Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Nghịnh Tường

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Nghịnh Tường

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người, nhất là đối với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.

- Cảm nhận được tâm trạng của người mẹ qua lời văn trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ.

- Biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 

doc 279 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Nghịnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1
Ngày soạn:14- 08- 2010
Ngày giảng:16- 08- 2010
Văn bản: 
 Cổng trường mở ra
 Lí lan
 I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người, nhất là đối với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
- Cảm nhận được tâm trạng của người mẹ qua lời văn trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ.
- Biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
Chân trọng những tình cảm cao quý mà cha mẹ dành cho. Có ý thức trong học tập và rèn luyện 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: Soạn bài, tìm tư liệu về ngày khai trường. 
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu văn bản
III. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức: ( 1 p ) 7A1................................7A2.............................7A3............................
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) iểm tra việc chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh
Phương pháp: thuyết trình.
Thời gian: 1p
Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày khai trường đầu tiên, đó là ngày trọng đại và hết sức thiêng liêng bởi nó đánh dấu một sự chuyển biến lớn: chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Trong ngày đó ai cũng mang trong mình những tâm trạng khác nhau: bồi hồi xao xuyến,  cả lo lắng và sự sợ hãi mơ hồ. Nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy mẹ mình đã làm những gì? có suy nghĩ gì? Qua văn bản “Cổng trường mở ra” sẽ cho ta hiểu và thấm thía tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của mẹ đối với chúng ta và nhận thấy vai trò to lớn của nhà trường và XH đối với sự trưởng thành của mỗi con người.
Lắng nghe, cảm nhận và suy ngẫm
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm
Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát về thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục của văn bản
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
Thời gian: 10 phút
- Hướng dẫn học sinh đọc: Giọng tâm tình, trìu mến thiết tha bộc lộ cảm xúc. 
- Gọi học sinh đọc.
- Nhận xét.
? Văn bản viết về điều gì?
Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
GV: Đây là một vb đề cập đến những mối quan hệ giữa gia đình- nhà trường- trẻ em.
? Cổng trường mở ra thuộc kiểu VB gì? ---- >
VB nhật dụng
? Phương thức biểu đạt chính của VB? 
Biểu cảm
? Nhân vật chính trong VB là ai?
Người mẹ
?: Dựa vào diễn biến tâm trạng của người mẹ, em có thể chia văn bản làm mấy phần? ý chính của mỗi phần?
Chia 2 phần:
Phần 1: từ đầu  thế giới mà mẹ bước vào.
Nỗi lòng yêu thương của người mẹ đối với con.
Phần 2: còn lại.
Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của XH, nhà trường trong việc GD con trẻ.
- Yêu cầu HS đọc thầm các chú thích trong SGK.
? Hãy giải thích nghĩa của các từ sau:
háo hức:
bận tâm:
nhạy cảm:
- Đọc bài
- HS khác nhận xét cách đọc
Suy nghĩ trả lời- ghi bài
Trả lời - đánh dấu vào 
SGK
I. Tìm hiểu chung
- Thể loại: Bút kí ( vb nhật dụng)
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục: 2 phần
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản qua việc phân tích các chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật khăn trải bàn, thảo luận nhóm
Thời gian: 20 phút
? Nội dung của phần 1 là gì? ----- >
? theo dõi P1 của văn bản và cho biết nỗi lòng của người mẹ được diễn tả trong hoàn cảnh nào?
TL: Vào đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con
? em hãy tìm những chi tiết diễn tả về tâm trạng, cảm xúc của 2 mẹ con, qua đó giúp chúng ta hiểu gì về họ?
Con: háo hức, tự nhủ dậy kịp giờ, giấc ngủ đến dễ dàng như uống 1 li sữa vậy, 
?: qua những chi tiết đó cho ta thấy tâm trạng của con như thế nào?
+ Con: thanh thản, hồn nhiên, vô tư. --- >
?: tìm chi tiết diễn tả tâm trạng của người mẹ?
HS: không ngủ được, không biết làm gì, trằn trọc, suy nghĩ miên man,
?: những chi tiết này cho ta thấy tâm trạng mẹ như thế nào? 
+ Mẹ: nôn nao, hồi hộp, xao xuyến. ----- >
?: Vì sao mẹ lại có tâm trạng ấy?(vì sao mẹ lại trằn trọc không ngủ được?)
Mẹ là người sâu sắc, luôn nghĩ về con, mẹ trằn trọc không ngủ được không phải vì lo lắng, chưa yên tâm ở con mà vì trong mẹ có biết bao cảm xúc đang trào dâng, đó là:
Mẹ mừng vì con đã lớn.
Mẹ tin ở đứa con yêu của mình (tin là con sẽ không bỡ ngỡ, mẹ tin con mẹ đã lớn rồi, tin vào sự chuẩn bị chu đáo của con)
Mẹ hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con.
?: Cùng với những suy tư là những việc làm mẹ dành cho con, em hãy tìm những chi tiết nói về việc làm của mẹ ?
- Trong đêm nay: đắp mền, buông mùng, ém góc cẩn thận cho con, rồi bỗng không biết làm gì, không tập trung được vào việc gì, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con mẹ không định làm gì cả ngoài việc chăm sóc cho con, chuẩn bị chu đáo cho con để mai con vào lớp một.
?: Qua những việc làm cho em có cảm nhận như thế nào về người mẹ trong vb này? --->
?: Cũng trong đêm không ngủ trong lòng mẹ đã sống dậy những kỉ niệm nào? 
Mẹ nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp một, nhớ lại tâm trạng hồi hộp trước cổng trường năm ấy.
?: em hãy tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng của mẹ khi nhớ về kỉ niệm cũ? 
Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến.
?: nhận xét về cách dùng từ và tác dụng của nó?
dùng từ láy liên tiếp, có tác dụng gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ, đó là: vui, nhớ, thương
?: từ những cảm xúc ấy cho ta hiểu thêm gì về người mẹ? --- >
?: Theo em, tất cả những suy tư, tình cảm trên mẹ trực tiếp nói với con hay nói với ai? Cách nói này có tác dụng gì?
Mẹ nói với chính mình, đó là tiếng nối nội tâm, mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con (qua cách xưng hô) nhưng thực ra là tự nói với chính mình, tự bộc bạch những tâm tư tình cảm của mình, tự ôn lại những kỉ niệm của mình, cách viết này ta còn gọi là “độc thoại”, có tác dụng khắc hoạ được những tình cảm sâu kín trong lòng của nhân vật và có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ. Đây là một kiểu văn chương trữ tình vẫn được gọi là văn biểu cảm, các em sẽ được học kiểu văn bản này trong chương trình L7.
?: Qua phần văn bản vừa tìm hiểu em hãy nêu cảm nhận chung của em về người mẹ?
(Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. )
Phát mỗi bàn một tờ giấy A0, bút dạ. 
GV: nhận xét các nhóm làm việc, nếu ý kiến chung
? Nêu nội dung của phần 2 
?: ở phần cuối của văn bản còn cho ta thấy người mẹ còn suy nghĩ về điều gì?
nghĩ về ngày khai trường ở Nhật
?: em có còn nhớ gì về ngày khai trường của em? Có điểm nào giống với ngày khai trường ở Nhật mà người mẹ nhắc đến?
?: Khi nhắc đến ngày khai trường ở Nhật, người mẹ đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề nào?
Sự quan tâm của toàn XH đối với GD, trong GD không được phép sai lầm vì nó quyết định tương lai của đất nước.
?: Suy nghĩ này còn thể hiện ước mơ gì của người mẹ?
mong ước con mình đươc hưởng một nền GD tiến bộ nhất.
* Hoạt động nhóm.
“Đi đi con,  một thế giới kì diệu sẽ mở ra”
Nhóm 1?: Theo em “thế giới kì diệu” ấy là gì? 
Nhóm 2?: Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?
Nhóm 3?: Câu nói còn có tác dụng gì đối với con?
* Đáp án:
1 - “thế giới kì diệu” có thể là: tình bạn, tình thầy trò, là những tri thức nhân loại, là cách sống làm ngườiThế giới kì diệu ấy là cả một chân trời văn hoá, khoa học bao la.
2 - Câu nói khẳng định vai trò to lớn của nhà trường, tin tưởng vào sự nghiệp GD .
3 - Câu nói có tác dụng khích lệ con đến trường học tập.
?: Qua văn bản giúp các em hiểu thêm điều gì về tình cảm cha mẹ dành cho con cái?
Cha mẹ luôn yêu thương dành những tình cảm sâu nặng cho con. Qua đó, ta hấy được vai trò to lớn của nhà trường và XH đối với sự trưởng thành của mỗi con người.
- Quan sát văn bản
suy nghĩ cá nhân- trả lời- ghi bài
Nêu ý kiến cá nhân
Nếu ý kiến cá nhân
trả lời- ghi bài
Tự nêu ý kiến vào ô của mình . Cử nhóm trưởng ghi ý kiến chung vào ô ở giữa.
đọc phần 2 của văn bản.
So sánh
Theo dõi đoạn 2 trong văn bản
Chia thành 3 nhóm- Thảo luận- nêu ý kiến
Trả lời
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nỗi lòng của người mẹ
- Hoàn cảnh: Đêm trước ngày khai trường của con
- Tâm trạng của con: Thanh thản, hồn nhiên, vô tư
- Tâm trạng của mẹ: Nôn nao, hồi hộp, xao xuyến.
+ Vì mẹ là người yêu thương con sâu sắc, luôn nghĩ về con
+ Mẹ quan tâm chu đáo, hi sinh thầm lặng vì con. 
+Mẹ luôn nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào với bà, gắn bó sâu sắc với mái trường tuổi thơ của mẹ.
* Người mẹ hiện lên thật giàu cảm xúc yêu thương những người thân, gắn bó với mái trường, sẵn sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con, luôn hi vọng vào con, vào tương lai của đất nước.
2, Cảm nghĩ của người mẹ về GD:
- Nghĩ về tầm quan trọng của GD đối với thế hệ trẻ.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: Giúp học sinh rút ra những nét chung nhất về nội dung và nghệ thuật của vb.
Phương pháp: quy nạp, vấn đáp 
Thời gian: 4 phút
? Nhận xét của em về các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong văn bản? --- >
GV: NT so sánh để làm nổi bật tâm trạng của người mẹ.
? Hãy cho biết vb thể hiện nội dung gì? ---- > 
GV: Đọc văn bản “Cổng trường mở ra” trí tuệ và tâm hồn của các em cũng được mở rộng, hiểu và biết rung cảm, biết trân trọng trước những điều quý giá trong c/s. Các em hãy hiểu rằng: cổng trường rộng mở bao nhiêu, tình mẹ dạt dào sâu nặng bấy nhiêu, mẹ cha, gia đình, thầy cô và bạn bè luôn hài hoà gắn bó với nhau để đưa các em vào một thế giới kì diệu vô cùng đẹp đẽ, cao cả nhưng cũng không ít gian truân. 
Suy nghĩ- Trả lời cá nhân
Đọc ghi nhớ
III, Tổng kết:
1. Nghệ thuật: Lựa chon hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con.
- sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
2- Nội dung: Những tình cảm dịu ngọt nhưng sâu đậm cua rngười mẹ dành cho con. Khẳng định vai trò to lớn của GD trong đối với thế hệ trẻ tương lai
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 5: Luyện tập
Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn văn biểu cảm
Phương pháp: thực hành
Thời gian: 4 phút
- Viết một đoạn văn ngắn ( 5- 10 câu ) ghi lại những suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên của mình.
- Nhận xét. 
- Làm bài vào vở bài tập
- Trình bày trước lớp
III, Luyện tập:
- Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên ( tâm trạng của bản thân, sự chuẩn bị của cha mẹ...)
- Cảm xúc chân thật.
Hoạt động 6: Củng cố nội dung bài học
Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát hóa nội dung vừa học
Phương pháp: Động não, vấn đáp
Thời gian: 2 phút
Hoạt động  ...  tây, cà chua, máy tính, than củi, da thịt.
Câu 3: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Nhưng tai sao trong một số trường hợp từ đồng nghĩa không thể thay thế được cho nhau? Lấy ví dụ ?
Câu 4: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Phần tập làm văn:
Câu 1: Cảm nghĩ của em về bài thơ" Cảnh khuya" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( hoặc một bài thơ trữ tình khác đã học trong chương trình)
Câu 2: Cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua các bài thơ, baì ca dao đã học
Câu 3: Cảm nghĩ của em về người thân
Câu 4: Cảm nghĩ của em về mùa xuân ( hạ, thu, đông)
4. Củng cố: ( 1 phút )
- Hệ thống lại nội dung bài học
5. Dặn dò: ( 1 phút )
- Ôn tập kĩ toàn bộ nội dung chương trình
- Đọc các bài văn tham khảo
- Chuẩn bị tiết: 69 Văn học địa phương : Ca dao ở Đại Từ, Phú Lương, Phú Bình, Định Hoá
Tự rút kinh nghiệm .........................................................................................................
............................................................................................................................................
Tiết: 69
Ngày soạn:14- 12- 2010
Ngày giảng:
7A3: 16- 12- 2010
7A2: 17- 12- 2010
7a1: 18- 12- 2010
Chương trình Ngữ văn địa phương:
Ca dao ở Đại từ, Phú Lương, Phú Bình, Định Hoá.
 I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao địa phương
- Cảm nhận được sự tinh tế, nhẹ nhàng, cảm xúc trong sáng của những nhân vật trữ tình trong các bài ca dao
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản ca dao
- Biế phân tích nội dung và nghệ thuật
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người, trân trọng đối với các tác phẩm của quê hương
II. Giáo dục kĩ năng sống
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lắng nghe, kĩ năng hợp tác, tư duy...
IIi. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: Soạn bài, tìm thêm tư liệu
2. Học sinh: Tìm hiểu văn bản theo hướng dẫn đọc hiểu văn bản trong sách văn học Thái Nguyên
III. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1 phút )
7A1......................................... 7A2......................................... 7A3........................................
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút )
- Kiểm tra vở bài soạn
3. Bài mới:
Nội dung cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp
Thời gian: 1p
Văn học Thái Nguyên bao gồm nhiều thể loại nhưng mang đậm nét bản sắc của đất và người Thái nguyên. Trong chương trình ngữ văn địa phương lớp 6, chúng ta đã được tìm hiểu về một số truyền thuyết đặc sắc. 
? Nhắc lại các truyền thuyết đã học ở lớp 6( Sự tích Đền Thượng Núi Đuổm, Sự tích Sông Công, Núi Cốc)
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một vài nét đặc sắc về ca dao của các vung Đại từ, Phú Lương, Phú Bình, Định Hoá.
Lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: HS nắm được sơ lược nội dung và nghệ thuật 2 bài ca dao
Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.
Thời gian: 30 phút
Bài 1: 
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đại Từ em thiếu gì giang
Sao anh lại hỏi đan sàng bằng tre?
- Cách nói ví von, bóng bẩy, ẩn dụ đặc sắc. Bài ca dao thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của tình yêu đôi lứa
Bài 2
Ngồi buồn ra đứng cầu thang
Gió đưa ngọn cỏ tưởng chàng sang chơi
Ngồi buồn ra đứng cổng đào
Ve sầu nó hát cành cao não nùng
Nước đầy đổ đĩa khôn bưng
Nàng về ấm phận chớ đừng quên anh
- Bằng những hình ảnh có tính chất tượng trưng độc đáo, các biện pháp tu từ đặc sắc, bài ca dao thể hiện tâm trạng buồn nhớ người thương của nhân vật trữ tình, qua đó thể ca ngợi vẻ đẹp trong tính cách của người miền núi. Rất chân thành mộc mạc, đằm thắm.
Gọi học sinh đọc bài ca dao 1
? về hình thức thể hiện, bài ca dao này giống bài ca dao nào đã được học
- Ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người. Hình thức hát đối đáp giữa chàng trai và cô gái.
? Em hiểu lời đối đáp của chàng trai và cô gái như thế nào?
- Chàng trai ngỏ lời kết duyên cùng cô gái. Cô gái trả lời hết sức kín đáo, tế nhị, khéo léo để thử lòng chàng trai....
? Bài ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Cách nói ví von bóng bẩy: Tre non đủ lá
- Nghệ thuật ẩn dụ: Giang, sàng, tre
? Em có nhận xét gì về các hình ảnh ẩn dụ?
- Các sự vật bình dị, gần gũi với cuộc sống của người Thái Nguyên
? so với ca dao của người kinh, ca dao ở Đại Từ có gì khác trong việc bộc lộ cảm xúc?
- Có nét tinh nghịch, hóm hỉnh
? Em cảm nhận được những đặc sắc nào về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao?
 Gọi học sinh đọc bài ca dao thứ hai
? Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao là gì?
- Nỗi mong nhớ người thương (đứng ngồi không yên, hết ngồi lại đứng...)
? Tâm trạng của nhân vật trữ tình được miêu tả qua những chi tiết hình ảnh nào?
- ve sầu nó hót cành cao não nùng
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh trên?
Tâm trạng của nhân vật trữ tình sầu nhớ như nhuốm vào cảnh vật. Tiếng ve mùa hè vốn rất rộn rã nhưng được miêu tả qua tâm trạng của nhân vật đã được nhân hoá.
? Em hiểu gì về hình ảnh: Nước đầy đổ đĩa khôn bưng
- Đó là hình ảnh tượng trưng. Thể hiện sự kín đáo tế nhị của nhân vật trữ tình: Lo lắng cho HP của người mình yêu vì giữ gìn hạnh phúc rất khó. Khó như bưng một đĩa nước đầy 
? Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu ca dao cuối như thế nào?
- Tâm trạng của nhân vật tưởng như mâu thuẫn nhưng lại rất có lí. Càng yêu càng nhớ, càng nhớ lại càng lo lắng cho hạnh phúc của người mình yêu. Đó chính là vẻ đẹp trong tính cách của người miền núi. Rất chân thành mộc mạc, đằm thắm.
? Cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao?
? Ngoài ra, bài ca dao còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào thường thấy ở ca dao? 
- Sử dụng mô típ " ngồi buồn"
Đọc bài
Suy nghĩ trả lời cá nhân
Nêu ý kiến- học sinh khác nhận xét, bổ xung
Nêu ý kiến
Nêu cảm nhận
rút ra kết luận- ghi bài 
Đọc bài
Suy nghĩ trả lời cá nhân
Dựa vào SGK trả lời
Nêu ý kiến- học sinh khác
nhận xét, bổ xung
Nêu ý kiến
Nêu cảm nhận
Suy nghĩ trả lời cá nhân
rút ra kết luận- ghi bài 
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu: Biết vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học để làm bài tập
Phương pháp: thực hành
Thời gian: 10 phút
Suy nghĩ của em về một trong hai bài ca dao 
Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn 10- 15 dòng
- Viết đoạn văn
- Trình bày trước lớp
4. Củng cố ( thời gian 1 phút)
5. Dặn dò: ( Thời gian 1 phút)
- Học thuộc hai bài ca dao
- Sưu tầm thêm các bài ca dao của địa phương
- Chuẩn bị thi học kì I
* Tự rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 70- 71: 
Ngày: 24- 12- 2010 Kiểm tra học kì I
Tiết 72
Ngày soạn: 26- 12- 2010
Ngày giảng: 27- 12- 2010 
Trả bài kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được những nội dung cơ bản cần trình bày trong bại kiểm tra
- Nắm được những ưu khuyết điểm chính trong bài kiểm tra 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá
3. Thái độ:
-Xác định thái độ học tập đúng đắn
- Có ý thức trau dồi kĩ năng làm bài, tổng hợp kiến thức.
II. Giáo dục kĩ năng sống
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lắng nghe, tư duy, tìm kiếm sự giúp đỡ......
IIi. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: chấm bài, tổng hợp điểm
2. Học sinh: Xem lại đề bài
III. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức: (1 phút )
7A1......................................... 7A2......................................... 7A3........................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
A.đề bài
Câu 1: (2 điểm)
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ trái nghĩa?
- Hãy chỉ ra các từ trái nghĩa trong bài ca dao sau?
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.
Câu 2:( 2 điểm)
- Suy nghĩ của em khi học xong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê. 
( Khánh Hoài, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1)
- Theo em, tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không? Vì sao?
Câu 3: (6 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ Tịch Hồ Chí MInh (sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1)
B. Nhận xét:
ưu điểm
Nhược điểm
Câu 1
- Đa số thực hiện đầy đủ theo yêu cầu 65/ 89 bài
- Xác định đúng từ trái nghĩa trong bài ca dao (70/ 89 bài )
- Một số bài chưa nêu đủ khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, viết chưa chính xác, trình bày bẩn, cẩu thả
- Xác định từ trái nghĩa chưa chính xác 
+ Thác- ghềnh
+ Lên thác- xuống ghềnh
+ Cho ao kia cạn cho gầy cò con
Câu 2
- 50% số bài làm đạt yêu cầu. Nêu được suy nghĩ sâu sắc, có cảm xúc
- Trình bày dài dòng, kể lại sự việc
- Chưa nêu được suy nghĩ sâu sắc nhất của mình và bài học rút ra khi học xong truyện ngắn
- Nhiều bài chưa trả lời chính xác ý 2. Không biết giải thích 
Câu 3
- Đa số làm đúng thể loại văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Một số bài viết có cảm xúc
+ 7A1: Hằng, Lương, Mai Linh
+ 7A2: Nam Tuấn, Dương Hiền
+ 7A3: Lê Thuỳ
- Chưa biết cách bộc lộ cảm xúc về tác phẩm văn học, chưa làm đúng thể loại 
- Một số HS không thuộc bài thơ, nhầm lẫn nội dung của các bài thơ khác ( Thái, Phong, Trung Nam, Hiếu....)
- Diễn đạt lủng củng, câu văn tối nghĩa, không rõ nghĩa, không phù hợp với sắc thái biểu cảm, lỗi chính tả, lỗi dùng từ, trình bày bẩn, cẩu thả..
VD: 
+ Em rất khâm phục Bác Hồ. Giặc đến mà Bác vẫn ung dung không tháo chạy
+ Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ rất thơ mộng nên thơ 
C. Trả bài- sửa
1. Đọc bài khá - giỏi
- 7A1: Mai Linh
- 7A2: Nam Tuấn
- 7A3: Lê Thuỳ
2. Bài kém
- 7A1: Dương, Văn Thuỷ
- 7A2: Ngọc Linh
- 7A3: Phong, Kiên, Hiếu, Thành, Thảo
3. Trả bài- sửa lỗi
D. Kết quả
Điểm 8- 9 : 20
Điểm: 6- 7,5 : 34
Điểm: 5 : 21
Điểm: 3- 4 : 14 
Tổng : 89
4. Củng cố ( thời gian 1 phút)
- Chú trọng văn biểu cảm về tác phẩm văn học
5. Dặn dò: ( Thời gian 1 phút)
- Ôn lại toàn bộ kiến thức học kì I
- Chuẩn bị sách giáo khoa, đồ dùng học tập để bước sang học kì II. Bắt đầu từ tiết 73
* Tự rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7hkI cktkn gtskns.doc