Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 35

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 35

I.Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức.

Giúp HS biết được:

 -Xã hội loài người có sự hình thành và phát triển.

 -Học tập Lịch sử để biết được gốc tích tổ tiên, quê hương,đất nước.

 -Phương pháp học tập Lịch sử.

 -Cách tính thời gian trong lịch sử.

2. Kĩ năng.

 -Tiếp cận sách giáo khoa

-Tích hợp GDBVMT.

3. Thái độ.

 Có ý thức tốt, ham thích trong học tập bộ môn.

 

doc 73 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/08/2012 	Tuần:1
Ngày dạy: /08/2012 	Tiết: 1
MỞ ĐẦU
SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức.
Giúp HS biết được:
 	-Xã hội loài người có sự hình thành và phát triển.
	-Học tập Lịch sử để biết được gốc tích tổ tiên, quê hương,đất nước.
	-Phương pháp học tập Lịch sử.
 -Cách tính thời gian trong lịch sử.
2. Kĩ năng.
	-Tiếp cận sách giáo khoa
-Tích hợp GDBVMT.
3. Thái độ.
	Có ý thức tốt, ham thích trong học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị:
 	GV: Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
	HS: SGK
III. Phương pháp:
PP trực quan; PP giải quyết vấn đề; PP vấn đáp.
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra.
2.Bài mới.
 	GV nói sơ qua về chương trình bộ môn của năm học mới, khẳng định: Để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử cụ thể, các em phải hiểu lịch sử . 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1 Tìm hiểu Xã hội loài người 
Ở Tiểu học các em đã học lịch sử ở môn “Tự nhiên và xã hội” thường nghe và sử dụng từ lịch sử, vậy lịch sử là gì?
GV: Tất cả mọi vật sinh ra trên thế giới này đều có quá trình phát triển khách quan theo trình tự thời gian của tự nhiên và xã hội; đó chính là lịch sử.
Ở đây chúng ta chỉ học về lịch sử xã hội loài người từ khi xuất hiện trên trái đất( cách đây mấy triệu năm) tri qua các giai đọan dã man, nghèo khổ vì áp bức bóc lột dần dần trở thành văn minh, tiến bộ.
 Lịch sử mà chúng ta học là lịch sử xã hội loài người và nghiên cứu nó trên cơ sở khoa học.
HĐ 2 Tìm hiểu mục đích học tập lịch sử.
 GV giới thiệu h1 SGK
Lớp học trường làng thời xưa và nay có những gì khác nhau? ( lớp học, thầy trò, bàn ghế )
 Vì sao lại có sự khác nhau đó?( trải qua quá trình phát triển của xã hội)
 Gia đình em có sự thay đổi không? Nêu ví dụ?
GV kết luận: Mỗi con người, làng xóm, quốc gia  đều trãi qua những thay đổi theo thời gian mà chủ yếu là do con người tạo nên. Vậy chúng ta cần tìm hiểu "quí trọng
GV khẳng định việc học lịch sử là cần thiết.
HĐ 3 Tìm hiểu nội dung mục 3
GV : Trên thực tế đều có sự thay đổi của cuộc sống, ông bà 
Tại sao em biết ?( dựa theo lời kể)
GV hướng dẫn hs quan sát h2 sgk 
Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám làm bằng gì?( bia đá) giáo viên nói thêm đó là hiện vật mà người xưa để lại.
Trên bia đá ghi gì?( tên tuổi, địa chỉ, năm sinh của tiến sĩ)
GV dựa vào hiện vật đó mà ngày nay chúng ta biết rõ về các tiến sĩ.
 Căn cứ vào đâu mà người ta biết lịch sử?
GV tóm ý: Để dựng lại lịch sử phải có những bằng chứng cụ thể, mà chúng ta có thể tìm lại được. Đó là tư liệu lịch sử.
TH GDBVMT:Các di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, đều gọi là tư liệu hiện vật, cần phải gìn giữ, sử dụng. Đây là nguồn tư liệu chân thực chống các hành động phá hủy, tôn tạo,...
1. Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển
- Lịch sử là những gì diển ra trong quá khứ.
- Lịch sử mà chúng ta học là lịch sử xã hội loài người.
- Lịch sử là một môn khoa học
2.Mục đích học tập Lịch sử 
- Để biết cội nguồn dân tộc tổ tiên
- Biết quá trình phát triển của dân tộc, đất nuớc
Quí trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày nay và xác định mình cần phải làm gì cho đất nước.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
 -Tư liệu lịch sử.
- Tư liệu truyền miệng.
- Tư liệu hiện vật.
- Tư liệu chữ viết.
4. Củng cố:
	-GVkhẳng định: Học lịch sử là cần thiết, mỗi chúng ta cần phải học lịch sử.
	- HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
	- Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người là nhiệm vụ của môn học nào? 
	Em hãy đánh dấu X vào ô trống mà em cho là đúng nhất.
	□ Khảo cổ học □ Sử học □ Sinh học □ Văn học 
	-Dựa vào đâu để con người biết và dựng lại lịch sử. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
	A. Tư liệu truyền miệng B. Tư liệu chữ viết 
	C. Tư liệu hiện vật D. Cả ba đều đúng.
5. Dặn dò:
 	-Học bài cũ, tìm hiểu nội dung câu Danh ngôn ở cuối bài.
	- Chuẩn bị bài sau: 
	- Tìm hiểu trên tờ lịch đâu là ngày Âm, đâu là ngày Dương( HS mang tờ lịch đến lớp)
Rút kinh nghiệm:
	-----------------------------------------------------------------------
 Duyệt, ngày	 tháng 8 năm 2012
 Tổ trưởng
Ngày soạn: 26/08/2012 	 Tuần: 2
Ngày dạy: /08/2012 	 Tiết: 2
CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức.
Giúp HS biết được:
- Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử
-Thế nào là âm lịch, , dương lịch, công lịch.
2. Kĩ năng.
Biết cách đọc, ghi, tính năm theo công lịch.
3. Thái độ.
	HS biết quí trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học.
II. Chuẩn bị:
 	 GV: Chuẩn kiến thức, kĩ năng 
	 HS: SGK; Tờ lịch.
III. Phương pháp:
PP trực quan; PP giải quyết vấn đề; PP vấn đáp.
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra.
 	 -XH loài người có sự hình thành và phát triển như thế nào? Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
 - Bài tập:dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? Em hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
A. Tư liệu hiện vật C. Tư liệu chữ viết 
B. Tư liệu tuyền miệng D . Cả ba ý trên.
 	 -Em hãy cho ví dụ về tư liệu hiện vật?
2.Bài mới.
Như bài trước các em đã biết lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ theo trình tự thời gian trước, sau. Vậy người ta tính thời gian như thế nào?...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1 Tìm hiểu các khái niệm
GV: ở bài trước chúng ta đã khẳng định LS là những gì diễn ra trong quá khứ, vậy xác định thời gian là cần thiết.
 HS quan sát H1, H2 của bài trước.
GV cung cấp cho HS một vài khái niệm.
GV kết luận: người xưa đã dựa vào mối quan hệ giữa Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất làm cơ sở để xác định thời gian.
Người xưa đã tính thời gian như thế nào sang phần 2 các em sẽ tìm hiểu
HĐ 2 Tìm hiểu cách làm lịch
 Em biết trên thế giới ngày nay có những cách tính lịch nào? (âm lịch, dương lịch)
Hs đọc bảng ghi các ngày tháng lịch sử trong sgk.
 Có những đơn vị thời gian nào? Những loại lịch gì? Đâu là âm lịch, đâu là dương lịch?
HS xác định ngày tháng âm, dương trên một tờ lịch.
 Người phương Đông có cách làm lịch như thế nào?
GV sơ kết và nói thêm: cách đây 3000 – 4000 năm người Phương Đông đã sáng tạo ra lịch.
HĐ 3 Tìm hiểu Cách tính thời gian theo Công lịch.
Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gia tăng, do vậy cần phải có lịch chung để tính thời gian
Công lịch được tính như thế nào? Vì sao phải có công lịch?( xã hội ngày càng phát triển)
GV giảng thêm về công lịch và vẽ trục năm lên bảng và giải thích về cách ghi.
1. Các khái niệm.
-Thập kỉ: 10 năm.
-Thế kỉ: 100 năm.
-Thiên niên kỉ:1000 năm.
-Công nguyên: lấy năm chúa Giê – su ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên. Những năm trước đó gọi là TCN .Những năm sau đó gọi là sau Công nguyên.
2. Cách làm lịch.
- Người Phương Đông căn cứ vào sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất làm ra lịch (Âm lịch)
- Người Phương Tây căn cứ vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời làm ra lịch (Dương lịch).
3.Cách tính thời gian theo Công lịch.
- Một năm có 12 tháng, 365 ngày( năm nhuận có 366 ngày ).
- Công lịch lấy năm chúa Giê – su ra đời .
4. Củng cố: 
Tại sao phải xác định thời gian?
	- Sơ kết: Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản qua trọng của môn Lịch sử. Do nhu cầu ghi nhớ và xác định thời gian, từ xa xưa con người đã sáng tạo ra lịch, tức là một cách tính và xác định thời gian thống nhất cụ thể. Có hai loại lịch: Âm lịch,Dương lịch, trên cơ sở đó hình thành Công lịch.
	- Bài tập trắc nghiệm: người cổ đại Phương Đông là những người đầu tiên sáng tạo ra lịch dựa trên cơ sở nào?
A. Chu kì quay của trái đất quanh mặt trời. 
B. Chu kì tự quay của trái đất.
C.Chu kì quay của mặt trăng xung quanh trái đất.
D. Chu kì quay của mặt trăng, trái đất xung quanh mặt trời.
* Em hãy xác định xem năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa cách ngày nay là bao nhiêu năm? Năm 179 TCN An Dương Vương để Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà cách ngày nay là bao nhiêu năm?
5. Dặn dò: 
	-Học bài cũ, làm bài tập(câu 1 SGK tr 7)
	- Chuẩn bị bài sau: Xã hội nguyên thủy.
	+ Tìm hiểu kênh hình.
	+ Nghiên cứu, giải đáp các câu hỏi .
Rút kinh nghiệm:
 ------------------------------------------------
 Duyệt, ngày tháng 8 năm 2012
 Tổ trưởng
Ngày soạn: 2/09/2012 	 Tuần:3
Ngày dạy: /09/2012 	 Tiết: 3
Phần một KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Bµi 3: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức.
Giúp HS biết được:
-Sự xuất hiện của con người trên Trái Đất .
-Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
2. Kĩ năng.
-Quan sát Hộp mẫu vật
-Tích hợp GDBVMT.
3. Thái độ.
Bước đầu hình thành được ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò lao động sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người
II. Chuẩn bị:
 	GV: Hộp mẫu vật.
	HS: SGK
III. Phương pháp:
PP trực quan; PP giải quyết vấn đề; PP vấn đáp.
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra.
-Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày tháng năm âm lịch?
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40) cách đây bao nhiêu năm?
 	A: 1971 năm B: 1972 năm C: 1973 năm 
- Năm 179 TCN Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách năm 40 là bao nhiêu năm?
 	A: 217 năm B: 218 năm C: 219 năm 
-Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 cách đây bao nhiêu năm?
 	A: 1073 năm B: 1074 năm C: 1075 năm.
2.Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1 Tìm hiểu sự xuất hiện của con người
 Cho HS đọc sgk
Loài vượn sinh ra trên trái đất cách đây bao nhiêu năm? Sống chủ yếu ở đâu?
 GV: loài vượn cổ là loại vượn có dáng hình người( vượn nhân hình) sống cách đây khoảng 5-15 triệu năm quá trình chuyển biến thành người tối cổ( do tìm kiếm thức ăn) hoàn toàn đi bằng hai chân.
GV giới thiệu hộp mẫu vật
Dấu vết người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
HS quan sát hình4
 Người tối cổ sống như thế nào? 
TH GDBVMT:Trong điều kiện tự nhiên lúc bấy giờ, trải qua hàng mấy triệu năm, loài vượn cổ mới biến thành người tối cổ phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên.
HĐ 2 Tìm hiểu sự khác nhau Người tối cổ và Người tinh khôn.
GV trải qua hàng triệu năm, Người tối cổ dần dần Người tinh khôn( khoảng 4 vạn năm trước đây)
HS quan sát H5.
HS thảo luận
Em thấy Người tinh khôn khác Người tối cổ ở những điểm nào?
 cuộc sống con người trong thị tộc cao hơn, đầy đủ hơn: biết trồng trọt chăn nuôi, làm đồ trang sức- bước đầu chú ý đến đời sống tinh thần.
TH GDBVMT :N gười tối cổ dần dần trở thành người tinh khôn, đời sống nâng cao.
HĐ 3 Tìm hiểu sự tan rã của XH nguyên thủy
GV Giới thiệu cho HS xem những công cụ bằng đá phục chế( mãnh tước, rìu tay bằng đá,)
Công cụ sản xuất của người tinh khôn chủ yếu làm bằng gì? (đá)
Những  ... trực quan, PP vấn đáp.
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra.
2.Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta
 Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
HĐ 2: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc.
Cho học sinh tóm tắt lại diễn biến các cuộc khởi nghĩa:
HS 1: K/n Hai Bà Trưng
HS 2: K/n Bà Triệu
HS 3: K/n Lí Bí
Các cuộc K/n còn lại về nhà tự tóm tắt.
- K/N Mai Thúc Loan.
- K/N Phùng Hưng
HĐ 3 Nước Chăm-Pa
HS làm việc cá nhân
Hãy cho biết quá trình thành lập nước Chăm-Pa?
 Tình hình kinh tế - văn hóa nước Chăm pa như thế nào?
HĐ 4 :Chiến thắng Bạch Đằng.
HS làm việc cá nhân
GV:sử dụng lược đồ
Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng trên lược đồ.
 Nêu ý nghĩa lịch sử?
1. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta .
- Các triều đại phong kiến: Nhà Hán, nhà Ngô- Nhà Lương, Nhà Đường.
- Chia nhỏ đơn vị hành chính, nắm quyền tới cấp huyện...
- Đặt ra nhiều thứ thuế, cống nạp sản vật quý...
- Chính sách đồng hoá dân tộc ta.
2. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc
*K/n Hai Bà Trưng
 Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng chiếm toàn bộ châu Giao.
*K/n Bà Triệu
 Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hoá) rồi lan ra khắp Giao Châu.
*K/n Lí Bí
 Năm 542, Lí Bí phất cờ khởi nghĩa, chưa đầy 3 tháng nghĩa quân chiếm hết các quận, huyện. Mùa xuân năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế đặt tên nước là Vạn Xuân.
3.Nước Cham-Pa
* Quá trình thành lập nước Cham – Pa.
- Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa.
- Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Đổi tên nước thành Cham-pa.
* Tình hình kinh tế, văn hoá Cham-pa 
 Kinh tế chính của nước Cham-pa là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước:
- Cấy lúa 2 vụ.
- Sử dụng công cụ lao động bằng sắt, dùng trâu bò 
 Quốc gia Cham-pa có nền văn hoá phát triển rực rỡ, phong phú.
- Thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn Ấn Độ.
- Họ theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
4.Chiến thắng Bạch Đằng
* Diễn biến
- Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đã kéo vào vùng biển nước ta. Lúc này, nước triều đang dâng cao,quân ta ra đánh nhữ quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua trận bãi cọc ngầm mà không biết.
- Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọnLưu Hoằng Tháo bị giết tại trận.Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
* Ý nghĩa lịch sử
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước.
3.Củng cố.
Theo em, sau hơn 1000 năm đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?
4.Dặn dò.
	-Học bài theo đề cương
 -Tiết sau Làm bài tập lịch sử
 V. Rút kinh nghiệm:
 ----------------------------------------------------------------------------------- 	
	Duyệt ngày 	 tháng 4 năm 2012
 Tổ trưởng
Ngày soạn: 2/ 05/2012 	 Tuần: 36
Ngày dạy: / 05 /2012 	 Tiết: 34
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I.Mức độ cần đạt:	
1. Kiến thức.
Thông qua bài ôn tập HS cần khắc sâu những kiến thức cơ bản chương III:
- Chính sách cai trị của bọn phong kiến phương Bắc đối với dân ta là rất tàn bạo. Không cam chịu sống nô lệ, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng	.
2. Kỹ năng.
Bồi dưỡng kĩ năng thống kê sự kiện theo thời gian.
3.Thái độ
Có được tình cảm về con người Việt Nam, căm thù bọn phong kiến phương Bắc 
II. Chuẩn bị:
 	GV: SGK
	HS: SGK
III. Phương pháp:
PP giải quyết vấn đề; PP trực quan, PP vấn đáp.
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra.
2.Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 HĐ 1: Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta 
 Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc?
 Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
HĐ 2: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc.
GV lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn theo các nội dung cần thống kê
1. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta .
- Các triều đại phong kiến
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
- Chính sách thâm hiểm nhất là muốn đồng hoá dân tộc ta.
2. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc
TT
Thời gian
Tên cuộc k/n
Người lãnh đạo
Tóm tắt diễn biến chính
Ý nghĩa
1
Năm 40
Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng chiếm toàn bộ châu Giao.
Ý chí quyết tâm giành lại độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
2
Năm 248
Bà Triệu
Triệu Thị Trinh
Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hoá) rồi lan ra khắp Giao Châu.
3
Năm 
542 – 602
Lí Bí
Lí Bí
Năm 542, Lí Bí phất cờ khởi nghĩa, chưa đầy 3 tháng nghĩa quân chiếm hết các quận, huyện. Mùa xuân năm 544 Lí Bí lên ngôi hoàng đế đặt tên nước là Vạn Xuân.
4
Đầu thế kỉ VIII
Mai Thúc Loan
Mai Thúc Loan
Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa, nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu, Cham-pa, chiếm được thành Tống Bình.
5
Trong khoảng 776 – 791
Phùng Hưng
Phùng Hưng
Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình.
 HĐ 3: Sự chuyển biến về kinh tế và văn hoá xã hội của nước ta thời kì Bắc thuộc
 Sự chuyển biến về kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc như thế nào?
 Văn hoá nước ta lúc này phát triển như thế nào?
3. Sự chuyển biến về kinh tế và văn hoá xã hội của nước ta thời kì Bắc thuộc.
- Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao lưu buôn bán trong và ngoài nước.
- Chữ Hán được truyền vào nước ta. Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn có tiếng nói riêng, có nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền.
3.Củng cố.
 Cho HS nhắc lại kiến thức đã học
4.Dặn dò.
	-Học bài theo đề cương
 -Tiết sau Kiểm tra học kì II.
 V. Rút kinh nghiệm:
 ----------------------------------------------------------------------------------- 	
	Duyệt ngày 	 tháng 5 năm 2012
 Tổ trưởng
Ngày soạn: 2/ 5 /2012 	 Tuần: 37
Ngày dạy: /5 /2012 	 Tiết: 35
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I.Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức.
	- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức Lịch sử Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập. Kết quả kiểm tra giúp các em đánh giá việc học tập của mình trong thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng tốt hơn.
	- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
	- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
2. Kĩ năng.
 Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng trình bày, phân tích, giải thích, đánh giá vấn đề lịch sử
3. Thái độ.
Trung thực, cố gắng khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
 	- GV: Đề thi HK II + Đáp án.
	- HS: Giấy kiểm tra, viết, thước...
III. Phương pháp:
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra.
2.Bài mới.
	Phát đề kiểm tra học kì II.
3.Củng cố .
	-Thu bài.
-Nhận xét thái độ làm bài của học sinh .
4. Dặn dò .
Xem lại kiến thức đã học trong hè.
V. Rút kinh nghiệm: 
	----------------------------------------------------------- 
 Duyệt ngày tháng 5 năm 2012
 Tổ trưởng	
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I.Mức độ cần đạt:	
1. Kiến thức.
	Giúp học sinh nắm được:
	-Thiên nhiên Cà Mau có đặc điểm gì.
	- Dân cư và con người Cà Mau là sự giao thoa về văn hóa của ba dân tộc.
2. Kỹ năng
 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, nhận xét..........đúng đắn về Cà Mau.
3.Thái độ
Có được tình cảm kính trọng về con người; yêu mến tự hào về quê hương mình.
II. Chuẩn bị:
 	GV: Lịch sử địa phương.
	HS: SGK
III. Phương pháp:
PP giải quyết vấn đề; PP trực quan, PP vấn đáp.
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra.
2.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:Vài nét về đặc điểm tự nhiên tỉnh Cà Mau.
GV: cho học sinh đọc mục 1 sách lịch sử địa phương bài 2.
Học sinh làm việc cá nhân:
GV: sử dụng lược đồ
- Xác định vị trí của tỉnh Cà Mau,tiếp giáp?
GV: mở rộng
Cà Mau có diện tích 5211 km, bờ biển dài 254 km, có cực Bắc :9 33 vĩ độ bắc ( thới Bình);điểm cực Nam:8 34 vĩ độ Bắc (Ngọc Hiển); điểm cực Đông:105 25 kinh độ Đông (Đầm Dơi); điểm cực Tây:104 43 kinh độ Đông (Ngọc Hiển).
- Cà Mau có mấy huyện ? và mấy xã?
- Cà Mau có khí hậu như thế nào?
 ( nhiệt độ trung bình 26 C
- Em có nhận xét gì về rừng Cà Mau?
GV liên hệ về môi trường hện nay.
- Hệ thống sông ngòi như thế nào?
Hoạt động 2: Dân cư và con người Cà Mau
GV: cho học sinh đọc mục 2 sách lịch sử địa phương bài 2.
Học sinh làm việc cá nhân:
- Dân cư Cà Mau có thành phần nào sinh sống?
- Họ sống như thế nào?
- Họ có những nét văn hóa đặc sắc nào?
- Em có nhận xét gì con người Cà Mau?
Gv liên hệ anh hùng
+ Phan Ngọc Hiển
+ Trần Văn Thời...
1.Vài nét về đặc điểm tự nhiên tỉnh Cà Mau.
- Cà Mau là tỉnh cực nam của Tổ quốc:
+ Phía bắc giáp Kiên Giang, Bạc Liêu.
+ Phía Nam giáp biển đông.
+ Phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển đông.
+ Phía Tây giáp với vịnh Thái Lan.
- Thành phố Cà Mau và 8 huyện: Thới Bình, U Minh, Ngọc hiển, Phú Tân, Đầm Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời, Năm Căn và gồm 97 xã,phường, thị trấn. 
 - Có khí hậu cận xích đạo, nắng nóng ,mưa nhiều, độ ẩm cao.
- Rừng Cà Mau thuộc hệ sinh thái, đứng thứ hai thế giới chủ yếu là rừng tràm và rừng ngập mặn.
- Sông ngòi dày đặc như mạng nhện.
2.Dân cư và con người Cà Mau
- Người Kinh, Khơme, Hoa sinh sống. Đây là sự giao thoa về văn hóa của ba thành phần dân tộc.
 - Sống bằng nghề làm ruộng và nghề thủ công.
- Có nhiều lễ hội: Tết nguyên đáng, tết chôn chơnam thơmây...
- Người Cà Mau thật thà, thẳng thắn, phóng khoáng hào hiệp, trọng nghĩa, lạc quan, sáng tạo, không vụ lợi, quý trọng tình bạn và thích có bạn tri âm.
	4.Củng cố, dặn dò
- Cho học sinh nhắc lại nội dung đã học.
- HS về nhà học đề cương và xem lại nội dung lịch sử địa phương.
- Chuẩn bị các di tích lịch sử địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 6 moi.doc