Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29 đến tiết 34

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29 đến tiết 34

A. Mục tiêu yêu cầu :

 1. Cần làm cho hs đạt được :

 - Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang , tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo .

 - Bước đầu tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .

 2. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thơ .

 3. Giáo dục ý thức học tập của hs .

B. Chuẩn bị :

 - Gv : Giáo án , sgk .

 - Hs: Bài cũ + Bài mới .

C. Phương pháp dạy – học :

 - Vấn đáp – Giảng giải .

 

doc 19 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 :
 	Tiết 29 : Qua Đèo Ngang 
Tiết 30 : Bạn Đến Chơi Nhà 
Tiết 31+32 : Viết bài tập làm văn số 2 tại lớp 
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết : 29 
 Văn bản : QUA ĐÈO NGANG 
 (Bà Huyện Thanh Quan)
A. Mục tiêu yêu cầu :
	1. Cần làm cho hs đạt được :
	- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang , tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo .
	- Bước đầu tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
	2. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thơ .
	3. Giáo dục ý thức học tập của hs .
B. Chuẩn bị : 
	- Gv : Giáo án , sgk .
	- Hs: Bài cũ + Bài mới .
C. Phương pháp dạy – học :
	- Vấn đáp – Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)
	C Em hãy đọc đoạn trích sau phút chia ly ? Và cho biết tâm trạng của người vợ trong đoạn thơ này được miêu tả như thế nào ?
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài mới : (1’)
 2. Phát triển bài :	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
4’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu ghi chú :
- Gọi hs đọc văn bản .
- Gọi hs đọc phần ghi chú .
- Đọc văn bản 
- Đọc ghi chú 
I. Đọc – Chú thích :
 (sgk tr 102 -103 )
 1. Đọc 
 2. Ghi chú :
8’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu cấu trúc văn bản :
C Sau khi đã đọc bài thơ Qua Đèo Ngang , em hãy nhận xét về số câu số chữ như thế nào ?
C Cách gieo vần như thế nào ?
C Phép đối của bài thơ được thể hiện như thế nào ?
C Bài thơ Qua Đèo Ngang được làm theo thể thơ gì ?
Bs: Về bố cục , một bài thơ thất ngôn bát cú có bốn phần , tương đương với 4 cặp thơ , mỗi cặp 2 câu , gọi theo thứ tự là Đề – Thực – Luận – Kết .
C Hãy chỉ ra bố cuch của bài Qua Đèo Ngang ?
- Có 8 câu 
- Mỗi câu có 7 chữ .
- Vần được gieo ở tiếng cuối của các câu 1,2,4,6,8 .
- ở các cặp 3-4 và 5-6 .
- Hs trả lời .
II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản :
 - Một bài có 8 câu , mỗi câu có 7 chữ .
 - Vần được gieo ở tiếng cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8 (tà – hoa – nhà – gia – tạ )
* Phép đối :
 - Câu 3 và 4 
 + Lom khom/ lác đác 
 + Dưới nước/ bên sông 
 + Tiều vài chú / chợ mấy nhà .
 - Câu 5và 6 :
 + Nhớ nước / thương nhà 
 + Đau lòng/ mỏi miệng 
 + Con quốc quốc/ cái gia gia .
 - Bài thơ Qua Đèo Ngang được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
 - Bố cục bài thơ gồm 4 phần :
 + Phần đề (câu 1,2)
 + Phần thực (câu 3,4)
 + Phần luận (câu 5,6)
 + Phần kết (câu 7,8)
17’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản : 
C Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào thời gian nào trong ngày ?
C Thời điểm đó có lợi gì cho việc bộc lộ tâm trạng của tác giả ?
C Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết nào ?
C Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ của tác giả ?
C Việc dùng các hình ảnh nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào ?
C Qua việc miêu tả phong cảnh về Đèo Ngang , em có nhận xét gì về cảnh tượng Đèo Ngang ?
Gv: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện dưới 2 hình thức : Mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình .
C Hình thức mượn cảnh nói tình thể hiện như thế nào ?
C Còn tác giả trực tiếp tả tình thể hiện như thế nào ? Qua những hình ảnh thơ nào?
C Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ của phần kết ? (2 câu cuối )
C Ở 2 câu này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
C Điều đó càng thể hiện tâm trạng gì của tác giả qua cum từ “ta với ta” ?
C Nhìn toàn bài thơ , nó thể hiện điều gì ở tâm trạng của tác giả ?
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ .
- Lúc xế tà .
- Cô đơn , buồn vắng 
- Cảnh vật gồm : cỏ , cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà , có tiếng chim quốc và chim đa đa , có vài chú tiều phu.
- Dùng ngôn ngữ miêu tả có các từ láy , từ tượng thanh .
- Tác dụng gợi hình, gợi cảm .
- Đó là cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát , thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ à thể hiện tâm trạng cô đơn buồn vắng của tác giả.
- Thông qua việc miêu tả thời gian cây , cỏ , hành độngh của con người (nhưng rất heo hút, vắng lặng) để nói lên tâm trạng buồn vắng , cô đơn của tác giả.
- Nhớ nước 
- Thương nhà 
- Thể hiện nỗi buồn cô đơn 
- Đối lập , ngược chiều .
- Bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt vọng .
- Hs bộc lộ .
- Đọc
III. Tìm hiểu nội dung văn bản :
 1. Cảnh Đèo Ngang 
- Thời điểm lúc xế tà .
- Cảnh vật gồm : cỏ , cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà , có tiếng chim quốc và chim đa đa , có vài chú tiều phu.
=> Ngôn ngữ miêu tả , từ láy, từ tượng thanh à gợi hình , gợi cảm 
- Cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát , thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ .
 2. Con người giữa cảnh Đèo Ngang :
- Thông qua việc miêu tả thời gian cây , cỏ , hành độngh của con người (nhưng rất heo hút, vắng lặng) để nói lên tâm trạng buồn vắng , cô đơn của tác giả.
- Tiếng chim quốc quốc : nhớ nước 
- Tiếng chom đa đa : thương nhà .
=>Thông qua việc miêu tả tiếng chim quốc quốc, đa đa cũng chính là tiếng lòng thiết tha , da diết của tác giả nhớ nhà, nhớ quá khức của đất nước .
- Trời , non , nước / một mảnh tình riêng :
 à Hình ảnh thơ đối lập ngược chiều : Trời, non , nước bát ngát , mở rộng bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề , khép kín bấy nhiêu .
- Cụm từ “ta với ta” bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt vọng của tác giả .
=> Tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ của tác giả.
* Ghi nhớ : sgk tr104 
6’
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs về nhà luyện tập :
Bài tập 1 : Hãy tìm hàm nghĩa cum từ “ta với ta” 
Bài tập 2 : Học thuộc lòng bài thơ .
- Hs theo dõi sự hướng dẫn của Gv về nhà thực hiện 
IV. Luyện tập :
 Hs về nhà làm và học thuộc lòng bài thơ .
 3. Củng cố : (2’)
	Với phong cánh trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tương Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả .
 4. Đánh giá tiết học : (1’)
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học bài, học thuộc lòng bài thơ .
	- Làm bài tập .
	- Soạn bài “Bạn đến chơi nhà”
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết : 30 
 Văn bản : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ 
 (Nguyễn Khuyến )
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Sau khi học xong bài này gv cần làm cho hs đạt được :
	- Hiểu được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã.Vượt lên hoàn cảnh sống eo hẹp . Đó là nét đẹp trong nhân cách nhà thơ Nguyễn Khuyến .
	- Thể thơ thất ngôn bát cú được việt hoá bằng lời thơ thuần việt trong sáng , bình dị .
	- Tính biểu cảm của văn bản thơ có thể được bộc lộ bằng các yếu tố tự sự sinh hoạt hằng ngày .
	- Giáo dục tình bạn trong sáng , giản dị ở hs .
	- Làm cho hs yêu thích bộ môn .
B. Chuẩn bị : 
	- Gv : Giáo án , sgk 
	- Hs : Bài cũ + bài mới .
C. Phương pháp dạy – học :
	- Vấn đáp – Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)
	F Em hãy đọc thuộc bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ?
	F Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi ngang qua Đèo Ngang thể hiện ntn?
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Tình bạn là một trong số những đề tài truyền thống lâu đời của lịch sử văn học VN. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ của Nguyễn Khuyến thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng , thơ Nôm Đường Luật nói chung .
 2. Phát triển bài :	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc văn bản – Chú thích :
- Gọi 1 hs đọc văn bản
- Gọi 1 hs đọc chú thích 
F Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì ? Vì sao em xác định được như vậy ?
- Hs đọc 
- Thất ngôn bát cú .
- Có 8 câu , mỗi câu có 7 chữ , các câu 1,2,4,6,8 hiệp vần a , các cặp 3-4 và 5-6 đối nhau .
I. Đọc – ghi chú :
 (sgk tr 104- 105)
1. Đọc 
2. Ghi chú :
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú 
10’
7’
7’
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản : 
- Bạn đến chơi nhà là một văn bản biểu cảm diễn tả cảm xúc của tác giả khi có bạn đến thăm . Có thể hình dung diễn biến cảm xúc đó như sau :
+ Mở đầu là cảm xúc khi bạn đến chơi nhà .
+ Tiếp đó là cảm xúc về gia cảnh .
+ Cuối cùng là cảm xúc về tình bạn .
F Tương ứng với những nội dung đó là câu nào ?
- Gọi hs đọc câu 1 .
Gv : Em hãy chú ý đến cụm từ “đã bấy lâu nay” và bác .
F Chi tiết đã bấy lâu nay chỉ về cái gì ?
F Nó mang ý nghĩa thời gian hay bày tỏ niềm chơ mong bạn đến chơi đã lâu?
F Gọi bạn là bác ,cách xưng hô này có ý nghĩa gì?
F Những biểu hiện đó cho thấy quan hệ tình cảm bạn bè ở đây như thế nào ?
F Từ đó em hãy hình dung tâm trạng của chủ nhà khi có khách đến chơi ?
Gv: Lẽ thường , khi bạn đến chơi , chủ nhà nghĩ đến việc thiết đãu bạn bè để bày tỏ tính thân thiện .
F Nhưng bài thơ này hoàn cảnh chủ nhân có gì khác nên ông không thể tiếp bạn bè theo lẽ thường ?
F Hãy giải thích tính chất “có đấy mà lại như không” của các sản vật được kể và tả được tả trong bài thơ này ?
F Cách nói lấp lững này tạo ra cho chúng ta cách hiểu như thế nào ?
F Qua cách hiểu như vậy em có thể cho biết về gia cảnh cũng như vị chủ nhà này như thế nào ?
Gv: Trong bài thơ có nhiều câu , mỗi câu là 1 ý , nhưng không phải ý câu nào cũng có vai trò như nhau . Có câu đóng vai trò quyết định trong giá trị của bài thơ . Câu cuối trong bài thơ Bạn đến chơi nhà là như thế . Nó là câu thơ có vai trò quye ... h ngày nay thì không đúng . 
 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa:
 Vda) Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ .
 Vdb) Chim sâu có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng .
 * Cách chữa lỗi :
 - Vda) Thay “và” thành “nhưng” 
 - vd b) Thay “để” thành “vì” 
 3. Thừa quan hệ từ :
 - Vd a) Qua (TN) câu ca dao “ra”/ cho ta thấy . 
à Bỏ quan hệ từ Qua lúc đó trạng ngữ à Chủ ngữ.
 - Vd b) Về (TN) hình thức /  giá trị nội dung .
à Bỏ quan hệ từ “về” lúc đó trạng ngữ à chủ ngữ . 
 4) Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết :
 a) Quan sát 2 ví dụ mục4 sgk tr 107 .
 b) Cách sửa :
 + Vd a) Nam không những giỏi về môn toán , môn văn mà còn là học sinh giỏi toàn diện .
 + Vdb) Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị .
15’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs làm bài tập phần luyện tập : 
- Gọi hs đọc bài tập 1 .
F Yêu cầu của bài tập 1 là gì ?
- Gv hướng dẫn hs làm .
- Gv uốn nắn, sửa chữa .
F Yêu cầu bài tập 2 là gì?
F Quan hệ từ dùng sai đã biết chưa ?
Gv : Hãy căn cứ vào nội dung các vế câu, thành phần trong câu để sửa các quan hệ từ lại cho đúng .
F Bài tập 4 làm như thế nào ?
Gv : Bài tập 4 cũng như một hình thức trắc nghiệm Đ/s, em hãy định đ/s vào các câu đó trong vở bài tập 
- Đọc 
- Thêm hoặc bớt quan hệ từ để hoàn chỉnh các câu .
- Hs làm bài tập .
- Thay quan hệ từ dung sai thành một quan hệ từ thích hợp .
- Đã biết (các từ in đậm) .
- Hs làm bài tập .
- Đọc và xem xét việc dùng các quan hệ từ (in đậm) trong các câu sau đúng hay sai .
II. Luyện tập :
 Bài tập1 : Thêm quan hệ từ (hoặc bớt) để hoàn chỉnh các câu .
 + 1a) Thiếu quan hệ từ “từ” à Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối .
 + 1b) Thiếu quan hệ từ “để” (cho) à Con xin báo một tin vui để (hoặc cho) cha mẹ mừng .
 Bài tập 2 : Thay quan hệ từ dùng sai bằng quan hệ từ thích hợp .
 2a) Với à như 
 2b) Tuy à nếu
 2c) Bằng à về 
Bài tập 3 : Sửa lại các câu văn :
3a) Bỏ quan hệ từ đối với
3b) Bỏ quan hệ từ với
3c) Bỏ quan hệ từ qua 
Bài tập 4 : 
Đúng	Sai
 3. Củng cố : (2’)
	- Trong việc sử dung quan hệ từ , cần tránh các lỗi sau :
	+ Thiếu quan hệ từ .
	+ Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa .
	+ Thừa quan hệ từ .
	+ Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết .
 4. Đánh giá tiết học : (1’) 
 5. Dặn dò : (1’)
- Xem lại lý thuyết bài quan hệ từ .
	- Xem kỹ các lỗi mắc phải khi sử dụng quan hệ từ .
	- làm bài tập vào vở .
	- Soạn bài “Xa ngắm thác núi Lư”
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Tiết 34: 
 Bài dạy : 
Văn bản : XA NGẮM THÁC NÚI LƯ 
(Vọng Lư Sơn bộc bố - Lí Bạch )
( Hướng dẫn đọc thêm)
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Gv cần giúp hs đạt được :
	- Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác Núi Lư và qua đĩ thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch .
	- Bước đầu cĩ ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (Kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong viêch phân tích tác phẩm và gĩp phần vào việc tích luỹ kiến thức về vốn từ Hán Việt .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’)
	F Đọc thuộc bài thơ “Bạn đến chơi nhà”
	F Bài thơ bạn đến chơi nhà cĩ những nội dung gì ?
	+ Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà 
	+ Cảm xúc về gia cảnh 
	+ Cảm xúc về tình bạn 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’)
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc văn bản và chú thích:
- Gọi hs đọc phần phiên âm 
- Gọi hs đọc phần dịch nghĩa .
- Gọi hs đọc phần dịch nghĩa từ yếu tố Hán Việt .
- Gọi hs đọc phần dịch thơ .
- Gọi hs đọc phần chú thích
- Đọc 
I. Đọc – Chú thích :
 (Sgk tr 109 -111)
 1) Đọc văn bản :
 2) Chú thích :
5’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu cấu trúc văn bản :
F Từ các dấu hiệu về số câu , số chữ, cách hiệp vần , hãy cho biết thể thơ của bài “Xa ngắm thác núi Lư”?
F Thể thơ này ta đã học qua bài nào ?
- 4 câu, mỗi câu 7 chữ .
- Các chữ cuối các câu 1,2,4 hiệp vần nhau .
à Thể thơ thất ngơn tứ tuyệt .
- Sơng núi nước Nam .
II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản :
 - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngơn tứ tuyệt .
22’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản :
F Căn cứ vào câu đầu đề bài thơ và câu thứ 2 (những từ “vọng” và “dao” ), hãy xác định vị trí đứng ngắm thác núi Lư của tác giả ?
F Vị trí đĩ cĩ lợi như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước ?
F Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư trong miêu tả trong lời thơ nào ? (Ở các bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ)
F Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương lơ ?
F Em cĩ nhận xét gì về phiên âm và bản dịch ở câu thứ nhất ?
F Em hãy phân tích sự thành cơng của tác giả trong việc dùng từ quải (câu thứ 2 ) ?
F Em hãy so sánh câu 2 ở phần phiên âm và dịch nghĩa ?
F Trong các bản của bài thơ lời nào diễn tả sức mãnh liệt của thác núi Lư ?
F Chữ nào trong lời thơ này được viết với sự táo bạo của trí tưởng tưởng ?
F Tác dụng của chi tiết ngơn từ là gì ?
“Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước” là một cảnh tượng như thế nào ?
F Cảnh tượng mãnh liệt và kì ảo kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ, để ơng viết tiếp lời thơ hết sức ấn tượng . Đĩ là lời thơ nào ?
F Lời thơ này gợi tiếp một cảnh tượng như thế nào ?
F Em hãy nhận xét xem ở câu thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
F Giải thích vì sao lối nĩi phĩng đại ở câu thứ tư vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực ?
Gv: Câu cuối cùng này, xưa nay vẫn được coi là danh ái (câu thơ, câu văn hay nổi tiếng) chính vì đã kết hợp được một cách tài tình cái ảo và cái chân, cái hình và cái thần, đã tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước nước gợi lên trong khảm nhà thơ và để lại dư vị đậm đà trong lịng bạn đọc bao thế hệ .
F Để tả được cảnh trí thiên nhiên sinh động như thế , tác giả cần cĩ năng lực miêu tả như thế nào ?
F Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta cĩ thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ ?
- Cảnh vật được ngắm tà xa (vọng, trơng từ xa, dao : xa) à Nhà thơ đứng ở xa để ngắm thác .
- Địa điểm nhìn này khơng cho phép khắc hoạ tỉ mỉ, chi tiết nhưng dễ phát hiện nét đẹp tồn cảnh , nêu được sắc thái hùnh vĩ của thác nước .
- Nhật Chiếu Hương Lơ sinh tử yên .
- Mặt trời chiếu núi Hương Lơ, sinh làn thác tía .
- Nắng rọi Hương Lơ khĩi tía bay .
- Núi cao cĩ mây mù che phủ, trơng xa như chiếc lị hồng nên gọi là Hương Lơ .
- Đtừ chiếu (chiếu sáng, soi sáng) đtừ sinh (nảy sinh, sinh ra) .
- Núi Hương Lơ được mặt trời chiếu sáng làm nảy sinh màu khĩi đỏ tía . Làn hơi nước dưới sự phản quang của ánh sáng mặt trời đã chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ, vừa kì ảo .
=> Đĩ là một cảnh tượng vừa hùng vĩ , rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại .
- Bản dịch chưa thật xác với phần phiên âm .
- Quan hệ 1-3 : Câu thứ nhất tạo phơng nền làm cho từng vẻ đẹp của thác nước được miêu tả trong 3 câu sau vừa như cĩ cơ sở hợp lí, vừa thêm lung linh huyền ảo .
- Đứng ở xa nhìn dáng thác như treo ở phía trước sơng , nước chảy từ trên xuống ví như dải Ngân Hà.
- Quải (treo) vì xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ , thác nước vốn tuơn trào đỗ ầm xuống núi đã biến thành một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động đựơc treo lên giữa vách núi và dịng sơng . Vì cĩ từ “quải” (treo) nên đã biến cái động thành cái tĩnh . Đỉnh núi khĩi tía mịt mù , chân núi dịng sơng tuơn chảy , giữa là thác nước treo cao như dải lụa . Quả là một bức tranh tráng lệ .
- Ở bản dịch thơ đã lượt bớt chữ treo nên ấn tượng về hình dáng thác gợi ra trở nên mờ nhạt vào ảo giác về dải Ngân Hà ở cuối câu trở nên thiếu cơ sở .
- Phi lưu trực há tam thiên ích . 
- Thác chảy như bay đỗ xuống 3 nghìn thước .
- Nước bay thẳng xuống 3 nghìn thước .
- Phi nghĩa là bay .
- Gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước .
- Cảnh tượng mãnh liệt của kì ảo thiên nhiên .
- Nghị thi Ngân Hà cửu thiên . 
- Ngỡ là sơng rơi tự chín tầng mây .
- Tưởng dải Ngân hà trợt khĩi mây .
- Con thác treo đứng trước mặt khác nào như con sơng Ngân Hà từ trên trời rơi xuống . Đây cũng là một cảnh tượng mãnh liệt, kì vĩ của thiên nhiên .
- So sánh, phĩng đại 
- Sự xuất hiện của hình ảnh Ngân Hà ở cuối bài thơ đã được chuẩn bị ở 2 câu đầu , vì .
- HS suy nghĩ trả lời. HS khác nhận xét, bsung
III. Tìm hiểu nội dung văn bản :
 1) Cảnh thác núi Lư :
- Điểm nhìn (Ngắm thác) của tác giả ở từ xa (vọng, dao)
à Dễ phát hiện vẻ đẹp tồn cảnh và nêu bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước .
- Câu 1: “Nhật chiếu ”
+ Đtừ chiếu (chiếu sáng, soi sáng)
+ Đtừ sinh (nảy sinh, sinh ra)
à Làn hơi nước dưới sự phản quang của ánh sáng mặt trời đã chuyển thành (nảy sinh) một màu khĩi đỏ tía vừa rực rỡ, vừa kì ảo .
- Câu 2 : “Dao khan”
+ Quải (treo)
à Đứng xa trơng một thác giống như một dịng sơng treo trước mặt .
- Câu 3 : “Phi lưu ”
 + Phi (bay)
à Gợi tả sức chảy mãnh liệt của thác nước .
Câu 4 : “Nghi thi ”
à Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh (phĩng đại) đã kết hợp được giữa cái thực và ảo , cái hình và cái thần .
à Tạo cảm giác kì diệu cho hình ảnh thác nước
=> Dịng thác Hương Lơ được tác giả tả là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại .
2. Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư :
- Tâm hồn nhạy cảm, thiết tha trước vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, phi thường cuả thiên nhiên .
- Thể hiện tính cánh mạnh mẽ , hào phĩng của tác giả .
2’
Hoạt động 4 : Tổng kết .
- Cho hs đọc ghi nhớ .
- Gv nhấn mạnh lại nội dung .
- Đọc 
- Ghi nhớ kiến thức 
III. Tổng kết :
 * Ghi nhớ sgk tr112 .
2’
Hoạt động 5 : Hướng dẫn hs luyện tập :
Gv hướng dẫn cho hs về nhà làm các bài tập .
- Hs lắng ghe gv hướng dẫn .
IV. Luyện tập : 
 Cĩ 3 cách trả lời :
+ Thích cách hiểu ở bản dịch nghĩa .
+ Thích cách hiểu trong chú thích .
+ Phối hợp cả 2 cách .
 3) Củng cố: (1’)
	- Gv nhấn mạnh lại các kiến thức trong phần ghi nhớ .
 4) Đánh giá tiết học : (1’)
 5) Dặn dị : (1’)
	- Học thuộc bài thơ .
	- Học thuộc nội dung bài học .
	- Đọc phần đọc thêm 
	- Làm các bài tập vào vở bài tập .
	- Soạn bài “Từ đồng nghĩa”
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docT29-30.doc