A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Ôn tập củng cố kiến thức:
+ Văn : Các văn bản nhật dụng, ca dao dân ca,thơ Đường và một số tác phẩm thơ khác.
+ Tiếng Việt:từ ghép, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm
2. Kỹ năng:
- Luyện kĩ năng làm bài, biết phát hiện ra lỗi sai và cách sửa; cảm nhân về các văn bản .
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- GV : chấm và trả bài cho HS trước tiết trả bài 2 ngày.
- HS: xem lại bài làm của mình và có phương án chữa các lỗi mắc phải.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần: 13 Tiết: 49 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Ôn tập củng cố kiến thức: + Văn : Các văn bản nhật dụng, ca dao dân ca,thơ Đường và một số tác phẩm thơ khác. + Tiếng Việt:từ ghép, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm 2. Kỹ năng: - Luyện kĩ năng làm bài, biết phát hiện ra lỗi sai và cách sửa; cảm nhân về các văn bản . B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - GV : chấm và trả bài cho HS trước tiết trả bài 2 ngày. - HS: xem lại bài làm của mình và có phương án chữa các lỗi mắc phải. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. * Tiến trình bài dạy. Gv đưa ra đáp án. HS xem lại bài của mình. GV nhận xét, đánh giá việc làm bài của HS theo đáp án: HS yếu về phần tự luận ( viết văn- diễn đạt chưa trôi chảy, không rõ ý). HS trao đổi bài cho nhau để kiểm tra lại lỗi mắc phải. GV vào điểm. 4. Củng cố: Nhắc HS chú ý các lỗi sai để rút kinh nghiệm cho bài làm sau. 5 . Dặn dò. Soạn bài : Cách làm bài văn biểu cảm. Tiết: 50 CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình. 2. Kỹ năng: - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học - Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn. 3. Giới thiệu bài mới. *GV hỏi: - Văn bản trên viết về bài ca dao nào?( nội dung của bài ca dao). Đọc liền mạch bài ca dao đó? - Tác giả cảm nhận như thế nào về 2 câu đầu ? Câu 5, 6 và 2 câu cuối? - Chỉ ra và phân tích các yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của người viết? (2 câu đầu : tưởng tượng ngươ2i đàn ông. 2 câu tiếp : hồi tưởng tưởng tượng cảnh ngóng trông, tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng. Câu 5, 6 : cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang trúc Nữ. 2 câu cuối: Cảm nghĩ, suy ngẫm về sông Tào khê.) *GV hỏi : Qua việc phân tích trên, hãy cho biết:Thế nào là biểu cảm về tác phẩm văn học? Nêu các phần và yêu cầu của mỗi phần bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học. (HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 147.) BT 1 : Phát biểu cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya” Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya. Mở bài: Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em. Thân bài: Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ cái gì ? + Từ cảnh so sánh mới mẻ, hấp dẫn ở câu 1 + Hình ảnh sinh động quấn quýt, sinh động + Sự hài hoà giữa cảnh và con người. + Tâm hồn cao cả của Bác Hồ. Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ. BT 2: Lập dàn ý bài “Hồi hương ngẫu thư” - Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. - Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: Nỗi ngạc nhiên, đau buồn, cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê nay mới trở về. - Đồng cảm với tình yêu quê hương. I. Tìm hiểu bài 1. Đọc văn bản : - Cảm nghĩ về một bài ca dao. 2. Tìm hiểu phương pháp phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. - Thân bài: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên ( về nội dung và hình thức). - Kết bài: Ấn tượng chung vế tác phẩm. II. Ghi nhớ . SGK/147. III. Luyện tập: 4. Củng cố: - HS nhắc lại phương pháp làm bài văn Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - Khi làm bài văn phát bniểu cảm nghĩ về tác phẩm chúng ta cần chú ý đến hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm để từ đó chúng ta hình thành tình cảm, cảm xúc qua những hình ảnh mang giá trị nội dung của bài đồng thời làm rõ cảm xúc của chúng ta cũng như của tác giả. 5. Dặn dò: Chuẩn bị làm bài viết TLV số 3 về thể loại phát biểu cảm nghĩ. Tiết: 51-52 . VIẾT BÀI TLV SỐ 3 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - HS viết được bài văn biểu cảm, thể hiện tình cảm chân thực đối tượng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện năng lực viết văn biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC - HS : ôn tập toàn bộ kiến thức về văn bản biểu cảm. - GV : chuẩn bị đề bài, đáp án và biểu điểm. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra việc chuẩn bị về giấy kiểm tra của HS. 3. Giới thiệu bài mới. a. Ghi đề bài lên bảng. Đề: Cảm nghĩ về người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy cô giáo, bạn,). b. Nêu yêu cầu về tiết làm bài. - Tiết 1 : làm dàn bài ( giấy nháp) - Tiết 2 : viết bài hoàn chỉnh . c. Hướng dẫn, nhắc nhở, theo dõi việc làm bài của HS. d. Thu và chấm bài. Yêu cầu cần đạt: * Mở bài: Giới thiệu người thân( người đó là ai?), nêu tình cảm và ấn tượng chung về người ấy. *Thân bài: - Miêu tả những nét tiêu biểu của người ấy và bộc lộ suy nghĩ trước những nét tiêu biểu đó. - Kể lại ( nhắc lại) một số nét về đặc điểm ( thói quên) , tính tình và phẩm chất của người ấy. - Gọi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy. - Nêu lên những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ giữa em và người thân này. * Kết bài: An tượng và cảm xúc của em về người thân này. Biểu điểm. - Điểm 9-10: đạt các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạc, liên kết các ý chặt chẽ. Trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả cácv loại.diễn cảm. - Điểm 7-8: đạt các yêu cầu trên. Lời văn diễn cảm, bố cục rõ ràng. Có thể liên kết các ý chưa chặt chẽ lắm. Sai vài lỗi chính tả. - Điểm 5-6: bài làm có thể thiếu một vài ý song bố cục đầy đủ, lời văn cò thể chưa diễn cảm. - Điểm 3-4: bài làm không đạt mức trung bình, diễn đạt lủng củng văn chưa cảm xúc, sai quá nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1-2 : không có ý, diễn đạt quá lủng củng, bài làm sơ sài, sai quá nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0 : không làm bài, lạc đề.
Tài liệu đính kèm: