Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 17 đến tiết 20

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 17 đến tiết 20

A Mục tiêu: Bước đầu tìm hiểu về thơ Trung đại.Cảm nhận đựơc tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà.

-Hiểu giá trị tư tưởng và ngệ thuật đặc sắc của bài thơ Tụng giá Hoàn kinh sư

1. Kiến thức: -Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc qua hai bài thơ.Bước đầu hiểu về thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

-Hiểu được giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài bài thơ.

2.Kĩ năng: Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt.

Đọc và hiểu các bài thơ thất ngôn, ngũ ngôn qua bản dịch TV.

3. Thái độ: Niềm tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước.

B Chuẩn bị: GV: Chép hai bài thơ trên bảng phụ.

 HS: Soạn bài

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 17 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5
Tiết: 17
Văn bản
SÔNG NÚI NƯỚC NAM. PHÒ GIÁ VỀ KINH
 (Không rõ tác giả) (Trần Quang Khải)
NS: 
NG: 
A Mục tiêu: Bước đầu tìm hiểu về thơ Trung đại.Cảm nhận đựơc tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà.
-Hiểu giá trị tư tưởng và ngệ thuật đặc sắc của bài thơ Tụng giá Hoàn kinh sư
1. Kiến thức: -Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc qua hai bài thơ.Bước đầu hiểu về thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
-Hiểu được giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài bài thơ.
2.Kĩ năng: Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt.
Đọc và hiểu các bài thơ thất ngôn, ngũ ngôn qua bản dịch TV.
3. Thái độ: Niềm tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước.
B Chuẩn bị: 	GV: Chép hai bài thơ trên bảng phụ.
	HS: Soạn bài
C Tổ chức hoạt động: 
HĐ1 Kiểm tra bài cũ: 
H: Đọc 2 bài ca dao có nội dung châm biếm.Nêu nội dung và nghệ thuật.
H: Hai bài ca dao thể hiện thái độ, tinh thần gì của người bình dân xưa? Qua hai bài ca dao, hãy chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc thường đuợc sử dụng trong chùm ca dao này?
HĐ2: Giới thiệu bài VHVN từ thế kỉ XàTKXI X từng được gọi các tên sau: Văn học cổ Việt Nam, Văn học thành văn Việt Nam, Văn học viết thời phong kiến, Văn học trung đại.Gồm hai bộ phận viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.Trong đó thơ giữ vị trí rất lớn.
-Hai bài thơ ra đời trong thời kì lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đo hộ của các thế lực phong kiến phương Bắc hàng ngàn năm.
Tổ chức hoạt động
HĐ3: Bài mới: 
B1 Tìm hiểu chung: 
@ MT: Bước đầu tìm hiểu về thơ Trung đại.Nắm đôi nét về tác giả, thể thơ.
-GV: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả
-HS: Đọc bài thơ
-Xác định thể thơ
-GV: Giới thiệu vè thơ TĐVN.
B2: Đọc hiểu bài thơ Sông núi nước Nam
@ MT: Nắm đựơc nội dung tuyên ngôn: chủ quyền lãnh thổ của đất nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy.
-GV: Bài thơ từng được coi là bài thơ thần với nghĩa là do thần sáng tác. àThần linh hoá tác phẩm văn học.Nêu cao ý nghĩa thiêng liêng của bài thơ.
-GV: Giảng giải về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Yêu cầu HS nhận diện.
H: Lời bài thơ này là lời của ai?Nói với ai?và nói điều gì?
-Chủ tướng nói với binh sĩ và tuớng giặc.
-Nêu cao chân lí quốc gia độc lập với tư thế vô cùng tự hào ở chính nghĩa, đồng thời vạch ra tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược.
H: Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên bằng thơ của nước ta.Em hiểu thế nào là tuyên ngôn độc lập?Nội dung tuyên ngôn trong bài thơ này là gì?
-Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố khẳng định chủ quyền
-Nội dung: Hai ý cơ bản
-GV: Bình: Nam quốc àGạt bỏ quận huyện, Nam dế (so sánh với vương) àgạt bỏ thiên tử àtư thế hào hùng, hiên ngang.
-Câu 3 bao hàm ý ngạc nhiên, khinh bỉ cái ngu xuẩn và hạ uy danh của lính thiên triều.
Nghịch lỗ: Quân cướp, kẻ phản nghịch
Câu 4: không đánhàtự thua, tự chuốc lấy.
H: Đã nói đến thơ là nói đến biểu ý, biểu cảm, vậy bài Sông núi nước Nam có hình thức biểu ý, biểu cảm như thế nào?
-Thiên về biểu ý, trực tiếp trình bày ý kiến(nghị luận)Nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
-Nhưng cảm xúc, thái độ ẩn kín phía sau.
H: Nhận xét về giọng điệu bài thơ?Vì sao bài thơ đựơc xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
è Chốt phần nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
HĐ3: Đọc hiểu văn bản Phò giá về kinh
B1: Tìm hiểu chung: 
@MT: Sơ giản về tác giả, Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đluật
-HS: Đọc bài thơ
GV: Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
-Giới thiệu về thể thơ : ngũ ngôn tứ tuyệt
HS: Nhận diện bài thơ
B2 Đọc - hiểu bài thơ: 
@ MT: Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta trong thời đại nhà Trần.
H: Bài thơ biểu đạt ý tưởng tình cảm gì?
GV: Giảng bình
-Ba lần giặc Nguyên xâm lược nước ta
-Trong cuộc kháng chiến lần hai Trần Nhật Duật chỉ huy đánh tan giặc ở cửa Hàm Tử sau đó Trần Quang Khải àChương Dương, Vạn Kiếp, Thăng Long (Ngày 9/7/1285)Thái thượng Hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông về kinh.
H: Bài thơ có tư tưởng lớn lao và rõ ràng như thế nhưng cách diễn đạt ý tưởng của bài thơ như thế nào? Ở đây tính chất biểu cảm tồn tại ở trạng thái nào?
HĐ4: Tổng kết, luyện tập: 
@MT: -Hiểu được giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài bài thơ.
H: Cách biểu ý và biểu cảm của hai bài thơ có gì giống nhau?
Dồn nén cảm xúc bên trong ý tưởng
H: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa thời sự của hai câu thơ: Thái bình tu trí lực/ Vạn cổ thử giang san.
Nội dung: 
Sông núi nước Nam
I/ Tìm hiểu chung: 
1/Tác giả: Là bài thơ chữ Hán.Chưa rõ là ai.Tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt. và trận chiến chống quân Tống xâm lược tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
2/Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt: Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng, có niêm luật chặt chẽ.
3/ Thơ Trung đại Việt Nam.
-Thơ Trung dại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.gồm nhiều thể loại: Đường luật, song thất lục bát.Đường luật là luật thơ có từ nhà Đường TQ.
II/Đọc –hiểu văn bản: 
1/Nội dung tuyên ngôn: 
a/ Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước: 
+Nước Nam là của người Nam. +Đó là chân lí. Được khẳng định trong sự phân định địa phận, lãnh thổ- “ thiên thư”
b/ Ý thức quyết tâm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc: 
+ Thái độ quyết liệt, rõ ràng: coi kẻ thù là “nghịch lỗ”.
+ Chỉ rõ: bọn giặc sẽ bị thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.
*Bài thơ nghiêng về biểu ý, biểu cảm ẩn kín
2/ Nghệ thuật: 
-Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích 
- Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
- Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.
3/ Ý nghĩa văn bản: 
-Bài thơ có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta.
-Thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
Phò giá về kinh
I/ Tìm hiểu chung: 
1/Tác giả Thượng tướng Trần Quang Khải
2/Thể loại : Ngũ ngôn tứ tuyệt-Đường luật: Mỗi bài có 4 câu, mỗi cau có 5 tiếng, niêm luật chặt chẽ.
3/ Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử(1825)Tác giả phò giá vua và Thái thượng Hoàng về kinh.
II/ Đọc- hiểu văn bản: 
1/Nội dung: 
-Hào khí chiến thắng của dân tộc thời đại nhà Trần được tái hiện qua những sự kiện lịch sử trong cuộc chiến đấu chống Mông Nguyên xâm lược: chiến thắng hàm Tử, Chương Dương.
-Phương châm giữ nước bền vững: 
+ Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
+ Thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy ý nghĩa của việc dốc sức lực, giữ hòa bình, bảo vệ tổ quốc.
2/ Nghệ thuật: 
-Thể hiện thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc để thể hiện niềm tự hào của tác giả trước chiến thắng hào hùng của dân tộc.
-Nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện những chiến thắng dồn dập, và bày tỏ suy nghĩ của tác giả.
- Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
-Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
3/ ý nghĩa văn bản: hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.
IIILuyện tập: Học thuộc hai bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật.
E Hướng dẫn tự học: -Học thuộc lòng bản dịch thơ của hai bài thơ. Nhớ được 8 yếu tố HV.
-Soạn Côn Sơn ca.Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
@ RKN: 
Tiết: 18
Tiếng Việt
TỪ HÁN VIỆT
NS: 
NG: 
A Mục tiêu: Hiểu thế nào là yếu tố Hv. Biết phân biệt hai loại từ ghép HV: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Có ý thức sử dụngt ừ HV đúng nghĩa, phù hợp với quá trình giao tiếp.
1. Kiến thức: 
-Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
-Biết phân loại từ ghép Hán Việt: Đẳng lập và ghép chính phụ.
2. Kĩ năng: -Nhận biết từ ghép HV và các loại từ ghép HV. Mở rộng vốn từ HV.
-Ra quyết định. Giao tiếp
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của TV.
B Chuẩn bị: 	GV: Bảng phụ
	HS: Soạn bài.Xem lại nghĩa của các từ HV trong các bài thơ đã học.
C Tổ chức hoạt động: 
HĐ1 Kiểm tra bài cũ: 
1/Cho hai đại từ.Thế nào là đại từ? Các loại đại từ?
1/Đặt hai câu có sử dụng hai loại đại từ. Chú thích.
HĐ2: Giới thiệu bài	 GV: nhắc lại nguồn gốc từ mượn (NV6)àVào bài.
Tổ chức hoạt động
HĐ2: Tìm hiểu nội dung: 
@ MT: -Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.-Biết được phân loại yếu tố HV không được dùng độc lập. Có nhiều yếu tố HV đồng âm.
-Kĩ năng: nhận diện từ HV trong văn bản. Phân biệt các yếu tố HV đồng âm.
-GV: Treo bảng phụ có bài thơ Sông núi nước Nam.Gạch dưới các từ: Nam, quốc, sơn, hà
H: Các tiếng trên có nghĩa là gì? Tiếng nào có thể sử dụng như từ đơn để đặt câu? Tiếng nào không?
-Nam : Phương Nam(Dùng độc lập): quốc: nước: hà: sông : sơn: núi
GV: So sánh: Sông với hà, quốc với nước, sơn với núi
HS: Đặt câu để thấy được các yếu tố Hán Việt trên không thể dùng độc lập như một từ, chỉ dùng để tạo từ ghép Hán Việt.
H: Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là gì?Thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã có nghĩa là gì?Thiên trong Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long có nghĩa là gì? (trời, nghìn, dời)
àHiện tượng đồng âm khác nghĩa.
GV: Chốt, ghi bảng.HS: Ghi bài vào vở.
@ MT: -Biết phân loại từ ghép Hán Việt: Đẳng lập và ghép chính phụ-Nhận biết từ ghép HV và các loại từ ghép HV. Mở rộng vốn từ HV.
H: Các từ sơn hà, xâm phạm, giang sơn thuộc từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
H: Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Trật tự các yếu tố này có gì giống, khác trật tự các yếu tố trong từ ghép thuần Việt?
HS: Cho VD
HS: Đọc ghi nhớ
HĐ3: Tổng kết, luyện tập: 
@MT: -Biết phân loại từ ghép Hán Việt: Đẳng lập và ghép chính phụ.-Phân biệt nghĩa của một số yếu tố HV đồng âm.Tìm các từ HV chứa các yếu tố HV theo mẫu cụ thể.-KN: Mở rộng vốn từ HV.
-Đọc đề, xác định yêu càu đề.
BT1: Làm miệng.
-BT2: Thi nhanh giữa các tổ.Hình thức: Đối mặt. GV chỉ định từng tổ 1.Đến lượt tổ nào người của tổ đó phải đọc một từ. Chú ý khồn trùng lặp. Thư kí ghi nhanh. Tổng kết, khen thưởng.
BT3: Hình thức gọi 1 HS lên bảng. Cả lớp tự hoàn thành vào vở nháp. Sửa sai. Chấm điểm miệng.
Nội dung: 
I.Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
-Tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt là yếu tố Hán Việt.
-Phần lớn các yếu tố Hán việt không được dùng độc lập như từ mà dùng để cấu tạo từ ghép Hán Việt.
-Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm khác nghĩa.
II.Các loại từ ghép Hán Việt.
 1/Từ ghép đẳng lập: 
VD: Xâm phạm, sơn hà
 2/Từ ghép chính-phụ: 
Các yếu tố trong từ ghép chính phụ HV được sắp xếp theo trật tư: 
a/Chính trước, phụ sau
VD: Ái quốc, thủ môn.
b/Phụ trước, chính sau.
VD: Thiên thư, thạch mã, tái phạm
III/Luyện tập: 
BT1/ a/ Hoa 1: bông của cây: Hoa 2: đẹp lộng lẫy
b/ Phi1: bay, phóng nhanh ...  chất lượng bài làm của mình, so sánh với yêu cầu, rút ra kinh nghiện.
B Chuẩn bị: 	GV: Chấm bài, phân tích chất lượng, thống kê lỗi.
	HS: Xem lại lí thuyết về kiểu bài miêu tả.
C Tổ chức hoạt động: 
Tổ chức hoạt động
HĐ1: HS nhắc lại đề, xác định yêu cầu đề: 
H: Đề nêu ta yêu cầu gì? 
H: Để thực hiện được yêu cầu đề ra chúng ta phải thực hiện những bước nào? Chúng ta phải định hướng cho bài viết như thế nào? ( viết cái gì? Viết cho ai?để làm gì? Như thế nào?
Kiểu văn bản? Nội dung?
Bố cục được sắp xếp như thế nào? MB? TB? KB?
Trình tự? Chủ đề? Có những từ ngữ? Chi tiết nào?
HĐ2: Trả bài, HS đọc lại bài, xác định xem đã đạt những yêu cầu chưa?(Phương thức biểu đạt, , trình tự kể, bố cục, mạch lạc, ngữ pháp, dấu câu, dùng từ)
HĐ3: Gọi HS tự nhận xét bài làm của mình. 
-HS: nhận xét.
-GV: Chốt lại những ưu, khuyết điểm của các em.
HĐ4: Học sinh tự chữa lỗi: 
-HS: Trao đổi bài cho nhau. Giúp bạn chữ lỗi.
-GV: Ghi bảng các lỗi thường gặp. Không nêu tên HS.
-HS: Lên bảng sửa lỗi.
GV: Nhấn mạnh về việc dùng từ, đặt câu, liên kết, bố cục, mạch lạc.
HĐ5: Tổng kết, rút kinh nghiệm: 
-GV: ghi bảng phụ những câu văn hay. Chỉ ra cái hay của từng câu.
-Đọc bài văn hay.
-HS: Chỉ ra cái hay, cái mới trong bài văn của bạn.Chú ý bố cục, mạch lạc của bài văn hay đó.
.
Nội dung: 
I/Đề: Quê em vừa xong mùa gặt. Hãy tả lại cảnh cánh đồng lúa quê em sau vụ gặt ấy.
II/Yêu cầu: 
-Thể loại: miêu tả.
-Nội dung: tả lại cảnh cánh đồng lúa quê em sau vụ gặt.
-Yêu cầu cụ thể: 
MB: Giới thiệu cảnh cánh đồng lúa sau vụ gặt.
TB: Tả theo một trình tự nhất định.
( Thời gian, không gian, hồi ức..)
-Không gian
-Bầu trời
-Bao quát cánh đồng
-Tả cận cảnh: gốc rạ, rơm, bờ cỏ, khói đốt đồng, mùi khói, mùi rơm rạ, mùi đất hăng nồng
KB: Ấn tượng chung về cánh đồng lúa. Niềm vui về vụ mùa no ấm.
 III/Chữa bài: 
1/Chính tả: 
Lỗi sai: 
Sửa lại: 
Xuốt lúa
Tuốt
Nhìu
Nhiều
Rất mai
may
Từ đau
Đâu
Quang đảng
Đãng
Nghĩ ngơi
Nghỉ
Nhắng nhũ
Nhắn nhủ
 2/Dùng từ: 
Dùng sai
Sửa lại
 Quê em làm nghề gặt lúa
Nghề nông. Từ quê em dùng sai. Không thể sửa.
Tới lúc bội thu
Thu hoạch
Cánh đồng quê em rất bát ngát
Rộng bát nghát.hoặc rất rộng.
3/Diễn đạt 
-Bây giờ em chỉ cần lấy những chị lúa để đưa cho bố gặt.
-Bây giờ, bầu trời vẫn còn đang ngủ với với bộ đồ trong veo trên chiếc giường không khí.
4/Bố cục: bài cụ thể
III/Hướng khắc phục: 
-HS: tự chép những câu văn hay của bạn: 
-Tất cả các hoạt động và mùi khói, mùi rạ mới hòa quyện vào nhau tạo nênmột bức tranh tuêtj đẹp của cánh đồng quê sau vụ gặt.
Gốc rạ trên đồng chắc cứng, bén ngót, nếu ai nhỡ vô tình dẫm lên sẽ rất đau.
-không khí mùa gặt tấp nập bao nhiêu thì giờ đây yên ắng bấy nhiêu.
-Từng đàn châu chấu không còn lúa để nấp dang bay rào rào trên bệ cỏ. Mấy đứa trẻ con thi nhau đuổi bắt, bỏ đầy vào những cái chai nhựa trong suốt.
-Gió thổi lồng lộng trên cánh đồng, mùi rạ mói, mùi khói hòa quyện nhau tạo nên một hương vị rất riêng của làng quê sau mùa gặt.
-Cánh đồng to lớn như bầu trời nhưng chỉ khác là bầu trời trong xanh còn cánh đồng vàng lụa.
-Sau mùa gặt chỉ còn cái gốc nhô lên như người khổng lồ cắt tóc tỉa.
*Thống kê: 
Lớp
SL
Kém
yếu
TB
Khá
Giỏi
TTB
Sl
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
7/4
42
E. Hướng dẫn tự học:-Tất cả các em điểm dưới trung bình phải về viết lại bài vào vở ghi.
-Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm -Sưu tầm những lá thư mà em đã viết.
@ RKN: 
Tiết: 19
Tập làm văn
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
NS: 
NG: 
A Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về kiểu bài miêu tả. Bố cục, liên kết, mạch lạc
2. Kĩ năng: kĩ năng làm bài văn miêu tả.Sử dụng từ ngữ, đặt câu.
3. Thái độ: Tự đánh giá chất lượng bài làm của mình, so sánh với yêu cầu, rút ra kinh nghiện.
B Chuẩn bị: 	GV: Chấm bài, phân tích chất lượng, thống kê lỗi.
	HS: Xem lại lí thuyết về kiểu bài miêu tả.
C Tổ chức hoạt động: 
Tổ chức hoạt động
HĐ1: HS nhắc lại đề, xác định yêu cầu đề: 
H: Đề nêu ta yêu cầu gì? 
H: Để thực hiện được yêu cầu đề ra chúng ta phải thực hiện những bước nào? Chúng ta phải định hướng cho bài viết như thế nào? ( viết cái gì? Viết cho ai?để làm gì? Như thế nào?
Kiểu văn bản? Nội dung?
Bố cục được sắp xếp như thế nào? MB? TB? KB?
Trình tự? Chủ đề? Có những từ ngữ? Chi tiết nào?
HĐ2: Trả bài, HS đọc lại bài, xác định xem đã đạt những yêu cầu chưa?(Phương thức biểu đạt, , trình tự kể, bố cục, mạch lạc, ngữ pháp, dấu câu, dùng từ)
HĐ3: Gọi HS tự nhận xét bài làm của mình. 
-HS: nhận xét.
-GV: Chốt lại những ưu, khuyết điểm của các em.
HĐ4: Học sinh tự chữa lỗi: 
-HS: Trao đổi bài cho nhau. Giúp bạn chữ lỗi.
-GV: Ghi bảng các lỗi thường gặp. Không nêu tên HS.
-HS: Lên bảng sửa lỗi.
GV: Nhấn mạnh về việc dùng từ, đặt câu, liên kết, bố cục, mạch lạc.
HĐ5: Tổng kết, rút kinh nghiệm: 
-GV: ghi bảng phụ những câu văn hay. Chỉ ra cái hay của từng câu.
-Đọc bài văn hay.
-HS: Chỉ ra cái hay, cái mới trong bài văn của bạn.Chú ý bố cục, mạch lạc của bài văn hay đó.
.
Nội dung: 
I/Đề: Ngày hội khai trường năm nay thật ấn tượng.Em hãy tả lại quang cảnh ngày hội ấy.
II/Yêu cầu: 
-Thể loại: miêu tả.
-Nội dung: Tả quang cảnh nagỳ hội khai truowngf năm nay
-Yêu cầu cụ thể: 
MB: Giới thiệu ngày khai trường. Ấn tượng, không khí bao trùm.
TB: Tả theo một trình tự nhất định.
( Thời gian, không gian, hồi ức..)
-Quang cảnh chung: Không khí, con đường
-Khung cảnh lễ
-Khung cảnh hội
KB: Ấn tượng chung về buổi lễ. Cảm xúc, suy nghĩ còn đọng lại. 
 III/Chữa bài: 
1/Chính tả: 
Lỗi sai: 
Sửa lại: 
Hàng ngủ
ngũ
sếp hàng
xếp
Đưa tay lên tráng
trán
vổ tai
vỗ tay
nhộn nhiệp
nhịp
Sao đó
sau
Ăn sa sa
Xoa xoa
 2/Dùng từ: 
Dùng sai
Sửa lại
Các thầy cô cũng rất khang trang
đẹp, trang trọng
chủng bị vào lớp 7
chuẩn bị
3/Diễn đạt:
-Ngoài sân nhỏ là các các học sinh lớp 6 vào xếp hàng, trong các học sinh lớp 6 thật háo hức mong chờ để đựơc vào lớp 6.
-Khi cái dọng khản đặc của thầy Mạnh cất lên, cả trường đang xôn xao bổng im lặng như sau một cơn giận dữ vậy...
4/Bố cục: bài cụ thể
III/Hướng khắc phục: 
-HS: tự chép những câu văn hay của bạn: 
-Thế mới biết ngày hội khai truờng không chỉ làm cho học sinh vui hơn mà còn tạo điều kiện cho học sinh gần gũi với thầy cô hơn nữa.
-Trên lối đi dẫn vào sân rợp bóng hai hàng cờ đỏ sao vàng.
*Thống kê: 
Lớp
SL
Kém
yếu
TB
Khá
Giỏi
TTB
Sl
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
7/4
42
E. Hướng dẫn tự học:-Tất cả các em điểm dưới trung bình phải về viết lại bài vào vở ghi.
-Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm -Sưu tầm những lá thư mà em đã viết.
@ RKN: 
Tiết: 20
Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
NS: 
NG: 
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người.Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong bài văn biểu cảm.Biết cách vận dụng những kiến thức đó vào đọc hiểu văn bản.
2. Kĩ năng: 
Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm và hai cách biểu cảm: trực tiếp và gián tiếp.
Tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố biểu cảm.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, tình cảm bạn bè thân thiết.Bồi dưỡng những tình cảm nhân văn.
B Chuẩn bị: 	GV: Thơ, báo
	HS: Sưu tầm các lá thư
C Tổ chức hoạt động: 
HĐ1: kiểm tra việc soạn bài.
HĐ2: Giới thiệu bài: Nhu cầu biểu cảm của con người rất phong phú
Tổ chức hoạt động
HĐ3: Tìm hiểu nội dung: 
@ MT: Hiểu nhu cầu biểu cảm
-HS: Đọc bài ca dao
H: Những đoạn văn trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Thổ lộ tình cảm để làm gì?Theo em khi nào người ta thấy cần làm văn biểu cảm?trong thư gởi cho bạn bè em thấy cần làm văn biểu cảm không?
GV: Ngoài văn thơ thì các hình thức: hát, vẽ tranh, đàn, sáo... đều có mục đích biểu cảm
@ MT:-Nắm đặc điểm của văn biểu cảm. Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong bài văn biểu cảm.Biết cách vận dụng những kiến thức đó vào đọc hiểu văn bản.
-Đọc đoạn văn 2.Thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau.
HS: Trình bày.
H: Hai đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự miêu tả?
Đ1: Nỗi nhớ và kỉ niệm
Đ2: Tình cảm gắn bó với quê hương
-Cả hai không kể sự việc gì hoàn chỉnh
Đ1: Gợi lại kỉ niệm
Đ2: Miêu tả àLiên tưởng àgợi cảm xúc
HS: Chỉ ra các hình ảnh, các từ ngữ có tính biểu cảm
-Đ1: Thương nhớ ơi, xiết bao mong nhớ, kỉ niệm
Đ2: Chuỗi hình ảnh và liên tưởng
H: Có ý kiến cho rằng tình cảm trong văn biểu cảm là thứ tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn.Em có tán đồng ý kiến đó không?
àGhi nhớ M3
H: Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm trong hai đoạn văn trên? (M4)
-HS: Trình bày
-GV: Chốt.
-Trực tiếp : Thường gặp trong thư nhật kí, văn chính luận
-Gián tiêp: Tiếng hát trong đài, trong im lặng, trong tâm hồn, trong tưởng tượng. à.Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, của ruộng vườn, của đất nước.Gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương. Đây là cách biểu cảm thường gặp trong tác phẩm văn học
GV: Vậy chúng ta thấy văn biểu cảm chỉ nhằm cho người đọc biết được tình cảm của người viết, người nói.Tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu.Các sự việc, hình ảnh chỉ là phương tiện biểu cảm.
HĐ3: Tổng kết, luyện tập
@ MT: -Nhận biết đoạn văn biểu cảm.-Xác định được nội dung biểu cảm trong một số bài văn.-Biết kể tên một số văn bản biểu cảm
H: Văn biểu cảm là gì?Văn biểu cảm thể hiện qua thể loại nào?Tình cảm trong văn biểu cảm có tính chất như thế nào?Có những cách biểu đạt nào?
GV: Chốt lại ghi nhớ
-Hướng dẫn làm bài tập.
-Đọc và xác định yêu cầu đề.
-HS: làm bài các nhân.
-Nhận xét, sửa sai.
Nội dung: 
I/Tìm hiểu nội dung: 
1/Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
a/Nhu cầu biểu cảm của con người: 
-Khi có tình cảm chất chứa muốn biểu hiện.
b/Đặc điểm chung của văn biểu cảm: 
-Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
-Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình. Bao gồm các thể loại: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút.
-Tình cảm trong văn biểu cảm: thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
-Cách biểu cảm: 
+trực tiếp: Tiếng kêu, lời than
+gián tiếp: Qua tự sự, miêu tả
2/Ghi nhớ (SGK)
II/Luyện tập: 
BT1/ b: Tình cảm đặc biệt đối với loài hoa hải đường.
BT2/Biểu cảm trực tiếp. Vì đều trực tiếp nêu tư tưởng tình cảm, không thông qua tự sự, miêu tả.
BT3/ Kể tên một số văn bản biểu cảm mà em biết: 
-Ca dao
-Thơ
E. Hướng dẫn tự học: 
-Học ghi nhớ, làm bài tập vào vở.
-Soạn bài đề văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm. Chuẩn bị một lá thư, hoặc một trang nhật kí.
@ RKN: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan5.doc