Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Phong Khê

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Phong Khê

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với các con. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. nhất là đối với tuổi thiếu niên và nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

- Rèn kỹ năng đọc- hiểu một văn bản biểu cảm được viết như một dòng nhật kí của người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết bài văn biểu cảm.

- Có tình cảm chân thành, tốt đẹp yêu mái trường nơi mình học tập, yêu thầy, yêu bạn.

 

doc 339 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Phong Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 22/08/2011(7a,7c)
Tiết 1:
Cổng trường mở ra
(Theo Lí Lan - Báo yêu trẻ)
I. Mục tiêu bài học:
- Học sinh cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với các con. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. nhất là đối với tuổi thiếu niên và nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
- Rèn kỹ năng đọc- hiểu một văn bản biểu cảm được viết như một dòng nhật kí của người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết bài văn biểu cảm. 
- Có tình cảm chân thành, tốt đẹp yêu mái trường nơi mình học tập, yêu thầy, yêu bạn.
II. đồ dùng - Phương tiện
- Bảng phụ
- Tài liệu: 	
Công ước về quyền trẻ em
III. tiến trình tổ chức Các hoạt động 
1. ổn định sĩ số
2. Kiểm tra: kiểm tra sách vở, sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:00.
Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Đêm ttrước ngày khai trường mẹ em đã làm gì, nghĩ gì? Văn bản " Cổng trường mở ra" sẽ giúp ta hiểu thêm về tâm tư, tình cảm của người mẹ trước ngày khai trường của con.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
	Yêu cầu cần đạt	
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung văn bản.
- GV: Theo Lí Lan, báo yêu trẻ số 166 TP. Hồ Chí Minh ngày 1/ 9/ 2000
- GV: Nêu cách đọc: Bài văn chủ yếu miêu tả tâm trạng của ngươi mẹ đ Khi đọc cần chậm rãi, giọng tâm tình, thủ thỉ thể hiện những suy tư và tình cảm của người mẹ đối với con.
- GV: Đọc mẫu đ gọi học sinh đọc tiếp.
GV + HS nhận xét
- GV: Hướng dẫn các chú thích SGK.
? Theo em van bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Phần 1: từ đầu...thế giới mà người mẹ vừa bước vào -> tâm trạng của người mẹ.
- Phần 2: còn lại -> Suy nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường.
- Theo cảm nhận của em văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? (Biểu cảm) nội dung chính của văn bản?
GV: Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. ở Việt Nam ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Những biểu hiện trong sinh hoạt của con khác với ngày thường như thế nào? (Dọn dẹp đồ chơi)
? Vì sao cậu bé tranh mẹ dọn đồ chơi? (Ngày mai đi học - là cậu học sinh lớp 1).
? Trong hoàn cảnh ấy cậu bé có tâm trạng gì? Cậu bé có ngủ được không?
GV: Hình ảnh con nằm ngủ thật đáng yêu.
Giáo viên đọc: (Gương mặt thanh thoát... mút kẹo)
đ Dường như cậu bé, thử đoán xem cậu bé mơ gì?
HS: Mơ những giấc mơ hồng
* Đó là tâm trạng của con - còn tâm trạng của người mẹ ra sao đ chuyển phần 2.
? Tâm trạng của người mẹ và con có gì giống và khác nhau?
HS: (Mẹ không ngủ được trằn trọc)
? Mẹ ngắm nhìn con... Hình ảnh con thật đẹp qua đôi mắt mẹ giúp ta hiểu gì về lòng mẹ? (yêu con...)
? Tại sao mẹ trằn trọc không ngủ được? (mẹ mừng vì con đã lớn; những điều tốt đẹp sẽ đến với con)
? Trong đêm không ngủ mẹ đã làm gì cho con?
HS: + Mẹ ngắm nhìn con ngủ" gương mặt ...như đang mút kẹo"
+ Chăm sóc giấc ngủ cho con: " đắp mền, buông mùng...."
+ Chuẩn bị hành trang cho con vào lớp một " quần áo, cặp sách, tập vở mới, ..."
? Qua những việc làm cụ thể của người mẹ ta thấy người mẹ thể hiện tình cảm ntn đối với con?
GV: Hằng ngày khi con ngủ mẹ thường dọn dẹp đồ chơi, thu dọn nhà cửa và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay trước ngày khai trường của con người mẹ không tập trung được vào việc gì cả và tự nhủ với lòng mình cần phải đi ngủ sớm để ngày mai đưa con đến trường cho kịp giờ.
? Tự nhủ với lòng mình như vậy nhưng người mẹ lại biểu hiện tâm trạng của mình như thế nào? Vì sao người mẹ lại có tâm trạng ấy?
H/s trao đổi, thảo luận trả lời
Người mẹ trằn trọc, thao thức không ngủ được vì mẹ suy nghĩ về đứa con của mình và hồi tưởng về những kỉ niệm thời tuổi thơ cắp sách đến trường của chính mình.
? Mẹ đã suy nghĩ gì về đứa con của mình và thể hiện tâm trạng ntn?
- nghĩ về việc đi học của con khi mới 3 tuổi....
? Người mẹ đã nghĩ gì về tuổi thơ của mình? đó là những kỉ niệm gì?
- kỉ niệm về tiếng đọc bài trầm bổng của thầy giáo
- kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên của mẹ...
- nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổn trường đóng lại.
? Qua đó người mẹ mong muốn gì ở đứa con?
Người mẹ khắc vào lòng con những kỉ niệm, dấu ấn về ngày đầu tiên đi học.
? Trong dòng suy tư miên man, mẹ nghĩ gì về ngày khai trường ở Nhật? Suy nghĩ ấy mẹ thể hiện ước mơ gì?
Liên hệ: Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách rất phù hợp với công ước quốc tế vê quyền trẻ em. 
Hỏi: Mẹ định sẽ nói gì với con ngày mai? Được thể hiện qua câu văn nào?
"Đi đi con... sẽ ra sao?..."
Hỏi: Qua câu nói đó mẹ muốn nhắn nhủ con điều gì?
Hỏi: Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu, thế giới kì diệu đó là gì?
HS: (Nhà trường mang lại cho em những trí thức, tình cảm, đạo lý)
Hỏi: Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của Nhà trường đối với thế hệ trẻ? 
HS (ai cũng biết rằng... sau này)
GV: Bằng phương thức biểu cảm bài văn làm nổi bật lòng thương yêu và tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con.
? Trong bài văn này người mẹ tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? ( người mẹ có trực tiếp nói với con không?)
- người mẹ không trực tiếp nói với con mà gián tiếp nói với con( khi con đã ngủ)
- Cách viết nàylàm nổi bật dược tâm trạng , khắc họa một cách cách sâu sắc tâm tư tình cảm, những điều sâu kín trong lòng khó nói bằng lời của người mẹ, làm cho tình yêu con càng sâu sắc.
? Bài văn có đặc sắc gì về nghệ thuật?
? Bài văn có nội dung gì?
- Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của con như thế nào?
GV: cho học sinh đọc phần đọc thêm: 
" Trường học"
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả - tác phẩm.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích - bố cục
* Đọc:
* Hiểu chú thích:
* Bố cục:
- Văn bản " Cổng trường mở ra" là văn bản nhật dụng được viết theo phương thức biểu cảm đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em.
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Tâm trạng của con trước ngày khai trường vào lớp 1.
- Háo hức nhưng thanh thản
- Giấc ngủ nhẹ nhàng vô tư
2. Tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
a. Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con:
+ Trìu mến quan sát những việc làm cua cậu học trò ngày mai vào lớp một
+ Vỗ về con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
đ Mẹ rất yêu con và hết lòng vì con.
b. Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được:
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩ.
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
- Mong ước cho con mình được hưởng một nền giáo dục tiên tiến mà cả xã hội quan tâm
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục, khích lệ con đến trường học.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
+ Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con.
+ Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
2. Nội dung: 
Văn bản thể hiện tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu lặng của người mẹ đối với con đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
IV. Luyện tập
Bảng phụ
A. Phấp phỏng, lo lắng
B. Thao thức, đợi chờ
C. Vô tư, thanh thản
D. Căng thẳng, hồi hộp
4, Củng cố 
- Giáo viên hệ thống bài, gợi cho hs nhớ lại kỉ niệm đáng nhớ nhất trong buổi đầu tiên cắp sách đến trường.
5, Hướng dẫn về nhà
- Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
- Soạn: Mẹ tôi
- Học thuộc ghi nhớ + phân tích.
==========o0o==========
Ngày dạy:24/08/2011 (7a)
 25/08/2011(7c)
Tiết 2:
Mẹ tôi
"Những tấm lòng cao cả"
(ét môn đô đơ A mixi - Italia)
I. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nắm được:
+ Sơ giản về tác giả ét- môn đô đơ A- mi xi.
+ Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
+ Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
+ Đọc hiểu văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
+ Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến ttrong thư.
 + Phải có lòng kính yêu cha mẹ - tuyệt đối không phạm lỗi đối với cha mẹ.
II. đồ dùng - Phương tiện
- Bảng phụ
- Tài liệu tham khảo: "Những tấm lòng cao cả"
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: 5 phút
- Tâm trạng của mẹ và của đứa con trong đêm trước ngày khai giảng giống và khác nhau như thế nào?
* Giống: Đều bâng khuâng, háo hức.
* Khác: Con: thản nhiên, vô tư vào giấc ngủ nhẹ nhàng.
 Mẹ: trằn trọc không ngủ được về những kỷ niệm ngày đầu đến trường.
3. Bài mới
Hoạt động 1: 
- Giới thiệu: Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao và thiêng liêng. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức hết được về điều đó. Chỉ có khi mắc lỗi lầm mới nhận thức ra tất cả. Văn bản "Mẹ tôi" ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp em nhận thức được bài học sâu sắc ấy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả - tác phẩm?
GV giảng thêm: Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện nhỏ. Mỗi chuyện nhỏ là do tác giả đặt tên. nó có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, trong đó nhân vật trung tâm là một thiếu niên, được viết bằng một giọn văn hồn nhiên và trong sáng.
- Văn bản gồm hai phần: phần 1 là lời kể của En- ri –cô; Phần 2 là toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En – ri – cô.
- GV nêu yêu cầu đọc: Đọc chậm rãi, rõ ràng thể hiện tâm tư, tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ.
- 1 em đọc chú thích.
- Hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ khó.
Hỏi: Theo em văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
? Em hãy nêu nội dung chính của văn bản?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
Từ đầu-> sẽ là ngày con mất mẹ: hình ảnh người mẹ.
Tiếp-> chà đạp lên tình yêu thương đó: những lời nhắn nhủ của cha dành cho con,
Còn lại: Thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con
GV: Đây là một cách tìm hiểu văn bản tuy nhiên cô trò ta còn có cách tìm hiểu khác đoa là đi tìm hiểu theo tuyến nhân vật.
Hoạt động 4:Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Tại sao nội dung văn bản là bức thư bố gửi cho con nhưng sao tác giả lại lấy nhan đề là "Mẹ tôi"
HS: Chính An mixi tự đặt... vì bà mẹ là tiêu điểm của bài văn hiện lên qua điểm nhìn của người cha. Điểm nhìn ấy làm tăng tính khách quan đ từ đó làm nổi bật phẩm chất người mẹ đ bộc lộ tình cảm của người viết 
đ vậy ta tìm hiểu hình ảnh người mẹ.
Hỏi: Hình ảnh người mẹ của En- ri-cô hiện lên qua chi tiết nào trong văn bản? (bố nhớ .... mẹ đã phải thức suốt đêm...)
Bảng phụ
- Thức suốt đêm trông con
- Quằn quại lo sợ, khóc nức nở sợ có thể mất co ... 
Đọc những câu ca dao tục ngữ đã sưu tầm, phân loại
4. Củng cố:
- Tranh Đông Hồ thuộc huyện nào?
- SX sắt thép Đa Hội thuộc huyện nào?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục sưu tầm các tư liệu về tỉnh nhà.
=========o0o==========
Ngày dạy: 24/4/2010( 7c, 7d)
Tiết 134:
Chương trình địa phương
Phần văn và tập làm văn (Tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
- Tiếp tục cho học sinh hiểu thêm về một loại hình NT tiêu biểu của quê thương là làn điệu dân ca quan họ.
- Tự hào, yêu thích hát làn điệu dân ca quan họ.
II. Đồ dùng – phương tiện:
Một số câu chuyện dân gian.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra:
 Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (20’) Tìm hiểu chung về làn điệu quan họ Bắc Ninh.
GV giới thiệu những nét chính, tiêu biểu về làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh cho học sinh hiểu rõ hơn.
Hoạt động 2 (15’)
Học sinh thi hát quan họ.
Iii. Những nét chính về làn điệu quan họ Bắc Ninh:
1. Nguồn gốc:
- Có 49 làng quan họ, xuất hiện khá lâu đời, là một loại hình NT đặc sắc của Bắc Ninh.
+ Tiêu Sơn: 14 làng
+ Bắc Ninh: 14 làng
+ Yên Phong: 16 làng
- Nguồn gốc: Hát đối đáp, hát canh, hát hội, hát câu đào, hát giải hạn, hát mừng 
- Phong tục: Kết bạn, chạ anh chạ em.
2. Trang phục khi hát:
- Nam: áo kép, áo dài tứ thân cổ đứng có len sen viền tà dài quá gối, hai áo cánh.
+Chất liệu: Vai trúc bâu, lụa sồi.
+ Màu sắc: Đen, xanh, cốm, xanh lá mạ.
+ Quần trắng, ống rộng dài
+ Guốc gỗ, giày vải.
+ Đầu gối khăn xếp.
+ Tây cầm ô đen
- Nữ:
+ áo mớ ba mớ bảy có 5 thân
áo cánh bên trong
+ Chất liệu bằng lụa màu.
+ Cổ đeo yếm.
+ Bao sồi màu vàng, đen, xanh.
Iv. Thi hát quan họ:
1. Cho học sinh nghe băng một số bài quan họ.
2. Chia làm 2 nhóm để học sinh hát đối đáp.
4. Củng cố:
- Nêu một số làn điệu quan họ, truyền thống văn hóa ở quê hương.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục sưu tầm
- Tập hát các làn điệu quan họ.
 ===============o0o=============
Ngày dạy: 26/4/2010( 7c, 7d)
Tiết 135: 
Hoạt động ngữ văn (T1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Giúp học sinh biết cách đọc diễn cảm, đúng giọng văn nghị luận của 4 VB đã học.
2. Rèn luyện kỹ năng đọc lưu loát, diễn cảm phát âm chuẩn xác.
II. Đồ dùng – phương tiện:
1 bảng phụ chép 4 yêu cầu đọc của 4 VB NL
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra (5’):
Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: GV cho học sinh đọc diễn cảm các văn bản nghị luận đã học, với mỗi văn bản giáo viên hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu một đoạn.
? Theo em bài này ta sẽ đọc như thế nào?- Đoạn đầu đọc nhấn mạnh từ “nồng nàn” và cụm từ “Truyền thống quý báu của ta”
- Đoạn thân bài: đọc liền mạch, nhanh, chú ý nhấn giọng các cặp quan hệ từ.
? Bài này ta nên nhấn mạnh phần nào?
- Đoạn đầu đọc chậm thể hiện niềm tự hào về tiếng Việt của chúng ta.
- Đoạn sau đọc chú ý nhấn mạnh ở những câu văn nói về cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt
- Đọc với giọng trân trọng, khiêm tốn.
- Thể hiện được đức tính giản dị của Bác từ những việc thường ngày, giản dị trong viết, sử dụng từ, giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, lời nói, bài viết
? Trình bày suy nghĩ của em về cách đọc văn bản này?
Yêu cầu chung: giọng chậm chữ tình, tình cảm sâu lắng.
+ Hai câu đầu giọng buồn thương.
+ Câu 3 giọng tỉnh táo khái quát.
 + Đoạn “ Câu chuyện có lễ chỉ làvị tha” giọnh tâm tình thủ thỉ.
 + Đoạn “ Vậy thì hết => tiếp tục đọc với giọng ngạc nhiên.
Hoạt động 2 (5’) 
I. Đọc diễn cảm văn nghị luận:
1. Văn bản: Tinh thần yêu nước của ND ta:
2.Văn bản: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
.
3. Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
4. Văn bản: ý nghĩa văn chương
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ thi đọc của học sinh, từ đó rút kinh nghiệm cho các em về cách làm sống dậy tác phẩm văn học thông qua đọc.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc lại các VB trên
- Đọc các bài thơ đã học.
=========o0o==========
Ngày dạy: 28/4/2010( 7c, 7d)
Tiết 136:
Hoạt động ngữ văn (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
1. Giúp học sinh biết đọc diễn cảm một trong số các bài thơ - kể một số mẩu chuyện văn học trong chương trình ngữ văn 7 đã học.
2. Rèn kĩ năng đọc kể lưu loát, diễn cảm , tự tin trước mọi người.
II. Đồ dùng – phương tiện:
Học sinh chuẩn bị trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra (5’):
Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 ( 35’) 
Học sinh đọc, kể, thơ, văn:
- Em hãy đọc thuộc lòng diễn cảm một bài thơ mà em thích nhất trong chương trình ngữ văn 7 đã học.
- Gọi học sinh lên đọc hoặc kể.
- Học sinh + GV nhận xét -> Sửa sai.
Hoạt động 2 (5’)
I. Đọc diễn cảm một số bài thơ:
- Yêu cầu đọc: đọc diễn cảm, thuộc bài thơ , đọc lưu loát và nói rõ vì sao mình thích bài thơ đó.
2. Kể diễn cảm:
- Hãy kể tóm tắt lại một trong những truyện ngắn các em đã học trong chương trình ngữ văn 7.
- Hãy kể một câu chuyện mà em đã chuẩn bị từ trước.
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học .
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tự lập đọc diễn cảm.
 - dọc và chuẩn bị nội dung bài chương trình ngữ văn địa phương.
=========o0o==========
Ngày dạy: 3/5/2010( 7c, 7d)
Tiết 137:
Chương trình địa phương
Phần tiếng Việt (T1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Học sinh biết đọc, viết đúng các phụ âm đầu hay mắc lỗi ở địa phương mình như: ch, tr, r, d, gi, l, n, s, x.
2. Rèn kỹ năng đọc, viết đúng chính tả các từ trên.
II. Đồ dùng – phương tiện:
Bảng phụ
Sưu tầm một số từ địa phương.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra (5’) 
Kiểm tra bài cho về nhà: l - n
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (35’)
HD HS luyện tập
- Em thấy ở địa phương mình các em hay mắc những lỗi sai nào khi đọc và viết?
- GV cho học sinh tập phát âm lại các từ đó.
- HD HS điền từ đúng.
- Học sinh phải hiểu nghĩa của các từ lên, nên trong văn cảnh.
- Học sinh đặt câu đúng, chính xác.
Hoạt động 2 (5’)
I. làm bài tập điền vào chỗ trống
1. Điền vào chỗ trống: (ch – tr )
Sao cho đúng
- Ch ân lý Trịnh trọng
- Tr ân châu.	 Trượng phu
- Tr ân trọng	 Chong chóng
- Ch ân thành. Chếnh choáng.
2. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
(Giành – dành – rành) 
- Dành dụm	
- Để  dành.
- Tranh dành
- Giành độc lập.
- Rõ rành rành.
3. Điền các tiếng (Sĩ hoặc sỉ) vào chỗ trống cho phù hợp:
- Liêm sỉ
- Dũng sĩ
- Sĩkhí
- Sỉvả
4. Đặt câu phân biệt các từ chứa các tiếng dễ lẫn:
- Đặt câu có sử dụng các từ: lên – nên.
VD: - Tôi để quên quyển vở lên giá sách.
- Chúng ta phải rèn luyện từ ngay bây giờ thì sau này mới làm nên sự nghiệp.
4. Củng cố:
- GV lưu ý lại cho học sinh cách viết đúng thì cần phải phát âm đúng.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Luyện nói đúng – viết đúng
- Lập sổ luyện viết – luyện nói.
=========o0o==========
Ngày dạy: 
Tiết 138:
Chương trình ngữ văn địa phương
Phần Tiếng Việt (Tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
KT: 	Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết, đọc đúng các lỗi chính tả mà học sinh hay mắc.
RN: Luyện kĩ năng viết đúng, nói đúng chính tả, dùng từ ngữ chuẩn xác.
II. Đồ dùng – phương tiện:
Bảng phụ.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra (5’)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (35’)
HD HS luyện viết
- GV đọc cho học sinh viết, phát âm chính xác các từ học sinh hay mắc.
- Học sinh nghe rõ và viết đúng
- GV gọi học sinh lên chấm
Nhận xét -> sửa sai.
Học sinh nhớ lại và viết chính xác các từ hay mắc lỗi.
Hoạt động 2 (5’)
Ii. rèn viết chính tả
1. Chính tả: nghe viết:Viết bài: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
(Viết từ đầulịch sử)
2. Học sinh nhớ và viết lại một đoạn khoảng 100 chữ trong bài
“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
- Đoạn từ “Nhân dân ta có một lòng
4. Củng cố:
- Lưu ý cho học sinh cách viết đúng.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tập viết nhiều đoạn văn cho đúng chính tả.
- Lập sổ chính tả - rèn chữ.
=========o0o==========
Ngày dạy: 
Tiết 139:
Chương trình ngữ văn địa phương
Phần Tiếng Việt (Tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
KT: 	Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết, đọc đúng các lỗi chính tả mà học sinh hay mắc thông qua trò chơi: Ai nhanh hơn
RN: Luyện kĩ năng viết đúng, nói đúng chính tả, dùng từ ngữ chuẩn xác.
II. Đồ dùng – phương tiện:
Bảng phụ.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra (5’)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (35’)
GV ra luật chơi như sau: Cả lớp chia thành hai dãy, cử một bạn làm trọng tài, khi cuộc thi bắt đầu các đội cùng xuất phát đội nào xong về nhanh chỗ cho thành viên khác trong tổ lên viết trước, cứ như vậy cho đến khi hết thời gian. Đội nào tìm được nhiều từ hơn sẽ chiến thắng.
- Sau khi đã xong GV yêu cầu học sinh cùng soát lại lỗi xhính tả xem đã đúng chưa và công bố kết quả
Hoạt động 2 (5’)
IIi. Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn
Các đội sẽ tìm các từ có chứa các phụ âm đầu là: l, n, r, gi, d, tr, ch,s, x.
VD: lanh chanh, lỏng chỏng, lô nhô, líu tíu, leng reng, nô nức, năng xuất, nói năng, nâng niu, nặng nợ, nản chí, sạo sục, sung sướng, sững sờ, sụt sùi, sắc sảo, xao xuyến, xôn xao, xí xóa, xoàng xĩnh, rủ rỉ, rẻ rúng, rùng rợn, rách rưới, rác rưởi, rền rĩ, réo rắt, giàn giụa, giầy chết, giòn giã, giập khuôn, dư dật, du dươmng, dại dột, dãi dầu, dắt díu, dí dỏm
4. Củng cố:
- Lưu ý cho học sinh cách viết đúng.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tập viết nhiều đoạn văn cho đúng chính tả.
- Lập sổ chính tả - rèn chữ.
=========o0o==========
Ngày dạy:././
Tiết 140:
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
I. Mục tiêu bài học: 
1. Qua giờ trả bài giúp học sinh thấy được những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình. Từ đó có ý thức vươn lên và tự sửa sai.
2. Giáo dục ý thức tự giác vương lên trong học tập.
II. Đồ dùng – phương tiện:
Bảng phụ chép từ, ngữ, câu sai.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra :
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Gọi học sinh đọc đề thi.
- Chữa đúng theo đáp án.
+ Phần trắc nghiệm
+ Phần tự luận.
GV: Nhận xét chúng từng phần:
- Ưu điểm
- Tồn tại.
I. Đề thị tổng hợp cuối năm:
PhầnA:
I. Trắc nghiệm:
Phần B:
I. Tự luận:
II. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm :
- Đa số học sinh nắm vững kiến thức làm bài khá tốt.
- Một số bài viết chữ sạch, bố cục rõ ràng 3 phần - đúng thể loại văn giải thích chứng minh.
2. Tồn tại: 
-Một số ít học sinh còn lười học – làm bài phần trắc nghiệm còn sai nhiều – phần tự luận nêu sơ sài, nói dài dòng không trọng tâm.
III. Trả bài:
- GV đọc điểm thi cho học sinh nghe
- Khớp phách lấy điểm vào sổ
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn về nhà:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 7 hue78nd.doc