Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 4

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 4

I / Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh : Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.

II/ Chuẩn bị:

Giáo viên soạn Giáo án, chuẩn bị các câu hỏi thảo luận.

Học sinh: đọc bài, soạn bài,

III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:

1/ giới thiệu bài: Đã bảy lần khai trường ,ngày khai trường nào gây ấn tượng làm cho em nhớ nhất?

 Ngày khai trường đầu tiên ai đưa em đến trường? Em có nhớ gì về ngày hôm đó?

 Hôm nay cô sẽ đưa các em trở lại kỹ niệm đó qua bài “Cổng trường mở ra”-Lý Lan

2/ Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Tổ trưởng ký duyệt:
Ngày / 
Tiết 1 
Ngày soạn: 5/9 
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Lý Lan
I / Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh : Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên soạn Giáo án, chuẩn bị các câu hỏi thảo luận.
Học sinh: đọc bài, soạn bài, 
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:
1/ giới thiệu bài: Đã bảy lần khai trường ,ngày khai trường nào gây ấn tượng làm cho em nhớ nhất? 
 Ngày khai trường đầu tiên ai đưa em đến trường? Em có nhớ gì về ngày hôm đó?
 Hôm nay cô sẽ đưa các em trở lại kỹ niệm đó qua bài “Cổng trường mở ra”-Lý Lan
2/ Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc văn bản và tìm hiểu phần chú thích(SGK/8)
GV hướng dẫn HS đọc(Đọc nhẹ nhàng, truyền cảm) uốn nắn chỗ sai,chưa chuẩn
Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bài
Hỏi: Em hãy tóm tắt đại ý văn bản bằng một câu ngắn gọn.
(Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.)
Hỏi: Trong đêm trước ngày khai trường của con tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau? Tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng đó?
(Mẹ- thao thức không ngủ được, suy nghĩ triền miên; con- thanh thảng nhẹ nhàn, vô tư ngủ dễ dàng “giờ đây giấc ngủ đến dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo”)
Hỏi: Theo em,tại sao người mẹ không ngủ được? 
Người mẹ không ngủ được có phải lo lắng cho con không? Hay người mẹ đang nghĩ gì?
(Người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình và liên tưởng đến nền giáo dục ở Nhật Bản.
Hỏi: Trong bài văn ngừơi mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em mẹ đang tâm sự với ai?(Nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thửc ra mẹ tâm sự với chính mình,ôn lại kỷ niệm của riêng mình .
Cách viết của tác giả có tác dụng gì?
(làm nổi bật tâm trạng,tâm tư tình cảm , những điều sâu thẳm trong lòng mẹ)
Hỏi: Tìm câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
(Ai cũng biết sau này)
Hỏi: Kết thúc bài văn, người mẹ nói “ bước qua cách cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” Em hiểu gì thế giới kỳ diệu đó?
(HS thảo luận- phát biểu trước lớp)
Củng cố :
I/ Đọc – tìm hiểu chú thích(SGK)
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Tóm tắt đại ý :Vào đêm trước ngày khai trường của con, ngừoi mẹ không ngủ được, nghĩ đến giấy phút cổng trường mở ra để đưa con vào thế giới kỳ điệu. Tình thương con sâu nặngcủa mẹ gắn luền với niền tin vào vai trò to lơn của nhà trường và niềm hy vọng toàn xã hội sẻ quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai đất nước
2/ Tâm trạng đứa con:
-con vô tư thanh thảng hồn nhiên, ngủ dễ dàng
3/ Tâm trạng người mẹ:
-Mẹ bồn chồn,trằn trọc, không ngủ được vì: (Người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình và liên tưởng đến nền giáo dục ở Nhật Bản.
4/ Thế giới kỳ diệu:
-Nhà trường mang lại cho em những hiểu biết kiến thức,tư tưởng tình cảm đạo lý làm người, tình cảm gia đình ,tình bạn bè ,tình yêu quê hương 
III/ Tổng kết : Ghi nhớ SGK/9
Dặn dò: về nhà học bài và soạn bài mới
Tiết 2
MẸ TÔI
(Eùt-môn-đô dơ A-mi-xi)
 I / Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh : Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên soạn Giáo án, chuẩn bị các câu hỏi thảo luận.
Học sinh: đọc bài, soạn bài
 III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1/ giới thiệu bài Trong cuộc đời của chúng ta ai là người quan trọng nhất? Đúng rồi mẹ là người có một vị trí quan trọng trong cuộc đời của chúng ta vì thế cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu vị trí ý nghĩa người mẹ trong lòng chúng ta qua văn bản “Mẹ tôi”
2/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Hoạtđđộng 1: Đọc văn bản & tìm hiểu chú thích
Văn bản chủ yếu miêu tả thái độ tình cảm và những suy nghĩ của bố ,lưu ý trong khi đọc cần thể hiện tâm tư tình cảm buồn,khổ của người cha trước lỗi lầm của con
GV sữa chữa uốn nắn chỗ HS đọc sai.
Giải nghĩa từ ngữ khó 
Hoạt động 2: Tìm hiểu văm bản
Hỏi: Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan để lại là “Mẹ tôi”ø?
Nhan đề là do tác giả A-mi-xi đặt 
Tuy người mẹ không xuất hiện một cách trực tiếp trong câu chuyện, nhưng đó là tiệu điểmvà các chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.qua bức thư cua bố gửi cho con hình ảnh người mẹ hiện lên cao cả và lớn lao.Tác giả bộc lộ tình cảm và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, cách nói tế nhị và sâu sắc những gian khổ hi sinh âm thầm lặng lẽ cho con
Hỏi: Thái độ của bố đối với En-ri-cô như thế nào?
(Kể lại chuyện En-ri-cô đã phạm lỗi :lúc cô giáo đến thăm, hki nói với mẹ”.Bố tức giận buồn bã.
Hỏi: Mẹ En-ri-cô là người như thế nào?
Hỏi: Điều gì khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc bức thư của bố?
Hỏi Tại sao bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?
(Tình cảm sâu sắc thường tế nhị kính đáo, nhiều khi không cần nói trực tiếp được. Viết thư là một hình thức nói riêng cho ngừơi mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm cho người mắc lỗi mất lòng tự trọng.)
Luyện tập: HS làm BT 1,2 sgk/9
-viết một đoạn văn có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của mẹ
- Kể lại một việc em đã làm cho bố mẹ buồn
I/ Đọc &tìm hiểu chú thích: sgk/
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Nhan đề “Mẹ tôi”:
Hình thức là viết thư,nhưng nội dung bức thư là đề cao vai trò của người mẹ đối với con cái.bố viết thư là để giáo dục con phải có thái độ và tình cảm yêu thương , kính trọng và biết ơn mẹ.
2/Thái độ của bố 
-“ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”
=> buồn ba,õ tức giận , kiên quyết và nghiêm khắc .
+ Thái độ của En-ri-cô: Vô cùng xúc động, nhận ra lỗi lầm của mình 
III/Tổng kết: Ghi nhớ sgk/12
Dặn dò: học bài chuẩn bị soạn bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Tiết 3
TỪ GHÉP
I / Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: Nắm bắt được cấu tạo của hai lọai từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên soạn Giáo án, chuẩn bị các câu hỏi thảo luận.
Học sinh: đọc bài, soạn bài, 
 III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1/ Giới thiệu bài:
2/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1: Oân lại định nghĩa về từ ghép đã học lớp 6
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
VD: - bà ngoại: bà tiếng chính, ngoại tiếng phụ
thơm phức: thơm tiếng chính, phức tiếng phụ
 bà ngoại-bà nội: chung về nghĩa bà
 thơm phức- thơm ngát : chung về nghĩa thơm
các tiếng phía(phụ) sau bổ sung cho tiếng trứơc (chính) => từ ghép chính phụ
VD: quần áo, trầm bổng tiếng nào, chính tiếng nào phụ?(Không có tiếng chính, tiếng phụ, mà 2 tiếng có nghĩa ngang nhau)=> từ ghép đẳng lập.
 GV chốt => ghi nhớ 
Họat động 3: Tìm hiểu nghĩa tử ghép
So sánh 2 từ sau:
Bà ngoại –bà; thơm phức –thơm
HS trả lời 
Bà: ngườisinh ra ba mẹ, bà ngoại : ngừoi sinh ra mẹ
Thơm: có mùi hương dễ chịu,thích ngửi
Thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn
Bà ngoại có nghĩa hẹp hơn từ bà
Thơm phức có nghĩa mạnh hơn từ thơm
từ ghép chính phụ có giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh so với tiếng gốc.
Hoạt động 4 : Gv tổâng kết =. Ghi nhớ
Hoạt động 5: luyện tập 1,2 làm miệng 
3/ từ ghép đẳng lập:
Núi:( non, sông) mặt ( mũi; 
Ham: ( muốn; mê) học( hành; hỏi)
Xinh: (đẹp; tươi) tươi: (đẹp; sáng
 4 /Có thể nói một cuốn sách, một cuốc vở vì sách vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được. Còn sách vở là tử ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cho nên không thể nói một cuốn sách vở được.
 5/ Không, vì vì hồng là tên gọi của loài hoa,hoa hồng có nhiều màu, có nhiều loài hoa có màu hồng( dăm bụt, hoa giấy, cẩm chướng )
b.c.d( tưong tư
7: máy hơi nước than tổ ong
 Bánh đa nem
I /Các loại từ ghép
VD: bà ngoại,thơm phức=> từ ghép chính phụ
 Quần áo, trầm bổng => từ ghép đẳng lập
Ghi nhớ:sgk/14
II/ Nghĩa từ ghép
Vd: bà ngoại có nghĩa hẹp hơn từ bà
Thơm phức có nghĩa mạnh hơn từ phức
Quần áo, trầm bổng :có nghĩa khái quát so với tiếng gốc.
Ghi nhớ sgk/14
III/ Luyện tập
Dặn dò: học bài và soạn bài mới
Tiết 4
LIÊN KẾT TRONG ĐOẠN VĂN
I / Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sụ liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa
Cần vận dụng kiến thức đã học để bước đầu xây dưng được văn bản có tính liên kết.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên soạn Giáo án, chuẩn bị các câu hỏi thảo luận.
Học sinh: đọc bài, soạn bài, 
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1/ Giới thiệu bài:
2/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1: HS đọc ví dụ 1(sgk/17)
Hỏi: Theo em, nếu bố của En-ri-cô chỉ viết mấy câu này, thì En-ti-cô có thể hiểu ý của bố không? Vì sao?
( En-ri-cô sẽ không hiểu được ý của bố, vì giữa các câu trong đoạn văn chưa có sự liên kết chặc chẻ với nhau, các ý trong đoạn văn chưa liền mạch)
Hỏi: Muốn cho đoạn căn liền mạch,có thể hiểu được thì nó phải có tính gì?
(phải có tính liên kết)
GV có thể được thêm vài ví dụ 
Hoạt động 2: HS thảo luận
Đoạn văn acòn thiếu ý gì.Hãy sửa lại cho hoàn chỉnh đoạn văn để En-ri-cô hiểu được ý bố
HS thảo luận, trình bày ý kiến của tổ mình
GV sửa lại cho hòan chỉnh hơn
Hỏi: Chỉ có liên kết về nội dung ý nghĩa thì đủ chưa? ( Ngòai liên kết nội dung còn có kiên kết vể hình thức)
HS đọc ví dụ b: 
Hỏi: chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn trên?Hãy sửa lại cho đúng 
(Một ngày kiakhông ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến dể dàng với conmút kẹo)
Hỏi: Một văn có tính liên kết trước hết cần những điều kiện gì?Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì?
(phải làm cho nội dung các câu, các đọan phải có sự thống nhất và gắn bó chặc chẻ với nhau,đồng thơi, phải biết kết nối các câu, các đoạn văn đó bằng những phương tiện liên kết thích hợp.
Hoạt độâng 3: Luyện tập
Bài 1: Sắp xếp theo thứ tự hợp lý để tạo thành đoạn văn có tinh liên kết :( 1-4-2-5-3)
Bài 2: Các câu chưa có tính liên kết
Về hình thức bên ngòai từ đúng 
Sai về nội dung vì các câu không nói cùng mộtđề tài, không có sự liên kết
Bài 3:Điền từ 
Bài 4: Nếu tách nó rời khỏi văn bản thì câu rời rạc .Câu 1 nói về mẹ, câu 2 nói về con. Nhưng đoạn văn còn có các câu thứ 2,3 nối kết thành một thể thống nhất làm cho đoạn văn trở nên có tính liên kết chặc chẽ với nhau.
Cho HS thảo luận (nếu còn thời gian)
I/ Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
1/Tính liên kết
a/ Ví dụ:
b/ Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
2/ Phương tiện liên kết trong văn bản:
Dùng phương tiện ngôn ngữ thích hợp để liên kết các câu, đoạn văn với nhau.
* Ghi nhớ (sgk/18)
II/ Luyện tập:
Dặn dò: về nhà học bài, làm bài tập (5) và soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 1.doc