Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 133, 134: Chương trình ngữ văn địa phương từ ngữ địa phương trong ca dao quảng nam

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 133, 134: Chương trình ngữ văn địa phương từ ngữ địa phương trong ca dao quảng nam

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: G iúp HS biết được những từ địa phương được dẫn trong các câu ca dao đã học.

-Cảm nhận được cái hay riêng của các từ địa phương đó.

2. Kĩ năng: Vận dụng hợp lí các từ ngữ địa phương vào hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương qua tiếng nói quê hương.

B/Chuẩnbị: GV: Bảng phụ chép các bài ca dao

 HS: Soạn bài theo tài liệu đã pho to

C/Bài cũ:

HS: Đọc thuộc lòng hai bài ca dao về Quảng Nam mà em đã học.

D/Tổ chức hoạt động:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 133, 134: Chương trình ngữ văn địa phương từ ngữ địa phương trong ca dao quảng nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:37
Tiết:133,134
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
 Từ ngữ địa phương trong ca dao Quảng Nam
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: G iúp HS biết được những từ địa phương được dẫn trong các câu ca dao đã học.
-Cảm nhận được cái hay riêng của các từ địa phương đó.
2. Kĩ năng: Vận dụng hợp lí các từ ngữ địa phương vào hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương qua tiếng nói quê hương.
B/Chuẩnbị: 	GV: Bảng phụ chép các bài ca dao
	HS: Soạn bài theo tài liệu đã pho to
C/Bài cũ: 
HS: Đọc thuộc lòng hai bài ca dao về Quảng Nam mà em đã học.
D/Tổ chức hoạt động:
HĐ1: Giới thiệu:
-Bản sắc của tiếng nói Quảng Nam.
-Từ địa phương được dùng trong ca dao- dân ca.
-Vào bài
HĐ2:Đọc.
@MT: Nắm đựơc nội dung của từng bài ca dao đã học.
-GV: Treo bảng phụ
-HS: Đọc hai bài ca dao.
-Nhắc lại nội dung của từng bài
HĐ3: Tìm các từ địa phương trong hai bài ca dao:
@MT: Biết được các từ địa phương trong bài và cái hay của vịêc sử dụng các từ ngữ địa phương đó.
H: Tìm các từ địa phương Quảng Nam trong hai bài ca dao trên.Cho biết từ toàn dân tương ứng. 
H: Em có nhận xét gì nếu hai câu ca dao c được đổi thành:
Nhón chân gọi hỡi bạn nguồn
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên
à Không còn sắc thái địa phương.
H: Trong giao tiếp từ trường hợp nào nên thay từ địa phương thành từ toàn dân?
-trong tình huống giao tiếp mang tính xã hội cần dùng từ toàn dân.
HĐ3: Ghi nhớ:
HS: Đọc ghi nhớ
-GV: Hướng dẫn chuẩn bị Bt 3,4 ở nhà
-------------------Hết tiết 1---------------------
HĐ4: Luyện tập
-GV: hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập.
B!1. Tìm từ ngữ địa phương đuợc sử dụng ở Quảng Nam trong các câu ca dao và thay thế chúng bằng từ toàn dân.
-GV: Treo bảng phụ
-HS: Xác định. Thay thế.
-HS: Nhận xét
a. Chàng ràng như cá quanh nơm
Nhiều con anh rạn không biết đơm con nào
b. Mâm cơm có mấy thứ ngon
Dì ghẻ ních hết để con nhịn thèm
c. Ai về đất Quế làm dâu
Ăn cơm ghế mít hát câu ân tình
BT2. Đặt câu với các từ địa phương đã tìm đựơc.
-HS: lên bảng Đặt câu. HS đặt câu vào vở ghi
-Nhận xét, sửa sai.
BT3. a. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ ngữ địa phương trong lưòi đối thoại của nhân vật.
-Gọi HS lên bảng viết đoạn
-Xác định từ địa phương
b. Tại sao nhà văn thường sử dụng từ địa phương trong lời thoại của nhân vật mà hạn chế dùng từ địa phương trong lời kể?
HS: Trả lời miệng
-Nhận xét, chốt.
BT4. Dựa vào ý dưới đây để phát triển thành một đoạn văn nói lên cái hay của từ “ đà” trong bài ca dao “ đất QN chưa mưa...”
“ Ở Quảng Nam từ đà có ý nghĩa riêng mà những vùng khác trên đất Việt hiếm có. Đà ở QN có nghĩa là sớm hơn, nhanh hơn ta tưởng hoặc ta muốn.”
-BT này dành cho HS giỏi.
I/ Tìm từ địa phương
a/Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi
b/ Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say.
c/ Nhớm chưn kêu bớ nậu nguồn
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên
d/Tay bưng dĩa muối chấm gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng bỏ nhau
Bậu-bạn
Đà-đã
Nhớm-nhón
Chưn-chân
Kêu-gọi. nậu-bạn
Bớ-hỡi
II/ Ghi nhớ: 
-Từ địa phương QN là những từ chỉ sử dụng trong giao tiếp ở địa phương QN.
-Nên sử dụng từ địa phương hợp lí để phát huy được hiệu quả giao tiếp.
III/ Luyện tập:
BT1/
a/-Chàng ràng-lăng xăng
-rạn-bận rộn( bị chi phối nhiều đến không làm chủ được)
b/ -ních-ăn
c/ sáo-ghế ( độn)
BT2? Đặt câu:
VD: Nó cứ chàng ràng mãi chẳng cho ai làm.
BT3/a. HS Viết đoạn.
b.Viết lời nhân vật thường dùng từ địa phương để khắc hoạ đậm nét tính cách của nhân vật, rõ sắc thái địa phương.
-Lời dẫn thường dùng từ toàn dân để dễ hiểu
HĐ5:Hướng dẫn tự học: 	 -Chuẩn bị bài sưu tầm ca dao QN.
-Chú ý các tổ thu bài, thống kê, xử lí (Theo hướng dẫn)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiét133,134.doc