Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ

A Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ đúng chuẩn.

-Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực.

2. Kĩ năng: Sử dụng từ đúng chuẩn mực

-Nhận biết đuợc các từ đựơc sử dụng vi phạm chuẩn mực sử dụng từ.

3. Thái độ: ý thức trong việc trao dồi vốn từ. Bảo vệ sự trong sáng của TV.

BChuẩn bị: -GV: Bảng phụ. HS: Xem bài trước khi đến lớp.

CTổ chức hoạt động:

HĐ1: Bài cũ: Không kiểm tra.

HĐ2: Giới thiệu bài:

H: Hãy kể một số lỗi mà em vẫn thường gặp trong khi viết, nói? Theo em do đâu mà em mắc những lối đó?

GV:Chúng ta vẫn còn nói viết sai chuẩn. Chính vì vậy mà phải rèn sử dụng từ đúng chuẩn

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Tiết: 61
Tiếng Việt
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
NS: 
NG: 
A Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ đúng chuẩn. 
-Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực.
2. Kĩ năng: Sử dụng từ đúng chuẩn mực
-Nhận biết đuợc các từ đựơc sử dụng vi phạm chuẩn mực sử dụng từ.
3. Thái độ: ý thức trong việc trao dồi vốn từ. Bảo vệ sự trong sáng của TV.
BChuẩn bị: -GV: Bảng phụ. HS: Xem bài trước khi đến lớp. 
CTổ chức hoạt động: 
HĐ1: Bài cũ: Không kiểm tra. 
HĐ2: Giới thiệu bài: 
H: Hãy kể một số lỗi mà em vẫn thường gặp trong khi viết, nói? Theo em do đâu mà em mắc những lối đó? 
GV:Chúng ta vẫn còn nói viết sai chuẩn. Chính vì vậy mà phải rèn sử dụng từ đúng chuẩn
H: Để dùng từ đúng chuẩn, chúng ta phải tuân thủ những chuẩn mực nào?
Tổ chức hoạt động: 
HĐ3: Bài mới: 
@ MT: Hiểu các yêu cầu trong việc sử dụng từ đúng chuẩn. Sử dụng từ đúng chuẩn mực
-Nhận biết đuợc các từ đựơc sử dụng vi phạm chuẩn mực sử dụng từ.
-GV: Treo bảng phụ phần ngữ liệu I/166
-Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn , nay đã khấm khá. 
-Em bé đã tập tẹ biết nói. 
-Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em. 
H: Các từ in đậm trong những câu trên dùng sai như thế nào? 
-Viết sai do phát âm sai: dùi đầuàvùi đầu; tập tẹàbập bẹ. 
-Viết sai lỗi chính tả: khoảng khắcàkhoảnh khắc. 
H: Việc sai lỗi chính tả như trên là do những nguyên nhân nào? Ở đại phương ta thường viết sai lỗi chính tả do đâu?
-Do liên tưởng sai hoặc do cách phát âm địa phương
GV: Ở địa phương ta thường không phân biệt: hỏi / ngã, T/ C, N/ Ng.Nên chúng ta cần chú ý đọc và rèn, từ nào khồn chắc chắn thì nên tra từ điển hoặc thay thế bằng từ khác đồng nghĩa.
GV: Treo bảng phụ: 
-Đất nước ta ngày càng sáng sủa. 
-Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế. 
-Con người phải biết lương tâm . 
H: Các từ in đậm trên dùng sai như thế nào? Hãy tìm từ thay thế? 
-Sáng sủa-tươi sáng
-cao cả -sâu sắc
-biết –có
H: Nguyên nhân nào dẫn đến các lỗi trên?- Do không hiểu nghĩa của từ. hoặc không phân biệt các từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
GV: Cần đọc và tra để hiểu nghĩa của từ. Đặc biệt là phần chú thích.
-GV: Treo bảng phụ. 
-Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang. 
-Ăn mặc của chị thật giản dị. 
-Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tuỵ Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng. 
-Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự giả tạo phồn vinh. 
H: Các từ in đậm trên đã dùng sai như thế nào? 
-hào quang (DT)àkhông thể làm vị ngữ. (hào nhoáng)
-ăn mặc (ĐT)àKhông thể dùng như danh từ. (Sự ăn mặc, trang phục)
-Thảm hại (TT) àkhông thể dùng như danh từ. (Thêm rất)
-Sự giả tạo phồn vinh àtrái quy tắc trật tự từ. 
H: Vì sao lại mắc các lỗi trên, cách khắc phục?
-Nắm vững quy tắc kết hợp ngữ pháp của từ. 
-GV: Đọc phần IV/167
H: Các từ in đậm ở những câu trên sai như thế nào? Hãy tìm các từ thích hợp để thay thế các từ đó. 
-Lãnh đạo àcầm đầu. 
-Chú hổàcon hổ. 
H: Vì sao lại mắc các lỗi trên? 
-Không nắm, và sử dụng từ đúng sắc thái nghĩa.
H: Trong trường hợp nào không nên dùng từ địa phương? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt? 
-Không nên dùng từ địa phương, tránh khó hiểu cho người vùng khác.
-Tuy nhiên khi cần nhấn mạnh sắc thái địa phuơng cũng cần dùng từ địa phương.
GV: Chốt ghi bảng. 
HĐ3: Tổng kết , luyện tập: -HS: Đọc ghi nhớ
@ MT: Thực hành luyện dùng từ đúng chuẩn.
-BT1/Treo bảng phụ: Các từ sau đây từ nào đúng, từ nào sai?
-lủng củng-lũng cũng,dể dàng-dễ dàng, dỡ dang-dở dang;mảnh hổ-mãnh hổ;trí nảo- trí não; nghỉa vụ- nghĩa vụ, nhẩn nại- nhẫn nại; dả man-dã man, lẩm liệt- lẫm liệt.
* Các từ đúng: lủng củng
dễ dàng, dở dang, mãnh hổ, trí não,nghĩa vụ,nhẫn nại,dã man,lẫm liệt
BT2/Hiện nay chúng ta vẫn thường sử dụng cụm từ: “quá tâm ba bận”. Em thấy có đúng không?
-Quá tam- quá ba
-ba bận.
à Đây có lễ là cụm từ xuất phát từ câu thành ngữ: sự bất quá tâm:lặp lại quá ba lần thì không thể chấp nhận đựơc.
à Cách dùng từ như vậy là không trong sáng.
BT3/ Về nhà viết đoạn văn theo yêu cầu bên.
Nội dung: 
I/ Tìm hiểu chung: để đạt chuẩn mực sử dụng từ, cần chú ý:
1.Sử dụng từ đúng âm , đúng chính tả. 
2.Sử dụng từ đúng nghĩa. 
3.Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ. 
4.Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách. 
5.Không nên lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. 
II/ Luyện tập:
Viết một đoạn văn biểu cảm ngắn trong đó sử dụng chính xác các từ sau: tần ngần, thơm ngát, len lỏi.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: 	-Nắm được các lỗi thường gặp về sử dụng từ, và sử dụng từ cho đúng chuẩn. 
-Chuẩn bị: Sài Gòn tôi yêu.Luyện tập sử dụng từ.
RKN:
Tiết: 62
Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
NS: 
NG: 
A Mục tiêu: 
1. Kiến thức: hệ thống hoá toàn bộ kiến thức, kĩ năng đã học ở phần đọc -hiểu các văn bản trữ tình trong học kì I -Tự sự, miêu tả và các yếu tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. 
-Cách lập ý và lập dàn bài cho đề bài văn biểu cảm. 
-Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm. 
2. Kĩ năng : -Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
-Tạo lập văn bản biểu cảm.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
BChuẩn bị: -HS: Soạn bài trước. 
C Tổ chức hoạt động: 
HĐ1 Bài cũ: Nêu đặc điểm của bài văn biểu cảm. Bố cục bài văn biểu cảm. Các cách lập ý cho bài văn biểu cảm? vai trò của các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn biểu cảm?
HĐ2: Giới thiệu bài: Chốt phần kiểm tra bài cũ. Vào bài phần I.
HĐ3: Bài mới:
Tổ chức hoạt động: 
@ MT: hệ thống hoá toàn bộ kiến thức, kĩ năng đã học:
-Tự sự, miêu tả và các yếu tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. 
-Cách lập ý và lập dàn bài cho đề bài văn biểu cảm. 
-Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm. 
-Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ GV: chốt, ghi bài phần I
@ MT:Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
H: Văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào? 
-Miêu tả : tái hiện lại đối tượng sao cho người ta cảm nhận được nó. 
-Biểu cảm: miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình(Thường sử dụng biện pháp tu từ; ẩn dụ, so sánh, nhân hoá)
H: Văn bản biểu cảm khác văn bản tự sự ở điểm nào? 
-Tự sự kể một câu chuyện có đầu, có đuôi, có nguyên nhân, có diễn biến, có kết quả. 
-Biểu cảm: yếu tố tự sự chỉ để làm nền, nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc . Do đố yếu tố tự sự trong văn bản biểu cảm thường là những việc trong quá khứ, được nhớ lại, kể lại. Đó là những sự việc gây ấn tượng mạnh. 
GV: Tuy vậy vẫn khó tách biệt rạch ròi giữa các loại văn bản trên. 
H: Tự sự, và miêu tả trong văn bản biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? 
Nêu ví dụ. 
-Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. 
-Tự sự làm giá đỡ cho cảm xúc, tình cảm của tác giả. . 
-Thiếu tự sự, miêu tả, tình cảm, cảm xúc trở nên mơ hồ. 
H: Các bước làm bài văn biểu cảm? 
H: Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào ? 
-So sánh. ẩn dụ, tượng trưng, điệp ngữ. 
Cho ví dụ.( Cụ thể ở các văn bản biểu cảm đã học) 
-Ẩn dụ: bánh trôi nước.
-Điệp ngữ: Tiếng gà trưa
- So sánh: Cảnh khuya. 
H: Người ta nói văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao? 
Văn biểu cảm ngôn ngữ có đặc điểm gần với thơ và chúng có mục đích biểu cảm gần giống thơ. 
H: Nêu các cách biểu cảm? 
-Biểu cảm trực tiếp qua lời than, lời nhắn, lời hô gọi. (ngôi thứ nhất)
-Biểu cảm gián tiếp: Qua những hình ảnh, tình cảm ẩn trong hình ảnh. 
HĐ3: Tổng kết, luyện tập: 
@MT:Tạo lập văn bản biểu cảm.
Đề: Cảm nghĩ của em về mùa xuân. 
-Luyện viết. 
-Thảo luận. 5 phút.
-Trình bày dàn ý.
Nội dung: 
I/ Hệ thống hoá kiến thức:
1.Đặc điểm của văn biểu cảm:
 +Biểu đạt tình cảm, cảm xúc đối với đối tượng
+ Nhằm mục đích: bày tỏ thái độ đánh giá, biểu lộ tình cảm, khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
2. Bố cục bài văn biểu cảm: ba phần.
3. Các cách lập ý: 4 cách
4. Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn biểu cảm:
- Tự sự, miểu tả làm cơ sở để biểu hiện tình cảm. Do tình cảm chi phối.
II. Luyện tập: 
1/Phân biệt phương thức tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Văn tự sự
 Văn miêu tả 
Văn biểu cảm+( MT+ TS)
Kể một câu chuyện có đầu có đuôi. Có nguyên nhân, có diễn biến, có kết quả. 
Tái hiện lại đặc điểm, tính chất đối tượng sao cho người ta hình dung được nó
-Mượn đặc điểm, phẩm chất để nói lên tình cảm, cảm xúc. 
-yếu tố tự sử chỉ làm nền để bộc lộ cảm xúc qua sự việc. 
*. Tự sự làm giá đỡ cho cảm xúc, tình cảm của tác giả. 
-Thiếu tự sự, miêu tả, tình cảm, cảm xúc trở nên mơ hồ. 
2/Các bước làm bài văn biểu cảm: 
Tìm hiểu đề, tìm ý
Lập dàn ý
Viết thành văn
Sửa bài
3/Những biện pháp tu từ trong bài văn biểu cảm: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ. . 
4/Phương pháp biểu cảm: 
-Trực tiếp: qua tiếng kêu, lời than. Lời giãi bày ( Câu cuối tiĩnh dạ tứ) 
-Gián tiếp: qua ẩn dụ, so sánh, tự sự, miêu tả. . . 
IV/Luyện tập: 
Cảm nghĩ của em về mùa xuân. 
B1/Tìm hiểu đề. 
-Đối tượng: Mùa xuân. 
-Tình cảm : yêu mến mùa xuân. 
B2/Tìm ý, lập dàn ý: 
MB: Tôi yêu mùa xuân.mùa đẹp nhất trong năm. 
TB: 
1/Yêu khí hậu, yêu thời tiết se lạnh. 
2/Yêu cảnh sắc thiên nhiên. 
3/Yêu nhất vào thời điểm nào? 
KB: Mùa xuân là mùa dù ở bất cứ nơi đâu đều gợi nhớ quê nhà. 
HĐ5:Hướng dẫn tự học: Viết bài theo dàn bài đã lập. Ôn tập kĩ các dạng đề bài văn biểu cảm. Chuẩn bị ôn thi. 
RKN:
Tiết: 63
Văn bản
MÙA XUÂN CỦA TÔI
(Vũ Bằng)
NS: 
NG
A Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình yêu quê hương của một người Miền Bắc sống ở Miền Nam qua lối viết tuỳ bút tài hoa, độc đáo.
-Thấy được tình yêu quê hương đất nước thiết tha sâu đậm. 
2. Kĩ năng: -Đọc- hiểu văn bản tuỳ bút.
-Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản biểu cảm
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
BChuẩn bị: 
-GV: Đôi nét về tác giả
-HS: Soạn bài. 
CTổ chức hoạt động: 
HĐ1. Bài cũ: 
1.Nêu vài nét về tác giả Vũ Bằng. Ý nghĩa văn bản, nghệ thuật.
2. Theo Vũ Bằng thì Cốm là một sản vật mang những giá trị kết tinh nào? Qua bài viết tác giả muốn gởi gắm đến chúng ta thông điệp gì.
HĐ2: Giới thiệu bài: Vũ Bằng (1913-1984) Sinh ra tại Hà Nội sau năm 1954 vào sống ở Sài Gòn. Là cơ sở trình báo của ta . là nhà báo già dặn, là cây bút viết văn có sở trường truyện ngắn, tuỳ bút. “Thương nhớ mười hai” là tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất trong văn nghiệp của Vũ Bằng. Nói về nỗi nhớ mười hai tháng. Bài “Mùa xuân của tôi” trích trong phần đầu tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”
HĐ3: Bài mới
Tổ chức hoạt động: 
@ MT: Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.
-HS nêu vài nét về tác gải Vũ bằng? Và tác phẩm của ông?
-Hướng dẫn đọc.
văn.
H: Văn bản viết về cảnh sắc , không khí ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết văn bản này? 
H: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của các đoạn này và sự liên kết của các đoạn. 
Đ1: từ đầu à mê luyến mùa xuân
Đ2: Tiếp theoàmở hội liên hoan. 
Đ3: Phần còn lại. 
@MT: -Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “ sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả. Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dạt dào chất thơ.
-HS: Chú ý đoạn 1
H: Tác giả mở bài bài viết của mình bằng cách nào? Hãy nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn này? Tác giả muốn khẳng định điều gì?
-HS: Đọc đoạn 2
H: Cảnh sắc mùa xuân ở Miền Bắc được miêu tả như thế nào? 
Qua những chi tiết nào? 
-mưa riêu riêu, gió lành lạnh
-tiếng nhạn kêu trong những đêm sương 
-tiếng trống chèo, câu hát huê tình. . . 
Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong con người tác giả khi mùa xuân đến? 
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu, ngôn ngữ? 
HS: Đọc đoạn 3
H: Tác giả yêu nhất thời điểm nào của mùa xuân? 
H: Không khí cảnh sắc thiên nhiên sau ngày Rằm tháng giêng qua miêu tả của tác giả? Qua đó ta thấy sự nhạy cảm tinh tế của tác giả như thế nào? 
H: Biện pháp so sánh đã sử dụng có hiệu quả như thế nào? câu văn nào theo em là đặc sắc nhất trong đoạn văn? 
HĐ4: Tổng kết , luỵện tập: 
H: Nêu cảm nhận của em về thiên nhiên, khí hậu Miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả? 
-HS: Đọc ghi nhớ. 
Nội dung: 
I/Tìm hiểu chung:
 1/Tác giả: Vũ Bằng.(1913-1984)
-Sinh tại Hà Nội là nhà văn có sáng tác từ trước CMT8 -1945.Ông có sở trường về truyện ngắn, bút kí, tuỳ bút.Sau năm 1954, ông vừa viết văn, làm báo vừa hoạt động cách mạng ở Sài Gòn nhưng vẫn không nguôi nhớ về Miền Bắc.
 2/Tác phẩm : Thương nhớ mười hai. Là tập tuỳ bút, bút kí của nhà văn được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt; nhà văn đã kí thác tâm trạng của mình vào những trang văn tài hoa, độc đáo viết về quê hương.
-Văn bản Mùa Xuân của tôi, được trích từ tuỳ bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” của tập tuỳ bút trên.
-Đại ý: Cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội, Miền Bắc qua nỗi nhớ da diết của người xa quê. 
-Bố cục: 
Đ1: Tình cảm của con người đối với mùa xuân là quy luật tất yếu của tự nhiên. 
Đ2: Cảnh sắc , không khí của mùa xuân ở đất trời, lòng người. 
Đ3: Cảnh sắc xuân sau Rằm tháng giêng. 
II/Đọc -Hiểu văn bản: 
 1.Tình cảm tự nhiên đối với mùa xuân Hà Nội:
-Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân.
-Sử dụng hàng loạt những từ: ai bảo được..ai cấm được à khẳng định đó là quy luật chung của tình cảm con người.
2. Nỗi nhớ cảnh sắc, không khí đất trời và lòng người lúc mùa xuân sang.
a. Cảm nhận về thời tiết, khí hậu lúc vào mùa xuân ở đất Bắc: 
-Thiên nhiên, khí hậu : đặc biệt. Vừa có cái lạnh của mùa đông vương lại, vừa có cái ấm áp nồng nàn của khí xuân , hơi xuân
b. Những nét riêng của ngày Tết miền Bắc lúc mùa xuân sang: âm thanh tiếng nhạc, tiếng trống chèo, của những câu hát huê tình. 
-Khung cảnh gia đình, bàn thờ, đèn , nến nhang đèn. . . và tình cảm gia đình yêu thương đằm thắm. 
c.Sức sống của thiên nhiên và con người lúc mùa xuân sang.
-so sánh
-Giọng điệu sôi nổi, da diết. 
-Mùa xuân đã khơi dậy trong con người sức sống tiềm tàng, khơi dậy tình yêu đời, khao khát sống và yêu thương. 
3. Nỗi nhớ cảnh sắc, không khí đất trời và lòng người sau ngày Rằm tháng giêng.
a.Cảm nhận tinh tế về cảnh sắc thiên nhiên đất Bắc sau ngày Rằm tháng giêng. 
-Trời đất xanh tươi, sáng sủa. 
-Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi: đào, cỏ
-Thời tiết: mưa xuân thay cho mưa phùn.
b/Cảm nhận về cuộc sống gia đình thường nhật trở lại sau Tết: bữa ăn giản dị đặc trưng xứ Bắc. Gợi nhớ nhuũng sinh hoạt thưòng ngày bình dị.
 c/So sánh, ngòi bút tinh tếàSự thay đổi , chuyển biến trong một thời gian ngắn ngủi. 
III/Tổng kết: 
1.Nghệ thuật: 
-Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
-Lựa chọn từ ngữ, câu, linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
-Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, giàu chất thơ.
2. Ý nghĩa: Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hưưong miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê.
-Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở-một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước
IV/Luyện tập: 
-Ghi lại những câu văn hay
-Phân tích việc sử dụng ngôn ngữ 
HĐ5:Hướng dẫn luyện tập: -Học bài. Soạn: Sài Gòn tôi yêu. 
-Chuẩn bị bài Luyện tập sử dụng từ. Ôn tập thi.
@RKN: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUần 16.doc