Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 85 đến tiết 88

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 85 đến tiết 88

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: Thấy được những lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục và toàn diện mà tác giả đã sử dụng để lập luận trong văn bản.Sơ giản về tác giả. Những đặc điểm của TV. Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.-Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

2. Kĩ năng: Đọc -hiểu văn bản nghị luận .Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm. Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả

3. Thái độ: Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc- Tích hợp tư tưởng của Bác.

B/Chuẩn bị: -GV:- Đề kiểm tra 15’,bảng phụ.

-HS:Soạn bài

C/Tổ chức hoạt động:

HĐ1 Bài cũ: kiểm tra 15’

HĐ2:Giới thiệu:GV:Giới thiệu tác giả,vị trí đoạn trích: phần đầu của văn bản TV sự biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.-Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 85 đến tiết 88", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:23
Tiết:85
Văn bản
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Đặng Thai Mai-
Hướng dẫn đọc thêm
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được những lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục và toàn diện mà tác giả đã sử dụng để lập luận trong văn bản.Sơ giản về tác giả. Những đặc điểm của TV. Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.-Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
2. Kĩ năng: Đọc -hiểu văn bản nghị luận .Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm. Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả
3. Thái độ: Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc- Tích hợp tư tưởng của Bác.
B/Chuẩn bị: 	-GV:- Đề kiểm tra 15’,bảng phụ.
-HS:Soạn bài 
C/Tổ chức hoạt động:
HĐ1 Bài cũ: 	kiểm tra 15’
HĐ2:Giới thiệu:GV:Giới thiệu tác giả,vị trí đoạn trích: phần đầu của văn bản TV sự biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.-Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động.
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ3: Tìm hiểu chung:
@ MT: Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. Vị trí đoạn trích.
-H: Nêu vài nét về tác giả Hoài Thanh.
-GV: Giới thiệu thêm về tác giả.Chốt như phần ghi bảng.
-HS: Nêu vị trí đoạn trích.
GV:hướng dẫn đọc ,chú ý các câu có thành phần mở rộng.
-Gọi hai học sinh đọc văn bản
-Kiểm tra việc đọc chú thích của HS
H:Hãy xác định luận điểm chính của đoạn văn!
H:Tìm bố cuc của văn bản .Nêu các ý chính của mỗi đoạn!
Không có phần kết (GV:treo bảng phụ)
HĐ4: Đọc -hiểu văn bản:
@MT:Thấy được những lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục và toàn diện mà tác giả đã sử dụng để lập luận trong văn bản.Những đặc điểm của TV. Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.-Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt.Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm. Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả.
*Phân tích đoạn 1 (Từ đầu àlịch sử )
H:Hãy cho biết luận điểm “TV một thứ tiếng đẹp ,một thứ tiếng hay” được tác giả giải thích cụ thể trong đoạn đầu như thế nào?
_HS:Nêu các ý theo trình tự
-GV:Chỉ ra cái hay ,cái đẹp, mqh,sự gắn kết hài hoà
Câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của TV.=>Luận điểm bao trùm: “TV ...hay”=>giải thích ngắn gọn về nhận định ấy.
Đoạn này thực sự là phần mở bài của bài nghiên cứu dài,Nó có nhiệm vụ giới thiệu vấn đề chính sẽ được đề cập ,giải thích trong các phần sau.
*Phân tích đoạn 2:
-HS: Đọc đoạn 2
H: Để chứng minh cho vẻ đẹp của TV tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì?Và sắp xếp chứng cứ ấy như thế nào?
-Theo trình tự lập luận của tác giả có thể lập dàn ý cho đoạn văn này như sau:
-TV là thứ tiếng đẹp , đẹp ở ngữ âm
+Ý kiến của người nước ngoài khi nghe người Việt nói
+hệ thống nguyên âm,phụ âm phong phú giàu thanh điệu
+Uyển chuyển ,cân đối nhịp nhàng về cú pháp .
+Từ vựng dồi dào ,có giá trị thơ,nhạc họa.
-TV là thứ tiếng hay
+Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt
+Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về từ vựng và ngữ pháp=>Biểu hiện của sức sống của TV.
GV:
TVlà thứ tiếng đẹp:bởi nó giàu chất nhạc:Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan/Đường bạch dương sương trắng nắng tràn/Anh đi nghe tiếng người xưa gọi /Một giọng thơ ngâm một giọng đàn.Rành mạch trong lối nói uyển chuyển,ngon lành trong các câu tục ngữ.hệ thống nguyên âm ,phụ âm phong phú.giàu thanh điệu (6 thanh điệu )Giàu hình tượng ngữ âm.
TV:là thứ tiếng hay:dồi dào về cấu tạo từ (từ đơn,từ ghép...);hình thức diễn đạt(câu phong phú : đơn ,phức, đặc biệt...)Ngữ pháp uyển chuyển hơn....
H: Sự giàu đẹp của TV cho ta thấy điều gì?
HĐ5:Tổng kết-Luyện tập:
@MT: HS hiểu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
H:Nêu nhận xét chung về nghệ thuật nghị luận của bài văn?
-H: Qua bài văn em có suy nghĩ gì?
GV: Bác Hồ từng nói: “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”
H: Hãy so sánh sự sắp xếp dẫn chứng và lí lẽ trong văn bản Sự giàu đẹp của TV với văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
-Lập luận theo lối diễn dịch, phân tích từ khái quát đến cụ thể.
-TTYNCNT: lập luận theo lối tổng phân hợp.
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Đặng Thai Mai ( 1902- 1984) là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hoá, xã hộ nổi tiếng.
2. Tác phẩm:Văn bản trích ở phần đầu bài tiểu luận: Tiếng Việt , một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. ( 1967)
3.Vấn đề nghị luận (LĐ):TV có những đặc sắc của một thứ tiếng dẹp ,một thứ tiếng hay.
4. Bố cục :2 đoạn
Đ1/ Nhận định TV là một thứ tiếng đẹp, hay .Giải thích về nhận định ấy.
Đ2/Chứng minh cái đẹp ,cái hay của TV:về mặt ngữ âm,từ vựng ,ngữ pháp.
- Bản luận: Sự giàu đẹp ấy thể hiện sức sống của TV. à sự phát triển của TV chứng tỏ sức sống dồi dào của dân tộc.
II/ Đọc -hiểu văn bản:
 1.Đoạn 1:Câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của TV.
-Đưa luận điểm bao trùm ,giải thích về nhận định ấy:
-TV là thứ tiếng đẹp:hài hoà về mặt âm hưởng,thanh điệu.
-TV là thứ tiếng hay:tế nhị ,uyển chuyển trong cách đặt câu;có đầy đủ khả năng diễn đạt tư tưởng ,tình cảm của con người,thoả mãn các yêu cầu về phát triển của đời sống văn hoá ,xã hội.
2.Đoạn 2:Chứng minh Sức sống của TV:.
 *Chứng minh TV là thứ tiếng đẹp: Về cấu tạo TV là một thứ tiếng có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp:
+Giàu chất nhạc
+ Rành mạch trong lối nói,uyển chuyển trong câu kéo,ngon lành trong những câu tục ngữ.
+Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú,giàu thanh điệu,giàu hình tượng ngữ âm.
*Chứng minh TV là một thứ tiếng hay:
+Dồi dào về cấu tạo từ,hình thức diễn đạt câu.
+Từ vựng ngày một tăng,ngữ pháp ngày một uyển chuyển hơn,từ mới ngày một phong phú.
è Chứng minh sự giàu đẹp trên các phương diện: ngữ âm. từ vựng, ngữ pháp, những phẩm chất bền vững và khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài.
3.Sự phát triển của tiếng Vịêt chứng tỏ sức sống dồi dào của dân tộc.
 III/Tổng kết: 
1. Nghệ thuật nghị luận:
-Kết hợp khéo léo và hiệu quả giữa lập luận giải thích ,và lập luận chứng minh bằng những lí lẽ, dẫn chứng , lập luận theo kiểu diễn dịch- phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện.
-Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt: cách sử dụng từ ngữ sắc sảo, cách đặt câu sử có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận.
2. Ý nghĩa văn bản: TV mang trong nó những giá trị văn hoá rất đáng tự hào của người Việt Nam.
-Giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
D/Hướng dẫn tự học:	-Học ghi nhớ.Làm bài tập trong SBT.
-Soạn : Đức tính giản dị của Bác Hồ.
@ RKN:
Tiết:86
Tiếng Việt
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
Kiến thức:-Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ; nhận biết trạng ngữ trong câu. Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ phù hợp.
Kĩ năng: Nhận biết thành phần trạng ngữ trong câu. Phân biệt các loại trạng ngữ.
Thái độ: Tích cực rèn kĩ năng giao tiếp.
B/Chuẩnbị -GV:Bảng phụ HS: bảng phụ nhóm.
C/Tổ chức hoạt động:
HĐ1.Bài cũ:
1/Thế nào là câu đặc biệt?Trong các câu sau câu nào là câu đặc biệt?
 a/Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
 b/ Hút thuốc lá,hay cáu giận,mất trật tự là thói quen xấu.
 c/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 d/ Ba giây...Bốn giây...Năm giây...Lâu quá!
2 /Câu đặc biệt có tác dụng gì?Xác định tác dụng của những câu đặc biệt sau:
 a/Đấm . đá.Thụi.Bịch.Cẳng tay.Cẳng chân.
 b/Lá ơi!Hãy kể cuộc đời bạn cho tôi nghe đi.
 c/Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
HĐ2.Giới thiệu: Ngoài các thành phần chính ,câu còn có thêm nhiều thành phần phụ:trạng ngữ,bổ ngữ, định ngữ (Gọi chung là phụ ngữ)
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ3:Tìm hiểu bài:
@MT; Nắm được đặc điểm.nhận biết trạng ngữ trong câu.Nắm vị trí của trạng ngữ trong câu. Một số trạng ngữ thường gặp.
-GV:treo bảng phụ.
L:Xác định trạng ngữ trong các câu sau.Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu nội dung gì?Có thể chuyển các trạng ngữ đó sang những vị trí nào trong câu?
-Dưới bóng tre xanh: địa điểm
-Đã từ lâu đời:thời gian
-Đời đời.kiếp kiếp:thời gian
-từ nghìn đời nay:thời gian
Có thể chuyển các trạng ngữ trên đến các vị trí khác nhau như sau:
1/*Người dân cày VN đã từ lâu đời,dưới bóng tre xanh ,dựng nhà dựng cửa mở ruộng khai hoang.
*Người dân cày VN dựng nhà dựng cử mở ruộngkhai hoang , đã từ lâu đời,dưới bóng tre xanh
2/*Cối xay tre nặng nề quay xay nắm thóc ,từ nghìn đời nay.
*Từ nghìn đời nay,cối xay tre nặng nề quay xay nắm thóc.
GV:Giữa trạng ngữ với thành phần chủ ngữ/vị ngữ có dấu phẩy khi viết và khoảng nghỉ khi nói.(Trường hợp trạng ngữ ở cuối câu bắt buộc phải có dấu phẩy ngăn cách)
H:Trạng ngữ được thêm vào câu để bổ sung cho câu những nội dung gì?Cho ví dụ.
-Bằng chiếc xe đạp cọc cạch ,Lan đến trường. (Phương tiện)
-Chân nọ đá chân kia,chị bước vội vào nhà. (cách thức)
-Để học giỏi ,nó luôn chú ý nghe thầy cô giảng. (Mục đích)
-Vì mưa,nó bị cảm lạnh. (nguyên nhân)
H: Đặc điểm của trạng ngữ?
-HS:Rút ra phần ghi nhớ.
HĐ4:Tổng kết,luyện tập:
@ MT: Xác định trạng ngữ trong một số câu văn cụ thể, chỉ ra nội dung bổ sung nhờ các trạng ngữ đó. Phân laọi trạng ngữ trong các câu văn cụ thể.
-HS: Đọc ghi nhớ.
-GV:Hướng dẫn học sinh luyện tập.
BT1/Hình thức:gọi HS lên bảng ,chép và phân tích.
BT2/ GV:treo bảng phụ,HS gạch chân,phân tích.
Nội dung:
I/ Đặc điểm của trạng ngữ
1/Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định:
-Thời gian
-Địa điểm
- Nguyên nhân
-Mục đích
-Phương tiện
-Cáhc thức diễn ra sự việc đã nêu trong câu.
2/Về hình thức: 
-Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
-Giữa trạng ngữ và chủ chủ ngữ, vị ngữ thường có quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.
II/Ghi nhớ: (Ghi nhớ-SGK/)
III/Luyện tập:
BT1/
a/Mùa xuân:CN
b/Mùa xuân:TN
c/Mùa xuân:PN
d/Mùa xuân!Câu đặc biệt.
BT2/
a/-Như báo trước: cách thức. 
-Khi đi qua...tươi:Thời gian
-trong cai vỏ xanh kia: địa điểm
-dưới ánh nắng:Không gian
b/với khả ...trên đây: cách thức.
Bt3/Kể thêm một số trạng ngữ khác:phương tiện,nguyên nhân.chỉ điều kiện,chỉ điều nhượng bộ...
D:Hướng dẫn tự học: Học thuộc nghi nhớ.Làm bài tập vào vở. 
-Chuẩn bị bài:Thêm trạng ngữ cho câu (TT) 
 @ RKN:
Tiết:87
Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH.
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu mục đích,tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
Kĩ năng: Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
B/Chuẩn bị: Hệ thống bài tập
C/Tổ chức hoạt động:
HĐ1.Bài cũ: 
H:Bố cục bài văn nghị luận thường gồm mấy phần?Nội dung từng phần?
H:Lập luận trong bài văn nghị luận có thể dùng những phương pháp nào?
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ2 :Tìm hiểu bài:
@MT: Hiểu đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong văn abnr nghị luận. Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
-Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
Tìm hiểu nhu cầu chứng minh của con người:
GV: hãy nêu ví dụ và cho biết trong đời sống bao giờ ta cần chứng minh?
-Khi bị nghi ngờ,hoài nghi.
-Khi đưa thẻ chứng minh tư cách công dân
-Giấy khai sinh
-Lời nói thật
Tìm hiểu chứng minh qua văn bản chứng minh:
-HS: Đọc văn bản: Đừng sợ vấp ngã
-H:Luận điểm cơ bản của bài văn là gì?Hãy tìm những câu mang luận điểm cơ bản.
(Luận điểm : Đừng sợ vấp ngã,nhan đề,câu kết)
H: Để chứng minh cho luận cứ của mình người viết đã nêu ra những luận cứ gì?Những luận cứ ấy có sức thuyết phục không?
_Vấp ngã là thường
VD:Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã nhưng vấp ngã không gây trở ngại cho họ.Năm danh nhân mà ai cũng thừa nhận
-KB: cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng.
GV:Bài viết dùng toàn bộ sự thật ai cũng phải công nhậ.Chứng minh từ gần đến xa,từ bản thân đến người khác.Lập luận như vậy là chặt chẽ.
-HS: Đọc ghi nhớ
HĐ3:Tổng kết,luyện tập:
@MT: Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
-HS: Đọc bài văn: không sợ sai lầm
GVH:Bài văn nêu luận điểm gì?Hãy tìm những câu mang luận điểm đó? Để chứng minh cho luận điểm của mình người viết đã nêu ra những luận cứ gì?Những luận cứ đó có sức thuyết phục không? Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã”?
HĐ4:GVHướng dẫn học sinh đọc thêm:
-HS: Đọc văn bản “Có hiểu đời mới hiểu văn”
-Hướng dẫn theo bốn bước trên.
Nội dung:
I/ Mục đích và phương pháp chứng minh.
 1.Mục đích chứng minh: là dùng sự thật ( chứng cứ xác thực) để chứng tỏ ý kiến nào đó là chân thực.
2.Phương pháp chứng minh: dùng lí lẽ,bằng chứng chân thực để chứng minh một luận điểm mới đáng tin cậy.
- các lí lẽ ,bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
II/Luyện tập:
Luận điểm:Nhan đề,câu cuối
Luận cứ:câu đầu mỗi đoạn
-Cách lập luận :Tổng-phân-hợp
-Các sự thật,lí lẽ hoàn toàn thuyết phục
HĐ5:Hướng dẫn tự học:-Học thuộc nghi nhớ.Làm bài tập trong SBT vào vở.
-Chuẩn bị bài:Tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý cho đề sau: Có chí thì nên.
-Chuẩn bị dàn ý trên lịch theo tổ.
-Tiết sau học :Thêm trạng ngữ cho câu.
@ RKN:
Tiết:88
Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH. (TT)
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
Kĩ năng: Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
Thái độ: Có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
B/Chuẩn bị: Hệ thống bài tập
C/Bài cũ: Không kiểm tra.
D/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:Giới thiệu: Từ kiểm tra bài cũ vào bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập:
@ MT: Xác định luận điểm và tìm câu văn mang luận điểm đó trong một văn bản cụ thể.
Tìm các luận cứ được sử dụng để chứng minh cho một luận điểm trong văn bản cụ thể.
-So sánh cáh lập luận chứng minh trong hai văn bản khác nhau.
-Đọc Văn bản: Có hiểu đời mới hiểu văn.
H: Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.
H:Để chứng minh cho luận điểm của mình người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có sức thuyết phục không?
H: Lập luận chứng minh có gì đặc biệt?
BT1/T28 SBT
 Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh rằng : Nói dối có hại.
BT4/ Lấy dẫn chứng để chứng minh mọi hành động liều lĩnh, vô kỉ luật đều có hại
HDẫn làm bài tập 5,6
GV: Chốt:
 Qua đó chúng ta thấy rằng: Đề văn chứng minh có thể không có từ chứng minh mà thay vào đó: làm sáng tỏ,phải chăng là đúng, làm cho thấy rõ là thật...
Nội dung:
I/ Mục đích và phương pháp chứng minh.
 II/Luyện tập:
BT1/
Tìm hiểu văn bản:Có hiểu đời mới hiểu văn.
-Luận điểm: Có hiểu đời mới hiểu văn.
(Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh đến bực nào cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn.
-Hệ thống luận cứ:
+Không lịch lãm làm sao thấy những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay.
+ Không đau khổ thì làm sao thấy những tình tiết trong truyện mà thấy nó khéo.
+Dẫn chứng (3 DC)
=> Lập luận theo lối suy luận từ khái quát đến cụ thể.Dẫn chứng thuyết phục.
BT2/ Tìm dẫn chứng cho luận điểm: Nói dối có hại.
-Nói dối có hại cho người nghe:Thông tin về sữa làm người tiêu dùng cứ ngỡ đúngà tốn tiền mà không đảm bảo sức khỏe.
Con cái nói dối bố mẹ khiến bố mẹ ngộ nhận về con mình.HS nói dối thầy cô khiến thầy cô hiểu lầm về nguyên nhân không học bài cũà không có biện pháp thiết thực để ngăn chặn kịp thời.
-Nói dối có hại cho người nói:
Nói dối thường để che đậy khuyết điểm của mình, khi khuyết điểm bị che đậy-> không thấy khuyết điểm, không được uốn nắn kịp thời sai lầm.
Thiếu niềm tin nơi người khác.Dể bị người khác nghi ngờ, coi thường.
-Nói nối tạo không khí nghi ngờ, mất tin tưởng lẫn nhau.
 BT3/ Mọi hành động liều lĩnh , vô kỉ luật đều có hại.
-Ăn nói hỗn hào với người lớn, thầy cô, ba mẹ là một hành động thiếu suy nghĩ, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người VN.
-Không tôn trọng nội quy nhà trườngà bị xử phạt.
-Không tôn trong luật lệ giao thông. à có thể gây tai nạn chết người.
BT4/ 
a/ Cần chứng minh: Ta sẽ lớn khôn, sẽ học được nhiều điều bổ ích nếu ta chịu đi sâu vào thực tế, quan sát và học hỏi.
b/ Lao động quý giá, không kém bất kì thứ quý giá nào trong đời sống.
5/Bt5/a
-Có thể diễn đạt:
+ Phải chăng “ đi nhiều thì hiểu biết nhiều”?
+ Ca dao có câu: Đi cho biết đó biết đây/ ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Lời khuyên ấy đúng chăng?
b/ Cần đưa ra các dẫn chứng:
 + Không thể chỉ quanh quẩn trong sách vở, trong bốn bức tường của nhà trường.Học phải gắn với thực tế.
+Đi nhiều sẽ thấy nhiều, biết nhiều, có thể phân biệt tốt xấu, để học hỏi.
+Gooc ki: Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông là trường đại học của tôi.
Nguyễn Du: Nghe khúc hát thôn quê mới học được lời nói trong nghề trông dâu nuôi tằm.
6/ a/ Làm cho thấy rõ là có thật. Ở đây chính là yêu cầu chứng minh.
b/ cả hai cách làm trên đều chưa hoàn toàn đúng:
-Thứ nhất: dẫn chứng chưa toàn diện
-Thứ hai: chưa rõ yêu cầu. Mới chỉ đưa ra dẫn chứng.
HĐ3: Hướng dẫn tự học:Chuẩn bị bài:Tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý cho đề sau: Có chí thì nên.
-Chuẩn bị dàn ý trên lịch theo tổ.
-Tiết sau học :Thêm trạng ngữ cho câu.
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan24.doc