Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

I/ MỤC TIÊU :

1- KIẾN THỨC :

 CỦNG CỐ KIẾN THỨC PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH .

2- KỈ NĂNG :

· LUYỆN TẬP ĐỂ HIỂU VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH.

· BIẾT CÁCH SO SÁNH VỚI CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN KHÁC.

3- THÁI ĐỘ :

· GIAO TIẾP ĐÚNG MỰC .

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GIÁO VIÊN:

THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU:

O THIẾT KẾ CÂU HỎI NGỮ VĂN 7.

O SÁCH GIÁO VIÊN, SÁCH THIẾT KẾ NGỮ VĂN 7 – TẬP II.

 BẢNG PHỤ.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/01/08
Tiết : 88
TÌM HIỂU CHUNG VỀ 
PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH.
I/ MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :
= Củng cố kiến thức phép lập luận chứng minh .
2- Kỉ năng :
Luyện tập để hiểu về phép lập luận chứng minh.
Biết cách so sánh với các văn bản nghị luận khác.
3- Thái độ :
Giao tiếp đúng mực .
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
vTham khảo các tài liệu:
Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.
Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.
 vBảng phụ.
2. Học sinh:
Học tốt bài cũ.
Đọc bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận, chứng minh”– phần bài tập.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
+GV kiểm tra vở của HS. (3 em)
+Yêu cầu: ghi chép, soạn bài và làm bài tập đầy đủ.
3. Bài mới:
-Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy. Các lí lẽ và bằng chứng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có tính thuyết phục. Để củng cố về phép lập luận chứng minh, hôm nay chúng ta luyện tập.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
15’
16’
5’
1’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
* GV gọi HS đọc văn bản:
Không sợ sai lầm.
H1: Bài văn nêu lên những luận điểm nào?
H2 : Tìm những câu văn mang luận điểm đó?
H3: Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những chứng cứ nào?
H4 : Những luạn cứ đó có sức thuyêt phục không?
H5: Em hãy nhận xét cách lập luận, chứng minh của bài này có gì khác so với bài đừng vấp ngã?
* GV khẳng định lại những điều ghi nhớ.
Bài tập 2:
Đề: Chứng minh Tiếng Việt là chữ đáng yêu nhất của em.
H6: Đề trên nêu lên luận điểm gì?
H7: Em hãy tìm những bằng chứng và dẫn chứng để chứng minh luận điểm trên?
Đề: Cô giáo, người mẹ hiền thứ hai.
H8: Tìm những sự việc, câu chuyện có thật về cô giáo đối vứoi HS ở lớp, ở trường và ngoài giờ học để chứng minh?
Bài tập 3: GV treo bảng phụ ghi ví dụ.
H9: Từ những dẫn chứng sau, em hãy khái quát thành luận đề:
+ Lê Văn Tám lấy thân mình làm đuốc sống đốt cháy kho xăng của giặc.
+ Em Lượm đã hi sinh trên đường vượt qua mặt trận đạn bay vèo vèo.
+ Anh Bế Văn Đàn lấy than mình làm giá súng, hi sinh trong trận Điện Biên Phủ.
+ Bà mẹ Suốt đã hi sinh khi chèo đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ vào miền Nam đánh Mĩ.
Củng cố :
Các lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải như thế nào?
TL: Luận điểm là: Không sợ sai lầm.
TL: Câu văn mang luận điểm:
1. Đầu đề : Không sợ sai lầm.
2. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bào giờ có thể tự lập dược.
3. Thất bại là mẹ của thành công.
4. Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm mới là người làm chủ số phận của mình.
TL: Luận cứ:
+ Nếu muốn sống mà không phạm chút sai lầm nào thì chỉ là ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhác trước cuộc đời.
+ Nếu sợ that bại, sợ sai lầm thì không làm được việc gì?
+ Nếu sợ sai lầm thì chanửg làm được việc gì?
+ Chẳng ai thích sai lầm, nhưng khi đã phạm sai lầm phải biết rút kinh nghiệm để tiến lên.
TL: Phần đặt vấn đề:
+ “Đừng sợ vấp ngã” là đặt câu hỏi, còn ở bài này là đã thể hiện ý khẳng định đã sống là phải có phạm sai lầm. 
+ Trong bài này, tác giả chủ yếu dùng lí lẽ để phân tích, lí giải nhằm chứng minh vấn đề. Ở bài” Đừng sợ vấp ngã” chủ yếu dùng dẫn chứng về những danh nhân nổi tiếng.
TL: Nêu lên một chân lí: Tiếng Việt là một ngôn ngữ đáng yêu nhất.
TL: Những dẫn chứng:
+ Tiếng mẹ đẻ và là tiếng của những người thân yêu trong gia đình.
+ Tiếng của tuổi thơ, của que hương, làng xóm, phố phường.
+ Tiếng của thầy cô trong những năm em học ở trường.
+ Tiếng của tổ tiên, cha ông trong lịch sử
+ Tiếng mà em dùng trong nói năng, kể chuyện, thể hiện suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, ước vọng trong cuộc sống hàng ngày.
+ Mấy năm nay em học tiếng Anh, em thấy Tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ đáng yêu nhất.
TL: Sự việc, câu chuyện:
+ Cô giáo luôn quan tâm đến việc học của từng học sinh.
+ Thái độ, nét mặt, cử chỉ, thái độ  của cô đều cứ y như mẹ em: thân yêu, độ lượng, dịu dàng mà nghiêm khắc.
+ Cô luôn quan tâm đến những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
TL: Luận đề của những dẫn chứng trên là: Nhân dân Việt Nam rất anh hùng trong mọi thời kì.
Bài tập 1:
Văn bản:
Không sợ sai lầm.
Bài tập 2:
Đề: Chứng minh Tiếng Việt là chữ đáng yêu nhất của em.
Đề: Cô giáo, người mẹ hiền thứ hai.
Bài tập 3:
 4- Hướng dẫn học tập ở nhà : ( 1’)
+ Xem lại các bài tập.
+ Chuẩn bài luyện tập .
BỔ SUNG , RÚT KINH NGHIỆM
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docV7-T88.doc