Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 125, 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị Báo cáo

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 125, 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị Báo cáo

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: -Tình huống viết văn bản đề nghị báo cáo.

-Cách làm văn bản đề nghị báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc , phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.

-Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.

B/Chuẩn bị: GV: Bảng phụ

 HS: Soạn bài

C/Bài cũ: H: Nêu đặc điểm của văn bản báo cáo. Hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung của loại văn bản này.

D/Tổ chức hoạt động:

 

doc 1 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 125, 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị Báo cáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:125,126
Tập Làm văn
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ BÁO CÁO.
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Tình huống viết văn bản đề nghị báo cáo.
-Cách làm văn bản đề nghị báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc , phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.
-Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
B/Chuẩn bị:	GV: Bảng phụ
	HS: Soạn bài
C/Bài cũ: H: Nêu đặc điểm của văn bản báo cáo. Hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung của loại văn bản này.
D/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:Tổ chức ôn lại lí thuyết hai loại văn bản: 
@ MT: Tình huống viết văn bản đề nghị, báo cáo.Cách làm văn bản đề nghị, báo cáo.Tự rút ra những lỗi thường mắc , phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.
H:Mục đích viết văn bản đề nghị,báo cáo có gì khác nhau?
-Đề nghị : đề xuất nguyện vọng , ý kiến
 -Báo cáo:Tổng kết nêu những việc đã làm cho cấp trên
H:Nội dung văn bản đề nghị ,báo cáo có gì khác nhau?
-Ai đề nghị, đề nghị ai, đề nghị việc gì?
-báo cáo của ai,báo cáo với ai,báo cáo việc gì,kết quả ra sao?
H:Hình thức trình bày của văn bản đề nghị báo cáo có gì giống và khác nhau?
-Giống nhau:tính khuôn mẫu,không biểu cảm.
-Khác nhau:do tính chất của từng văn bản nên có ít nhiều khác nhau.
H:Cả hai loại văn bản trên khi viết cần tránh những lỗi sai sót gì?Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bản?
-Lỗi trình bày,chính tả,dùng từ.
HĐ2:Luyện tập:
@ MT: Rèn kĩ năng nhận biết tình huống, viết hai loại văn bản đề nghị, báo cáo đúng quy cách.
*L:Hãy nêu một số tình huống mà em đã gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị,báo cáo.
*L:Hãy viết một văn bản đề nghị,một văn bản báo cáo.
HS:Trình bày trước lớp.
-Gọi hai HS lên bảng trình bày.
-Các HS khác trình bày lên một trang giấy trắng.
-GV: Lưu ý thể thức trình bày: Không tẩy xoá, viết đúng chuẩn.
-HS:Nhận xét,sửa sai.
*L:Chỉ ra những lỗi sai trong việc sử dụng các văn bản sau đây:
a/Do hoàn cảnh gia đình khó khăn ,một học sinh đã viết báo cáo xin nhà trường miễn học phí.
b/Thầy,cô giáo chủ nhiệm cần biết những công việc tập thể lớp đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ bà mẹ VN anh hùng.Một HS thay mặc lớp viết giấy đề nghị với thầy cô giáo chủ nhiệm việc làm trên.
c/Cả lớp đều khâm phục tinh thần giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ của bạn H.Bạn ấy thật xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.Lớp trưởng thay mặc lớp viết đơn xin ban Giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng
Nội dung:
I/ Ôn tập lí thuyết:
-Tình huống viết văn bản đề nghị, báo cáo
- Cáhc làm văn bản đề nghị báo cáo
-Những lỗi thường mắc khi viết văn bản đề nghị, báo cáo.
II/Luyện tập:
BT1/Tình huống viết văn bản :
-Đề nghị: Sửa lại bàn,bảng,mắc bóng đèn.Thư viện mở thêm giờ
-Báo cáo:Tình hình học nhóm tuần qua.Kết quả đợt quyên gốp ủng hộ đồng bào lũ lụt.Kết qủ trồng cây trong đợt lao động của lớp.
BT2/HS tự viết.
BT3/Chỉ ra chỗ sai:
 a/Tình huống này phải viết đơn để trình bày hàon cảnh gia đình và đề xuất nguyện vọng các nhân
 b/Viết báo cáo để cô giáo chủ nhiệm biết ...
 c/Viết giấy đề nghị để BGH khen thưởng.
HĐ3:Hướng dẫn tự học: 	-Học thuộc nghi nhớ.Làm bài tập vào vở.-Chuẩn bị bài:Chương trình địa phương phần TLV

Tài liệu đính kèm:

  • docT125-125.doc