Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Tơ - Tiết 34: Bài dạy: Văn bản: Xa ngắm thác núi lư (vọng lư sơn bộc bố - Lí Bạch)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường  THCS TT  Ba Tơ - Tiết 34: Bài dạy: Văn bản: Xa ngắm thác núi lư (vọng lư sơn bộc bố - Lí Bạch)

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Gv cần giúp hs đạt được :

 - Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác Núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch .

 - Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (Kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong viêch phân tích tác phẩm và góp phần vào việc tích luỹ kiến thức về vốn từ Hán Việt .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Tơ - Tiết 34: Bài dạy: Văn bản: Xa ngắm thác núi lư (vọng lư sơn bộc bố - Lí Bạch)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Tiết 34: 
 Bài dạy : 
Văn bản : XA NGẮM THÁC NÚI LƯ 
(Vọng Lư Sơn bộc bố - Lí Bạch )
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Gv cần giúp hs đạt được :
	- Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác Núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch .
	- Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (Kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong viêch phân tích tác phẩm và góp phần vào việc tích luỹ kiến thức về vốn từ Hán Việt .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’)
	F Đọc thuộc bài thơ “Bạn đến chơi nhà”
	F Bài thơ bạn đến chơi nhà có những nội dung gì ?
	+ Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà 
	+ Cảm xúc về gia cảnh 
	+ Cảm xúc về tình bạn 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’)
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc văn bản và chú thích:
- Gọi hs đọc phần phiên âm 
- Gọi hs đọc phần dịch nghĩa .
- Gọi hs đọc phần dịch nghĩa từ yếu tố Hán Việt .
- Gọi hs đọc phần dịch thơ .
- Gọi hs đọc phần chú thích
- Đọc 
I. Đọc – Chú thích :
 (Sgk tr 109 -111)
 1) Đọc văn bản :
 2) Chú thích :
5’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu cấu trúc văn bản :
F Từ các dấu hiệu về số câu , số chữ, cách hiệp vần , hãy cho biết thể thơ của bài “Xa ngắm thác núi Lư”?
F Thể thơ này ta đã học qua bài nào ?
F Em hãy đối chiếu giữa phần dịch thơ và phiên âm của 2 văn bản ?
Gv : Lưu ý hs: Câu thứ nhất có thể không gieo vần , nếu là thơ viết theo luật Đường thì chỉ gieo vần băng khi đọc , ngắt giọng ở chữ thứ tư ở mỗi câu .
F Văn bản này được tạo bằng phương thức miêu tả hay biểu cảm ?
F Miêu tả như thế nào ? Biểu cảm điều gì ?
F Như vậy có mấy nội dung được phản ánh trong văn bản này ?
F Nội dung nào có thể vẽ tranh được, nội dung nào chỉ cảm nhận bằng tâm hồn?
- 4 câu, mỗi câu 7 chữ .
- Các chữ cuối các câu 1,2,4 hiệp vần nhau .
à Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt .
- Sông núi nước Nam .
- Giống nhau về số âm, số chữ, hiệp vần ở các câu 1,2,4 .
- Nghe 
- Cả 2 : Kết hợp phương thức miêu tả với biểu cảm
- Miêu tả thác núi Lư .
- Biểu cảm : Cảm xúc của tác giả về thác này .
- 2 nội dung .
- Thác núi Lư có thể vẽ tranh được .
- Nội dung thứ 2 chỉ cảm thấy trong tâm hồn .
II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản :
 - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt .
 - Phương thức biểu đạt : Kết hợp miêu tả với biểu cảm .
 + Miêu tả : Thác núi Lư .
 + Biểu cảm : Cảm xúc của tác giả về thác này .
17’
5’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản :
F Căn cứ vào câu đầu đề bài thơ và câu thứ 2 (những từ “vọng” và “dao” ), hãy xác định vị trí đứng ngắm thác núi Lư của tác giả ?
F Vị trí đó có lợi như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước ?
F Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư trong miêu tả trong lời thơ nào ? (Ở các bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ)
F Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương lô ?
Gv : Ngọn núi Hương Lô với đặc điểm nổi bậc nhất, đặc điểm phải gợi cho người đời phải đặt tên cho nó là Lô Hương . Không phải Lí Bạch là người đầu tiên phát hiện và tái hiện đặc trưng đó . Trước Lí Bạch trên ba trăm năm, trong Lư Sơn ký (Ghi chép về Lư Sơn) , Nhà sư Tuệ Viễn (334 – 417) đã từng tã “Khí bao trùm trên đỉnh Hương Lô mịt mù như hương khói”
Trong thơ Lí Bạch Hương Lô được khám phá ở sự tác động qua lại của các hiện tượng vũ trụ. Điều đó được thực hiện bằng các chi tiết miêu tả hành động tương tác của mặt trời và núi .
F Đó là chi tiết ngôn ngữ nào ?
F Các chi tiết đó gợi tả một cảnh tượng như thế nào ?
F Em có nhận xét gì về phiên âm và bản dịch ở câu thứ nhất ?
F Mối quan hệ giữa câu 1 và 3 câu sau như thế nào ?
F Em hãy nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong 3 câu tiếp theo ?
F Em hãy phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ quải (câu thứ 2 ) ?
F Em hãy so sánh câu 2 ở phần phiên âm và dịch nghĩa ?
F Trong các bản của bài thơ lời nào diễn tả sức mãnh liệt của thác núi Lư ?
F Chữ nào trong lời thơ này được viết với sự táo bạo của trí tưởng tưởng ?
F Tác dụng của chi tiết ngôn từ là gì ?
“Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước” là một cảnh tượng như thế nào ?
F Cảnh tượng mãnh liệt và kì ảo kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ, để ông viết tiếp lời thơ hết sức ấn tượng . Đó là lời thơ nào ?
F Lời thơ này gợi tiếp một cảnh tượng như thế nào ?
F Em hãy nhận xét xem ở câu thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
F Giải thích vì sao lối nói phóng đại ở câu thứ tư vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực ?
Gv: Câu cuối cùng này, xưa nay vẫn được coi là danh ái (câu thơ, câu văn hay nổi tiếng) chính vì đã kết hợp được một cách tài tình cái ảo và cái chân, cái hình và cái thần, đã tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước nước gợi lên trong khảm nhà thơ và để lại dư vị đậm đà trong lòng bạn đọc bao thế hệ .
F Để tả được cảnh trí thiên nhiên sinh động như thế , tác giả cần có năng lực miêu tả như thế nào ?
F Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ ?
- Cảnh vật được ngắm tà xa (vọng, trông từ xa, dao : xa) à Nhà thơ đứng ở xa để ngắm thác .
- Địa điểm nhìn này không cho phép khắc hoạ tỉ mỉ, chi tiết nhưng dễ phát hiện nét đẹp toàn cảnh , nêu được sắc thái hùnh vĩ của thác nước .
- Nhật Chiếu Hương Lô sinh tử yên .
- Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn thác tía .
- Nắng rọi Hương Lô khói tía bay .
- Núi cao có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hồng nên gọi là Hương Lô .
- Nghe 
- Đtừ chiếu (chiếu sáng, soi sáng) đtừ sinh (nảy sinh, sinh ra) .
- Núi Hương Lô được mặt trời chiếu sáng làm nảy sinh màu khói đỏ tía . Làn hơi nước dưới sự phản quang của ánh sáng mặt trời đã chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ, vừa kì ảo .
=> Đó là một cảnh tượng vừa hùng vĩ , rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại .
- Bản dịch chưa thật xác với phần phiên âm .
- Quan hệ 1-3 : Câu thứ nhất tạo phông nền làm cho từng vẻ đẹp của thác nước được miêu tả trong 3 câu sau vừa như có cơ sở hợp lí, vừa thêm lung linh huyền ảo .
- Đứng ở xa nhìn dáng thác như treo ở phía trước sông , nước chảy từ trên xuống ví như dải Ngân Hà.
- Quải (treo) vì xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ , thác nước vốn tuôn trào đỗ ầm xuống núi đã biến thành một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động đựơc treo lên giữa vách núi và dòng sông . Vì có từ “quải” (treo) nên đã biến cái động thành cái tĩnh . Đỉnh núi khói tía mịt mù , chân núi dòng sông tuôn chảy , giữa là thác nước treo cao như dải lụa . Quả là một bức tranh tráng lệ .
- Ở bản dịch thơ đã lượt bớt chữ treo nên ấn tượng về hình dáng thác gợi ra trở nên mờ nhạt vào ảo giác về dải Ngân Hà ở cuối câu trở nên thiếu cơ sở .
- Phi lưu trực há tam thiên ích . 
- Thác chảy như bay đỗ xuống 3 nghìn thước .
- Nước bay thẳng xuống 3 nghìn thước .
- Phi nghĩa là bay .
- Gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước .
- Cảnh tượng mãnh liệt của kì ảo thiên nhiên .
- Nghị thi Ngân Hà cửu thiên . 
- Ngỡ là sông rơi tự chín tầng mây .
- Tưởng dải Ngân hà trợt khói mây .
- Con thác treo đứng trước mặt khác nào như con sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống . Đây cũng là một cảnh tượng mãnh liệt, kì vĩ của thiên nhiên .
- So sánh, phóng đại .
- Sự xuất hiện của hình ảnh Ngân Hà ở cuối bài thơ đã được chuẩn bị ở 2 câu đầu , vì .
- Nghe 
- Tài quan sát 
- Trí tưởng tượng mãnh liệt .
- Hs bộc lộ .
III. Tìm hiểu nội dung văn bản :
 1) Cảnh thác núi Lư :
- Điểm nhìn (Ngắm thác) của tác giả ở từ xa (vọng, dao)
à Dễ phát hiện vẻ đẹp toàn cảnh và nêu bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước .
- Câu 1: “Nhật chiếu ”
+ Đtừ chiếu (chiếu sáng, soi sáng)
+ Đtừ sinh (nảy sinh, sinh ra)
à Làn hơi nước dưới sự phản quang của ánh sáng mặt trời đã chuyển thành (nảy sinh) một màu khói đỏ tía vừa rực rỡ, vừa kì ảo .
- Câu 2 : “Dao khan”
+ Quải (treo)
à Đứng xa trông một thác giống như một dòng sông treo trước mặt .
- Câu 3 : “Phi lưu ”
 + Phi (bay)
à Gợi tả sức chảy mãnh liệt của thác nước .
Câu 4 : “Nghi thi ”
à Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh (phóng đại) đã kết hợp được giữa cái thực và ảo , cái hình và cái thần .
à Tạo cảm giác kì diệu cho hình ảnh thác nước .
=> Dòng thác Hương Lô được tác giả tả là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại .
à Thể hiện tài quan sát , trí tưởng tượng mãnh liệt của tác giả .
 2. Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư :
- Tâm hồn nhạy cảm, thiết tha trước vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, phi thường cuả thiên nhiên .
- Thể hiện tính cánh mạnh mẽ , hào phóng của tác giả .
2’
Hoạt động 4 : Tổng kết .
- Cho hs đọc ghi nhớ .
- Gv nhấn mạnh lại nội dung .
- Đọc 
- Ghi nhớ kiến thức 
III. Tổng kết :
 * Ghi nhớ sgk tr112 .
2’
Hoạt động 5 : Hướng dẫn hs luyện tập :
Gv hướng dẫn cho hs về nhà làm các bài tập .
- Hs lắng ghe gv hướng dẫn .
IV. Luyện tập : 
 Có 3 cách trả lời :
+ Thích cách hiểu ở bản dịch nghĩa .
+ Thích cách hiểu trong chú thích .
+ Phối hợp cả 2 cách .
 3) Củng cố: (1’)
	- Gv nhấn mạnh lại các kiến thức trong phần ghi nhớ .
 4) Đánh giá tiết học : (1’)
 5) Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc bài thơ .
	- Học thuộc nội dung bài học .
	- Đọc phần đọc thêm 
	- Làm các bài tập vào vở bài tập .
	- Soạn bài “Từ đồng nghĩa”
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 34.doc