Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 98: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 98: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2. Kĩ năng:

-Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

-Đặt câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái dộ: Tích hợp bảo vệ môi trường.

B/Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ

- HS: Theo yêu cầu của gv.

C/Bài cũ:

- Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ từng loại?

- Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 98: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:98
Tiếng Việt
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG ( TT)
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
2. Kĩ năng: 
-Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
-Đặt câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái dộ: Tích hợp bảo vệ môi trường.
B/Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Theo yêu cầu của gv.
C/Bài cũ: 
- Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ từng loại?
- Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
D/Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1:Giới thiệu: Trực tiếp.
HĐ2:Tìm hiểu bài:
@MT: Nắm cách chuyển đổi cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
GV dùng bảng phụ có 2 câu văn trong phần 1.
H: Hai câu trên có điểm gì giống nhau, điểm gì khác nhau?
- Giống: về nội dung, hai câu đều miêu tả cùng một sự việc.
- Khác: về hình thức câu a có từ " được", câu b không dùng từ "được".
Gv treo tiếp câu: " Người ta đã hạ cánh màn điều .hôm hoá vàng".
H: Câu này có thể xem là cùng một nội dung miêu tả với 2 câu trên không? ( cùng nội dung)
- GV khẳng định: đây là câu chủ động tương ứng với 2 câu bị động trênư
- GV hướng dẫn hs nắm được cách chuyển câu chủ động thành câu bị động.
Gọi hs đọc mục ghi nhớ
Cho hs trả lời câu hỏi 3 phần I sgk.
Cả 2 câu đều có " bị , được" nhưng không phải là câu bị động
GV: Cho một tình huống: Cô có chiếc phòng học này. Hãy dùng hành động tác động vào nó.Đặt cho cô một câu thoe chiều hướng tích cực. Rồi chuyển câu ấy thành câu bị động.
HĐ3:Tổng kết,luyện tập:
@MT: Rèn kĩ năng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo hai cách.
-HS: Đọc ghi nhớ.
-GV:Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV hưóng dẫn hs làm vài bài, sau đó yêu cầu hs làm, gọi hs khác nhận xét, gv đánh giá, sửa sai cho hs.
Nội dung:
I. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: có 2 cách
- Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ " bị" , “được" vào sau từ ( cụm từ) ấy.
VD: Hoa // được trồng khắp lối đi.
 CN-Đối tượng
-Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
VD:
 Nhà // xây xong đã lâu.
 CN-Đối tượng
* Chú ý: Không phải câu nào có cụm từ bị được cũng là câu bị động.
II/Luyện tập:
BT1/ HS Chuyển (Lên bảng)
A/ -Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ TK XVII.
-Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XVII.
 BT2/Sự khác biệt giưa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
-Sự khác biệt giưa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
à Một mang tính tích cực.
à Một mang tính tiêu cực.
BT3/ HS tự làm.
E/Dặn dò:- Soạn bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.Học bài cũ. Viết đoạn văn có sử dụng câu chủ động.
Tiết:100
Tập làm văn
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
NS:
NG:
 A/Mục tiêu: 
Kiến thức: Phương pháp lập luận chứng minh. Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn chứng minh
Thái độ: Bồi bồi tình yêu đối với văn chương.
B/ Chuẩn bị: 
- GV: Nội dung bài dạy.
- HS: Chuẩn bị tốt phần chuẩn bị ở nhà. 
C/ Bài cũ:
- Thế nào là văn lập luận chứng minh.
D/ Tổ chức hoạt động:
-Giáo viên chép đề trên bảng:
Đề1: Chứng minh rằng: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có”
Đề2: Chứng minh rằng: Văn chương “luyện những tình cảm mà ta sẵn có”.
HĐ1: @MT: Nhắc lại những yêu cầu đối với văn chứng minh.
- Gọi 1-2 hs nhắc lại những yêu cầu đối với đoạn văn chứng minh. Cần lưu ý các em những điểm sau:
- Đoạn văn không tồn tại độc lập, mà chỉ là một bộ phận của bài văn. Vì vậy khi tập viết một đoạn văn , cần hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài văn, có thế mới viết được thành phần chuyển đoạn.
+ Cần có câu chủ đề để nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các ý, các câu khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm.
+ Các lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận chứng minh được thật sự rõ ràng, mạch lạc
HĐ2: @MT: Nhận diện đoạn văn chứng minh và xác định luận điểm:
-Đọc lại văn bản Sự giàu đẹp của TV. Cho biết phương pháp lập luận của từng đoạn.
-Chỉ ra luận điểm trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
HĐ 3: @MT:Viết đoạn văn nghị luận chứng minh theo luận điểm cho sẵn:
tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, mỗi em tự viết đoạn văn của mình cho các bạn khác xem xét, góp ý ( phải căn cứ vào lí thuyết ).
-Tổ 1,2 Viết đề 1:
-Chép câu mang luận điểm: Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có
-Trình bày dẫn chứng.phân tích dẫn chứng: Chưa đọc Côn Sơn ca ta chưa biết cảnh trí Côn Sơn như thế nào-chưa yêu, chưa muốn đến Côn Sơnà Đọc Văn bản ta thêm yêu cảnh trí.Mong muốn được đến nơi đây.
-Trước Khi đọc Cổng trường mở ra ta chưa biết tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con NTN.Sau khi đọc, ta càng hiểu thêm tâm sự, tình cảm của những bà mẹ.
-Tổ 3,4 viết đề 2 (Tương tự)
* Mỗi tổ cử 1-2 bạn lên trình bày đoạn văn của tổ ( nhóm ) hoặc của cá nhân để cả lớp nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm.
- GV nhận xét đánh giá và hướng dẫn cách thức làm bài tập ở nhà.
HĐ5:Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
- Soạn bài: " Ôn tập văn nghị luận".
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet98.doc