Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Bùi Thanh Hải - Tuần 33, 34

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Bùi Thanh Hải - Tuần 33, 34

A. Mục tiêu:

 Học sinh nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống vb, nội dung cơ bản của từng cụm bài, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình NV7.

 Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, thuộc lòng thơ.

 Giáo dục ý thức tự giác nắm bắt kiến thức một cách tích cực.

B - Phương pháp:

 - Ôn tập.

C - Chuẩn bị:

- Gv: G/án. Bảng phụ.

- Hs: Học và ôn lại toàn bộ kiến thức liên quan.

D - Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra: Đan xen vào bài.

III. Bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Bùi Thanh Hải - Tuần 33, 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Ngày soạn: .../..../2011
Ngày dạy: .../..../2011 
Tiết 121: Ôn tập văn học.
A. Mục tiêu:
	Học sinh nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống vb, nội dung cơ bản của từng cụm bài, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình NV7.
	Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, thuộc lòng thơ.
 Giáo dục ý thức tự giác nắm bắt kiến thức một cách tích cực.
B - Phương pháp:
 - Ôn tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Bảng phụ.
- Hs: Học và ôn lại toàn bộ kiến thức liên quan.
D - Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra: Đan xen vào bài.
III. Bài mới:
 	Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
 + H. đọc phần hệ thống kiến thức đã chuẩn bị.
 + G. Chốt các kiểu văn bản đã học.
 - Học kì I: 24 văn bản.
 - Học kì II: 10 văn bản.
* Hoạt động 2.
G yêu cầu H xem lại các khái niệm Sgk (Tr3,28,..)
* Hoạt động 3.
?Những tình cảm, thái độ trong ca dao, dân ca (đã học)?
H. đọc những bài ca dao trong bài học chính.
* Hoạt động 4.
Kinh nghiệm, thái độ của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ như thế nào?
H. Trao đổi, trả lời.
G. Nhận xét, chốt.
* Hoạt động 5.
Giá trị tư tưởng, t/c trong thơ trữ tình được thể hiện như thế nào ?
* Hoạt động 6.
 - G. Hướng dẫn học sinh kẻ bảng.
- H. Nêu nội dung của văn bản bằng 1 - 2 câu.
G. Kiểm tra cách làm của H.
* Hoạt động 7.
Những điểm chính về ý nghĩa văn chương.... ?
H. Trả lời khái quát.
G. Nhận xét, chốt.
 - Ví dụ: Yêu cầu hs lấy được dẫn chứng từ vb đã học để minh hoạ.
* Hoạt động 8.
Tác dụng của việc học văn theo hướng tích hợp... ?
- Ví dụ: Phép liệt kê, tăng cấp, đối lập .
Cách lập luận (lý lẽ, dẫn chứng) trong vb “Tinh thần yêu nước...”
I. Hệ thống các tác phẩm văn học.
II. Các khái niệm cần nắm.
III. Những tình cảm, thái độ trong ca dao, dân ca (đã học).
- Nhớ thương, kính yêu, tự hào, biết ơn.
- Than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc.
- Châm biếm, hài hước, dí dỏm...
IV. Kinh nghiệm, thái độ của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ:
Tục ngữ về th/nh, thời tiết: Kinh nghiệm về thời gian tháng năm, tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, lụt...
Tục ngữ về lđsx: Kinh nghiệm đất đai quý hiếm; kinh nghiệm về cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi; vị trí các nghề...
Tục ngữ về con người, XH: Xem tướng người, học tập thầy - bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, con người là vốn quý...
V. Giá trị tư tưởng, t/c trong thơ trữ tình.
 - Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
 - ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược.
 - Ca ngợi cảnh đẹp th/nh: đêm trăng, cảnh khuya, đèo vắng, thác...
 - Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi...
VI. Hệ thống nội dung và nghệ thuật của một số văn bản.
VII. Những điểm chính về ý nghĩa văn chương.
- Văn chương gây những t/cảm ta ko có, luyện những t/cảm ta sẵn có.
- Văn chương góp phần thoả mãn nhu cầu về cái đẹp của con người.
- Văn chương góp phần giáo dục, tuyên truyền tư tưỏng, đạo đức.
- Văn chương mang lại những hiểu biết về hiện thực đời sống, con người.
VIII. Tác dụng của việc học văn theo hướng tích hợp.
- Với việc học văn, tích hợp kiến thức TV- TLV mang lại hiệu quả cao trong việc tìm hiểu, PTTP ở các khía cạch từ ngữ, cú pháp và cách lập luận của bài văn. Những phương diện đó đều thể hiện dụng ý của nhà văn trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng.
IV. Củng cố 
G nhấn mạnh những nội dung cơ bản.
V. Dặn dò 
- Tiếp tục hoàn thiện câu 7,8,9.10.
- Chuẩn bị: Dấu gạch ngang.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========================
Ngày soạn: .../..../2011
Ngày dạy: .../..../2011 
Tiết 122. Dấu gạch ngang
A. Mục tiêu:
	Học sinh nắm được công dụng của dấu gạch ngang.
Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. Có ý thức sử dụng dấu gạch ngang, gạch nối phù hợp trong khi viết.
ý thức tốt trong khi vận dụng vào văn bản.
B - Phương pháp:
 - Tìm hiểu ví dụ, thảo luận, nêu-gqvđ. Luyện tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Bảng phụ.
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D - Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:	 - Nêu tác dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ? 
 - Tác dụng của dấu chấm phẩy? Cho ví dụ?
III. Bài mới:
 	G dẫn vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- H. Đọc kĩ ví dụ.
Thảo luận, trả lời câu hỏi.
G Nhận xét, chốt.
? Trong các ví dụ, dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
- H. Trả lời. Đọc ghi nhớ.
- G. Giải thích “liên danh”.
* Hoạt động 2.
- H. Trả lời câu hỏi (II) để tìm hiểu công dụng của dấu gạch nối.
? Cách viết dấu gạch nối có gì khác dấu gạch ngang?
- G. Dấu gạch nối ko phải là dấu câu. Nó chỉ là 1 qui định về chính tả.
* Hoạt động 3.
- H. Lần lượt làm các bài tập.
- G. Chốt đáp án.
- H. Trả lời:
 - Gạch nối.
 - Gạch ngang (tên liên danh)
 - Gạch ngang (giải thích)
- H. Nhóm (bài 4).
I. Công dụng của dấu gạch ngang.
1. Ví dụ: (sgk 129).
2. Nhận xét.
a, đánh dấu bộ phận giải thích.
b, đánh dấu lời nói trực tiếp của n.v.
c, thực hiện phép liệt kê.
d, nối các bộ phận trong 1 liên danh. 
3* Ghi nhớ: (sgk 130)
II. Phân biệt dấu gạch ngang, dấu gạch nối.
1. Ví dụ:
 - Danh từ: Va - ren, A - mi - xi.
2. Nhận xét:
- Dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng lóng, tên riêng nước ngoài.
- Dấu gạch nối được viết ngắn gọn hơn dấu gạch ngang.
* Ghi nhớ: (sgk 130)
III. Luyện tập.
Bài 1: Công dụng của dấu gạch ngang.
a,b, ~ đánh dấu bộ phận giải thích. 
c, và lời nói trực tiếp. 
d,e, nối liên danh.
Bài 2: Công dụng của dấu gạch nối.
 - Nối các tiếng trong từ phiên âm nước ngoài.
Bài 3: Điền dấu gạch ngang hay dấu gạch nối.
- Ra đi ô.
- Tuyến đường Hà Nội Vinh Sài Gòn.
- Sài Gòn Hòn ngọc viễn đông.
Bài 4: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang.
 Ví dụ:
 Sùng bà - mẹ chồng Thị Kính - là một người đàn bà tàn nhẫn.
IV. Củng cố 
	- Công dụng của dấu ngạch ngang.
V. Dặn dò 
 - Nắm nội dung bài học.
	- Hoàn thiện bài tập.
	- Chuẩn bị: Ôn tập TV.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========================
Ngày soạn: .../..../2011
Ngày dạy: .../..../2011 
Tiết 123 : Ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu:
Giúp hs hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu đã học.
Rèn kĩ năng viết câu và sử dụng dấu câu phù hợp.
Giáo dục ý thức tự giác nắm bắt những kiến thức đã học.
B - Phương pháp:
 - Ôn tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Bảng phụ.
- Hs: Ôn tập lại những kiến thức liên quan.
D - Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: - Nêu công dụng của dấu gạch ngang? Cho một ví dụ?
 - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? Cho ví dụ có sử dụng 
dấu gạch nối?
III. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
H. - Liệt kê các kiểu câu đã học.
 - Nêu lại khái niệm, đặc điểm, tác dụng từng kiểu câu.
 - Ví dụ.
? Phân biệt câu rút gọn, câu đặc biệt?
? Các loại TN, các thành phần có thể dùng cụm chủ - vị để mở rộng?
* Cần phân biệt câu chủ động với câu bị động. Câu bị động với câu có từ bị/được.
* Hoạt động 2.
? Tác dụng của các loại dấu câu đã học?
H. Lấy ví dụ.
- H. Xem sơ đồ sgk.
I. Các kiểu câu.
1. Câu rút gọn: ~ lược bỏ 1 số thành phần.
- Tác dụng: câu ngắn gọn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ.
- Chú ý: qh giữa người nói và người nghe để tránh cộc lốc, khiếm nhã.
2. Câu đặc biệt: ko cấu tạo theo mô hình chủ - vị.
 (ko phân biệt được CN, VN)
- Tác dụng: Xđ thời gian, nơi chốn; liệt kê sv, hiện tượng; gọi đáp; bộc lộ cảm xúc.
- Chú ý: Ko thể khôi phục thành phần.
3. Câu mở rộng:
 a, Thêm trạng ngữ cho câu.
 b, Dùng cụm chủ - vị làm thành phần câu.
- Tác dụng: Nội dung, ý nghĩa của câu cụ thể.
4. Câu bình thường.
- Có cấu tạo CN, VN.
5. Câu chủ động, câu bị động.
- Câu chủ động: CN chỉ chủ thể của hoạt động.
- Câu bị động: CN là đối tượng của hoạt động.
- Tác dụng của chuyển đổi kiểu câu: tránh lặp, đảm bảo mạch văn nhất quán.
II. Các loại dấu câu.
 * Công dụng của các dấu: 
- Dấu chấm.
- Dấu phẩy.
- Dấu chấm phẩy.
- Dấu chấm lửng.
 - Dấu gạch ngang.
IV. Củng cố 
	- Sơ đồ hoá các nội dung kiến thức đã học.
V. Dặn dò 
	- Tập xđ các vđ liên quan trong các vb.
	- Chuẩn bị: Văn bản báo cáo.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========================
Ngày soạn: .../..../2011
Ngày dạy: .../..../2011 
Tiết 124 : Văn bản báo cáo
A. Mục tiêu:
	Học sinh nắm được đặc điểm của vb báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách viết vb này.
	Nhận thức được những sai sót thường gặp khi viết vb báo cáo để tránh.
	Biết cách viết 1 vb báo cáo đúng quy định.
 Giáo dục tính chủ động khi H vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
B - Phương pháp:
 - Tìm hiểu văn bản, nêu-gqvđ. Luyện tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Một số văn bản mẫu.
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D - Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: . - Mục đích viết vb đề nghị? 
 - Theo em 1 vb đề nghị ko thể thiếu những nội dung gì?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- H. Đọc kĩ 2 vb.
H. Thảo luụân, trao đổi, trả lời.
G. Bổ sung, nhận xét, chốt.
? Về mục đích, viết báo cáo để làm gì?
? VBBC có gì đáng chú ý về nội dung và hình thức trình bày?
? Khi nào thì phải viết báo cáo?
- H.+ Vận dụng tình huống cần viết báo cáo: Tình huống (b).
 + Giải thích lí do.
* Hoạt động 2.
- H. Quan sát kĩ 2 vb.
? Các mục trong VBBC được trình bày theo thứ tự nào?
? Những điểm giống, khác nhau của VBĐN và VBBC?
? Những nội dung nào ko thể thiếu khi làm báo cáo?
- H. L ...  Nội dung: rõ ràng.
- Hình thức: sáng sủa, đúng mẫu.
* Viết báo cáo khi cần phải sơ kết, tổng kết 1 phong trào thi đua, 1 đợt hoạt động nào đó.
II. Cách làm một văn bản báo cáo.
1. Các mục của một vb báo cáo. (sgk 135)
* Chú ý : 
- Phải cụ thể về số liệu, tỉ lệ.
- Tên vb có phần phụ đề (báo cáo về việc...)
- Người nhận : kính gửi, đồng kính gửi.
- Cách trình bày : (giống vb đề nghị)
2. Các mục ko thể thiếu trong VBBC. 
 - Cần phải rõ: + Ai viết?
 + Ai nhận?
 + Nhận về việc gì?
 + Kết quả ntn?
3. Các lỗi thường mắc, cần tránh.
- Quy cách chữ (tên vb, tiêu ngữ)
- Thiếu cân đối, ko tách dòng.
- Nội dung báo cáo ko cụ thể.
* Ghi nhớ : (sgk 136)
III. Luyện tập.
 Bài tập : Hoàn thiện 1 VBBC.
 Báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì II.
IV. Củng cố 
	- Đặc điểm của VBBC.
V. Dặn dò 
	- Hoàn thiện vb.
	- Chuẩn bị: Luyện tập về VBBC, VBĐN.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========================
Tuần 34
Ngày soạn: .../..../2011
Ngày dạy: .../..../2011 
Tiết 125, 126: Luyện tập làm Văn bản đề nghị và báo cáo
A. Mục tiêu:
	Thông qua bài tập thực hành, hs biết cách xđ các tình huống viết VBBC hoặc đề nghị, biết cách viết 2 loại vb trên.
	Rút kinh nghiệm khắc phục các lỗi thường mắc khi viết vb.
 Giáo dục ý thức tích, nghiêm túc khi vận dụng văn bản hành chính vào trong đời sống.
B - Phương pháp:
 - Tìm hiểu văn bản, nêu-gqvđ. Luyện tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Một số văn bản mẫu.
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D - Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra: Đan xen vào bài.
III. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- H. So sánh 2 loại vb.
 + Giống:
 + Khác: Mục đích.
 Nội dung.
 Những lỗi thường mắc.
- G. Chốt kiến thức.
 Chú ý viết đúng thứ tự các mục trong mỗi loại vb.
- H. Trình bày, thảo luận, sửa lỗi bài tập 1,2 (138)
* Hoạt động 2.
- H. Đọc tình huống bài 3. nêu vb phù hợp.
Chọn một tình huống phù hợp, viết thành văn bản.
- H. Đọc tình huống bài 3. nêu vb phù hợp.
? Những lỗi thường mắc trong vb hành chính?
- H. Hoàn thiện vb.(Nhóm)
- G. Thu, chấm điểm.
I. So sánh hai loại văn bản.
1. Giống nhau:
 - Đều là vb hành chính, có tính quy ước cao.
 (Viết theo mẫu)
2. Khác nhau:
+ Về mục đích:
- VB đề nghị: Đề đạt nguyện vọng.
- VB báo cáo: trình bày những kết quả đã làm được.
+ Về nội dung:
- VB đề nghị: Cần rõ các vđ: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? 
- VB báo cáo: Cần rõ các vđ: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả?
II. Luyện tập.
Bài 1: Hs nêu tình huống.
Bài 2: - Trình bày vb.
 - Thảo luận sửa lỗi vb.
Bài 3: a, Viết đơn.
 b, Viết vb báo cáo.
 c, Viết vb đề nghị.
Bài 4: Hoàn thiện vb.
 - Viết báo cáo hoạt động phong trào của em trong năm học vừa qua.
 - Viết đơn đề nghị nhà trường tổ chức cấp thể thư viện cho hs được tham gia đọc sách.
IV. Củng cố
	- Đặc điểm hình thức, các lỗi thường mắc của vb hành chính. 
V. Dặn dò 
	- Sửa lỗi vb. Làm bài tập 2 thành văn bản hoàn chỉnh.
	- Chuẩn bị: Tiết sau Luyện tập tiếp.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========================
Ngày soạn: .../..../2011
Ngày dạy: .../..../2011 
Tiết 127, 128 : ôn tập tập làm văn.
A. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và VBNL.
- Rèn kĩ năng so sánh các kiểu loại vb, phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ; tập nhận xét, đánh giá.
- Giáo dục ý thức chủ động, tích cực nắm bắt nội dung kiến thức đã học.
B - Phương pháp:
 	- Ôn tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Một số văn bản 
- Hs: Học và ôn tập bài.
D - Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra: Đan xen vào bài.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
? Kể tên các vb b/c đã học?
H. Kể tên 5 văn bản.
? Đặc điểm của vb b/c?
 Minh hoạ bằng các vb cụ thể?
H. Suy nghĩ, trả lời.
G. Nhận xét, chốt.
? Yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò gì trong vb b/c?
- Ví dụ: Đoạn tả đêm mùa xuân trong bài “Mùa xuân của tôi”.
- Ví dụ: Cổng trường mở ra, Ca Huế ...
? Cần làm gì để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với con người, sv, hiện tượng?
- H. Thực hành câu 6,7,8.
Ví dụ: Sài Gòn tôi yêu, mùa xuân của tôi.
 (So sánh; Đối lập, tương phản; Câu hỏi tu từ; Điệp; Câu cảm thán, hô ngữ).
* Hoạt động 2.
? Kể tên vb, t/g của các VBNL đã học?
* Chú ý: Các câu tục ngữ là những VBNL cô đúc, ngắn gọn, mỗi câu là 1 luận đề, luận điểm.
? Trong đời sống VBNL tồn tại ở các dạng gì?
? Trong VBNL cần có các yếu tố nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
? Phân biệt luận đề, luận điểm?
? Đặc điểm của d/c, lí lẽ?
? So sánh 2 đề bài và rút ra sự khác biệt của văn CM, văn GT?
I. Về văn bản biểu cảm.
1. Các vb đã học.
2. Đặc điểm của vb biểu cảm.
- Mục đích: biểu hiện t/c, thái độ, cách đánh giá của người viết đối với việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.
- Cách thức: khai thác những đặc điểm, t/c’ của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... nhằm bộc lộ t/c, sự đánh giá của mình.
- Về bố cục: Theo mạch t/c, suy nghĩ.
3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn b/c.
 - Không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc mà nhằm để khơi gợi cảm xúc, t/c.
4. Vai trò của yếu tố tự sự trong vb b/c.
 - Để thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
5. Khi muốn biểu cảm: (bày tỏ t/y thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với 1 con người, sv, hiện tượng) thì phải nêu được:
 - Vẻ đẹp bên ngoài.
 - Đặc điểm, phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật; sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu và vì sao.
6. Các biện pháp tu từ trong văn b/c.
 - Sử dụng phổ biến các BPTT.
7. Bố cục của bài văn b/c: (Xem bài học).
II. Văn bản nghị luận.
1. Các văn bản đã học: (4 vb)
2. Nghị luận trong đời sống.
- NL nói: Tranh luận, ý kiến trao đổi, bình luận thời sự, thể thao, lời giảng...
- NL viết: các bài xã luận, bình luận, phê bình, nghiên cứu...
3. Những yếu tố quan trọng trong VBNL.
- Luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Vấn đề chủ yếu là lập luận.
4. Luận đề - luận điểm.
- Luận đề: Vđ chủ yếu và khái quát nêu trong đề bài.
- Luận điểm: Những khía cạnh, bình diện, bộ phận của luận đề.
 ( Một luận đề có nhiều hoặc một luận điểm)
5. Dẫn chứng và lí lẽ.
- Dẫn chứng trong văn CM phải tiêu biểu, chọn lọc, phù hợp với luận điểm, luận đề.
- Dẫn chứng phải được phân tích bằng lí lẽ, lập luận (ko chỉ liệt kê).
- Lí lẽ, lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc, logic; là chất keo kết nối các d/c, làm sáng tỏ, nổi bật d/c.
6. So sánh văn CM, GT.
 * So sánh 2 đề bài: (sgk 140).
+ Giống: - Chung 1 luận đề.
 - Cùng phải sử dụng lí lẽ, d/c, lập luận.
+ Khác: 
Đề a
Đề b
- Kiểu bài: giải thích.
- Vđ (g/thiết) chưa rõ.
- Lí lẽ là chủ yếu.
- Cần làm rõ b/c vđ.
- Kiểu bài: CM
- Vđ (g/thiết) đã rõ.
- D/c là chủ yếu.
- Cần chứng tỏ sự đúng đắn của vđ.
Tiết 2:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động1.
G. Ghi đề lên bảng, yêu cầu học sinh lập dàn bài chi tiết.
Sau đó, G chọn một vài bài để kiểm tra cách làm bài của H.
* Hoạt động 2. 
G. Ghi đề lên bảng, yêu cầu học sinh lập dàn bàiSau đó, G chọn một vài bài để kiểm tra cách làm bài của H. chi tiết. 
I. Đề 1.
Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Dàn bài
Mở bài: 
- Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống.
- Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.
 Thân bài: 
* Giải thích câu tục ngữ.
- Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức.
- Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn.
* Chứng minh:
- Trong k/c chống ngoại xâm, dân tộc ta đều theo chiến lược trường kì và đã kết thúc thắng lợi (d/c)
- Trong lđsx, nhân dân bao đời đã bền bỉ đắp đê ngăn lũ, bảo vệ mùa màng.
- Trong nghiên cứu khoa học, sự kiên trì đã đem đến cho con người bao phát minh vĩ đại (d/c)
- Trong học tập, học sinh phải kiên trì 12 năm mới có đủ kiến thức cơ bản.
Với những người tật nguyền thì ý chí phấn đấu càng phải cao (d/c)
* Liên hệ: “Không có việc gì khó...”
 Kết bài: 
- Câu tục ngữ là bài học quý báu.
- Cần vận dụng một cách sáng tạo bài học về tính kiên trì (kiên trì + thông minh + sáng tạo) để thành công.
II. Đề 2.
Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
 Mở bài.
- Những phương diện làm nên giá trị con người: phẩm chất, hình thức.
- Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu: Tốt gỗ ...”.
 Thân bài:
* Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ ntn?
- Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật; phẩm chất của con người.
- Nước sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức, vẻ bên ngoài của con người.
-> Nước sơn đẹp nhưng gỗ ko tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; Con người cũng cần cái nết, phẩm chất chứ ko phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài.
* Vì sao nhân dân lại nói như vậy?
	- Hình thức sẽ phai tàn, nhưng phẩm chất, nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng được khẳng định theo thời gian.
	- Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. Người có phẩm chất tốt luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.
* Cần hành động ntn?
	- Chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức.
	- Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình.
* Liên hệ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
 Kết bài:
- Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại.
- Cần hài hoà 2 mặt nội dung, hình thức.
IV. Củng cố 
G. Khái quát nội dung kiế n thức cơ bản.
V. Dặn dò 
- Lập dàn ý các đề bài ôn tập. Chuẩn bị tốt, tiết sau học tiếp.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33- 34.doc