Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 109, 110: Những trò lố hay là va – Ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 109, 110: Những trò lố hay là va – Ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)

A/Mục tiêu:

-1. Kiến thức: Thấy đựơc khả năng tưởng tượng dồi dào,xây dựng tình huống truyện bất ngờ, thú vị, cách kể chuyện mới mẻ, háp dẫn, giọng văn châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh của tác giả trong truyện ngắn.

-Hiểu đựơc lòng yêu nuớc, mục đích tuyên truyền cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn này.

-Bản chất xấu xa, đề hèn của tên Va-ren

-Phẩm chất, khí phách của người chiến sĩ Phan Bội Châu.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm tác phẩm văn xuôi tự sự bằng giọng điệu phù hợp,

-Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, hành động cử chỉ.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, lòng kính yêu Bác, tự hào về truyền thống của ông cha.

-Tích hợp giáo dục tư tuởng Hồ Chí Minh: Qua thái độ của Bác và Việc bác sử dụng văn học làm vũ khí chiến đấu.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 109, 110: Những trò lố hay là va – Ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:30
Tiết:109,110
Văn bản
NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA –REN VÀ PHAN BỘI CHÂU (Nguyễn Ái Quốc)
NS:
NG:
A/Mục tiêu: 
-1. Kiến thức: Thấy đựơc khả năng tưởng tượng dồi dào,xây dựng tình huống truyện bất ngờ, thú vị, cách kể chuyện mới mẻ, háp dẫn, giọng văn châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh của tác giả trong truyện ngắn.
-Hiểu đựơc lòng yêu nuớc, mục đích tuyên truyền cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn này.
-Bản chất xấu xa, đề hèn của tên Va-ren
-Phẩm chất, khí phách của người chiến sĩ Phan Bội Châu.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm tác phẩm văn xuôi tự sự bằng giọng điệu phù hợp,
-Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, hành động cử chỉ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, lòng kính yêu Bác, tự hào về truyền thống của ông cha.
-Tích hợp giáo dục tư tuởng Hồ Chí Minh: Qua thái độ của Bác và Việc bác sử dụng văn học làm vũ khí chiến đấu.
B/Chuẩnbị:	GV:Tranh Phan Bội Châu.
	HS: Soạn bài.
C/Bài cũ:
1/PHân tích hai mặt tương phản trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.Cho biết tác dụng của biện pháp tương phản trong việc nkhắc hoạ tính cách nhân vật.
2/Nêu giá trị nghệ thuật, giá trị nhân đạo và phân tích giá trị nghệ thuật của truyện ngắn .
D/Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu:Giới thiệu chân dung cụ Phan.Năm 1913 bị TDP kết án tử hình vắng mặt,1925 bị bắt cóc tại Trung Quốc định thủ tiêu cụ những do sự phản đối của nhân dân quá mạnh chúng dành giam lỏng cụ ở Huế.
-Hoàn cảnh sáng tác : Lúc này Bác đang ở Pháp. 
Người viết truyện ngắn này nhằm mục đích tuyên truyền. ( GV nói về các sáng tác của Bác- “Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”- Sóng Hồng.
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ2: Đọc- hiểu chú thích:
@MT: Nắm đôi nét về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại văn bản.
-Đọc chú thích.
-Giới thiệu về tác giả.
HĐ3: Đọc -hiểu văn bản:
@MT: -Hiểu đựơc lòng yêu nuớc, mục đích tuyên truyền cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn này.
-Bản chất xấu xa đề hèn của tên Va-ren
-GV:Hướng dẫn đọc:chú ý giọng điệu hài hước ,châm biếm.
H:Theo em đây là tác phẩm ghi chép sự thật hay là tác phẩm hư cấu? Căn cứ vào đâu để kết luận như thế?
-Truyện được viết trước khi Va ren xuống tàu dang nhậm chức tại Đông Dương,và sau đó cũng không hề có vụ gặp gỡ này.
-HS: Đọc lại đoạn đầu.
H:Va-ren hứa gì về vụ PBC?Thực chất của lời hứa đó là gì?
-Đó là lời hứa dối trá,hứa để vuốt ve,ru vỗ.Cụm từ nửa chính thức và câu hỏi mang tính nghi ngờ =>cho ta thấy thực chất của lời hứa này là trò lố đầu tiên của tên chính khách thực dân.
H:Cảnh Va-ren đến Hà Nội gặp PBC ,hai nhân vật này thể hiện hai tính cách như thế nào?
Tương phản cực độ.
H:Số lượng lời văn dành cho từng nhân vật nhiều , ít thế nào?
(phần lớn là lời của Va-ren)
H: Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách từng nhân vật?
H:Qua những lời lẽ gần như là độc thoại của Va-ren trước PBC, ta thấy động cơ,tính cách ,bản chất của y bộc lộ như thế nào?
GV:Bình giảng về giọng điệu xảo quyệt của Va-ren.
HĐ4: Hướng dẫn tự học:
Tiết sau phân tích nhân vật Phan Bội Châu.
-Thái độ của tác giả. Sưư tầm trang ảnh, bài viết về PBC.
----------------Hết tiết 1-----------------------------
HĐ1: Bài cũ: Kiểm tra việc sưu tầm của HS.
H: Nêu vài nét về tác giả? Tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “ Những ....Châu”
H: Nhân vật Va –ren Hiện lên trong tác phẩm như thế nào?
HĐ2: Giới thiệu: Trực tiếp
HĐ3: Tìm hiểu Chân dung Phan Bội Châu:
@MT: -Phẩm chất, khí phách của người chiến sĩ Phan Bội Châu.
-Hiểu đựơc lòng yêu nuớc, mục đích tuyên truyền cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn này.
H:Trước lời lẽ của va-ren PBC có thái độ như thế nào?
Qua đó thể hiện khí phách và tư thế của cụ PBC như thế nào?
H:Riêng lời bình của tác giả về thái độ im lặng của cụ PBC có giọng điệu như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
-Hóm hỉnh,mỉa mai=>thái độ khinh bỉ của cụ Phan.
H:Theo em truyện có thể dùng lại ở chi tiết ‘nhưng không phải vì cụ phan không hiểu Va-ren...”có đươc không?Lời của anh lính dõng An Nam và lời dự đoán của tác giả trong phần kết có ý nghĩa gì?
sự thay đổi trên nét mặt,cái cười ruồi
=>tăng thái độ mỉa mai khinh bỉ.
H:Phần tái bút có giá trị gì?Có điều gì thú vị trong việc kết hợp giữa phần kết và phần tái bút?
-Thể hiện qua hành động
-Tăng thêm ý nghĩa của vấn đề.
HĐ4:Tổng kết-Luyện tập:
@MT: Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Có kĩ năng trình bày, thảo luận, động não.
-Thảo luận: 5 phút.
H:Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.?Thái độ của tác giả đối với PBC? Đối với Va-ren?
GV: Chốt bằng bảng phụ.
Va-ren
Phan Bội Châu
-Tên toàn quyền,kẻ thống trị,tên phản bội
-Giọng điệu: điêu ngoa ,xảo trá.
-Động cơ:Vuốt ve,ru vỗ,dụ dỗ.
-Tính cách:bịp bợm,tráo trở một cách trắng trợn.
*Bản chất :Là một tên thực dân gian trá,lố bịch, đại diện cho bọn thực dân phản động ở Đông Dương.
-Người tù,nhà cách mạng vĩ đại bị đàn áp.
-Sự im lặng dửng dưng,và cái cười ruồi thể hiện thái độ khinh bỉ cao độ,và bản lĩnh kiên cường,bất khuất.
-Hành động chống trả quyết liệt trước kẻ thù:nhổ vào mặt. (Tăng cấp thái độ của PBC)
*Thể hiện phong thái của nhà cách mạng kiên cường bất khuất,tiêu biểu cho khí phách của dân tộc VN.
GV: Tích hợp: - Thái độ ấy cho thấy quan điểm chính trị rõ ràng của Bác và lòng yêu nước , lòng tự hào dân tộc của Người.
-Kể lại vắn tắt câu chuyện xảy ra trong đoạn trích.
H: Nhan đề truyện có ý nghĩa gì?
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung:
1/Tác giả :Nguyễn Ái Quốc.
2/ Tác phẩm:
-Hoàn cảnh sáng tác: 1925 Phan Bội Châu bị bắt, phong trào đấu tranh đòi thả PBC lên cao.
-Thể loại:truyện ngắn hiện đại (viết bằng tiếng Pháp)
-Đoạn trích kể về trò lố thứ 4, trò lố chính thức của tên Va-ren.
II/Đọc-hiểu văn bản:
1.Chân dung Va ren:
 a./Trước ngày sang Đông Dương nhậm chức.(Thực chất của một lời hứa )
-Chăm sóc vụ PBC sau khi đã yên vị (Việc ấy còn lâu)
-Nửa chính thức hứa.
-Cho dù ngài toàn quyền mà cũng biết giữ ;lời hứa.
=>Đó là lời hứa dối trá,hứa nhằm vuốt ve công luận.(trò hề thứ nhất của tên Va-ren)
à Góp phần bộ lộ bnả chất của tên Va –ren.
 2/Trong cuộc gặp gỡ với nhà cách mạng đang bị giam trong tù:
-Tên toàn quyền,kẻ thống trị,tên phản bội
-Giọng điệu: điêu ngoa ,xảo trá.
-Động cơ:Vuốt ve,ru vỗ,dụ dỗ.
-Tính cách:bịp bợm,tráo trở một cách trắng trợn.
*Bản chất :Là một nhà chính trị cáo già, lọc lõi, xảo quyệt.
2. Chân dung nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu
-Người tù,nhà cách mạng vĩ đại bị đàn áp.
-Sự im lặng dửng dưng,và cái cười ruồi thể hiện thái độ khinh bỉ cao độ,và bản lĩnh kiên cường,bất khuất.
-Hành động chống trả quyết liệt trước kẻ thù:nhổ vào mặt. (Tăng cấp thái độ của PBC)
*Thể hiện phong thái của nhà cách mạng uy nghi, kiên cường bất khuất,tiêu biểu cho khí phách của dân tộc VN.
III/Tổng kết: 
1.Nghệ thuật: Sử dụng triệt để biện pháp đối lập-tương phản nhằm khắc hoạ hai hình tượng nhân vật đối lập: Người anh hùng Phan Bội Châu và kẻ phản bội hèn hạ Va-ren.
-Lựa chọn chi tiết nhằm tập trung miêu tả cử chỉ, tác phong có ý nghĩa tượng trưng.
–Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va –ren.
-Có giọng mỉa mai, châm biếm sâu cay.
2.Ý nghĩa văn bản:
-Vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren
- khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn tù ngục 
–Đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
HĐ4:Hướng dẫn tự học:	-Học bài.nắm nội dung nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. giải thích được nhan đề truyện.
-Soạn Ca Huế trên sông Hương.Sưu tầm tranh ảnh về Huế.
 @ RKN:
Tiết:111
Văn bản
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU 
LUYỆN TẬP)
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
-Củng cố kiến thức về cách dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.Thấy đựơc tác dụng của việc dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng: Mở rộng câu bằng cụm chủ- vị.
-Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.
3. Thái độ: Tích hợp bảo vệ môi trường.
B/Chuẩn bị: 	GV: bảng phụ. 
	HS: Chuẩn bị bảng phụ nhóm.
C/Bài cũ: 
1/Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Cho ví dụ. Phân tích. 
2/Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Cho ví dụ một câu mở rộng thành phần vị ngữ. 
D/Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu:HS nhắc lại lí thuyết. GV: Vào bài.
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ2:luyện tập:
@ MT: Mở rộng câu bằng cụm chủ- vị.-Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.
-GV:Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
BT1/
-GV: Treo bảng phụ.
-HS: Làm trên bảng phụ nhóm.
-Một em lên trình bày trên bảng phụ.
-Nhận xét, sửa sai.
Gọi HS lên bảng. GV;Cho nhận xét, sửa sai. Cho điểm. 
BT2/ Gọi 4 HS lân làm 4 câu
HS: Còn lại làm bài vào vở ghi.
-Nhận xét.
BT3/ HS lên bảng.
-Ccá bước như bài tập 2
BT4/ Đặt câu có mở rộng thành phần chủ ngữ, câu có mở rộng thành phân vị ngữ, Câu mở rộng thành phần cụm từ.
-Chủ đề: Bảo vệ môi trường thiên nhiên, hoặc kính yêu Bác Hồ.
HĐ3: Tổng kết:
H: Nhắc lại thế nào là mở rộng câu? Câu có thể mở rộng những thành phần nào?
Nội dung:
BT1/
a/Khí hậu nước ta /ấm áp// cho phép ta / quanh năm trồng trọt và thu hoạch bốn mùa. (mở rộng thành phần chủ ngữ và phụ ngữ cho cụm động từ)
b/Nói khi các thi sĩ /ca tụng cảnh núi non hoa cỏ , núi non hoa cỏ /trông mới đẹp;khi có người /lấy tiếng chim ca, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim kêu , tiếng suối chảy/ nghe mới hay. (mở rộng thành phần phụ ngữ cho động từ, cho danh từ. )
c/Thật đáng tiết khi chúng ta thấy những tục lệ ấy/ dần dần mất đi và thức thức quý của đất mình /dần dần thay bằng những thứ hào nhoáng. . . ngoài. ( mở rộng thành phần phụ ngữ cho động từ, danh từ)
BT2/
a/Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô vui lòng. 
b/Nhà . . . . khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích. 
c/TV. . . khiến lời nói của người Vn ta . . . 
d/Cách mạng Tháng Tám thành công đã khiến cho TV. . . 
BT3/
a/Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy. 
b/Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao người qua lại. 
c/Hàng loạt vở kịch . . . . ra đời , đã sưởi ấm. . . 
BT4/
-Chúng em/ trồng cây //để thêm đẹp sân trường.( MR CN)
- Chúng em sẽ/ chăm ngoan, học giỏi// để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ /dạy. ( MR CN, Phụ ngữ cho danh từ)
- Mùa này,cây bàng// lá /rất đẹp. ( MR VN)
HĐ4: Hướng dẫn tự học:Làm bài tập vào vở. 
-Chuẩn bị bài:Học bài kiểm tra 15’ 
@ RKN:
Tiết:112
Tập làm văn
LUYỆN NÓI :BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ. 
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Các cách trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
2. Kĩ năng: Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.
- Biết cách giải thích một vấn đề trứơc tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc , rõ ràng một vấn đề mà ngưòi nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ: Lòng yêu nước, biết ơn những người đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
B/Chuẩnbị:
-HS:soạn bài
-GV;Chuẩn bị bài nói. 
C/Bài cũ: 	 Kiểm tra 15 phút
D/Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu: Từ nội dung bài học truớc.GV: Giới thiệu hai vấn đề nghị luận.
 Đề1:Vì sao những trò của Va-ren bày ra trước mắt Phan Bội Châu được coi là những trò lô?
Đề 2:Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại lấy nhan đề Sống chết mặc bay đặt tên cho cho truyện của mình?
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ2: Củng cố kiến thức:
@MT: Các cách trình bày văn nói giải thích một vấn đề.- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
H: Giải thích một vấn đề là gì? Yêu cầu đối với bài văn giải thích? Nêu các phương pháp giải thích?
HĐ3:Tìm hiểu đề, tìm ý:
@ MT: Rèn kĩ năng xác định yêu cầu đề và lập ý.
-HS:Trình bày dàn ý đã chuẩn bị. 
-Nhận xét , sửa sai. 
-GV;Treo bảng phụ có dan fbài hoàn chỉnh. 
-Chia tổ:
+Tổ 1, 2 Luyện nói đề 1
+Tổ 3, 4 luyện nói đề 2
HĐ3:luyện nói:
@MT: - Biết cách giải thích một vấn đề trứơc tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc , rõ ràng một vấn đề mà ngưòi nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.
-HS: Nói trước nhóm:10’
-Cử đại diện HS lên nói trước lớp
-Nhận xét:giọng điệu, phong cách, lời văn, nội dung. 
HĐ4:GV nói mẫu
-khắc sâu yêu cầu của bài văn nói:ngắn gọn, súc tích.
-Chú ý ngữ điệu, cử chỉ
-Huớng tới đối tượng nào? 
Nội dung:
I/Đề 1:Vì sao những trò của va-ren bày ra trước mắt Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc coi là những trò lố. 
 MB:Giới thiệu vài nét về tác giả , tác phẩm. 
-vậy vì sao những trò của Va-ren bày ra trứoc mắt Phân Bội Châu lại được coi là những trò lố?Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu. 
TB:
1/Lố là gì?lố :lố lăng, trơ trẽn. trắng trợn, hề. 
Trò lố:là những trò lố lăng trơ trẽn , trò hề vô vị nhạt nhẽo. 
2/Qua tác phẩm ta thấy những trò của va-ren là những trò hề lố lăng trơ trẽn. 
-Đầu tiên là những lời hứa do sứa ép của công luận. lời hứa nửa chính thức, không lấy gì làm tin cậy của y. 
-Lố bịch nhất là khi y diện kiến với cụ Phan. 
+Giọng điệu thao thao bất tuyệt của y:Tôi đem tự do đén cho ông đây. Nhưng có đi phải có lại/hãy xem những người đã từng đốt cháy những gì mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những gì mình đã đốt cháy. trong đó có chính y. 
+Sự im lặng của PBC đã làm cho VR sửng sốt. y thực sự thất bại trước nhân cách cụ Phan và khi ấy y trở thành một tay hề không hơn không kém . 
KB:Những trò lố đã xây dựng được hai nhân cách, hai con người hoàn toàn đối lập nhau đaị diện cho hai lực lượng xã hội. Hai nhân cách ấy khi đặt gần nhau, chính sự khẳng khái của cụ Phan đã khiến cho Va-ren trở thành một tay hề. 
II/Đề2:Vì sao nhà văn Phạm duy tốn lại lấy nhan đề Sống chết mặc bay đặt tên cho truyện của mình. 
MB:Phạm duy tốn là một trong những nhà văn có thành tựu đầu tiên về truyện ngắn Vn hiện đại. 
-Tác phẩm thành công nhất của ông là. . . 
-Không chỉ thành công trong cách khắc hoạ nhân vật , ông còn thành công trong cách đặt tiêu đề. 
TB:
1/Giải thích:Nhan đề bắt nguồn từ câu tục ngữ nổi tiếng. : “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”
Câu tục ngữ phê phán những kẻ chỉn biết vun xén cho riêng mình, thờ ơ, lãnh đạm thậm chí vô lương tâm trước đồng loại. 
2/Vì sao tác giả chỉ chọn vế đầu của câu tục ngữ. 
-hợp với nội dung của truyện
-lôi cuốn , kích thích người đọc. 
KB:Chọn tiêu đề vô cùng chính xác, không những góp phần thể hiện chủ đề mà còn làm nổi bật tính chất nhân vật. 
 III/Luyện tập:Luyện nói. 
HĐ5:Hướng dẫn tự học:-Học thuộc nghi nhớ. Làm bài tập vào vở. -Chuẩn bị bài:trả bài. 
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan30.doc