Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: cốm (Thạch Lam)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: cốm (Thạch Lam)

A Mục tiêu:

1. Kiến thức: -Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút.

-Cảm nhận được phong vị đặc sắc , nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm

-Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu sản vật quê hương.

3. Thái đô: Tình yêu quê hương qua những sản vật bình dị.

BChuẩn bị:

 GV: Bảng phụ. Hình ảnh, tư liệu về cốm Hà Nội.

 -HS: Soạn bài

CTổ chức hoạt động:

HĐ1 Bài cũ:

1/Đọc thuộc lòng một khổ thơ mà em thích. Những kỉ niện nào của tuổi thơ được gợi lên từ tiếng gà trưa?

Phân tích.

2/Đọc đoạn cuối bài thơ. “Tiếng gà trưa” lặp lại trong đoạn này có gì khác với các đoạn trên? Thử phân tích cái hay trong đoạn này?

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: cốm (Thạch Lam)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết: 57
Văn bản
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
(Thạch Lam)
NS: 
NG: 
A Mục tiêu: 
1. Kiến thức: -Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút.
-Cảm nhận được phong vị đặc sắc , nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm
-Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu sản vật quê hương.
3. Thái đô: Tình yêu quê hương qua những sản vật bình dị.
BChuẩn bị: 
	GV: Bảng phụ. Hình ảnh, tư liệu về cốm Hà Nội.
	-HS: Soạn bài
CTổ chức hoạt động: 
HĐ1 Bài cũ: 
1/Đọc thuộc lòng một khổ thơ mà em thích. Những kỉ niện nào của tuổi thơ được gợi lên từ tiếng gà trưa?
Phân tích. 
2/Đọc đoạn cuối bài thơ. “Tiếng gà trưa” lặp lại trong đoạn này có gì khác với các đoạn trên? Thử phân tích cái hay trong đoạn này?
HĐ2: Giới thiệu bài: Có những thức quà chỉ là quà . Có những thức quà đã trở thành một nét văn hoá: “Văn hoá ẩm thực”. Cốm-Một thức quà nổi tiếng của Hà Nội mang đậm một nét văn hoá vùng miền. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu về thức quà này qua một trang tuỳ bút nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. 
-GV: Chép đề. 
H: Em có biết cốm là thứ gì không? GV phân biệt cho học sinh Cốm với Cớm-cốm mà người dẫn Quảng Nam hay làm. Khác với Cám-đọc là cốm ( âm Quảng)
Tổ chức hoạt động: 
HĐ3/Bài mới: 
@ MT: Đôi nét vê tác giả Thạch Lam, tùy bút, tập tùy bút : Hà Nội băm sáu phố phường. Rèn kĩ năng đọc và phân tích bố cục.
-HS: đọc chú tích *
-HS: Giới thiệu đôi nét về tác giả Thạch Lam. 
-GV: Nhấn mạnh thêm về thể tuỳ bút. Ghi bảng
-GV: Giải thích một số từ khó
Chú thích: 1, 3, 5, 6, 7, 8
GV: Hướng dẫn dọc văn bản. 
-GV: Đọc mẫu. Gọi hai HS đọc tiếp. 
H: Nêu nội dung của bài tuỳ bút?Tác giả đã sử dụng phương thức nào? Phương thức nào là chủ yếu?
-Tác giả giới thiệu về cốm làng Vòng-một đặc sản của Hà Nội. 
-Có đoạn kể, tả, nhận xét, bình luận. Nhưng đậm nét nhất vẫn là yếu tố trữ tình, cảm xúc của tác giả, cảm xúc ấy thấm sâu trong từng chi tiết. 
H: Bài văn chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn
@ MT: Cảm nhận được: Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm. Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời khuyên duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm. 
-HS: Đoạn 1
H: Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những chi tiết nào, hình ảnh nào?Những ấn tượng, cảm giác nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?
-Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen ven hồ như thấm nhuần cái hương thơm của lá
-báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết
-có ngửi thấy mùi thơm của bông lúa non không?
-trong đó có một chất quý của đất trời. 
àcách gợi dẫn tự nhiên
sự cảm nhận tinh tế, thiên về cảm giác(Huy động nhiều cảm giác, cảm xúc): Đoạn văn đặc biệt dùng các tính từ miêu tả cảm giác: , tươi mát , trắng thơm, trong sạch lướt qua, thấm nhuần, thanh nhã , tinh khiết. . . từ ngữ chọn lọc , tinh tế, câu văn nhịp nhàng như một bài thơ văn xuôi. 
H: Qua đó ta thấy cốm là sản vật được kết tinh từ những gì? à chốt ghi bảng
GV chuyển: Để có hạt cốm cần có công sức và sự khéo léo của bàn tay con người. nên liền sau đoạn mở đầu tác giả liền giới thiệu về làng cốm nổi tiếng: làng Vòng. hình ảnh cô gái , chiếc đòn gánh là dấu hiệu đặc biệt. 
-GV: Yêu cầu HS chú ý đoạn hai
H: Tác giả đã thuyết minh về cách làm cốm như thế nào?
-HS: Đọc đoạn 3. 
-H: Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng “hồng cốm”làm đồ sêu Tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
-GV: Cho HS nhắc lại chú thích về sêu Tết.
-Vừa hoà hợp , vừa có ý nghĩa sâu xa. Bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong phong vị vừa thanh nhã vừa đậm đà thích hợp với nghi lễ của sứ sở phương Đông nông nghiệp. 
- hồng-cốm: hoà hợp , tốt đôi. (làm quà sêu Tết)
-Phương diện: 
+Màu sắc : xanh, hồng
+Hương vị: thanh đạm. ngọt sắc àhai vị nâng đỡ nhau. 
GV: Chốt ghi bảng tiêu đề và chốt hai ý đầu: Cốm không chỉ là thức dâng của đất trời, của tự nhiên mà còn là sản phẩm mang đậm chất văn hóa.
H: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang hượng vị tất cả cái mộc mạc giản dị, và tinh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” Em có nhận xét gì về nhận xét trên của tác giả?
-Sự trân trọng của tác giả về một sản vật bình dị và đặc sắc của đồng quê nội cỏ An nam
-Qua nhận xét của tác giả ta thấy cốm chứa đựng ý nghĩa sâu xa về giá trị vật chất và văn hoá tinh thần. 
-GV: Chốt ghi bảng. 
H: Đoạn văn : “Cốm không phải thức quà của người ăn vội. . . hết”bàn về sự thưởng thức cốm. Thái độ của tác giả đối với việc thưởng thức món quà bình dị như thế nào? Qua đó em thấy được gì về văn hóa ẩm thực của người Hà Thành:
GV: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
-ăn cốm phải ăn từ tốn
-các bà mua cốm hãy nhẹ nhàng, nâng đỡ, vuốt ve;chớ thọc tay , hay mân mê . . . 
àtác giả đã chỉ ra những cảm nhận tinh tế của mình trong việc thưởng thức cốm. 
GV: Chỉ ra cái hay của đoạn này: chỉ ra những cảm nhận tinh tế của tác giả về thưởng thức cốm: 
Hàng loạt tính từ đậm đặc Thơm phức của lúa, tươi mát của lúa non, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc, cái mùi thơm mát của lá sen già, cái ấm áp của mùa hạ. . . từng lá cốm sạch sẽ , tinh khiết, không mải mai một chút bụi nào. 
GV: Tác giả đã bình luận . phê phán thói chuộng ngoại qua những câu văn nào? Từ đó tác giả đưa ra lưoif đề nghị gì về việc thưởng thức cốm?
HĐ4/Tổng kết: 
@MT: Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn bản.
H: Bài văn thể hiện nét đặc sắc trong ngòi bút của Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. hãy tìm và phân tích một số ví dụ cụ thể để chứng minh cho nhận xét đó?
H: Bài văn cho em hiểu thêm được điều gì?
Nội dung: 
I/Tìm hiểu chung: 
1/Tác giả: Thạch Lam
(1910-1942), sinh tại Hà Nội, là nhà văn lãng mạn trong nhóm Tự lực văn đoàn, được biết đến với các truyện ngắn và bút kí trước cách mạng. Sáng tác của ông thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của ông đối với con người và cuộc sống.
2/Tác phẩm:
a.Tuỳ bút: Là thể văn gần với bút kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của tác giả trước các hiện tượng, các vẫn đề của cuộc sống, ngôn ngữ thường giàu hình ảnh và đậm chất trữ tình.
b.Bố cục: 3 đoạn
-Từ đầu . . . “chiếc thuyền Rồng”: Từ hương lúa non gợi nhắc đến sự hình thành của cốm. 
-Tiếp. . . “kín đáo và nhũn nhặn” : Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm. 
-Phần còn lại: bàn về sự thưởng thức cốm, ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm kết tinh nhiều giá trị, lời đề nghị của tác giả với những người mua và thưởng thức cốm.
II/Đọc-hiểu văn bản: 
1. Cốm-một thức quà của lúa non:
- Cốm- sản vật của tự nhiên, là thức dâng đặc biệt tinh khiết của đất trời đất trong cái vỏ xanh của hạt lúa non trên cánh đồng.
2. Cốm- sản vật mang đậm nét văn hóa: 
-Gắn liền với kinh nghiệm quý báu về cách làm cốm được ( bí) truyền từ đời này sang đời khác. 
-Gắn với phong tục lễ Tết thiêng liêng của dân tộc , với ước mong hạnh phúc của con người.( gắn liền với tục sêu Tết-hồng cốm)
-Gắn với nếp sống thanh lịch của người Hà Nội :Ăn cốm phải ăn từng chút , thong thả. (Ăn cốm thưởng thức nhiều giá trị kết tinh . chính là văn hoá ẩm thực. )
- Những cảm giác, lắng đọng, tinh tế của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội: Lời đề nghị hãy nhẹ nhàng trân trọng sản vật này. 
III/Tổng kết : 
1. Nghệ thuật:
-Lời văn trang trong, tinh tế,đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
-Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kí niệm
-Sáng tạo trong lời văn kết hợp giữa kể + tả + suy ngẫm mang tính chất tâm tình nhắc nhở nhẹ nhàng.
2. Ý nghĩa văn bản: Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng , tinh tế mà sâu sắc của Thạch lam về văn hóa, lối sống của người Hà Nội.
IV/Luyện tập: 
-Sưu tầm thêm những đoạn văn của Thạch lam viết về Hà Nội.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:- Học bài, ghi nhớ Làm bài tập trong SBT
	-Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình. 
Tiết:58
Tập làm văn
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đặc điểm của kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Hai cách biểu cảm: trực tiếp, gián tiếp.Các cách lập ý.
2. Kĩ năng:
-Phát hiện và sửa các lỗi sai.
-Viết bài văn biểu cảm về con người.
3. Thái độ: tích cực sửa lỗi, học hỏi bạn bè.
BChuẩn bị:
-GV:Chấm bài, phân tích lỗi sai. 
CTổ chức hoạt động:
HĐ1:Phát bài.
HĐ2:Bài mới:
Tổ chức hoạt động:
@MT:Củng cố lí thuyết vè kiểu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
H: Nêu đặc điểm về kiểu bài văn biểu cảm. Các cách lập ý cho bài văn biểu cảm? Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? Tình cảm trong bài phải như thế nào?
@MT:Chép đề, tìm hiểu yêu cầu của đề:
-HS đọc đề
-Xác định yêu cầu đề ra.
@MT: GV nhận xét. Giúp HS nhận ra các lỗi thường gặp và biết cách chữa.
*Ưu điểm:
Phần lớn các em nắm phương pháp làm bài văn biểu cảm về người thân. Văn viết trôi chảy. Bố cục rõ ràng. 
-Biết kể, tả để gợi cảm.
-Trình bày, bố cục tương đối rõ ràng.
*Nhược điểm:
Tuy nhiên vẫn còn một số em nghèo ý, còn sa vào kể. chưa biết kết hợp các yếu tố kể, tả để biểu cảm, chưa biết dùng các từ ngữ gợi cảm. 
-HS tự sửa các lỗi sai vào vở
 1/Chính tả
 2/Dùng từ:
 3/Diễn đạt:
@ MT: HS học được cái hay từ những bài viết của bạn.
-GV đọc văn hay
-Diễm My
-Bùi Duyên
Nội dung:
I/ Củng cố lí thuyết:
Trình bày cảm xúc, suy ngẫm
Bố cục gồm có 3 phần
Có 4 cách lập ý: quan sát, suy ngẫm; tưởng tượng ra tình huống hứa hẹn ước mong; hồi tưởng về quá khứ để suy ngẫm về hiện tại; liên hệ đến tương lai.
Tình cảm phải chân thật, trong sáng thì bài văn mới có sức thuyết phục.
II/Yêu cầu đề ra:
Đề: Biểu cảm về một người thân. 
-Phương thức : Biểu cảm có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả ( biểu cảm gián tiếp)
-Bố cục rõ ràng, từ ngữ gợi cảm, biết sử dụng miêu tả, tự sự để gợi cảm. 
-Tình cảm phải chân thật, sâu sắc. 
-Biết sử dụng các cách lập ý: hồi tưởng, quan sát suy ngẫm, nghĩ về tương lai để suy ngẫm về hiện tại. 
III/Dàn bài:
MB: Giới thiệu người bạn thân, lí do có tình cảm với người ấy. 
TB:
 1/ Quan sát để biểu cảm: bạn em có đặc điểm gì tượng làm em không thể quên)
 2/ Hồi tưởng để suy ngẫm: kể vài kỉ niệm gắn kết tình bạn
 3/ Biểu cảm trực tiếp. ( Hướng tới tương lai để biểu cảm về hiện tại)
KB:Khẳng định lại tình cảm của em đối với người ấy. 
IV/Sửa sai:
 1/Chính tả: gắng kết => gắn kết ; Buồn tuổi => tủi
 Tiết thương =tiếc , mang mác => man mác.ngày nghĩà nghỉ; chiếc xe đạp kủ kỉà cũ kĩ. Chảy đầuà chải; cướt à cước.
 2/ Dùng từ, diễn đạt: bà hiện lên trong tâm trí em lúc khi em ngủ.đầu phủ đầy sương.
-chẳng có người con nào bất hiếu với mẹ
HĐ5: Hướng dẫn tự học:	-Chuẩn bị bài : Chơi chữ. Chuẩn bị bài làm thơ lục bát. Mỗi em làm một bài thơ lục bát về chủ đề thiên nhiên.
@ Thống kê chất lượng:
Lớp
TS
GIỎI
KHÁ
TBÌNH
YẾU
KÉM
>TBÌNH
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
7/1
35
7/2
37
@ RKN:
Tiết:59
Tiếng Việt
CHƠI CHỮ
NS:
NG:
A Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của phép chơi chữ.
-Nắm được m ột số lối chơi chữ thường dùng. 
2. Kĩ năng: Nhận biết pép chơi chữ.Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.
3. Thái độ: có ý thức vận dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết.
BChuẩn bị: 
	GV: Bảng phụ
	HS: Chuẩn bị đọc bài trước ở nhà. HS chuẩn bị một câu chuyện có sử dụng chơi chữ.
CTổ chức hoạt động:
HĐ1 Bài cũ:
1/Thế nào là phép tu từ điệp ngữ? cho Ví dụ. Phân tích tác dụng của điệp ngữ. 
2/Các dạng điệp ngữ. cho ví dụ. Phân tích tác dụng của điệp ngữ. 
HĐ2:Giới thiệu bài:	HS kể chuyện àvào bài. 
HĐ3/Bài mới:
Tổ chức hoạt động:
@MT: Nhận biết và hiểu được thế nào là chơi chữ.Tác dụng của phép chơi chữ.
GV:Treo bảng phụ bài ca dao:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng? 
Thầy bói gieo quẻ mà rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
H:Nhận xét gì về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao này? 
-Lợi :tính từ (lợi > < hại)
-Lợi : danh từ ( nướu)
H:Sử dụng từ lợi trong câu cuối có sử dụng hiện tượng gì về từ ngữ? Sử dụng như thế có tác dụng gì? 
-Sử dụng hiện tượng đồng âm
-Gây bất ngờ, hài hước. 
GV:Sử dụng như thế gọi là chơi chữ. 
H:Thế nào là chơi chữ? Tác dụng của chơi chữ? Cho ví dụ. 
@MT: Nắm được các lối chơi chữ. Cho được ví dụ, chỉ ra tác dụng chơi chữ.
GV:Treo bảng phụ: GV nêu câu hỏi, HS trả lời.
 H:Hãy chỉ ra lối chơi chữ trong các ví dụ dưới đây? Cho ví dụ.
a/ Sánh với Na –va “ranh” tướng Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
 GV: Giải thích thêm về cách đọc của người Bắc: âm R và âm D đọc giống nhau. Tác dụng: châm biếm tên Na Va một danh tướng của Pháp trong trận Điện Biên Phủ nhưng trong con mắt tác giả chỉ là thằng nhãi ranh mà thôi.
b/ Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ. 
à Điệp âm M. Lối điệp này ta vẫn bắt gặp trong các chương trình tấu hài. Kể câu chuyện chỉ một âm T. Hoặc âm C
VD: Cứ chiều chiều cô Châu cùng chú chó chạy chơi. Cô Châu cầm cái củ cải chỉa chỉa con chó,Con chó cắn cái cẳng cô Châu chơi
c/ Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em. 
à Nói lài này theo cách của miền Trung , Nam. Miền Bắc lái kiểu khác. Người ta thường sử dụng lối nói lái này để tại ra tính hài hước, hoặc đối đáp nhau. Ở QN ta có hiện tượng Thủ Thiệm.
d/ Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
Mời cô mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà. 
à Từ trái nghĩa, đồng âm.
H: Vậy có thể chơi chữ theo những cách nào? Hiện tượng này ta thường gặp ở đâu? 
HĐ4 Tổng kết, luyện tập:
@MT : Nhận diện phép chơi chữ trong ngữ cảnh, nhận xét về lối choi chữ trong các văn bản cụ thể.
-HS: Đọc ghi nhớ
-GV:Hướng dẫn luyện tập. 
-HS lên bảng làm bài tập
-Nhận xét
GV : sửa sai
BT : Bổ sung. Trong các văn bản đã học văn bản nào có sử dụng lối chơi chữ ?
Qua Đèo Ngang
Bạn đến chơi nhà.
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung :
1.Thế nào là chơi chữ? 
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
-VD:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
nhớ ai , ai nhớ bây giờ nhớ ai? 
2.Các lối chơi chữ:
 a/Dùng từ đồng âm:
VD: Ruồi đậu mâm xôi đậu
 Kiến bò đĩa thịt bò
 b/Dùng lối nói trại âm (gần âm)
 Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
Chúng bảo nhau rằng ấy ái uông. . . 
 (Hồ Xuân Hương)
 c/ Dùng cách điệp âm:
VD: Leo lên lầu lấy lưỡi liêm , lấy lộn lưỡi liềm leo lên lấy lại lưỡi liêm. 
 d/Dùng lối nói lái:
VD:Chủ báo, bảo chú cứ làm thơ
 Kinh tế, kê tính rất chính xác
 e/Dùng từ trái nghĩa, gần nghĩa , đồng nghĩa:
VD:Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được , thịt cầy thì không. à Đồng nghĩa.
* Chơi chữ thường được dùng nhiều trong cuộc sống, trong văn thơ,đặc biệt là trong văn trào phúng , câu đối, câu đố.
II/Ghi nhớ: SGK
III/Luyện tập:
BT1/
Bài thơ này Lê Quý Đôn chơi chữ vừa lợi dụng hiện tượng đồng âm vừa lợi dụng những từ có nghĩa gần gũi nhau ( gần nghĩa)
+Đồng âm:
Rắn :Danh từ (Chỉ tên một loài vật)
Rắn:Tính từ (có nghĩa là cứng)
Hổ lửa-hổ thẹn ; tên của laoì rắn
+Dùng những từ có ý nghĩa gần gũi nhau:liu điu, rắn, hổ lửa , mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ , hổ mang. 
BT2/
Các sự vật gần gũi nhau:
-Thịt, mỡ , giò , nêm, chả. 
-Nứa, tre, trúc, hóp. 
àĐó chính là một cách chơi chữ Sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật gần gũi nhau (trường từ vựng)
BT3/
BT4/ Hướng dẫn HS Tìm hiểu thành ngữ: “Khổ tận cam lại” (Khổ : đắng;Tận:hết;cam:ngọt;lai: đến)
-Cam- quả cam
-Cam-ngọt, sướng. àlối chơi chữ đồng âm. Bác muốn nói chẳng lẽ là đã đến lúc sung sướng rồi.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:
- Học ghi nhớ. Làm bài tập trong SBT. Sưu tầm các câu ca dao có sử dụng lối chơi chữ và phân tích tác dụng.
-Chuẩn bị bài: Chuẩn bị bài Ôn tậpTV. Kẻ trước các sơ đồ trong SGK vào ở ghi.
RKN:
Tiết: 60
Tập làm văn
LÀM THƠ LỤC BÁT. 
NS: 
NG: 
A Mục tiêu:
1.Kiến thức: Sơ giảng về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát
2. Kĩ năng: Nhận diện, phân tích, tập làm thơ lục bát.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo về môi trường.
BChuẩn bị: 	-GV: Bảng phụ -HS: Tập làm thơ lục bát. 
DTổ chức hoạt động: 
HĐ1: Giới thiệu bài: HS: kể tên các bài thơ lục bát đã học trong chương trình ngữ văn 7. Nhận xét về giọng điệu của thơ lục bát. -GV: giới thiệu : đây là thể thơ dân tộc . Do ông cha ta sáng tạo. 
Tổ chức hoạt động: 
HĐ2: Bài mới:
@MT: Nắm luật thơ luật bát. Rèn kĩ năng nhận diện thể thơ.
GV: Treo bảng phụ có bài ca dao: 
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống , nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
H: Trong một cặp câu lục bát, mỗi dòng có mấy tiếng? Tại sao gọi là lục bát? (câu 6, câu 8)
-GV: Treo sơ đồ: 
GV: Giải thích về luật bằng , trắc. 
+Thanh bằng(B): Không dấu , thanh huyền
+Thanh trắc (T): Thanh hỏi, thanh ngã, Thanh sắc, thanh nặng. 
HS: Lên bảng điền vào sơ đồ . 
-H: Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám? Giữa tiếng thứ hai và tiếng thứ tư? 
GV: Tiếng thứ 6 (Thanh ngang bổng);Tiếng thứ 8 (Thanh huyền trầm) -Vần bằng. 
-Tiếng thứ 2 (vần bằng)-Tiếng thứ 4 (Vần trắc) và ngược lại. 
-Ngoài ra các tiếng: 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc. 
H: Khái quát về luật thơ lục bát về số câu, số tiếng, vần, luật bằng trắc, cách ngắt nhịp trong câu thơ. 
HĐ3; Tổng kết, luyện tập: 
-HS: Đọc ghi nhớ
-GV: Đọc thêm một số bài thơ Việt Nam được làm theo thể thơ lục bát. Mẹ Suốt (Tố Hữu). Tre Việt Nam (Nguyễn Duy)
-GV: Giới thiệu các nhà thơ Việt Nam thường làm theo thể thơ dân tộc: Tố Hữu, Nguyễn Duy. Nguyễn Bính
 BT1/ Hình thức : thi đua giữa các tổ. 
-GV: Hướng dẫn: 
+Chú ý cả ý lẫn vần
+Nhanh , hay, nhiều cách. 
BT2/HS: Phát hiện lỗi sai (Chưa vần)
-Sửa lại cho đúng. 
BT3/Thi xướng hoạ. 
-Hình thức: Chia làm hai đội . Thi đua với nhau. 
-Đề tài: Thiên nhiên ( Tích hợp bảo vệ môi trường)
-Thể lệ: 
+ Đội A: Xướng câu lục
+Đội B: Tiếp câu bát. (Nếu đội B thắng thì tiếp tục câu lục-nếu không hoạ được thì đội A được quyền tiếp tục. )
Nội dung: 
I/Tìm hiểu luật thơ lục bát: 
-Khổ thơ lục bát gồm một câu sáu và một câu tám tiếng. 
-Sắp xếp theo mô hình sau đây: 
1
2
3
4
5
6
7
8
6
-
B
-
T
-
BV
8
-
B
-
T
-
BV
-
BV
( Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc, tiếng thứ 2 thường là thanh bằng, tiếng thứ 4 thường là thanh trắc nhưng cũng có khi ngược lại. Trong câu thứ 8 nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) , thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy. )
-Nhịp: Chẵn
* Tuy nhiên thơ lục bát vẫn có biến thể. Nhịp, dòng: Tuyện Kiều, Tre Việt Nam.
II/Ghi nhớ: (SGK)
III/Luyệntập: 
HĐ5: Hướng dẫn tự học:-HS: Tự làm một bài thơ lục bát vào vở. 
-Chuẩn bị bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình. (T: 66,67) 
RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc