Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

- Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

2. Kỹ năng:

- Đọc –hiểu và phân tích một bài thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng nhân ái.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11
Tiết :	41	BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
	 (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
	- Đỗ Phủ - 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu và phân tích một bài thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng nhân ái.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, cho biết tình cảm đối với quê hương của tác giả thể hiện như thế nào?
- Đọc thuộc bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê và cho biết cảm nghĩ của Hà Tri Chương sau bao nhiêu năn trở về quê – nơi chôn nhau cắt rốn của mình?
	3. Giới thiệu bài mới.
 Nếu Lí Bạch mệnh danh là “tiên thơ”, một tâm hồn tự do, hào phóng thì chính Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca Trung Quốc. Thơ ông được mệnh danh là “Thi sử” (Sử bằng thơ) vì thơ ông phản ánh chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về tâm hồn nhà thơ.
GV: Gọi hs đọc chú thích giúp hs nhận biết tác giả và bút danh
HS : Thực hiện và lắng nghe 
GV: Cho biết thể thơ được sử dụng trong bài ? Và phương thức biểu đạt chủ yếu ? Cho biết kết cấu ?
HS :Thảo luận
+ Đoạn 1: từ đầu . . mương sa->cảnh nhà bị gió phá
+ Đoạn 2: . . . ấm ức -> cảnh cướp giật.
+ Đoạn 3: . . . cho trót -> cảnh đêm trong nhà.
+ Đoạn 4: còn lại -> ước mơ của tác giả.
GV: Nhà Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh thời tiết nào ? Nhà như thế nào mà không chống nổi với thời tiết đó?
HS : Tháng tám thu cao gió thét già, một căn nhà đơn sơ không chống nổi với thời tiết đó
GV: Hình ảnh nhà bị phá được miêu tả qua chi tiết nào ? và nó gợi cảnh tượng như thế nào? và tâm trạng tác giả?
HS : Mảnh tranh bị đánh tốc đi thấy được sự tiêu điều tâm trạng lo tiếc, bất lực
GV: Khi mảnh tranh cảnh tượng nào tạo ấn tượng nhất ? em nhìn nhận như thế nào về xã hội lúc bấy giờ ?
HS : Cảnh cướp tranh trước mắt tác giả cho thấy cuộc sống khốn khổ.
GV: Đoạn thơ “ môi khô miệng đắng . . . ấm ức” cho thấy một con người như thế nào ?
HS : Thảo luận
GV: Nỗi lòng nào của tác giả đang diễn ra trong lúc này ?
HS : Nỗi cay đắng cho thân phận và nỗi xót xa cho cảnh nghèo.
GV: Lời thơ nào nêu lên cảnh không gian bị bóng tối bao phủ lạnh lẽo ? qua đó gợi cảnh tượng như thế nào ?
HS : Giây lát . . . đêm đen đặc à xã hội đen tối bế tắc, đói khổ.
GV: Em hình dung được gì qua lời thơ “ mền vải . . lót nát”?
HS : Cảnh nghèo khổ không còn cách giải thoát
GV: Ý nghĩa nào toát lên từ :đêm dài  sao trót?
HS : Đêm nhà dột không ngủ được, và có phải đây là cảnh cuối cùng không đồng thời phê phán hiện thực và xã hội.
GV: Cảnh nhà bị phá tác giả ước gì ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
HS : Thảo luận
GV: Từ đó ta thấy được gì về xã hội ?
HS : Người tài đức ngheo khổ, xh không công bằng
GV: Lời thơ nào cực tả ước vọng của nhà thơ ?
HS : Than ôi!
Riêng ta . . . 
GV: Em hiểu thêm được gì về ước vọng của nhà thơ? Tại sao ước vọng của nhà thơ bắt đầu bằng thán từ ?
HS : Là người có tấm lòng nhân đạo cao cả nhưng không tin vào điều ước.
GV: Theo em tiếng than đó còn có ý nghĩa nào khác không ?
HS : Thảo luận
Em cảm nhận được nội dung sâu sắc nào được phản ánh và biểu hiện
TL:
Nỗi khổ của kẻ sĩ
Biểu hiện khát vọng nhân đạo của tác giả
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác 
a. Tác giả:
- Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường.
- Có thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật.
- Đỗ Phủ mênh danh là “Thi sử”
b. Hoàn cảnh sáng tác: 
Trong xã hội ly loạn, gió thu tốc mái nhà.
2. Bố cục :
II. Phân tích.
1. Nỗi thống khổ của người nghèo
Tháng tám thu cao
Tranh bay sang
Mảnh cao
Mảnh thấp
=> Cảnh nhà bị gió thu phá tan tác tiêu điều và tâm trạng lo tiếc bất lực.
Nỡ nhè . . .
Cắp tranh . . .
=> cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá
Giây lát . . . sao trót
=> Cảnh đêm trong nhà bị gió thu phá
2. Ước vọng của tác giả
 Rộng muôn ngàn gian
Gió mưa . . .
Che khắp . . .
Than ôi! . . .
Riêng ta . . .
=> Là người có tấm lòng nhân đạo cao cả quên đi nỗi cơ cực của bản thân hướng tới nỗi khổ đồng loại.
III Tổng kết :
Ghi nhớ/ SGK
IV. Luyện tập.
	4. Củng cố. 
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
	5. Dặn dò.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài mới: Từ đồng âm.
- Học bài cũ: Từ trái nghĩa.
Tiết:	42	KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Những kiến thức văn học đã học trong HKI.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
GV: Đề kiểm tra
HS:Giấy, bút.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
2.Kiểm tra
3.Thu bài, nhận xét giờ làm bài
4. Dặn dò: 
Soan bài “Từ đồng âm”
Tiết:	43	TỪ ĐỒNG ÂM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
- Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là từ trái nghĩa? Sử dụng từ tái nghĩa như thế nào? Đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa.
	3. Giới thiệu bài mới.
Các em đã hiểu, biết từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Hôm nay, các em sẽ biết thêm một loại từ có nghĩa khác nhau nhưng phát âm lại giống nhau. Vậy loại từ đó là loại từ gì? Nhờ đâu xác định được nghĩa của nó. Đó là vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
- Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:
Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay nó vào lồng.
- Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì với nhau không?
(lồng (1) chỉ hành động của con ngựa: nhảy dựng đứng lên. Lồng (2) chỉ vật làm bằng tre nứa để nhốt chim
Nghĩa của 2 từ lồng này không liên quan gì đến nhau, mặc dù phát âm giống nhau.)
*Gv chốt ( phần ghi nhớ SGK/135).
- HS lấy thêm ví dụ về từ đồng âm.
- Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong 2 câu trên?
- Câu “Đem cá về kho !” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.
- Để tránh những hiểu lầm do hiện tương đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
( dựa vào ngữ cảnh ta phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong 2 ví dụ trên.Nếu tách khỏi ngữ cảnh câu “Đem cá về kho!” có thể hiểu theo 2 nghĩa: kho với nghĩa cái kho; kho với nghĩa là một cách chế biến thức ăn.
Thêm một vài thành tố để tránh sự nhầm lẫn:
Đem cá về mà kho. Dem cá về nhập kho.
*GV chốt: trong khi giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh.
*Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ.
*Gv cho HS phân tích các ví dụ về từ nhiều nghĩa.
- Nghĩa của từ chân trong chân bàn, chân giường.( bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho một số bộ phận khác).
- Nghĩa của từ chân trong chân núi , chân tường.( phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền).
- Nghĩa của từ chân trong chân đi thoăn thoắt.(bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.
*GV chốt: qua các định nghĩa trên, ta có thể thấy rõ cơ sở chung của sự phát triển ngữ nghĩa ở đây là nét nghĩa “bộ phận(phần) dưới cùng.”
Trái lại, từ đồng âm là những từ có âm giống nhau những nghĩa của chúng hoàn toàn không có một mối liên hệ nào cả.
→Liên hệ giáo dục KNS:
Học sinh biết lựa chọn từ đồng âm phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, biết phân tích VD về từ đồng âm để rút ra bài học về sử dụng tiếng Việt trong sáng.
1. Hoạt động nhóm.
(cao 1: thạch cao, cao 2: chiều cao; ba 1: số 3, ba 2: phong ba; tranh 1: cỏ tranh, tranh 2: bức tranh; sang 1: sang sông, sang 2: sang trọng; nam 1: nam nữ, nam 2: phương nam; sức 1: sức lực, sức 2: sức ép; nhè 1: nhè cơm ra, nhè 2: khóc nhè; tuốt 1: máy tuốt lúa; tuốt 2:mất tuốt; môi 1: môi son, môi múc canh.)
2. Hoạt động nhóm.
a) Các nghĩa khác nhau của từ cổ: cổ chân: chỗ nối bàn chân và cẳng chân; cổ chày: chỗ eo lại ở giữa cái chày, vừa để cầm tay; cổ đại: thời đại xưa nhất trong lịch sử; cổ động viên: người động viên, tuyên truyền tích cực ủng hộ một ứng cử viên nào đó trong cuộc tuyển cử hay một đội thể thao nào đó trong cuộc thi đấu; cổ phần: phần vốn góp vào một tổ chức kinh doanh.
b) từ đồng âm với danh từ cổ : cổ tay và cổ phần, cổ đại.
3. Hoạt động nhóm.
 - Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Chúng ta cùng bàn bạc, thảo luận để đưa ra kết luận chung. – Sâu bọ là loại sinh vật phá hoại mùa màng. Ao sâu nước cả khôn chài lưới. – Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi.
4. Hoạt động nhóm.
 Anh chàng nọ đã sử dụng biện pháp dùng từ đồng âm để lấy lí do không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi anh chàng nọ rằng : “vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà?” thì anh chàng nọ sẽ phải chịu thua.
I. Tìm hiểu bài.
1. Thế nào là từ đồng âm.
a. Ví dụ.
b. Ghi nhớ
2. Sử dụng từ đồng âm.
a. Ví dụ.
b. Ghi nhớ
- Dựa vào ngữ cảnh để hiểu nghĩa của từ đồng âm.
- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa.
3. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
a. Ví dụ.
b. Ghi nhớ
- Từ nhiều nghĩa:có cơ sở chung của sự phát triển ngữ nghĩa.
- Từ đồng âm :âm giống nhưng nghĩa hoàn toàn không liên quan đến nhau.
II. Luyện tập.
	4. Củng cố. 
Nhắc lại các ghi nhớ .
	5. Dặn dò.
Soạn bài : Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
Tiết:	44	CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng.
- Luyện tập vận dụng 2 yếu tố đó.
2. Kỹ năng:
- Nhận ra tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm 
- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ. ( kiểm tra vở soạn của HS )
	3. Giới thiệu bài mới.
Các em đã qua phần Luyện tập văn bản biểu cảm, luyện nói về văn biểu cảm đánh giá sự vật, con người. Nhưng để làm rõ văn biểu cảm chúng ta cần chú ý điều gì? Đây chính là vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm mà hôm nay ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
* GV cho HS đọc lại văn bản Bài ca nhà tranh bị gió thu phá và trả lời câu hỏi:
- Chỉ ra các yếu tố kể và tả trong văn bản trên?
- Ý nghĩa của các yếu tố đó với bài thơ?
(đoạn 1 ( 2 câu đầu : tự sự; 3 câu sau: miêu tả-> tạo bối cảnh chung. Đoạn 2: tự sự kết hợp biểu cảm -> uất ức vì già yếu – bất lực. Đoạn 3 : tự sự, miêu tả, 2 câu cuối biểu cảm - > cam phận. Đoạn 4: biểu cảm -> tình cảm cao thượng, vị tha .)
* Gv cho HS đọc đoạn văn của Duy Khán và trả lời câu hỏi:
- Yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả?
- Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì tính cảm có bộc lộ được không?
- Cho biết tình cảm chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
( miêu tả bàn chân bố, kể chuyện bố ngâm nước muối, bố đi sớm về khuya làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài.
Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự – miêu tả trong hồi tưởng, khơi gợi cảm xúc cho người đọc.)
- Nêu vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm?
- Tự sự và miêu tả là yếu tố như thế nào trong văn biểu cảm?
* GV chốt ( phần ghi nhớ).
2/138 Yêu cầu HS diễn đạt văn bản “ kẹo mầm” của Băng Sơn.
+ Miêu tả : cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa,hình ảnh người mẹ.
+ Tự sự : chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
+ Biểu cảm : lòng nhớ mẹ khôn nguôi.
I. Tìm hiểu bài:
1. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
- Tự sự, miêu tả gợi ra đối tượng biểu cảm.
- Yếu tố tự sự và miêu tả chỉ nhằm khơi gợi cảm xúc chứ không nhằm mục đích kể, tả đầy đủ, chi tiết.
2. Ghi nhớ.
 SGK/ 138.
II. Luyện tập.
1. Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm.
4. Củng cố. 
HS nhắc lại phần ghi nhớ
	5. Dặn dò.
- Học bài cũ: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
- Soạn bài mới: Cảnh khuya; Rằm tháng giêng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc