Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 21 đến tiết 24

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 21 đến tiết 24

A Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-.Cảm nhận được hồn quê thắm thiết, tình yêu của Trần nhân Tông trong bài thơ chữ Hán.

-Sự hoà hợp nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãivới cảnh trí Côn Sơn qua thể thơ lục bát.

2. Kĩ năng:

-Nhận biết thể thơ: Lục bát, Phân tích đoạn thơ chữ Hán đuợc dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát.

-Vận dụng kiến thức đã học về thể thơ để tìm hiểu bài thơ.Nhận biết một số chi tiết nghệ thuật của bài.thấy được sự tinh tế trong việc lựa chọn ngôn ngữ của tác giả.

3. Thái độ: yêu thiên nhiên, trân trọng những danh nhân văn hóa, lịch sử.

B Chuẩn bị:

-Chân dung tác giả.Hai bài thơ chép trên bảng phụ.

C Bài cũ:1/Đọc thuộc lòng bản phiên âm và bản dịch thơ bài :Sông núi nước Nam.Cho biết nội dung tuyên ngôn trong bài.Nhận xét về giọng điệu bài htơ.

2/Đọc bài :Phò giá về kinh.Của Trần Quang Khải.Nhận xét về cách biểu ý và cách biểu cảm của bài thơ

D Tổ chức hoạt động:

HĐ1 :Giới thiệu bài

-Treo chân dung-Vì vua yêu nước, nhà văn hoá lớn, nhà thơ đời Trần.

-Danh nhân lịch sử dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 21 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:6
Tiết:21
Văn bản
CÔN SƠN CA. (Nguyễn Trãi)
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Hướng dẫn đọc thêm)
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-.Cảm nhận được hồn quê thắm thiết, tình yêu của Trần nhân Tông trong bài thơ chữ Hán.
-Sự hoà hợp nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãivới cảnh trí Côn Sơn qua thể thơ lục bát.
2. Kĩ năng:
-Nhận biết thể thơ: Lục bát, Phân tích đoạn thơ chữ Hán đuợc dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát.
-Vận dụng kiến thức đã học về thể thơ để tìm hiểu bài thơ.Nhận biết một số chi tiết nghệ thuật của bài.thấy được sự tinh tế trong việc lựa chọn ngôn ngữ của tác giả.
3. Thái độ: yêu thiên nhiên, trân trọng những danh nhân văn hóa, lịch sử.
B Chuẩn bị: 
-Chân dung tác giả.Hai bài thơ chép trên bảng phụ.
C Bài cũ:1/Đọc thuộc lòng bản phiên âm và bản dịch thơ bài :Sông núi nước Nam.Cho biết nội dung tuyên ngôn trong bài.Nhận xét về giọng điệu bài htơ.
2/Đọc bài :Phò giá về kinh.Của Trần Quang Khải.Nhận xét về cách biểu ý và cách biểu cảm của bài thơ
D Tổ chức hoạt động:
HĐ1 :Giới thiệu bài
-Treo chân dung-Vì vua yêu nước, nhà văn hoá lớn, nhà thơ đời Trần.
-Danh nhân lịch sử dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới
Tổ chức hoạt động
HĐ2 : Đọc thêm văn bản Côn Sơn ca
@ MT: -Nắm được đôi nét về tác giả, tác phẩm. Nắm đặc điểm thể thơ lục bát.-Nắm nội dung và nghệ thuật đặc sắc.
KN: Đọc, tìm hiểu về một tác giả.
-GV:Giới thiệu về Nguyễn Trãi, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
-HS: đọc bài thơ, nhận diện thể thơ: số câu, tiếng, vần.
H:Với văn bản này ta cần làm rõ nội dung nào? àhai nội dung.
-Tâm hồn Nguyễn Trãi trước cảnh trí Côn Sơn.
-Cảnh trí Côn Sơn trong tâm hồn Nguyễn Trãi
H;Ta xuất hiện mấy lần trong bài thơ?Ta là ai?Ta làm gì ở Côn Sơn?Qua đó ta hiểu gì về Ta ?
-Ta:Nguyễn Trãi àXuất hiện 5 lần trong bài thơ.
-Nghe, nằm, ngồi, ngâm àthảnh thơi, thả hồn vào cảnh trí.
H:Qua đoạn trích em thấy cảnh trí Côn Sơn hiện lên như thế nào?
-HS:Xem tranh.Mô tả tranh.
GV:Nên thơ, khoáng đạt, như một bức tranh thuỷ mặc.
-HS: Đọc diễn cảm bài thơ.
HS:Nhận xét giọng điệu chung của bài thơ?Trong đoạn thơ từ nào được lặp lại?Tác dụng của nó?
-Côn Sơn, caàNhẹ nhàng, êm tai.
H:Qua đoạn thơ trên em có cảm nhận gì về Nguyễn Trãi?
HS:Rút ra Ghi nhớ
HĐ3:Hướng dẫn đọc -hiểu văn bản Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trương trông ra
@ MT:Cảm nhận được hồn quê thắm thiết, tình yêu của Trần nhân Tông trong bài thơ chữ Hán.
Nhận biết một số chi tiết nghệ thuật của bài.thấy được sự tinh tế trong việc lựa chọn ngôn ngữ của tác giả.
-HS: Đọc bản phiên âm, bản dịch thơ.
-GV:giới thiệu đôi nét về tác giả.
-HS:Nhận diện thể thơ.
-GV:Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
H:Cảnh được miêu tả trong bài thơ vào thời điểm nào? Gồm những chi tiết nào?
-Thời gian:Chiều hoàng hôn.giao thời.-Chốn đồng quê, nông thôn
-Màu sắc:trắng của cánh cò, hoàng hôn -Âm thanh:Sáo 
-Hình ảnh, chi tiết:Mục đồng cưỡi trâu về, cò 
-H:Cùm từ “nửa như có, nửa như không” có ý nghĩa gì? Hình dung cảnh trong câu 2?(Hư hư, thực thực)
H:Cảm nhận của em về cảnh vật ở phủ Thiên Trường? Tâm hồn của tác giả trước cảnh tượng ấy?
Nội dung:
Bài ca Côn Sơn
I Tìm hiểu chung:
1/Tác giả:Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi-anh hùng dân tộc, nhà quân sự tài ba, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới, người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
2.Tác phẩm:
-Bài thơ sáng tác trong thời gian nhà thơ bị chèn ép về ở ẩn.
-Bài thơ được viết bằng chữ hán.
-Thể thơ:Lục bát
II/ Đọc- hiểu văn bản:
1/Nội dung:
a/Hình tượng nhân vật ta:
+ Cuộc sống gần gũi với thiên nhiên
+ Tâm hồn cao đẹp: Thảnh thơi thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn
àMột Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.
b/Cảnh trí Côn Sơn:khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ: có suối, đá rêu phơi, ghềnh thông, trúc.
2/Nghệ thuật:
-Bản dịch thể thơ lục, lời thơ trong sáng, sinh động, so sánh, điệp ngữ được sử dụng hiệu quả.
-Sử dụng đại từ xưng hô
-Đan xen yếu tố tả cảnh, tả người.
-Giọng thơ:nhẹ nhàng, êm tai.
Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra.
I/ Tìm hiểu chung:
1/Tác giả Trần Nhân Tông
2/Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt.
II/ Đọc –hiểu văn bản
1/Nội dung:
Bức tranh cảnh vật làng quê nơi thôn dã:
-Không gian, thời gian
-Ánh sáng, màu sắc, âm thanh, 
-Sự sống thanh bình của thiên nhiên và con người hòa quyện.
* Đây là cảnh chiều ở thôn quê được phác họa rất đơn sơ nhưng đậm đà sắc quê,, hồn quê.
b. Con người nhà thơ: -
-Cái nhìn “ vãn vọng” của nhà vua thi sĩ
- Tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị
-cảm xúc sâu lắng.
2/ Nghệ thuật:
-Điệp ngữ, tiểu đối
-nggôn ngữ đạm chất hội họa
-Dùng cái hư làm nổi bật cái thực và ngược lại.
HĐ4:Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng văn bản em thích , nắm nội dung, nghệ thuật.Nắm được nghĩa của 8 yếu tố hán Việt. Soạn : “Bánh...nước”
@ RKN:
Tiết: 22
Tiếng Việt
TỪ HÁN VIỆT(tt)
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức:-Hiểu được tác dụng của từ HV và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.
2. Kĩ năng: Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, mở rộng vốn từ HV.
3. Thái độ:Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ýnghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.Tránh lạm dụng từ Hán Việt.
B Chuẩn bị:	GV: Soạn bài, bảng phụ.
	HS: Chuẩn bị xem bài trước.
C Bài cũ:1/.Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là gì?Từ ghép Hán Việt được chia làm mấy loại?Trật tự các yếu tố Hán Việt trong từ ghép Hán Việt như thế nào?
D Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài: Vào bài trực tiếp
Tổ chức hoạt động
HĐ2:Tìm hiểu nội dung
@ MT:-Tác dụng của từ HV. -KN: Sử dụng từ HV đúng nghĩa.
GV:Treo dữ liệu trang 81, 82
HS:Xác định từ Hán Việt.
a/ Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.( đàn bà).
b/Cụ là nhà cách mạnh lão thành.Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ.trên một ngọn đồi.(chết, chôn)
c/Bác sĩ đang khám cho mai táng.(xác chết)
d/ Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua:Trẫm cho nhà ngươi một binh khí.
Yết Kiêu :Thưa bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua: Để làm gì?
Yết Kiêu : Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
H;Tại sao các câu văn không dùng các từ thuần Việt có ý nghĩa tương tự (trong ngoặc đơn)?
-Vì nó không tạo ra được các sắc thái biểu cảm như:
a/ Trang trọng, tôn kính.
b/Tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
H:Các từ gạch chân tạo sắc thái gì cho đoạn trích sau đây?(d)
-Cổ xưa.
H: Vậy từ Hán Việt tạo ra những sắc thái biểu cảm gì cho lời văn?
àHS:Rút ra ghi nhớ.
@ MT:Tác hại của việc lạm dụng từ HV.-KN: Sử dụng từ HV đúng nghĩa.
GV:Treo bảng phụ.HS Thảo luận theo các câu hỏi sau. Thời gian 4 phút.
A1/ Kì thi này con đạt loại giỏi, con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng thật xứng đáng .
A2/Kì thi này con đạt loại giỏi mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé.
B1/Ngoài sân nhi đồng đang vui đùa.
B2/Ngoài sân trẻ em đang vui đùa.
H:Theo em cách diễn đạt nào hay hơn?Vì sao?
àHS:Rút ra ghi nhớ.
HĐ3:Tổng kết, luyện tập
@ MT: Chọn từ HV thích hợp điền vào chỗ trống.Hiểu được lí do dùng từ HV.Tìm từ HV trong một văn cảnh cụ thể .Hiểu được tác dụng của việc dùng từ HV trong một văn cảnh cụ thể.
-GV:Hướng dẫn luyện tập:
BT1/Chọn từ điền vào chỗ trống.Bảng phụ. HS lên bảng làm việc.
-mẹ, thân mẫu
-phu nhân, vợ
-sắp chết, lâm chung
-giáo huấn, dạy bảo
BT2/Người Việt Nam thường dùng từ HV để đặt tên người tên địa lí vì:muốn tạo sắc thái trang trọng, tôn kính.(Làm miệng tại chỗ.)
BT3/Các từ HV tạo sắc thái cổ trong đoạn văn: ( Miệng)
giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần
BT4/Sử dụng từ HV như trên là chưa phù hợp.Nên sử dụng các từ thuần Việt tương đương để không làm cho lời ăn tiếng nói trở nên thiếu tự nhiên.
Nội dung
I/ Tìm hiểu nội dung:
1.Tác dụng của từ Hán Việt:
Sử dụng từ Hán Việt tạo sắc thái biểu cảm:
*Tạo sắc thái trang trọng, tôn kính:
VD:Thứ bảy này trường tôi tổ chức lễ lỉ niệm 21 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
*Tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục:
VD:Nó bị thổ tả cả ngày nay nên mặt mũi xanh lè, cắt không ra tí máu nào.
*Tạo sắc thái cổ:
VD:Trẫm chuẩn tấu cho khanh được cưới tiểu thư làm vợ.
 2/Cách sử dụng từ Hán Việt:
Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Không nên lạm dụng từ Hán Việt.
II/Luyện tập:
.
HĐ4: Hướng dẫn tự học:-Học bài, làm bài tập vào vở. Tìm hiểu các yếu tố HV trong các văn bản đã học.
-Chuẩn bị bài:qh từ
@RKN:
Tiết:23
Tập làm văn
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Hiểu các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm.
-Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm.
-Biết cách vận dụng những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm vào đọc hiểu văn bản.
2. Kĩ năng: Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
3. Thái độ: Bồi dưỡng những tình cảm đẹp. Giáo dục tình yêu thiên thiên.
B Chuẩn bị: GV: Vài văn bản biểu cảm
	HS: Mỗi em một bài thơ, hoặc một lá thư, hoặc một trang nhật kí. 
C Bài cũ:
1/Văn biểu cảm là gì?Gồm những thể loại nào?Tính chất của tình cảm trong văn biểu cảm?phương thức biểu hiện?
D Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài: Trực tiếp.
Tổ chức hoạt động:
HĐ2 Tìm hiểu nội dung
@ MT: -Nắm bố cục của bài văn biểu cảm.Yêu cầu của việc biểu cảm..hai cách biểu cảm gián tiếp và trực tiếp.
-KN: Nhận biết các đặc điểm của văn biểu cảm qua một văn bản cụ thể.
-HS: Đọc văn bản Tấm gương.
H:Bài văn biểu đạt tình cảm gì?
-Ca ngợi tính trung thực của con người, ghét thói xấu xa xu nịnh.
H: Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?
-Mượn hình ảnh Tấm gương làm điểm tựa, vì gương luôn phản ánh trung thành mọi việc xung quanh (tượng trưng)
H:Bố cục bài văn gồm mấy phần?Mở bài và kết bài có quan hệ với nhau như thế nào?Phần thân bài nêu những ý gì?Những ý đó có liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào?
-Bố cục 3 phần
 Đ1:MB
 Đ cuối :kết bài
Phần thân bài nói về đức tính của Tấm gương àTất cả đều xoay quanh chủ đề ca ngợi tính trung thực.
H:Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài văn có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với ý nghĩa của bài văn?
-Hình ảnh Tấm gương có tính khêu gợi tạo ra giá trị của bài văn
-HS: Đọc mục I 2/86
@ Bài tập thực hành tìm hiểu tính tượng trưng của một số sự việc, hình ảnh:
GV: Treo bảng phụ phần các hình ảnh. HS tìm xem hình ảnh ấy tượng trưng cho cái gì?
Hình ảnh tượng trưng:
-Hoa phượng
Tượng trưng cho:
Sự chia tay của tuổi học trò
Hoa hồng
Tình yêu
Màu tím
Thủy chung
Màu đỏ
Chiến thắng
Hoa sen
Sự tinh khiết
H: Đoạn văn biểu đạt tình cảm gì?Tình cảm ở đây được biểu đạt trực tiếp hay gián tiếp?Vì sao?
-Tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ, cảm thông.
-Biểu cảm trực tiếp qua tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm.
H:Văn biểu cảm khác văn miêu tả ở chỗ nào? để biểu đạt tình cảm văn biểu cảm có mấy cách biểu đạt?Tình cảm trong bài văn biểu cảm phải như thế nào?
HĐ3:Tổng kết, luyện tập:
@MT: Nhận biết tình cảm được biểu lộ trong một đoạn văn cụ thể.Nhận xét về các yếu tố miêu tả trong đoạn văn.Nhận xét về mạch ý trong bài văn biểu cảm cụ thể.Phân tích tác dụng của cách biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp.
-GV:Hướng dẫn luyện tập:
HS đọc đề xác định yêu cầu đề ra. Giáo viên nêu từng cau hỏi.HS trả lời miệng.
Nội dung:
I Tìm hiểu nội dung:
1/Đặc điểm của bài văn biểu cảm:
 -Tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
-Có hai cách biểu đạt tình cảm trong bài văn biểu cảm:trực tiếp, gián tiếp.
-Bài văn biểu cảm có bố cục 3 phần.
-Tình cảm trong bài văn biểu cảm phải rõ ràng, chân thực thì bài văn mới có giá trị.
II/Luyện tập:
HS: Đọc bài văn trả lời câu hỏi
 a/Nỗi nhớ khi xa trường, xa bạn lúc nghỉ hè.
-Hoa phượng biểu trưng cho sự chia li của tuổi học trò.
 b/Mạch ý của bài văn:
-Hoa phượng rơi báo hiệu mùa chia tay
-cảm xúc bối rối thẩn thờ, trống trải, cô đơn, dỗi hờn.
 c/Biểu cảm gián tiếp.
HĐ4: Hướng dẫn tự học: -Làm bài tập 1, 2, 3 trong SBT. Tìm hiểu đặc điểm biểu cảm trong văn bản Buổi chiều đứng ở phủ TT trông ra.
-Soạn dàn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.Phân công chép đề trên bảng phụ.Chuẩn bị kĩ đề số 1.
@ RKN:
Tiết:24
Tập làm văn
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
NS:
NG:
A Mục tiêu:	
1. Kiến thức:-Nắm được kiểu đề và các bước làm bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: Nhận biết đề văn biểu cảm. Rèn cách làm bài văn biểu cảm.
3. Thái độ: Tình yêu thiên nhiên.
B Chuẩn bị:	GV: Bảng phụ chép đoạn văn	
	HS: Chép phần đề trên bảng phụ theo sự phân công.
C Bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS. Kiểm tra vở soạn 5 em.
DTổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài:Từ các bước làm bài văn biểu cảm àVào bài.
Tổ chức hoạt động:
HĐ2Tìm hiểu nội dung
@ MT: - Hiểu đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
 - KN: Nhận biết đề văn biểu cảm.
-Treo bảng phụ các đề trang 88
H:Chỉ ra các đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm trong các đề trên.
 a/Cảm nghĩ về dòng sông.
 TC ĐT
 b/Cảm nghĩ về đêm trung thu.
 TC ĐT
 c/Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
 TC ĐT
 d/Vui buồn tuổi thơ.
 TC ĐT
 e/Loài cây em yêu.
 ĐT TC
H: Đề văn biểu cảm thông thường gồn mấy phần?
GV:Chép đề :Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
H: Đối tượng biểu cảm là gì?Em hình dung thế nào về đối tượng ấy?
Gọi ý:Từ thuở ấu thơ có ai chưa từng thấy nụ cười của mẹ? Có phải lúc nào mẹ cũng cười? Đó là những lúc nào? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ em thấy thế nào?Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ?
-GV:Chép phần trả lời của HS lên bảng.
L:Sắp xếp các ý trên theo bố cục 3 phần.
HS: Làm việc theo nhóm. Chép dàn bài theo bảng phụ nhóm.Trình bày trước lớp. GV: Nhận xét.
-GV:Hướng dẫn HS viết đoạn.
MB: Hạnh phúc nhất nếu ai còn có mẹ, được ngắm mẹ mỗi ngày, được nhìn thấy nụ cười luôn nở trên đôi môi của mẹ.Với tôi, mẹ là tất cả.Tôi yêu mẹ hơn bất cứ báu vật nào trên đời.Nếu ai bảo tôi đánh đổi nụ cười ấy bằng bất cứ thứ gì tôi sẽ không bao giờ đánh đổi.Bởi với tôi nụ cười của mẹ quý giá vô ngần.
TB: Đoạn 3: Tôi không thể hình dung một ngày nào đó tôi không nhìn thấy nụ cười của mẹ.Chắc có lẽ đó là ngày u ám nhất trong cuộc đời tôi.Chắc có lẽ tôi sẽ hụt hẫng, tôi sẽ buồn đau, tôi sẽ tuyệt vọng.Tâm hồn tôi sẽ như bầu trời đêm không có một ánh sao, như thảo nguyên mênh mông không hề có bóng dáng của một dòng nước mát.Chắc lúc ấy tôi sẽ khóc. Khóc vì mẹ không còn bên tôi nữa.Lấy đâu ra động lực, lấy đâu ra sự động viên để tôi tiếp tục bước đi tiếp trong cuộc đời này.Không có lẽ nụ cười ấy sẽ không bao giờ mất đi, bởi trong tôi luôn luôn ghi giữ hình ảnh ấy.Dù mai này, mẹ hiền có xa tôi mãi mãi, nhưng trong tim tôi vẫn ghi giữ hình ảnh của mẹ hiền, với nụ cười luôn nở trên môi nhắc nhở tôi vững bước.
H:Sau khi viết xong cần phải làm gì ?Vì sao?
HĐ3:Tổng kết, luyện tập:
@ MT: Khắc sâu hiểu biết về văn biểu cảm.Xác định đối tượng biểu cảm, chỉ ra tư tưởng, tình cảm đựơc bộc lộ trong văn biểu cảm.Xác định dàn ý của bài văn biểu cảm, chỉ ra phương thức biểu đạt trong bài văn biểu cảm.
H: Đề văn biểu cảm thường chỉ ra những nội dung nào?Các bước làm bài văn biểu cảm?
-GV: Chốt phần ghi bảng.
-GV:Hướng dẫn làm bài tập.
-HS: Đọc đề. Xác định yêu cầu đề ra.
-Gọi 1 HS lên bảng trình bày. Nhận xét.
Nội dung:
I/Tìm hiểu nội dung:
 1/ Đề văn biểu cảm thường nêu ra:
-Đối tượng biểu cảm.
-Tình cảm cần biểu hiện trong bài..
2/Các bước làm bài văn biểu cảm:
B1/Tìm hiểu đề 
B2/ Tìm ý lập dàn ý: 
 MB:Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ.
 TB:Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ.
 +Cười vui, yêu thương
 +Khuyến khích, an ủi.
 +Khi vắng nụ cười của mẹ.
 KB:Lòng yêu thương, kính trọng mẹ.
B3/Viết bài
B4/Sửa bài:
III/Luyện tập:
BT1/
a/Tình cảm da diết đối với quê hương An Giang
b/Dàn ý:
 MB:Giới thiệu tình yêu quê An Giang.
 TB:Biểu hiện tình yêu quê.
-Yêu quê từ tuổi thơ.
-Tình yêu trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
 KB:Tình yêu quê với nhận thức của người từng trải trưởng thành
 c/Biểu cảm trực tiếp.
HĐ4: Hướng dẫn tự học: -Làm bài tập trong SBT. Hoàn thành bài viết trên vào vở bài tập. 
-Soạn dàn bài trên lịch theo tổ.
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan6.doc