Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 121: Ôn tập phần văn

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 121: Ôn tập phần văn

I/ MỤC TIÊU :

1- KIẾN THỨC :

GIÚP HỌC SINH NẮM ĐƯỢC:

- NHAN ĐỀ CÁC TÁC PHẨM TRONG HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC.

- NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỪNG CỤM BÀI.

-NHỮNG GIỚI THIỆU VỀ VĂN CHƯƠNG, ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA CÁC VĂN BẢN.

-SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7.

2- KĨ NĂNG :

- HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC ĐÃ HỌC .

3- THÁI ĐỘ :

- YÊU THÍCH VĂN HỌC .

II/ CHUẨN BỊ :

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 121: Ôn tập phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05/04/08
Tiết : 121
ÔN TẬP PHẦN VĂN 
I/ MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :
Giúp học sinh nắm được:
- Nhan đề các tác phẩm trong hệ thống các văn bản đã học.
- Nội dung cơ bản của từng cụm bài.
-Những giới thiệu về văn chương, đặc trưng thể loại của các văn bản.
-Sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình Ngữ Văn 7.
2- Kĩ năng :
- Hệ thống hóa kiến thức đã học .
3- Thái độ :
- Yêu thích văn học .
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
Tham khảo các tài liệu:
Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.
Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.
2. Học sinh:
Học tốt bài cũ.
Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới: (39 phút)
Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 Trong chương trình các em đã học rất nhiều tác phẩm văn học thuộc nhiều thể loại, nhiều tác giả với những phong cách khác nhau. Gởi vào mỗi tác phẩm là là tâm tư, nguyện vọng hoặc là triết lí xã hội sâu sắc. Để hệ thống lại những tác phẩm chúng ta đã học, hôm nay sẽ tìm hiểu tiết ôn tập.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
4’
5’
3’
3’
5’
10’
2’
2’
5’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS hệ thống tất cả các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 7.
H1: Trong học kì I, các em đã tìm hiểu những tác phẩm nào?
H2: Bước sang học kì II, em đã học những tác phẩm nào?
HS hệ thống, GV dùng bảng phụ đã ghi sẵn các tác phẩm đã học để kiểm tra – đối chiếu và sửa sai.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS ôn định nghĩa các thể văn đã học
H3: Xem lại các chú thích (*) ở bài 3, 5, 7, 8, 18; làm thơ lục bát ở bài 13; ghi nhớ bài 16; câu 2 ở bài 26 để nắm chắc các định nghĩa:
* GV cho HS thảo luận nhóm và củng cố các định nghĩa theo nhóm dựa vào nội dung gợi ý SGK.
* GV nhấn mạnh các định nghĩa trọng tâm.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS ôn những tình cảm trong ca dao, dân ca.
H4: Qua các bài ca dao – dân ca các em đã học, hãy cho biét những thái độ, tình cảm được thể hiện trong đó như thế nào?
H5: Hãy đọc một vài bài ca dao mà em biết?
Hoạt động 4:
Hướng dẫn HS ôn lại những tình cảm của nhân dân thể hiện trong tục ngữ.
H6: Những câu tục ngữ đã học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào?
Hoạt động 5:
Hướng dẫn HS ôn lại những giá trị tư tưởng tình cảm thể hiện trong thơ.
H7: Những giá trị lớn về tư tưởng tình cảm thể hiện trong bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc đã được học là gì?
( Mỗi khía cạnh tình cảm – yêu cầu HS minh họa bằng tác phẩm cụ thể).
Hoạt động 6:
Hướng dẫn HS ôn lại giá trị tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi
H8: Em hãy nêu tên và nội dung – nghệ thuật các văn bản thuộc thể văn (trừ văn bản nghị luận).
* GV lần lượt gợi ý từng văn bản – HS trử lời - GV chốt nhấn mạnh. Sau đó treo bảng phụ – hệ thống lại toàn bộ qua bảng thống kê.
Hoạt động 7:
Hướng dẫn HS ôn: sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
H9: Dựa vào văn bản sự giàu đẹp của Tiếng Việt, kết hợp với việc học tập các tác phẩm văn học, em hãy nêu ý kiến về sự giàu đẹp của Tiếng Việt?
Hoạt động 8:
Hướng dẫn HS ôn: Ý nghĩa của văn chương.
H10: Dựa vào văn bản ý nghĩa của văn chương, em phát biểu những ý nghĩa chính của văn chương có dẫn chứng kèm theo?
* GV: Đọc văn chương ta mới càng thấm thía câu” Ngoài trời còn có trời” (thiên ngoại hữu thiê, không có gì đẹp bằng con người 
* * Dành cho HS khá Giỏi và lớp 7A1.
H11: Việc học phần Tiếng Việt và tập làm văn theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ Văn 7 đã có lợi ích gì cho việc học phần Văn? Nêu một số ví dụ?
* GV hướng dẫn HS lập tra cứu các yếu tố Hán – Việt ở cuối SGK Ngữ văn 7, tập II. Ghi vào sổ tay những từ khó hiểu và tập tra nghĩa vào từ điển những từ chưa rõ nghĩa.
Củng cố: 
Em thích nhất tác phẩm nào trong chương trình Ngữ Văn 7? Vì sao em lại thích tác phẩm đó?
Thử phân tích ngắn gọn tác phẩm mà em tâm đắc nhất?
Em thích học môn Ngữ Văn vì những lí do nào?
TL: Học kì I: 24 văn bản.
Cổng trường , Mẹ tôi, Cuộc chia tay , Những  tình cảm gia đình, Những  quê hương, đất nước, con người, Những  than thân, Những  châm biếm, Nam quốc , Tụng giá , Thiên Trường , Côn Sơn ca, Chinh phụ , Bánh trôi , Qua Đèo , Bạn đến , Vọng Lư Sơn , Tính dạ tứ, Mao ốc , Nguyên tiêu, Cảnh khuya, Tiếng gà , Một thứ quà , Sài Gòn , Mùa xuân của tôi.
TL: 10 tác phẩm.
Tục ngữ thiên và lao động sản xuất, tục ngữ về con người và xã hội, Tinh thần yêu , Sự giàu đẹp , Đức tính , Ý nghĩa , Sống chết , Những trò lố , Ca Huế , Quan Âm Thị Kính.
+ Ca dao – dân ca?
+ Tục ngữ?
+ Thơ trữ tình?
+ Thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?
+ Thơ Thất ngôn bát cú?
+ Thơ lục bát?
+ Thơ song thất lục bát?
+ Phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật?
TL: Nhớ thương, kính yêu, than thân, trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn,  (trữ tình); châm biếm, hài hước, dí dỏm, đả kích  
TL: HS lấy ví dụ:
+ Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa .
+ Cậu cai .
TL: 
Kinh nghiệm về thiên nhiên – thời tiết: dự đóan mưa, nắng, bão lụt, 
Về lao động sản xuất: thái độ quí đất, kinh nghiệm làm ruộng, chăn nuôi, .
Về con người, xã hội: việc học thầy, học bạn, lòng biết ơn, đoàn kết 
TL: 
+ Lòng yêu nước và tự hào dân tộc;
+ Ý chí bất khuất, kiên cường đánh bại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù;
+ Thân dân – yêu nước, mong dân được khỏi khổ, no ấm nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ thương bà,.
+ Ca ngợi cảnh thiên nhiên;
+ Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng chung thủy, 
TL: HS trả lời theo bảng đề Cương ôn tập Học kì I và Học kì II.
TL: Hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú;
+ Giàu thanh điệu (6 thanh điệu);
+Cú pháp Tiếng Việt tự nhiên, can đối, nhịp nhàng;
+ Từ vựng dồi dào về cả ba mặt thơ, nhạc, họa.
 - Từ tượng thanh.
 - Từ tượng hình.
 - Gợi màu sắc.
TL:+ Nguồn gốc cốt yêu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
+ Văn chương tạo ra sự sống, sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác.
+ Văn chương gay cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có.
TL: Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn theo hướng tích hợp.
- Hiểu kĩ từng môn học hơn trong mối quan hệ chặc chẽ và đồng bộ giữa Văn học và Tiếng Việt và Tập làm văn.
- Nói và viết đỡ lung túng hơn; ứng dụng ngay những kiến thức, kĩ năng của phân môn này đẻ học môn kia.
- Nghệ thuật tương phản – tăng cấp trong kể chuyện Phạm Duy Tốn và Nguyễn Ái Quốc.
- Nghệ thuật ảt tâm trạng, cảm xúc kết hợp với tả thiên nhiên trong văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,
+ Học sinh trả lời .
1.Tên các văn bản đã được đọc hiểu trong chương trình:
2. Định nghĩa các thể văn học:
3 .Những tình cảm thể hiện trong ca dao – dân ca:
4. Những kinh nghiệm của nhân dân thể hiện trong tục ngữ:
5.Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình Việt Nam và thơ Đường:
6. Gía trị tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi:
7. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt:
8. Ý nghĩa của văn chương:
 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
Hệ thống lại toàn bộ chương trình Ngữ văn 7 – phần văn bản.
Lập sổ tay văn học (Nhật kí văn học), tập ghi chép thường xuyên những kiến thức liên quan đến bộ môn Ngữ Văn.
Đọc soạn bài “Dấu gạch ngang.”
RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docV7-T121.doc