Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 27

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 27

A.Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Nắm được luận điểm cơ bản và các phép lập luận của các bài văn nghị luận đã học.

- Chỉ ra được những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.

B.Chuẩn bị:G/án,sgk

C.Các bước lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới

Hoạt động 1: Tóm tắt về nội dung, đặc điểm nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học.

-Gv: Gọi trình bày, yêu cầu nhận xét, sửa và ghi lên bảng.

 

doc 13 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 101- Tập làm văn. 
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
A.Mục tiêu bài học: 
Giúp HS: 
- Nắm được luận điểm cơ bản và các phép lập luận của các bài văn nghị luận đã học. 
- Chỉ ra được những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học. 
B.Chuẩn bị:G/án,sgk
C.Các bước lên lớp 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Tóm tắt về nội dung, đặc điểm nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học. 
-Gv: Gọi trình bày, yêu cầu nhận xét, sửa và ghi lên bảng. 
Stt
Tên bài
Tác giả
Đề tài nghị luận
Luận điểm chính
Phương pháp lập luận
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
HCM 
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân tộc ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là 1 truyền thống quý báu của ta. 
Chứng minh 
2
Sự giàu đẹp của TV 
Đặng Thai Mai 
Sự giàu đẹp của TV
- TV có những đặc sắc của 1thứ tiếng đẹp, tiếng hay 
Chứng minh kết hợp 
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Phạm Văn Đồng 
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Bác giản dị trong mọi phương diện. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác. 
Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận
4
ý nghĩa văn chương 
Hoài Thanh 
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người. 
Tóm tắt đặc điểm nghệ thuật của các bìa nghị luận đã học. 
- Bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc toàn diện, sắp xếp hợp lý, hình ảnh so sánh đặc sắc. 
- Bài "Sự giàu đẹp của TV", bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh, luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ. 
- Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ": Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện kết hợp với chứng minh, giải thích và bình luận, lời văn giản dị, giàu cảm xúc. 
- Bài "ý nghĩa văn chương". 
Trình bày nhứng vấn đề phức tạp 1 cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh. 
Hoạt động 2: 
So sánh văn nghị luận với trữ tình và tự sự 
- Các thể loại tự sự như truyện, ký chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kể nhằm tái hiện sinh vật, hiện tượng, con người, câu chuyện. 
- Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần. Các thể loại tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như nhiệm vụ, hình tượng, thiên nhiên, đồ vật. 
- Khác với các thể loại tự sự và trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lý lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, xác đáng. 
Hoạt động 3: Luyện tập 
 - HS làm bài tập trắc nghiệm 
 1. Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng 
1. Một bài thơ trữ tình 
a. Không có cốt truyện và nhân vật 
b. Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật 
c. Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả. 
d. Có thể biểu hiện gián tiếp, tình cảm, chính xác qua hình ảnh thiên nhiên, con người, sự việc. 
 2. Trong VB nghị luận 
a. Không có cốt truyện và nhân vật 
b. Không có yếu tố miêu tả, tự sự 
c. Có thể có biểu hiện tình cảm, cảm xúc 
d. Không sử dụng phương thức biểu cảm 
 3. Tục ngữ có thể coi là: 
a. VB nghị luận 
b. Không phải là văn bản nghị luận 
c. 1 loại VB nghị luận đặc biệt ngắn gọn 
4. Yếu tố nào không có trong VB nghị luận 
a. Luận điểm 
b. Luận cứ 
c. Các kiểu lập luận 
d. Cốt truyện 
5. Dòng nào không phải là phép lập luận trong văn nghị luận 
a. Chứng minh 
b. Phân tích 
c. Kể chuyện 
d. Giải thích 
6. Yếu tố nào có ở cả ba thể loại: Truyện, ký, thơ kể chuyện 
a. Tứ thơ 
b. Vần, nhịp 
c. Nhân vật 
d. Luận điểm 
Bài tập tự luận: 
Viết đoạn văn nghị luận chứng minh về vấn đề: Bác Hồ là người có lòng yêu thiên nhiên sâu sắc. 
IV.Hướng dẫn học tập: 
- Ôn lại các kiến thức về văn nghị luận 
- Chuẩn bị bài "Dùng cụm C - V để mở rộng câu.
 Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
TIẾT 102: 
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
A.Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS: 
-Kt : Nắm được khái niệm cụm C - V với tư cách là 1 kết cấu ngôn ngữ. Nắm được cách dùng cụm C - V làm thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ.
-Kn :Biết sử dụng cụm c-v để mở rộng câu.
-Tđ :Dùng đúng cum c-v để mở rộng câu.
B.Chuẩn bị :G/án,phiếu,sgk,bphụ
C.Các bước lên lớp: 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra :Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho VD ?
3. Bài mới .
Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu. 
-GV:Gọi hs đọc vd.
- Hs đọc vd
VD: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. 
I. Thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu. 
? Tìm cụm DT trong câu văn? 
? Phân tích cấu tạo của những cụm DT và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm DT? 
- 2 cụm DT 
- Trung tâm: I/cảm 
- Phụ ngữ chỉ lg: những 
- Phụ ngữ đứng sau: cụm C - V. 
? Qua việc tìm hiểu VD, hãy rút ra kết luận về việc sử dụng cụm D. 
* Ghi nhớ 1: SKG/68 
Hoạt động 2:
G - Treo bảng phụ VD II/68
H. Quan sát, đọc 
II. Các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu. 
? Hãy tìm các cụm C - V và cho biết vai trò của chúng trong câu? 
- Cụm C - V "Chị Ba đến" đóng vai trò chủ ngữ. 
- Cụm "Tinh thần rất hăng hái" vị ngữ. 
Cụm "Trời sinh lá sen" đóng vai phụ ngữ trong cụm DT. 
- Cụm CMT8 thành công là phụ ngữ trong cụm DT. 
G: Như vậy các C, V các phụ ngữ trong cụm DT, cụm ĐT, cụm TT đều có thể được cấu tạo bằng cụm C - V. 
? Qua việc tìm hiểu VD hãy rút ra kết luận?
*Ghi nhớ 2: SGK 
Hoạt động 3:
Tìm cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu cụm C - V làm thành gì? 
1. Cụm C - V làm định ngữ 
2. Cụm C - V làm V 
3. Cụm C - V làm định ngữ 
- Cụm C - V làm bổ ngữ (Đảo C - V) 
4. Cụm C - V làm CV
Cụm C - V làm BN 
III. Luyện tập
Bài tập 1: 
Theo em khái niệm cụm C - V có đồng nhất với C và V của câu hay không? 
Không 
Bài tập 3
Cụm C - V được in đậm trong câu văn: "Đất nước ta đang chuyển biến/nên còn nhiều khó khăn" làm thành phần gì trong câu" 
- Vị ngữ, bổ ngữ 
Chủ ngữ, định ngữ. 
Hãy viết một đoạn văn (5-7) tự chọn nội dung. Gạch chân cụm C - V dùng để mở rộng câu. 
IV.Hướng dẫn học tập: - Nắm vững nội dung bài học 
- Tìm hiểu trước bài "TKC về phép lập luận giải thích. 
..
 Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 103: TRẢ BÀI KIỂM TRA
 (Tập làm văn số 5, bài kiểm tra tiếng Việt, bài kiểm tra văn)
A.Mục đích yêu cầu. 
-Kt:Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh về công việc tạo lập VB nghị luận và cách sử dụng từ ngữ đặt câu. 
-Kn:Đánh giá chất lượng bài làm của mình, trình độ của mình qua 3 bài viết.
-Tđ:tự giác sủa chữ lỗi. 
B.Chuẩn bị:Đ/án,bài kt,sổ điểm
C.Các bước lên lớp: 
1. Ổn định 
2. Trả bài. 
HĐ1.Trả bài tập làm văn số 5 
G: Chép đề lên bảng 
H: Hãy chứng minh rằng đời sống của con người sẽ bị tổn hại rất nhiều nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. 
H: Nhắc lại vấn đề cần nghị luận trong đề bài. 
"Đời sống của con người sẽ bị tổn hại nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. 
? Em hãy xây dựng luận điểm phụ ? 
3 - Giải thích xây dựng luận điểm phụ? 
- Vai trò to lớn của môi trường trong cuộc sống 
 - Đời sống sẽ bị tổn hại lớn nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường. 
- Các biện pháp bảo vệ môi trường 
+ Nhận xét bài làm: 
a. Ưu điểm: 
- Nhìn chung HS hiểu đề, bước đầu đã biết cách dùng lỹ lẽ và dẫn chứng để nghị luận vấn đề. 
- 1 số bài trình bày rành mạch, lý lẽ khá sắc sảo, chắc chắn.
- Đại đa số biết cách trình bày bố cục 3 phần rõ ràng nắm được nhiệm vụ của từng phần. 
- Nhiều em chữ viết sạch đẹp rõ ràng, không sai lỗi: Hạnh Nguyên, Như Thuỷ, Hạnh, Ngọc bảo. 
b/ Nhược điểm: 
- 1 số bào hầu như không biết cách làm, không hiểu đề. 
- Nội dung sơ sài, dẫn chứng ít, thiếu thuyết phục, chưa biết cách làm bài nghị luận. 
- Diễn đạt không thoát ý, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi. 
* Chữa lỗi: 
a. Lỗi dùng từ 
- Tuyển chủng 	-> tuyệt chủng 
- âm mưu thu gom rác	 -> kế hoạch 
- Rừng bị tổn hại kinh khủng ->  bị tổn hại lớn. 
- Môi trường vô cùng khủng khiếp với con người ->  vô cùng quan trọng 
b/Lỗi diễn đạt 
Tại sao phá rừng đi những cánh rừng Việt Nam đang rên xiết dưới lưỡi rìu, hàng triệu cây chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì, loài vật đang bị tuyệt chủng hiện nay là voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch. 
Hoạt động 2. II/ Trả bài kiểm tra tiếng Việt 
1. Nhận xét chung 
a. Ưu điểm: 
- HS hiểu bài, có học bài đạt khá nhiều điểm tốt. 
- Những câu kiểm tra trắc nghiệm hầu hết làm đúng. 
- Phần viết đoạn có sử dụng câu đặc biệt và câu có trạng những nhiều em viết tốt. 
 b/ Nhược điểm 
- 1 số rất lười học, không nắm được bài, hoặc nắm bài lơ mơ. 
- Chữ viết xấu, cẩu thả, trình bày bẩn. 
2. Chữa bài 
Câu 1: Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt bằng cách nếu đặt trong câu văn cảnh ta có thể khôi phục được thành phần ngữ pháp thì đó là câu rút gọn. Nếu không xác định được thành phần của câu thì là câu đặc biệt.
Câu 2: Các TN: - Dưới ánh nắng từ hồi còn học mẫu giáo 
- Vì N nghe người mẹ 
Câu 3: TN ở câu A và C có thê tách riêng 
Hoạt động 3: III/ Trả bài kiểm tra văn 
 1. Nhận xét chung 
- Nắm được bài có học bài, đạt khá nhiều điểm tốt. 
- Chữ viết và trình bày có sạch sẽ, cẩn thận hơn. 
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có tình trạng nhiều em rất lười học, không hiểu bài. 
- Phần viết đoạn lơ mơ, không hiểu yêu cầu của đề. 
- Nhiều bạn câu 5 còn viết gạch đầu dòng theo kiểu liệt kê dẫn chứng. 
 2. Trả bài: Yêu cầu HS chữa lỗi trong bài 
* Hướng dẫn về nhà : Soạn bài lập luận giải thích 
..
Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 104 : 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
 A.Mục tiêu cần đạt: 
-Kt:Giúp h/s nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của kiểu bài văn nghị luận giải thích. 
-Kn:Nhận diện và phân tích các đề bài nghị luận,giải thích,so sánh các vấn đề nghị luận chứng minh.
-Tđ:Chú ý tiếp thu kiến thức để vận dụng giao tiếp hàng ngày.
B.Chuẩn bị:G/án,sgk
C.Các bước lên lớp: 
1.ổn định t/c.
2.Kiểm tra bà cũ:Mục đích ,yêu cầu của văn nghị luận?
3.Bài mới.
HĐ của GV
Hđ Của HS
ND Kiến thức
Hoạt động 1
? Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích? 
- Khi gặp 1 htg mới lạ, chưa hiểu thì nảy sinh nhu cầu giải thích. 
I/Mục đích và phương pháp giải thích. 
* Nhu cầu giaỉ thích trong cuộc sống. 
? Em thử giải thích cho cô htg: Nước biển mặn
(Nếu HS trả lời được thì hỏi: Vì sao bạn không thể gt được? 
- Bởi vì không có kiến thức khoa học) 
- Nước sống suối có hoà tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa. Khi ra đến biển, mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn muối ở lại. Lâu ngày muối tích tụ làm nước biển mặn. 
G: Bạn đã nêu nguyên nhân và lý do quy luật làm nảy sinh hiện tượng. 
? Em thử gt: "con người là gì? 
- Là một loài động vật cao cấp biết nói, biết tư duy 
? Em đã làm cho các bạn hiểu bằng bằng cách nào? 
- Đưa rakhái niệm chỉ loài sự vật mà nó phụ thuộc. 
? Qua việc tìm hiểu VD, cho biết giải thích là gì? 
- Là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. 
? Muốn gt được đòi hỏi chúng ta điều gì? 
? Giải thích nhằm mục đích gì? 
- Để nhận thức hiểu rõ SV, htg.
H Đọc VB "Lòng khiêm tốn" 
* Mục đích 
* Giải thích trong văn nghị luận 
?Bài văn giải thích vấn đề gì? Vấn đề này thuộc lĩnh vực nào? 
- Lòng khiêm tốn -> Phẩm chất con người. 
H - Theo dõi đoạn 1 - Thân bài. 
? Đoạn 1, t/g nói gì về lòng khiêm tốn? Đó có phải là gt lòng khiêm tốn, không? 
- T/g nêu bản chất của lòng khiêm tốn -> đã gt toàn bộ. 
H - Theo dõi đoạn 2
? T/g đã đặt câu hỏi và giải thích như thế nào? 
- Định nghĩa về lòng khiêm tốn bằng khái niệm. 
? Đoạn 3: T/g gt bằng cách nào? Đó là những dẫn chứng được rút ra từ đâu? - Từ thực tế. 
- Nêu biểu hiện của lòng khiêm tốn. 
? Đoạn 4: 
T/g gt bằng cách nào? gt khía cạnh nào của vấn đề? 
- Đưa ra câu hỏi tại sao? 
-> Đây cũng là 1 cách giải thích. 
G: Qua việc tìm hiểu VB gt này, ta hiểu gt trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất cần được gt và nâng cao nhận thức, trí tuệ con người. 
? Em hiểu thế nào là gt trong văn nghị luận. 
* Ghi nhớ 2: SGK 
? Qua bài "lòng khiêm tốn" em thấy người ta thường gt bằng những cách nào? 
- Nêu định nghĩa 
- Biểu hiện 
- Vì sao? ntn? 
- Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả 
* Phương pháp giải thích.
* Ghi nhớ 3 
? Tìm hiểu cách lập luận của VB này? 
- Luận điểm chính: Lòng khiêm tốn 
- Luận điểm phụ: 
+ Bản chất của lòng khiêm tốn. 
+ Định nghĩa 
+ Biểu hiện 
+ Nguyên nhân 
?Nhận xét về ngôn từ của VB? 
? Đề bài giải thích đạt được kết quả tốt đòi hỏi yêu cầu gì? 
? Muốn làm bài gt tốt ta phải làm gì? 
- Trong sáng dễ hiểu. 
* Ghi nhớ 4: SGK 
* Ghi nhớ 5: 
Hoạt động 2
? Vấn đề được giải thích là vấn đề gì? 
? Tìm hiểu phương pháp giải thích trong bài? 
H - Đọc bài văn "Lòng nhân đạo" 
- Lòng nhân đạo 
II. Luyện tập 
BT trắc nghiệm 
1. Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác gt? 
A - Chỉ trong văn nghị luận 
B - Trong tất cả các lĩnh vực 
C - Chỉ trong nghiên cứu KH 
D - Chỉ trong đời sống hàng ngày. 
2. Trong văn nghị luận, phép lập luận gt được hiểu là gì? 
A - Là việc kể tên các đặc điểm của 1 hiện tượng nào đó. 
B - Là việc nêu lên vai trò của 1 sự vật, hiện tượng nào đó dưới cuộc sống con người. 
C - Là việc chỉ ra cách thức, thực hiện 1 công việc . 
D - Làm cho người đọc hiểu rõ các t2, đạo lý. 
D.Hướng dẫn về nhà:-Tìm hiểu 2 bài đọc thêm – chuẩn bị văn bản “Sống chết mặc bay”

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27 v7.doc