNG
- NỘI DUNG CỦA VỞ CHÈO QUAN ÂM THỊ KÍNH, ĐỌC PHÂN VAI ĐOẠN TRÍCH: NỖI OAN HẠI CHỒNG.
2- KĨ NĂNG :
- BIẾT VÀ NẮM ĐƯỢC VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH. PHÂN TÍCH NÉT ĐẶC SĂC CỦA LỜI THOẠI .
3- THÁI ĐỘ :
- TRÂN TRỌNG VỐN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC .
II/ CHUẨN BỊ :
1. GIÁO VIÊN:
V THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU:
O THIẾT KẾ CÂU HỎI NGỮ VĂN 7.
O SÁCH GIÁO VIÊN, SÁCH THIẾT KẾ NGỮ VĂN 7 – TẬP II.
O BÌNH GIẢNG NGỮ VĂN 7.
Ngày soạn : 20/03/08 Tiết : 117 QUAN ÂM THỊ KÍNH Trích đoạn : NỖI OAN HẠI CHỒNG (Theo Đỗ Bình Trị – Hoàng Hữu Yên) I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : - Một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống - Nội dung của vở chèo Quan Âm Thị Kính, đọc phân vai đoạn trích: Nỗi oan hại chồng. 2- Kĩ năng : - Biết và nắm được vị trí đoạn trích. Phân tích nét đặc săùc của lời thoại . 3- Thái độ : - Trân trọng vốn văn hóa truyền thống của dân tộc . II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. Bình giảng Ngữ văn 7. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc văn bản “Quan Âm Thị Kính” và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” soạn bài theo câu hỏi SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) H1: Em hãy nêu các làn điệu dân ca Huế và các dụng cụ âm nhạc ca Huế? Nhận xét? YCTL: - Làn điệu dân ca Huế: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò ô, - Dụng cụ âm nhạc: Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn bầu, nhị, Thật phong phú và đa dạng. 3. Bài mới: (38 phút) Giới thiệu bài mới: (1 phút) Trong kho tàng văn hóa truyền thống Việt nam, chèo là một loại hình quan trọng và độc đáo. Chèo tổng hợp trong nó cả văn học, vũ đạo, hội họa, ca nhạc, diễn xướng dân gian. Trong kịch, mục sân khấu chèo, Quan Âm Thị Kính là vở diễn nổi tiếng, được phổ biến rộng rãi ở mọi miền tổ quốc nước ta, được nhiều nước trên thế giới ca ngợi. Vở diễn này tiêu biểu cho sân khấu chèo về: tích truyện, kịch bản văn học. Nỗi oan hại chồng là bi kịch đầu tiên của cuộc đời Thị Kính – nhân vật chính của vở chèo. Đoạn trích diễn tả cụ thể, sinh động tình cảnh bi thảm, bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 20’ 17’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích. * GV gọi HS đọc chú thích * (SGK/118) * GV giới thiệu cho HS hiểu về thể loại chèo. * GV hướng dựa vào văn bản tóm tắt trong SGK tóm tắt theo 3 cảnh chính: + Án giết chồng. + Án hoang thai. + Oan tình được giải – Thị Kính thành Quan Thế Âm Bồ tát. * GV cho HS đọc phân vai: * GV nhận xét – khen những em đọc có cảm xúc – diễn cảm. * GV giải thích những từ khó. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hiểu văn bản. * * Các nhân vật: H1: Theo em, đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” có mấy nhân vật? H2: Nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột của của vở chèo? H3: Những nhân vật đó thuộc loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai? * Tuy hai nhân vật chính xuất hiện nhiều và tạo nên mâu thuẫn, xung đột câu chuyện. Còn 3 nhân vật phụ vẫn không thể thiếu trong đoạn trích, chúng góp phần làm nỗi rõ, thúc đẩy mâu thuẫn, xung đột lên cao. * Tìm hiểu nhân vật Thị Kính: H4: Khung cảnh gia đình Thị Kính ở phần đầu đoạn trích như thế nào? H5: Khung cảnh đó gợi lên không khí gia đình như thế nào? (Nâng cao) H6: Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính đối với Thiện Sĩ, em có nhận xét gì về nàng với tư cách một người vợ? (Nâng cao) * GV: Những chi tiết có vẻ ngẫu nhiên mà lại có lí, Thị Kính lo lắng, băn khoăn vì sợi râu mọc ngược trên cằm Thiện Sĩ sẽ dẫn đến cử chỉ vô tình mà bất cẩn của nàng đã khơi nguồn và mở đầu cho mâu thuẫn, xung đột đầu tiên của vỡ chèo. Hoạt động củng cố : Em hiểu như thế nào là chèo? Em có suy nghĩ gì về Thị Kính? HS đọc chú thích *. HS lắng nghe. HS tóm tắt. HS đọc. HS lắng nghe. TL: Đoạn trích có 5 nhân vật xuất hiện theo trình tự sau: Thiện Sĩ – Thị Kính – Sùng Bà – Sùng Ông – Mãng Ông (cha Thi Kính). TL: Tất cả 5 nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên mâu thuẫn tạo xung đột của đoạn trích nói riêng và toàn vở kịch nói chung, nhưng trong đó nổi bật là Sùng Bà và Thị Kính. TL: * Thị Kính: Thuộc loại nhân vật nữ chính, xuất thân ttrong một gia đình nông dân bình thường, là người vợ, người con dâu trong một gia đình khá giả trong XHPK VN ngày xưa. * Sùng Bà: Thuộc loại vai “mụ ác”, đại diện cho mẹ chồng cay nghiệt, tàn nhẫn, khắt khe với con dâu chính là đại diện cho giai cấp địa chủ giàu có ở nông thôn. * Sùng Ông: là nhân vật tô đậm tính cách của mụ ác. * Mãng Ông: thuộc vai lão, có tính cách hiền. * Thiện Sĩ: Thuộc vai thư sinh nhưng nhu nhược, đớn hèn. TL: Là cảnh của một gia đình êm ấm, sung túc và hạnh phúc. TL: Là khung cảnh gia đình ấm cúng, chồng đọc sách dùi mài kinh sử – vợ ngồi khâu áo, quạt cho chồng. Đó là mơ ước hạnh phúc gia đình của bao chàng trai, cô gái nông dân ngày xưa. TL: Đây là người vợ yêu chồng, thương chồng chân thành và mộc mạc. Cử chỉ của Thị Kính đối với chồng rất ân cần, dịu dàng. Khi chồng ngủ, Thị Kính dọn lại kỉ, quạt cho chồng, thấy râu mọc ngược thì băn khoăn, lo lắng sự dị hình chẳng lành. I/ Đọc và tìm hiểu chú thích: * Khái niệm chèo: Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu mà trước kia thường được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình. 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích. II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Các nhân vật: - Thiện Sĩ – Thị Kính – Sùng Bà – Sùng Ông – Mãng Ông (cha Thi Kính). - Hai nhân vật chính tạo nên xung đột kịch: Sùng Bà và Thị Kính. * Thị Kính: Thuộc loại nhân vật nữ chính, xuất thân ttrong một gia đình nông dân bình thường, là người vợ, người con dâu trong một gia đình khá giả trong XHPK VN ngày xưa. * Sùng Bà: Thuộc loại vai “mụ ác”, đại diện cho mẹ chồng cay nghiệt, tàn nhẫn, khắt khe với con dâu chính là đại diện cho giai cấp địa chủ giàu có ở nông thôn. 2. Nhân vật Thị Kính: - Đây là người vợ yêu chồng, thương chồng chân thành và mộc mạc. Cử chỉ của Thị Kính đối với chồng rất ân cần, dịu dàng. Khi chồng ngủ, Thị Kính dọn lại kỉ, quạt cho chồng, thấy râu mọc ngược thì băn khoăn, lo lắng sự dị hình chẳng lành. 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) Học tốt bài cũ. Đọc soạn phần còn lại của bài “Quan Âm Thị Kính.” RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm: